23/09/1933: Các nhà địa chất học của Standard Oil đến Ả Rập Saudi

Nguồn: Standard Oil geologists arrive in Saudi Arabia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, một nhóm các nhà địa chất người Mỹ đã đến cảng Jubail ở Vịnh Ba Tư thuộc Ả Rập Saudi và bắt đầu hành trình tiến vào sa mạc. Tháng 7 năm đó, với việc phát hiện ra một mỏ dầu khổng lồ ở Ghawar, Quốc vương Ả Rập Saudi Abdel Aziz đã cấp cho công ty Standard Oil của California một thư nhượng quyền cho phép “thăm dò, tìm kiếm, khoan, chiết xuất, sản xuất và vận chuyển” dầu mỏ và “vật chất bitumen tương tự” ở Miền Đông rộng lớn của nước ông. Về phần mình, Standard Oil ngay lập tức cử các nhà khoa học đến xác định vị trí có lợi nhất để bắt đầu khai thác. Continue reading “23/09/1933: Các nhà địa chất học của Standard Oil đến Ả Rập Saudi”

Lý do thực sự đằng sau chủ nghĩa bảo hộ của phương Tây

Nguồn: Gideon Rachman, “The real reasons for the west’s protectionism,” Financial Times, 18/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và EU tin rằng không chỉ nền kinh tế mà cả sự ổn định chính trị và xã hội của họ đang bị đe dọa.

“Hãy trao đổi thương mại tự do với Trung Quốc và thời gian đang đứng về phía chúng ta.” Đó là quan điểm đầy tự tin của George W. Bush, cựu tổng thống Mỹ, trước khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2001. Một thế hệ sau, nhiều người ở phương Tây đã đi đến kết luận rằng, trên thực tế, thời gian đã đứng về phía Trung Quốc. Continue reading “Lý do thực sự đằng sau chủ nghĩa bảo hộ của phương Tây”

21/09/1904: Tù trưởng Joseph qua đời ở Washington

Nguồn: The great Nez Perce leader Chief Joseph dies in Washington, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1904, thủ lĩnh của người Nez Perce, Tù trưởng Joseph đã qua đời ở tuổi 64 tại khu định cư Colville ở phía bắc Washington. Những người định cư da trắng đã mô tả ông như một siêu nhân và một thiên tài quân sự. Nhưng trên thực tế, Thủ lĩnh Him-mah-too-yah-lat-kekt (“sấm chớp từ núi cao”) giống một nhà ngoại giao hơn là một chiến binh. Continue reading “21/09/1904: Tù trưởng Joseph qua đời ở Washington”

Liệu phương Tây có bỏ rơi Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Will the West Abandon Ukraine?,” Foreign Affairs, 12/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kyiv phải chuẩn bị cho sự thay đổi quan điểm có thể xảy ra ở Mỹ và châu Âu.

Khi Nga sáp nhập Crimea và xâm chiếm miền đông Ukraine năm 2014, Kyiv có rất nhiều người ủng hộ. Pháp, Đức, Anh, và Mỹ đều tìm cách khôi phục chủ quyền của Ukraine qua các biện pháp trừng phạt đối với Nga hoặc qua con đường ngoại giao, nhưng họ từ chối can thiệp quân sự trực tiếp. Và rất lâu sau đó họ mới cung cấp viện trợ quân sự sát thương – trong trường hợp của Washington là đến tận năm 2019. Continue reading “Liệu phương Tây có bỏ rơi Ukraine?”

19/09/1985: Động đất rung chuyển Thành phố Mexico

Nguồn: Earthquake shakes Mexico City, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, một trận động đất mạnh đã tấn công Thành phố Mexico và khiến 10.000 người thiệt mạng, 30.000 người khác bị thương, và hàng nghìn người mất nhà cửa.

Lúc 7:18 sáng, người dân Thành phố Mexico đã giật mình tỉnh giấc bởi một trận động đất mạnh 8,1 độ richter, một trong những trận động đất mạnh nhất từng xảy ra ở khu vực này. Ảnh hưởng của trận động đất là đặc biệt tàn khốc do đặc điểm nền đất của thành phố. Thành phố Mexico nằm trên một cao nguyên được bao quanh bởi núi và núi lửa. Trong thời cổ đại, vùng cao nguyên này gồm các hồ lớn. Khi tầng chứa nước ngầm bên dưới thành phố cạn dần, người ta mới phát hiện ra rằng thành phố nằm trên một hỗn hợp đất và cát kém ổn định hơn nhiều so với đá cứng, và có thể trở nên bất ổn nếu có động đất. Continue reading “19/09/1985: Động đất rung chuyển Thành phố Mexico”

Chính quyền Biden nhìn thấy vấn đề trong chính sách kinh tế của Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Biden administration detects red flags in Xiconomics,” Nikkei Asia, ngày 14/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Mỹ nhận xét ‘nguyên lý’ kinh tế của Trung Quốc ‘hoàn toàn không hiệu quả’

Cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra bình luận về nền kinh tế Trung Quốc với giọng điệu chắc chắn đến mức nhiều người phải nhướng mày.

Tập “đang vô cùng bận rộn,” Biden nói trong một cuộc họp báo ở Hà Nội.

“Ông ấy đang đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp khổng lồ trong giới trẻ. Một trong những nguyên lý kinh tế chính trong kế hoạch của ông ấy hoàn toàn không còn hiệu quả nữa. Tôi không mừng vì điều đó. Nhưng đúng là nó không hiệu quả.” Continue reading “Chính quyền Biden nhìn thấy vấn đề trong chính sách kinh tế của Tập”

Vì sao nhiều người Ukraine phản bội tổ quốc?

Nguồn: Adrian Karatnycky, “Ukraine’s Long and Sordid History of Treason, Foreign Policy, 04/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vì tiền hoặc vì niềm tin, một số người Ukraine đang giúp Nga giết hại đồng bào của họ.

Benedict Arnold, Vidkun Quisling, Philippe Pétain: Những kẻ phản bội khét tiếng, những tay sai của kẻ thù vẫn xuất hiện xuyên suốt lịch sử. Giờ đây, hàng ngũ của họ đang được bổ sung trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine, ngay cả khi chỉ có vài cái tên được biết đến bên ngoài Ukraine.

Kể từ khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, lịch sử Ukraine với tư cách là một quốc gia độc lập đã chứng kiến rất nhiều trường hợp phản bội và phản quốc. Ngay từ những ngày đầu, các nhà lãnh đạo Nga không hài lòng với việc Ukraine tách khỏi Moskva đã tìm thấy những người sẵn sàng giúp đỡ họ trong nỗ lực lật đổ nhà nước và xâm nhập vào các cơ quan an ninh quốc gia của Ukraine. Continue reading “Vì sao nhiều người Ukraine phản bội tổ quốc?”

17/09/1862: Trận Antietam trong Nội chiến Mỹ

Nguồn: Battle of Antietam breaks out, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, ngay từ lúc sáng sớm, quân Hợp bang miền Nam và Liên minh miền Bắc đã đụng độ gần Antietam Creek tại Maryland trong ngày đẫm máu nhất trong lịch sử quân sự Mỹ.

Trận Antietam đánh dấu đỉnh điểm của cuộc xâm lược đầu tiên của Tướng miền Nam Robert E. Lee vào các bang miền Bắc. Dẫn dắt Quân đội Bắc Virginia của mình vượt sông Potomac vào đầu tháng 9/1862, vị tướng này đã có một quyết định táo bạo khi phân chia quân của mình, cử một nửa trong số họ, dưới sự chỉ huy của Tướng Thomas “Stonewall” Jackson, đi đánh chiếm trại lính của phe Liên minh tại Harper’s Ferry. Continue reading “17/09/1862: Trận Antietam trong Nội chiến Mỹ”

16/09/1810: Chiến tranh giành độc lập ở Mexico bắt đầu

Nguồn: Mexican War of Independence begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1810, Miguel Hidalgo y Costilla, một linh mục Công giáo, đã phát động Chiến tranh giành độc lập ở Mexico với bài phát biểu Grito de Dolores, hay “Tiếng khóc của Dolores”. Được đặt tên như vậy vì nó đã được Hidalgo đọc trước công chúng ở thị trấn Dolores, bài phát biểu kêu gọi chấm dứt 300 năm cai trị của Tây Ban Nha ở Mexico, phân chia lại đất đai và bình đẳng chủng tộc. Hàng nghìn người bản địa và người lai đã tập hợp dưới là cờ Đức Mẹ Guadalupe của Hidalgo, và chẳng bao lâu sau, đội quân nông dân đã hành quân đến Thành phố Mexico. Continue reading “16/09/1810: Chiến tranh giành độc lập ở Mexico bắt đầu”

14/09/2015: Thiếu niên Hồi giáo bị bắt vì mang đồng hồ tự ráp đến trường

Nguồn: Muslim teen arrested for bringing reassembled clock to school, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2015, một cậu bé Hồi giáo 14 tuổi đã bị bắt tại trường trung học ở Irving, Texas, sau khi chiếc đồng hồ kỹ thuật số mà cậu tự lắp ráp từ hộp bút chì ở nhà bị giáo viên nhầm là một quả bom.

Ahmed Mohamed, khi đó đang học năm nhất trung học, đã bị cảnh sát thẩm vấn, giam giữ, sau đó còng tay đưa đến một trung tâm giam giữ trẻ vị thành niên, và đình chỉ học trong ba ngày vì cái mà chính quyền gọi là “quả bom giả,” nhưng thực ra lại là một chiếc đồng hồ tự chế. Continue reading “14/09/2015: Thiếu niên Hồi giáo bị bắt vì mang đồng hồ tự ráp đến trường”

Mỹ là một đế chế đang đi xuống nhưng không có nghĩa nó phải sụp đổ

Nguồn: John Rapley, “America Is an Empire in Decline. That Doesn’t Mean It Has to Fall.,” New York Times, 04/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nước Mỹ thích nghĩ về mình bằng những cái tên thật bóng bẩy. Thành phố tỏa sáng trên ngọn đồi. Dân tộc không thể thiếu. Vùng đất của tự do. Tất nhiên, mỗi cái tên đều có phần đúng. Nhưng còn một cụm từ khác, không phải lúc nào cũng có tính tâng bốc như vậy, có thể áp dụng cho Mỹ: đế chế toàn cầu.

Không giống như những tên gọi khác, vốn bắt nguồn từ thuở khai sinh của nền Cộng hòa, “đế chế toàn cầu” xuất hiện từ sau giai đoạn cuối của Thế chiến II. Tại Hội nghị Bretton Woods nổi tiếng, Mỹ đã phát triển một hệ thống tài chính và thương mại quốc tế mà trên thực tế hoạt động như một nền kinh tế đế quốc, mang những thành quả của tăng trưởng toàn cầu đến tay người dân phương Tây một cách không cân xứng. Continue reading “Mỹ là một đế chế đang đi xuống nhưng không có nghĩa nó phải sụp đổ”

12/09/2009: Biểu tình của Phong trào Tiệc Trà tại Washington, D.C.

Nguồn: Tea Party protest draws thousands to Washington, D.C., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2009, hàng nghìn người biểu tình đã tham gia “Tuần hành của Người nộp thuế ở Washington” (Taxpayer March on Washington), một trong những sự kiện thuộc Phong trào Tiệc Trà (Tea Party movement) xuất hiện sớm nhất và lớn nhất. Những người tuần hành ở thủ đô đã làm tắc nghẽn các đường phố gần Điện Capitol. Họ phản đối các đề xuất cải cách chăm sóc sức khoẻ của Tổng thống Barack Obama, chi tiêu liên bang, thuế và hỗ trợ cho quyền sinh sản của phụ nữ, cùng nhiều vấn đề khác. Continue reading “12/09/2009: Biểu tình của Phong trào Tiệc Trà tại Washington, D.C.”

Tập Cận Bình bị các đảng viên lão thành ở Bắc Đới Hà khiển trách

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi reprimanded by elders at Beidaihe over direction of nation,” Nikkei Asia, 05/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự vắng mặt của Chủ tịch Trung Quốc ở G-20 đã gợi ý về tình trạng hỗn loạn trong chính trị nội bộ nước này.

Đang có những dấu hiệu cho thấy bất ổn trong chính trị nội bộ Trung Quốc.

Hôm thứ Hai (04/09/2023), có thông báo rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh sắp tới của Nhóm 20 nền kinh tế lớn ở Ấn Độ. Thủ tướng Lý Cường sẽ thay ông dự sự kiện.

Đây sẽ là lần đầu tiên Tập bỏ qua hội nghị thượng đỉnh G20, sự kiện mà ông luôn coi trọng với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Continue reading “Tập Cận Bình bị các đảng viên lão thành ở Bắc Đới Hà khiển trách”

10/09/1608: John Smith được bầu làm lãnh đạo Jamestown

Nguồn: John Smith elected to lead Jamestown, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1608, nhà thám hiểm người Anh John Smith đã được bầu làm chủ tịch hội đồng thuộc địa Jamestown, Virginia – khu định cư lâu dài đầu tiên của người Anh ở Bắc Mỹ. Smith, một nhân vật với lý lịch ấn tượng, đã giành được sự yêu mến ở thuộc địa nhờ khả năng dàn xếp và ứng phó hiệu quả với các nhóm người Mỹ bản địa ở địa phương. Continue reading “10/09/1608: John Smith được bầu làm lãnh đạo Jamestown”

09/09/2002: Buzz Aldrin đấm người nghi ngờ việc đổ bộ lên Mặt Trăng

Nguồn: 72-year-old Buzz Aldrin punches a moon landing conspiracy theorist in the face, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2002, phi hành gia Buzz Aldrin – người thứ hai đặt chân lên Mặt Trăng – đang đi bộ bên ngoài một khách sạn ở Beverly Hills thì một người nghi ngờ vụ hạ cánh trên Mặt Trăng bắt đầu quấy rối và cáo buộc ông nói dối về chuyến đi của tàu Apollo 11. Quá tức giận, Aldrin đã đấm vào mặt kẻ thách thức mình.

“Ông dám nói rằng mình đã đi bộ trên Mặt Trăng trong khi thực tế không phải vậy,” Bart Sibrel nói với Aldrin khi ông đang đi ngang qua đoàn quay phim của mình bên ngoài khách sạn Luxe. “Đồ dối trá…” Continue reading “09/09/2002: Buzz Aldrin đấm người nghi ngờ việc đổ bộ lên Mặt Trăng”

Quân Nga đang tiến bộ như thế nào?

Nguồn: Margarita Konaev và Owen J. Daniels, “The Russians Are Getting Better,” Foreign Affairs, 06/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Moscow đã học được gì ở Ukraine?

Cuộc phản công mùa hè của Ukraine đã diễn ra chậm hơn nhiều so với kỳ vọng của các đồng minh và những người ủng hộ nước này. Quân đội Ukraine đã tỏ ra cực kỳ thành thạo trong việc nhanh chóng kết hợp các khả năng và công nghệ mới vào hoạt động của mình, chiến đấu dũng cảm và tương đối hiệu quả để chống lại kẻ thù có quân số vượt trội và không thực sự quan tâm đến tổn thất của chính mình hay các luật về chiến tranh. Dù vậy, mỗi bước tiến đều diễn ra rất chậm và mỗi phần lãnh thổ được giải phóng đều phải trả giá đắt. Phải sau ba tháng chiến đấu cam go, Ukraine mới bắt đầu đạt được những tiến bộ đáng kể, xuyên thủng một số phòng tuyến của Nga ở phía đông nam đất nước, và giành lại lãnh thổ ở các tỉnh Zaporizhzhia và Donetsk. Continue reading “Quân Nga đang tiến bộ như thế nào?”

07/09/1977: Mỹ đồng ý trao trả Kênh đào Panama

Nguồn: U.S. agrees to transfer Panama Canal to Panama, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, tại Washington, Tổng thống Jimmy Carter và lãnh đạo độc tài của Panama Omar Torrijos đã ký hiệp ước đồng ý chuyển quyền kiểm soát Kênh đào Panama từ Mỹ sang cho Panama vào cuối thế kỷ 20. Hiệp ước Kênh đào Panama cũng cho phép ngay lập tức bãi bỏ Vùng Kênh đào (the Canal Zone), một khu vực rộng 16 km, dài 64 km, do Mỹ kiểm soát, vốn chia cắt Cộng hòa Panama. Nhiều thành viên trong Quốc hội Mỹ phản đối việc từ bỏ quyền kiểm soát Kênh đào Panama, một biểu tượng lâu dài của quyền lực và sức mạnh công nghệ của Mỹ, nhưng cách quản lý tuyến đường thủy chiến lược theo kiểu thuộc địa của Mỹ từ lâu đã khiến người dân Panama và những người Mỹ Latinh khác khó chịu. Continue reading “07/09/1977: Mỹ đồng ý trao trả Kênh đào Panama”

Chúng ta nên đối phó với sự suy tàn của Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Bret Stephens, “How Do We Manage China’s Decline?,” New York Times, 29/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mấy năm trước, nhà khoa học chính trị của trường Harvard Graham Allison đã đặt ra thuật ngữ “bẫy Thucydides.” Khái niệm này dựa trên quan sát của nhà sử học thời cổ đại Thucydides, rằng nguyên nhân thực sự của Chiến tranh Peloponnese “là sự trỗi dậy của Athens và nỗi sợ hãi mà điều này đã gieo rắc ở Sparta.” Allison nhận thấy mô hình căng thẳng thường xuyên – và chiến tranh thường xuyên – giữa các cường quốc đang trỗi dậy và các cường quốc bá quyền luôn lặp đi lặp lại suốt lịch sử. Và ông tin rằng ví dụ gần đây nhất là thách thức mà một Trung Quốc đang trỗi dậy đặt ra cho bá quyền của Mỹ. Continue reading “Chúng ta nên đối phó với sự suy tàn của Trung Quốc như thế nào?”

05/09/1970: Mỹ phát động chiến dịch lớn cuối cùng trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: U.S. forces launch last major American operation of the war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Sư đoàn Dù 101, phối hợp với Sư đoàn 1 Lục quân Việt Nam Cộng hòa, đã phát động Chiến dịch Jefferson Glenn ở tỉnh Thừa Thiên, phía tây Huế. Chiến dịch kéo dài đến tháng 10/1971 và là một trong những hoạt động quân sự quy mô lớn cuối cùng có sự tham gia của lực lượng mặt đất của Mỹ. Continue reading “05/09/1970: Mỹ phát động chiến dịch lớn cuối cùng trong Chiến tranh Việt Nam”

BRICS mở rộng không phải là thắng lợi cho Trung Quốc

Nguồn: C. Raja Mohan, “BRICS Expansion Is No Triumph for China,” Foreign Policy, 29/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng là phát súng cảnh báo để phương Tây chấm dứt giấc ngủ chiến lược ở thế giới phương Nam.

Những người tin rằng thế giới đang dịch chuyển sang trật tự toàn cầu hậu phương Tây đã tìm thấy bằng chứng cho niềm tin của mình vào tuần trước. Tại thượng đỉnh thường niên ở Johannesburg, diễn đàn BRICS gồm năm nền kinh tế mới nổi lớn – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi – đã công bố mở rộng quy mô bằng cách mời thêm sáu thành viên mới. Sang tháng 1 năm sau, Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) sẽ tham gia tổ chức. Nếu dùng sức nặng kinh tế làm thước đo quyền lực, thì đây sẽ là một khối có sức mạnh phi thường. Cùng nhau, 11 quốc gia BRICS sẽ có tỷ trọng GDP toàn cầu dựa trên sức mua tương đương (purchasing power parity) cao hơn các nước công nghiệp G-7. Continue reading “BRICS mở rộng không phải là thắng lợi cho Trung Quốc”