17/12/1941: Miễn nhiệm chỉ huy lực lượng Mỹ tại Trân Châu Cảng

Nguồn: Commander at Pearl Harbor relieved of his duties, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Chuẩn Đô đốc Husband E. Kimmel đã bị miễn nhiệm quyền chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, như một phần trong cuộc cải tổ nhân sự hải quân sau thảm họa Trân Châu Cảng.

Đô đốc Kimmel đã có một sự nghiệp thành công trong quân đội, bắt đầu từ năm 1915 với tư cách là phụ tá của Trợ lý Bộ trưởng Hải quân, Franklin Delano Roosevelt (FDR). Ông có thành tích xuất sắc trên các thiết giáp hạm trong Thế chiến I, trở thành chỉ huy nhiều tàu trong thời kỳ giữa hai cuộc thế chiến. Khi Thế chiến II nổ ra, Kimmel đã được thăng đến hàm Chuẩn Đô đốc và đang chỉ huy lực lượng tàu tuần dương tại Trân Châu Cảng. Tháng 1/1941, ông được thăng chức chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, thay thế James Richardson, người mà FDR đã sa thải sau khi Richardson phản đối việc đặt căn cứ hạm đội tại Trân Châu Cảng. Continue reading “17/12/1941: Miễn nhiệm chỉ huy lực lượng Mỹ tại Trân Châu Cảng”

Đài Loan thực chất đã độc lập!

Nguồn: Nathan F. Batto, “Taiwan Is Already Independent,” Foreign Affairs, 12/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao hầu hết người dân trên hòn đảo không muốn có một tuyên bố độc lập chính thức?

Đối với người dân Đài Loan, việc thống nhất với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ kém hấp dẫn như lúc này. Theo một cuộc khảo sát theo dõi của Đại học Quốc lập Chính trị, tỷ lệ cư dân Đài Loan muốn thống nhất ngay lập tức với đại lục luôn rất nhỏ, thường xuyên dưới 3%. Nhưng tỷ lệ phần trăm cho rằng Đài Loan cuối cùng nên tiến tới thống nhất – nghĩa là không nhất thiết phải thống nhất với chế độ Trung Quốc (cộng sản) hiện nay – đã giảm đáng kể, từ 20% năm 1996 xuống còn 5% ở thời điểm hiện tại. Trong hai cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, Quốc Dân Đảng, đảng có truyền thống ủng hộ thống nhất, đã phải hứng chịu những thất bại nặng nề, cả hai lần đều không thể giành được 40% số phiếu bầu. Continue reading “Đài Loan thực chất đã độc lập!”

15/12/2001: Tháp nghiêng Pisa mở cửa trở lại

Nguồn: Leaning Tower of Pisa reopens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2001, Tháp nghiêng Pisa của Ý được mở cửa trở lại sau khi một nhóm chuyên gia đã dành 11 năm và tổng cộng 27 triệu đô la để bảo trì tòa tháp mà không làm mất đi độ nghiêng nổi tiếng của nó.

Vào thế kỷ 12, người ta đã bắt đầu xây dựng tháp chuông cho Nhà thờ Pisa, một trung tâm thương mại sầm uất trên sông Arno ở miền tây nước Ý, cách Florence khoảng 50 dặm. Trong khi vẫn còn đang xây dựng, móng của tòa tháp bắt đầu lún xuống nền đất mềm, khiến tháp bị nghiêng về một bên. Những người thợ xây đã cố gắng bù đắp bằng cách xây các tầng trên cao hơn một chút về một phía, nhưng càng xây thêm tầng thì tháp càng lún. Vào thời điểm tòa tháp được hoàn thành vào năm 1360, các kỹ sư thời hiện đại nói rằng thật kỳ diệu khi nó không bị sập hoàn toàn. Continue reading “15/12/2001: Tháp nghiêng Pisa mở cửa trở lại”

Ukraine và bóng ma Triều Tiên

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine and the shadow of Korea,” Financial Times, 12/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược của Nga có thể kết thúc với một hiệp định đình chiến, chứ không phải một hiệp ước hòa bình chính thức.

Đối với một số người bảo thủ, mọi cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại đều là “Munich.” Đối với một số người cánh tả, mọi cuộc chiến đều có nguy cơ biến thành “Việt Nam.”

Nhưng khi cuộc chiến Ukraine bước sang năm thứ hai, một phép so sánh ít phổ biến hơn đang nổi lên – Triều Tiên. Continue reading “Ukraine và bóng ma Triều Tiên”

Tại sao Ukraine không nên vội tái chiếm Crimea?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Go Slow on Crimea,” Foreign Affairs, 07/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Ukraine không nên vội chiếm lại bán đảo Crimea?

Việc Ukraine giải phóng thành phố Kherson vào đầu tháng 11 không đơn thuần là một chiến thắng quân sự kịch tính. Bằng cách giành chiến thắng trên chiến trường, Ukraine đã bóc trần trò hù dọa của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Chỉ hai tháng trước đó, Putin đã công khai tuyên bố Kherson và các vùng lãnh thổ khác của Ukraine là một phần lãnh thổ của Nga, ngầm đặt chúng dưới sự bảo vệ hạt nhân của nước này. Putin đã hy vọng rằng nỗi sợ hãi về một cuộc tấn công hạt nhân sẽ buộc Ukraine phải hành động cẩn trọng và khiến những người ủng hộ nước này lùi bước. Nhưng kế hoạch của ông đã không hiệu quả. Continue reading “Tại sao Ukraine không nên vội tái chiếm Crimea?”

13/12/1942: Goebbels phàn nàn về cách Ý đối xử với người Do Thái

Nguồn: Joseph Goebbels complains of Italians’ treatment of Jews, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, trong nhật ký của mình, Bộ trưởng Tuyên truyền của Đức Quốc Xã Joseph Goebbels đã bày tỏ sự khinh thường đối với cách người Ý đối xử với người Do Thái ở các vùng lãnh thổ do Ý chiếm đóng. “Người Ý cực kỳ thoải mái trong cách họ xử lý người Do Thái. Họ bảo vệ người Do Thái gốc Ý ở cả Tunis và nước Pháp bị chiếm đóng, và sẽ không cho phép người Do Thái bị bắt đi lao động hoặc bị buộc phải đeo Ngôi sao David.” Continue reading “13/12/1942: Goebbels phàn nàn về cách Ý đối xử với người Do Thái”

Giang Trạch Dân từng suýt bị sa thải và bài học cho Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Jiang Zemin was almost fired before embarking on market reforms,” Nikkei Asia, 08/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bước ngoặt quyết liệt giúp Trung Quốc tăng trưởng đột biến là một bài học cho Tập.

Mười năm trước, một nguồn tin đáng tin cậy từ Trung Quốc đã tiết lộ một bí mật ít người biết về cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, người vừa qua đời vào tuần trước ở tuổi 96.

Giang được đưa lên làm lãnh đạo tối cao của đảng sau cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989. “Giang được chọn làm lãnh đạo, nhưng ngay lập tức, ông phải đối mặt với nguy cơ chịu chung số phận với người tiền nhiệm của mình,” nguồn tin chia sẻ.

Người tiền nhiệm của ông là Triệu Tử Dương, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, người đã bị thanh trừng vì cách ông xử lý các cuộc biểu tình sinh viên ở Thiên An Môn. Continue reading “Giang Trạch Dân từng suýt bị sa thải và bài học cho Tập Cận Bình”

29/12/1778: Quân Anh chiếm Savannah, Georgia

Nguồn: British capture Savannah, Georgia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1778, Trung tá người Anh Archibald Campbell và một lực lượng từ 2.500 đến 3.600 quân – bao gồm Trung đoàn 71 Highland, lính Trung Quân ở New York, và lính đánh thuê người Đức – đã phát động cuộc tấn công bất ngờ vào lực lượng Mỹ đang phòng thủ khu vực Savannah, Georgia.

Thiếu tướng Mỹ Robert Howe và lực lượng ít ỏi của ông (từ 650 đến 900 quân) đã bị áp đảo về quân số. Campbell cũng đánh bại lực lượng Lục địa nhờ việc xác định trước một con đường xuyên qua đầm lầy ở bên phải vị trí của quân Mỹ. Howe ra lệnh sơ tán thành phố và quân đội rút lui không chiến đấu. Trong quá trình này, Lữ đoàn Georgia đã chịu tổn thất nặng nề khi bị cắt đứt khỏi các lực lượng khác của Howe. Lính Ái Quốc có 83 người thiệt mạng và 483 người khác bị bắt giữ, trong khi người Anh chỉ có 3 người thiệt mạng và 10 người khác bị thương. Continue reading “29/12/1778: Quân Anh chiếm Savannah, Georgia”

11/12/1969: Nhà văn Liên Xô gọi khỏa thân là biểu hiện của “sự suy đồi phương Tây”

Nguồn: Soviets declare nudity a sign of “western decadence”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Thư ký Hội nhà văn Moscow đã tuyên bố rằng những hình ảnh khỏa thân được thể hiện trong vở kịch nổi tiếng Oh! Calcutta! là dấu hiệu của sự suy đồi trong văn hóa phương Tây. Ông nói thêm, điều đáng lo ngại hơn là lối tư duy “tư sản” này đang tiêm nhiễm vào giới trẻ Nga.

Sergei Mikhailkov, nhà văn Nga nổi tiếng chuyên viết sách thiếu nhi, đã chỉ trích mạnh mẽ vở kịch của Sân khấu Broadway (trong đó các diễn viên trình diễn trong tình trạng khỏa thân) và các nội dung khiêu dâm nói chung. Ông nói rằng những vở kịch như vậy “đơn giản là một buổi diễn thoát y – là một trong những khẩu hiệu của nghệ thuật tư sản hiện đại.” Continue reading “11/12/1969: Nhà văn Liên Xô gọi khỏa thân là biểu hiện của “sự suy đồi phương Tây””

10/12/1920: Woodrow Wilson nhận giải Nobel Hòa bình

Nguồn: Woodrow Wilson awarded Nobel Peace Prize, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, Giải Nobel Hòa bình đã được trao cho Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson vì công lao của ông trong việc chấm dứt Thế chiến I và thành lập Hội Quốc Liên. Dù Wilson không thể tham dự lễ trao giải ở Oslo, Na Uy, Đại sứ Mỹ tại Na Uy, Albert Schmedeman, đã chuyển một bức điện của Wilson tới Ủy ban Nobel. Continue reading “10/12/1920: Woodrow Wilson nhận giải Nobel Hòa bình”

Tầng lớp trung lưu sẽ là thử thách lớn nhất của Tập

Nguồn: Howard W. French, “China’s Restive Middle Class Will Be Xi’s Greatest Test Yet,” Foreign Policy, 6/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hóa ra, những người thuộc tầng lớp trung lưu không thể chấp nhận những thứ như giám sát xã hội quá sâu và kiểm duyệt tự do ngôn luận cá nhân.

Tháng 9/1966, chỉ vài tháng sau khi Mao Trạch Đông phát động chương trình thanh trừng và lật đổ chính trị đầy bạo lực được biết đến với tên gọi Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản, một sinh viên năm cuối chuyên ngành tiếng Đức tại Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh đã viết thư cho nhà lãnh đạo tối cao của đất nước, bày tỏ sự phản đối chiến dịch đàn áp của ông đối với kẻ thù, có thật lẫn tưởng tượng.

“Cách mạng Văn hóa không phải là phong trào quần chúng. Đó là việc một kẻ duy nhất chĩa súng vào đầu mọi người,” Vương Dung Phân (Wang Rongfen) viết, tuyên bố rút khỏi Đoàn Thanh niên Cộng sản để phản đối, một hành động gần như chưa từng có tiền lệ vào thời của cô. “Là một thành viên của Đảng Cộng sản, xin hãy suy nghĩ về những gì ông đang làm.” Continue reading “Tầng lớp trung lưu sẽ là thử thách lớn nhất của Tập”

08/12/1987: Mỹ và Liên Xô ký Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung

Nguồn: Superpowers agree to reduce nuclear arsenals, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, trong một cuộc họp thượng đỉnh ở Washington, D.C., Tổng thống Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã ký hiệp ước đầu tiên giữa hai siêu cường nhằm cắt giảm kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của họ. Các thỏa thuận trước đây chỉ đơn thuần là nỗ lực của hai đối thủ trong Chiến tranh Lạnh nhằm hạn chế sự phát triển kho vũ khí hạt nhân của hai bên. Thỏa thuận lịch sử năm 1987 đã cấm các tên lửa tầm ngắn và tầm trung phóng từ mặt đất. Khi đó, Mỹ và Liên Xô đang sở hữu tổng cộng 2.611 tên lửa thuộc nhóm này, hầu hết nằm ở châu Âu và Đông Nam Á. Continue reading “08/12/1987: Mỹ và Liên Xô ký Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung”

Chính sách kinh tế ‘Nước Mỹ trên hết’ của Biden có thể gây rạn nứt với châu Âu

Nguồn: Edward Alden, “Biden’s ‘America First’ Economic Policy Threatens Rift With Europe,” Foreign Policy, 5/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người châu Âu coi các khoản trợ cấp khổng lồ của Mỹ dành cho xe hơi, năng lượng sạch và chất bán dẫn là mối đe dọa đối với nền kinh tế của họ.

Sau gần hai năm yên bình kể từ lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden, những rạn nứt lớn về chính sách kinh tế đang dần xuất hiện giữa Washington và các đồng minh châu Âu. Trừ phi những rạn nứt này được xử lý khéo léo, tầm nhìn của chính quyền Biden về một trật tự kinh tế toàn cầu mới, trong đó Mỹ hợp tác với các đồng minh và đối tác ở châu Âu và châu Á để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc và Nga, có thể biến thành một trật tự gồm các khối kinh tế cạnh tranh với nhau. Continue reading “Chính sách kinh tế ‘Nước Mỹ trên hết’ của Biden có thể gây rạn nứt với châu Âu”

06/12/1941: Tổng thống F.D. Roosevelt gửi thư cho Hoàng đế Nhật Bản

Nguồn: FDR to Japanese emperor: “Prevent further death and destruction”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt – dựa trên thông tin tình báo rằng hạm đội Nhật Bản đang hướng tới Thái Lan, chứ không phải Mỹ – đã gửi điện tín cho Hoàng đế Hirohito: “vì lợi ích của nhân loại,” Hoàng đế hãy can thiệp “để ngăn chặn cái chết và sự hủy diệt thế giới.”

Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia đã phát hiện các tàu hộ tống, tàu tuần dương và tàu khu trục của Nhật Bản đang tuần tra gần bờ biển Malaya, phía nam Mũi Cà Mau. Ngay trước khi bị quân Nhật bắn hạ, một phi công người Australia đã gửi điện báo rằng dường như các tàu chiến Nhật Bản đang hướng đến Thái Lan. Continue reading “06/12/1941: Tổng thống F.D. Roosevelt gửi thư cho Hoàng đế Nhật Bản”

“Cách mạng giấy trắng”: Trung Quốc mộng của Tập đang biến thành ác mộng

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Quash the ‘white paper’ – Xi’s Chinese dream turns nightmare”, Nikkei Asia, 01/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Biểu tình vào cuối tuần có thể diễn ra trước Ngày Nhân quyền Quốc tế (10/12).

Vài tuần sau khi giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phải hứng chịu một đòn giáng nặng nề – hàng loạt người dân đã xuống đường với những tờ giấy trắng A4.

Sự kiện này đã được đặt tên là “cách mạng giấy trắng” hay “phong trào giấy trắng,” và đã lan rộng ra nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc. Dù mục đích chính của các cuộc biểu tình là kêu gọi chấm dứt chính sách zero-Covid hà khắc, nhưng người tham dự biểu tình ở Bắc Kinh và Thượng Hải đã công khai hô khẩu hiệu kêu gọi Tập từ chức. Một số người đi xa đến mức gọi ông là “nhà độc tài.” Continue reading ““Cách mạng giấy trắng”: Trung Quốc mộng của Tập đang biến thành ác mộng”

Giang Trạch Dân: Nhà lãnh đạo tầm vóc dù từng bị xem thường

Nguồn: David Shambaugh, “China’s Underestimated Leader,” Foreign Affairs, 30/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cùng điểm lại di sản của Giang Trạch Dân.

Khi ông trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc ngay sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, Giang Trạch Dân đã bị nhiều nhà phân tích xem là lãnh đạo của thời kỳ quá độ, người sẽ chỉ cầm quyền trong thời gian ngắn. Vào thời điểm được thăng chức đột ngột, dù đã từng là Bí thư Thành ủy và Thị trưởng Thượng Hải và là Ủy viên Bộ Chính trị được hai năm, nhưng Giang vẫn là một nhân vật tương đối ít người biết đến, ngay cả ở Trung Quốc. Ông không có người bảo trợ chính trị ở cấp cao, không có liên hệ thực sự với các phe phái chính trong đảng, không có quan hệ với quân đội, và cũng chưa từng làm việc ở nơi nào khác ngoài Thượng Hải. Giang được Đặng Tiểu Bình đích thân lựa chọn theo đề nghị của các nguyên lão khác trong đảng, vì ông là một ứng viên mà tất cả các phe đều có thể ủng hộ sau cuộc thanh trừng Triệu Tử Dương và cuộc đàn áp tàn bạo ở Thiên An Môn. Continue reading “Giang Trạch Dân: Nhà lãnh đạo tầm vóc dù từng bị xem thường”

04/12/1928: “Bố già Ireland” bị ám sát bằng bom xe

Nguồn: “Irish Godfather” killed by car bomb in St. Paul, MN, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1928, “Dapper Dan” Hogan, một chủ quán rượu ở St. Paul, Minnesota, đồng thời là một trùm băng đảng khét tiếng, đã bị giết hại khi kẻ nào đó gài một quả bom xe dưới sàn chiếc Paige coupe mới của ông ta. Các bác sĩ đã làm việc cật lực để cứu ông trùm – theo tờ Morning Tribune, “những tay bảo kê, cảnh sát, và doanh nhân” xếp hàng dài tại bệnh viện để hiến máu cho người bạn xấu số của họ – nhưng Hogan đã hôn mê và qua đời vào khoảng 9 giờ tối. Đến tận hôm nay, vụ án này vẫn chưa được phá. Continue reading “04/12/1928: “Bố già Ireland” bị ám sát bằng bom xe”

03/12/1992: Tin nhắn SMS đầu tiên được gửi đi

Nguồn: First SMS text message is sent, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1992, tin nhắn văn bản SMS đầu tiên trong lịch sử đã được gửi đi: Neil Papworth, một kỹ sư 22 tuổi, đã sử dụng máy tính cá nhân để gửi tin nhắn “Merry Christmas” (Chúc Mừng Giáng Sinh) qua mạng Vodafone đến điện thoại của một đồng nghiệp.

Trong thời gian làm việc cho công ty dịch vụ công nghệ thông tin Anh-Pháp mà hiện đã không còn tồn tại Sema Group Telecoms, Papworth là thành viên của nhóm phát triển “Trung tâm Dịch vụ Tin nhắn Ngắn” (Short Message Service Centre, SMSC) cho công ty viễn thông Vodafone của Anh. Vào thời điểm đó, Sema hy vọng sẽ sử dụng những tin nhắn ngắn này như một dịch vụ truyền tin. Sau khi Papworth cài đặt hệ thống tại một địa điểm ở phía tây London, anh đã ngồi trước một máy tính và gửi một tin nhắn đơn giản đến điện thoại di động của Richard Jarvis, giám đốc Vodafone, người đang tham dự một bữa tiệc trong ngày lễ. Continue reading “03/12/1992: Tin nhắn SMS đầu tiên được gửi đi”

Cơ hội lịch sử của Biden và Macron để củng cố quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Nguồn: Marie Jourdain và Celia Belin, “Biden and Macron’s Historic Opportunity,” Foreign Affairs, 28/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Pháp và Mỹ có thể củng cố liên minh của họ như thế nào?

Khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Washington vào năm 2018, ông có mối quan hệ tương đối thân thiết với Tổng thống Mỹ Donald Trump, còn liên minh xuyên Đại Tây Dương đang trong tình trạng hỗn loạn. Là một người đấu tranh cho cả chủ nghĩa đa phương và chủ nghĩa thực dụng, Tổng thống Pháp lúc đó có sứ mệnh thuyết phục Trump tiếp tục tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 và duy trì sự hiện diện quân sự đáng kể của Mỹ ở đông bắc Syria – cả hai điều cuối cùng đều không trở thành hiện thực. Continue reading “Cơ hội lịch sử của Biden và Macron để củng cố quan hệ xuyên Đại Tây Dương”

01/12/1958: Cháy trường học ở Chicago làm 93 người chết

Nguồn: Ninety students die in Chicago school fire, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1958, vụ hỏa hoạn xảy ra tại một trường tiểu học ở Chicago đã khiến 90 học sinh thiệt mạng.

Trường Đức Mẹ Thiên Thần (Our Lady of Angels School) được điều hành bởi các Nữ Tu Bác Ái (Sisters of Charity) ở Chicago. Năm 1958, có hơn 1.200 học sinh theo học tại trường, vốn là một tòa nhà lớn và đã cũ. Thật không may, người ta đã không quan tâm đến công tác phòng cháy chữa cháy trước thời điểm tháng 12/1958. Tòa nhà không có bất kỳ vòi phun nước nào, và cũng không có cuộc diễn tập phòng cháy chữa cháy định kỳ nào được tiến hành. Khi một đám cháy nhỏ bùng phát trong đống rác ở tầng hầm, nó đã dẫn đến thảm họa. Continue reading “01/12/1958: Cháy trường học ở Chicago làm 93 người chết”