Thượng đỉnh Trump-Putin: Lịch sử có bao giờ lặp lại?

Tác giả: Ngô Di Lân & Sơ Nguyên

Cách đây hơn 40 năm, cặp bài trùng khét tiếng Nixon-Kissinger đã tạo ra cơn địa chấn chính trị với chuyến thăm bất ngờ đến Trung Quốc, mở đường cho quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung sau nhiều thập kỷ đối đầu.

Chính “lá bài Trung Quốc” là một trong những “siêu vũ khí” của Mỹ, giúp nước này kiềm chế thành công Liên Xô trong suốt nửa sau của Chiến tranh Lạnh.

Mỹ đã từng vận dụng thành công con bài Trung Quốc để buộc Liên Xô phải chấp nhận hoà hoãn vào những năm 70. Bằng việc khai thác mâu thuẫn Xô – Trung ở mức tối đa, Mỹ đã tạo động lực để cả hai nước này theo đuổi quan hệ gần gũi hơn với Mỹ, từ đó cho phép Mỹ có nhiều khoảng không điều chỉnh chính sách linh hoạt hơn. Continue reading “Thượng đỉnh Trump-Putin: Lịch sử có bao giờ lặp lại?”

Nga được gì khi đăng cai World Cup?

Nguồn: Andrew Zimbalist, “Why host the World Cup?”, Project Syndicate, 20/06/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bạn sẽ tin tưởng ai hơn, Tổng thống Nga Vladimir Putin hay Thị trưởng Chicago Rahm Emanuel? Trong khi Putin đang say sưa với sự chú ý mà nước Nga đang nhận được với tư cách là chủ nhà World Cup 2018, Emanuel đã thông báo cho Liên đoàn bóng đá Mỹ và FIFA rằng Chicago sẽ không hứng thú với việc làm thành phố đăng cai sự kiện này khi nó được tổ chức ở Bắc Mỹ vào năm 2026. Canada và Mexico sẽ tổ chức mười trận đấu mỗi nước, và Hoa Kỳ sẽ tổ chức 60 trận còn lại. Vậy tại sao thành phố lớn thứ ba của Hoa Kỳ lại bỏ qua cơ hội này?

Để hiểu được ý nghĩa của việc tổ chức một sự kiện thể thao toàn cầu, hãy nghĩ về việc chính phủ Putin phải chi 51-70 tỷ USD để tổ chức Thế vận hội Mùa Đông 2014 tại Sochi và dự kiến ​​chi ít nhất 14 tỷ USD để tổ chức World Cup hiện tại. Ngân sách của Nga bỏ tiền chi cho việc xây dựng bảy sân vận động mới – bao gồm một sân ở St. Petersburg trị giá khoảng 1,7 tỷ đô la – và cải tạo năm địa điểm khác. Và đây là chưa tính đến chi phí bổ sung cho các cơ sở luyện tập, chỗ ở, cơ sở hạ tầng mở rộng và an ninh. Continue reading “Nga được gì khi đăng cai World Cup?”

Chính quyền Bolshevik và bộ máy chính quyền cũ

Nguồn: Anne O’Donnell, “The Bolsheviks Versus the Deep State”, The New York Times, 27/03/2017

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Văn phòng trống trơn. Hành lang vắng lặng. Khắp thành phố thủ đô là sự yên ắng của những công việc không được thực hiện, những bản ghi nhớ không được đánh máy, những công văn không bị đốc thúc, những tủ hồ sơ vẫn luôn đóng kín. Bộ máy nhà nước không được sử dụng. Và đó không phải là Washington ngày nay; mà là Petrograd, Nga, từ 100 năm trước, nơi mà sau khi lực lượng Bolshevik lên nắm quyền vào cuối tháng 10, các quan chức trong chính quyền cũ – hàng chục ngàn người – đã khóa trái ngăn tủ bàn làm việc của họ và đem giấu chìa khóa. Họ tuyên bố đình công, phản đối những gì họ coi là hành vi vi phạm gây sốc và bất hợp pháp của phe Bolshevik đối với lòng tin của công chúng. Continue reading “Chính quyền Bolshevik và bộ máy chính quyền cũ”

Cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai

Nguồn: Richard N. Haass, “Cold War II”, Project Syndicate, 23/02/2018.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài bốn thập kỷ, xét về nhiều mặt thì cả khởi đầu và kết thúc của nó đều diễn ra ở Berlin. Tin tốt lành là cuộc chiến đó là cuộc chiến “lạnh”, phần lớn là do vũ khí hạt nhân đã đưa ra một thứ kỷ luật mà các cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường trước đây không có, và vì Hoa Kỳ cùng với các đồng minh châu Âu và châu Á của nước này đã chiến thắng nhờ vào các nỗ lực chính trị, kinh tế và quân sự được duy trì liên tục khiến một Liên Xô dễ chao đảo cuối cùng không thể bì kịp.

Một phần tư thế kỷ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chúng ta bất ngờ nhận thấy mình đang ở trong một cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai. Nó vừa khác vừa quen thuộc. Nga không còn là siêu cường, mà chỉ là một quốc gia của khoảng 145 triệu người với một nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt, và không có một hệ tư tưởng quyến rũ thế giới. Mặc dù vậy, nước này vẫn là một trong hai nước sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất, có một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và sẵn sàng sử dụng các khả năng quân sự, năng lượng và công nghệ mạng để hỗ trợ các đồng minh và làm suy yếu các nước láng giềng và đối thủ. Continue reading “Cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai”

Người Nga nghĩ gì trước sự trỗi dậy của Trung Quốc?

Tác giả: Ngô Đại Huy (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Giới thiệu của người dịch: Việc Trung Quốc (TQ) nhanh chóng trỗi dậy đã gây ra ở người Nga những tâm lý trái ngược. Mối quan hệ Nga- TQ hiện đang phát triển ổn định. Nga chủ trương vừa hợp tác vừa đề phòng, vừa nhờ vả vừa nghi ngại. Đồng thời ở Nga cũng xuất hiện luận điệu “TQ đe doạ” và “TQ sụp đổ”.  Bài viết rất công phu dưới đây của tiến sĩ Ngô Đại Huy, công tác tại Viện Nghiên cứu Nga-Đông Âu-Trung Á đăng trên tạp chí “Ngoại giao TQ” số 2/2006 phân tích kỹ thái độ của Nga đối với TQ. Bài rất dài, khi dịch đã rút gọn. 

Mối quan hệ Nga-TQ phát triển tốt kể từ năm 1992, khi hai nước coi nhau là quốc gia hữu hảo, năm 1994 xác lập quan hệ bạn bè có tính xây dựng, năm 1996 nâng lên quan hệ hợp tác chiến lược, năm 2001 ký “Hiệp ước hợp tác hữu hảo láng giềng” và năm 2004 nguyên thủ hai nước giải quyết vấn đề biên giới cuối cùng. Continue reading “Người Nga nghĩ gì trước sự trỗi dậy của Trung Quốc?”

Maxim Gorky là ai?

Biên dịch: Ngân Xuyên

Lời người dịch: Câu hỏi đặt ra nghe có vẻ lạ lùng. Ở Việt Nam những ai yêu thích văn học lại không biết Maxim Gorky (Макси́м Го́рький, 1868 – 1936) là nhà văn xô viết nổi tiếng, chủ soái của nền văn học cách mạng ở Liên Xô, có tác phẩm nổi tiếng là tiểu thuyết “Người mẹ”. Nhưng ông không đơn giản và một chiều là vậy. Maxim Gorky trước hết là một nhà văn Nga, cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông nằm trong dòng chảy của nền văn chương Nga vĩ đại. Ngày 28/3/2018 nhân kỷ niệm 150 năm sinh của Maxim Gorky, nước Nga đã có dịp nhìn lại rõ hơn về một nhà văn của mình từng trước đây bị mặc định một chiều. Tiếc là ở Việt Nam dịp này lại không có thông tin gì về Maxim Gorky và gần như là “chôn vùi” luôn một nhà văn lớn mà có thời ta đã tụng ca không hết lời là nhà văn cách mạng vĩ đại, bạn của Lenin. Thói thường người đời là thế, và như là người Việt thì càng thế. Vì thế, tôi muốn cập nhật một số thông tin trên báo chí Nga về Maxim Gorky trong dịp này cho những ai quan tâm được biết.

Continue reading “Maxim Gorky là ai?”

Nỗi sợ nước Nga của phương Tây: Ngày ấy và bây giờ

Nguồn: Alexander Baunov & Thomas De Waal, “Red Scares, Then and Now”, Project Syndicate, 17/11/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mỹ đã chứng kiến “Nỗi sợ cộng sản” (Red Scare) lần đầu tiên ngay sau khi kết thúc Thế chiến I. Trong 3 năm, Nga được cho là đã không ngừng kích động nổi loạn và đình công trong giới công nhân, một phần trong chiến dịch có phối hợp nhằm phá hoại chủ nghĩa tư bản Mỹ. Sau đó, vào ngày 29 tháng 04 năm 1920, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ A. Mitchell Palmer cảnh báo rằng, vào hai ngày tiếp theo, tức ngày Quốc tế Lao động 01/05, công nhân Mỹ sẽ nổi dậy để lật đổ Chính phủ Mỹ bằng vũ lực. Viễn cảnh đó đã không xảy ra, và Nỗi sợ cộng sản cũng đã biến mất rất nhanh như cách mà nó đến.

Nước Mỹ trải qua một Nỗi sợ cộng sản khác sau Thế chiến II. Sự phát triển của Liên Xô khi tự mình sở hữu được một quả bom nguyên tử, cùng với việc “mất” Trung Quốc vào tay Mao Trạch Đông và những người Cộng sản Trung Quốc, đã làm dấy lên nỗi sợ hãi mạnh mẽ trong lòng nước Mỹ mà, khi hồi tưởng lại, dường như vẫn khó có thể tin nổi. Các công ty Mỹ, cụ thể là các hãng phim Hollywood, đã lập một danh sách đen những người bị nghi ngờ là cánh tả, gây hại cho không biết bao sinh mạng. Continue reading “Nỗi sợ nước Nga của phương Tây: Ngày ấy và bây giờ”

16/04/1917: Lenin trở về Nga lãnh đạo cách mạng

Nguồn: Lenin returns, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1917, Vladimir Lenin, lãnh đạo đảng Bolshevik cách mạng, đã quay trở lại Petrograd sau một thập niên lưu vong để đảm nhận vai trò dẫn dắt Cách mạng Nga. Một tháng trước đó, Sa hoàng Nicholas II đã bị buộc phải thoái vị khi các binh lính Nga tham gia cuộc nổi dậy của công nhân tại Petrograd, thủ đô của Nga lúc đó.

Sinh ra vào năm 1870 với tên gọi Vladimir Ilich Ulyanov, Lenin đã được dẫn dắt tới cuộc cách mạng sau khi anh trai ông bị hành quyết năm 1887 vì âm mưu ám sát Sa hoàng Alexander III. Ông học luật và bắt đầu hành nghề tại Petrograd (nay là St. Petersburg), nơi ông kết giao với các nhóm Marxist cách mạng. Năm 1895, ông giúp tổ chức các nhóm Marxist ở thủ đô thành “Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân”, một nỗ lực nhằm thu hút giai cấp công nhân đi theo sự nghiệp Marxist. Vào tháng 12 năm 1895, Lenin và các lãnh đạo khác của Liên hiệp bị bắt. Lenin bị bỏ tù trong một năm và sau đó bị lưu đày ở Siberia với thời hạn ba năm. Continue reading “16/04/1917: Lenin trở về Nga lãnh đạo cách mạng”

20/03/1915: Anh, Nga chia chác chiến lợi phẩm tương lai

Nguồn: Britain and Russia divide future spoils of war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, chỉ hai ngày sau khi hải quân nước này thất bại nặng nề trước quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Dardanelles, chính phủ Anh ký một thoả thuận bí mật với Nga về việc phân chia Đế chế Ottoman hậu thế chiến.

Theo các điều khoản trong thỏa thuận, Nga sẽ sáp nhập Constantinople (nay là Istanbul) của Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với Eo biển Bosporus (một con đường thủy nối Biển Đen với Biển Marmara và đánh dấu ranh giới giữa hai phần châu Á và châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ), và hơn một nửa phần lãnh thổ châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “20/03/1915: Anh, Nga chia chác chiến lợi phẩm tương lai”

Nỗi ám ảnh của Putin

Nguồn: Sergey Aleksashenko, “The Future of Putin’s Illusion”, Project Syndicate, 21/02/2018.

Biên dịch: Trần Thanh Bình

Kết quả cuộc bầu cử tổng thống Nga vào ngày 18 tháng 3 tới là một điều ai cũng biết trước: Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin sẽ giành chiến thắng sau khi giành được gấp 5 đến 6 lần số phiếu của ứng viên xếp thứ hai. Các cuộc bầu cử ở Nga ngày nay không công bằng, tự do, hoặc cạnh tranh hơn so với thời Liên Xô cũ. Sự khác biệt duy nhất là thời đó chỉ có một ứng cử viên duy nhất trên lá phiếu, trong khi ngày nay có nhiều ứng viên hơn để làm cho cuộc bầu cử có vẻ đáng tin cậy hơn. Continue reading “Nỗi ám ảnh của Putin”

Tử huyệt của nhà lãnh đạo chuyên quyền

Nguồn: Alina Polyakova & Torrey Taussig, “The Autocrat’s Achilles’ Heel“, Foreign Affairs, 2 Febrary 2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc đã trở lại. Nga và Trung Quốc – hai cường quốc được lèo lái bởi các nhà lãnh đạo chuyên quyền – đang tích cực thử thách độ bền của trật tự quốc tế khi phương Tây dường như đang thoái trào. Tổng thống Nga Vladimir Putin, không hề bối rối vì những cuộc cấm vận của phương Tây, không chỉ dẫn dắt một chiến dịch tung tin giả mạo ở các nước dân chủ phương Tây để lũng đoạn các cuộc bầu cử quan trọng mà còn tiếp tục duy trì sự chiếm đóng của Nga ở bán đảo Crimea và vùng Donbas ở miền đông Ukraine. Trong khi đó, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang khai triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc ra Biển Đông và sức mạnh kinh tế trên khắp châu Mỹ Latin, châu Phi và châu Á. Continue reading “Tử huyệt của nhà lãnh đạo chuyên quyền”

26/01/1918: Ukraine tuyên bố độc lập

Nguồn: Ukraine declares its independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, ngay sau khi những người Bolshevik chiếm được quyền kiểm soát ở nước Nga vào tháng 11/1917 và tiến tới đàm phán hoà bình với Liên minh Trung tâm, Ukraine – một nước thuộc Đế quốc Nga – đã tuyên bố độc lập hoàn toàn.

Là một trong những khu vực thịnh vượng nhất thuộc Nga trong thời kỳ trước chiến tranh, vùng đất rộng lớn Ukraine (mà tên gọi có thể được dịch là “ở biên giới” hoặc “vùng biên giới”) là một trong những vùng sản xuất lúa mỳ lớn nhất châu Âu, đồng thời còn có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, với nhiều mỏ sắt và than đá lớn. Phần lớn Ukraine được sáp nhập vào Đế quốc Nga sau lần Phân chia Ba Lan thứ hai vào năm 1793, trong khi phần còn lại – lãnh thổ Galicia – vẫn thuộc Đế quốc Áo-Hung và là chiến trường chính của Mặt trận phía Đông trong Thế chiến I. Continue reading “26/01/1918: Ukraine tuyên bố độc lập”

30/12/1916: Rasputin bị ám sát

Nguồn: Rasputin is murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, khoảng nửa đêm rạng sáng ngày 29-30 tháng 12, Grigory Efimovich Rasputin, một người đàn ông tự xưng là thánh, đã bị các quý tộc người Nga giết chết nhằm chấm dứt ảnh hưởng của ông ta đối với gia đình hoàng gia.

Rasputin, một muzhik, hay nông dân, sinh ra ở Siberia, đã trải qua một cuộc cải đạo khi còn là thiếu niên và tuyên bố mình là một “người chữa lành” với khả năng tiên đoán tương lai. Ông đã giành được sự tín nhiệm của Sa hoàng Nicholas II và Nữ hoàng Alexandra sau khi giúp cầm máu cho cậu con trai mắc chứng rối loạn đông máu của họ, Alexei, vào năm 1908. Continue reading “30/12/1916: Rasputin bị ám sát”

27/11/1914: Hindenburg kỷ niệm Chiến dịch Warsaw

Nguồn: Hindenburg celebrates Warsaw campaign, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, Tổng Tư lệnh Đức Paul von Hindenburg đã đưa ra lời tuyên bố chiến thắng tại các chiến trường của Mặt trận phía Đông, tuyên dương chiến dịch của quân đội mình chống lại các lực lượng của Nga tại thành phố Warsaw, Ba Lan.

Ngày 01/11, Hindenburg được bổ nhiệm làm Tổng Tư lệnh của tất cả các binh sĩ Đức trên Mặt trận phía Đông; tham mưu trưởng của ông là Erich Ludendorff, người đã hỗ trợ ông giành được một vài chiến công trước đó chống lại các lực lượng Nga ở Đông Phổ. Continue reading “27/11/1914: Hindenburg kỷ niệm Chiến dịch Warsaw”

Người Mỹ đã ‘ác quỷ hóa’ nước Nga như thế nào?

Nguồn: Stephen Boykewich, “Angels and Demons in the Cold War and Today”, The New York Times, 13/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

George Kennan luôn biết cách khiến cử tọa phấn khích. Đầu tiên, các khán giả của ông hoài nghi về việc liệu người Nga có thực sự muốn cải cách dựa vào mô hình của Mỹ hay không. Sau đó, ông nói với họ về các tù nhân chính trị Nga, những người đã dành nhiều tuần lễ trước ngày 04/07 (Quốc khánh Mỹ) để tìm kiếm những mảnh vải màu đỏ, trắng và xanh lam. Khi ngày lễ đến, họ chào những người quản ngục bằng cách vẫy một biển khổng lồ những lá cờ “Sao và Sọc” (Quốc kỳ Mỹ) được khâu tay qua chấn song sắt.

Nghe tựa như một câu chuyện tuyên truyền Chiến tranh Lạnh hoàn hảo. Nhưng ngày 04/07 mà Kennan đề cập đến không thuộc về những năm 1950 – mà là vào năm 1876. Và George Kennan kể câu chuyện này cũng không phải là nhà ngoại giao nổi tiếng thời Chiến tranh Lạnh, mà là một người họ hàng xa trùng tên với ông, một nhà báo đã dành thời gian sinh sống ở Nga trước khi đi thuyết giảng vào thập niên 1880. Continue reading “Người Mỹ đã ‘ác quỷ hóa’ nước Nga như thế nào?”

04/10/1993: Cuộc bao vây tòa nhà Quốc hội Nga chấm dứt

Nguồn: White House siege ends in Moscow, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, mười giờ đồng hồ sau một cuộc tấn công bằng xe tăng vào tòa nhà Quốc hội Nga, nhóm các nghị sĩ nổi dậy dẫn đầu bởi Phó Tổng thống Aleksandr Rutskoi và Chủ tịch Ruslan Khasbulatov, đã đầu hàng trước Tổng thống Nga Boris Yeltsin. Continue reading “04/10/1993: Cuộc bao vây tòa nhà Quốc hội Nga chấm dứt”

Bao cao su Đức đã tài trợ cho Cách mạng Nga ra sao?

Nguồn: Catherine Merridale, “How German Condoms Funded the Russian Revolution”, The New York Times, 17/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cái tên Vladimir Ilyich Lenin thường không liên quan đến những băng nhóm buôn lậu chợ đen hay trục lợi trong thời chiến. Là một người nổi tiếng đứng đắn, ông không có gen cho các phi vụ lăng nhăng. Tuy nhiên, các hoạt động tội phạm và đầu cơ đã giúp tài trợ các hoạt động của ông vào năm 1917. Một khoản tiền lớn mà Lenin cần để chuẩn bị cho Đại Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Tháng Mười đã được chuyển qua một công ty xuất nhập khẩu chuyên buôn lậu dược phẩm, bút chì, và bao cao su của Đức. Continue reading “Bao cao su Đức đã tài trợ cho Cách mạng Nga ra sao?”

05/09/1905: Ký kết Hòa ước Nga-Nhật

Nguồn: Russo-Japanese peace treaty signed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, Chiến tranh Nga-Nhật đã đi đến hồi kết khi đại diện hai nước ký Hiệp ước Portsmouth ở New Hampshire. Sau khi bại trận trong cuộc chiến, Nga đã đồng ý trao cho Nhật Đảo Sakhalin, cũng như quyền sử dụng cảng và đường sắt của Nga ở Mãn Châu.

Ngày 08/02/1904, sau khi bị Nga bác bỏ kế hoạch nhằm chia Mãn Châu và Triều Tiên thành các khu vực ảnh hưởng, người Nhật đã tiến hành một cuộc tấn công hải quân bất ngờ vào Cảng Arthur, căn cứ hải quân Nga ở Trung Quốc. Hạm đội của Nga đã bị tê liệt. Trong chiến tranh Nga-Nhật diễn ra sau đó, Nhật đã giành được một loạt các chiến thắng quyết định trước người Nga, vốn đã đánh giá thấp tiềm năng quân sự của đối thủ phi phương Tây của mình. Continue reading “05/09/1905: Ký kết Hòa ước Nga-Nhật”

Bản năng đế quốc của Nga

Nguồn: Carl Bildt, “Russia’s Imperial Instinct”, Project Syndicate, 16/01/2017.

Người dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nước Nga lại một lần nữa là trung tâm của các cuộc tranh cãi chính sách ở nhiều nước phương Tây. Đây cũng là lần thứ ba liên tiếp một tân tổng thống Hoa Kỳ bắt đầu nhiệm kỳ với những tham vọng cải thiện các mối quan hệ song phương với Nga. Cần phải nhìn sâu hơn vào lịch sử của nhà nước Nga để hiểu được tại sao việc đạt được mục tiêu này là rất khó khăn.

Đến nay đã một phần tư thế kỷ trôi qua kể từ khi Liên bang Xô-viết tan rã; và năm 2017 sẽ đánh dấu lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Nga – cuộc Cách mạng lật đổ đế chế Nga hoàng kéo dài hàng trăm năm và vốn đã lung lay lúc đó. Một cách ngẫu nhiên, có những điểm tương đồng đáng chú ý giữa các giai đoạn theo sau sự kết thúc của từng thời kỳ đế quốc này. Continue reading “Bản năng đế quốc của Nga”

27/08/1916: Romania tham gia Thế chiến I

Nguồn: Romania enters World War I, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, sau khi Romania tuyên chiến với Áo-Hung, chính thức bước vào Thế chiến I, quân đội Romania đã vượt biên giới Đế quốc Áo-Hung vào tỉnh Transylvania.

Khi chiến tranh nổ ra ở châu Âu vào năm 1914, Romania từng có thời gian chiến đấu chống lại Áo – Hung về vấn đề chủ quyền lãnh thổ – đặc biệt là ở Transylvania, vốn có dân số là người Romania nhưng lại là một phần của Hungary. Nhìn thấy thành công của Nga trước Áo trên các chiến trường của Mặt trận phía Đông trong mùa hè năm 1916, Romania hy vọng có thể tham gia chiến tranh một cách thuận lợi, để có thể thực hiện giấc mơ ấp ủ từ lâu về việc mở rộng lãnh thổ và thống nhất quốc gia. Continue reading “27/08/1916: Romania tham gia Thế chiến I”