01/05/1969: Thượng nghị sĩ chỉ trích Nixon về Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Senator criticizes Nixon’s handling of the war, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1969, trong một bài phát biểu tại Thượng viện, George Aiken (Đảng Cộng hòa, bang Vermont), thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã kêu gọi chính quyền Nixon bắt đầu “rút một cách có trật tự” các lực lượng Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam ngay lập tức. Aiken nói, “Cần phải bắt đầu không được chậm trễ.” Bài phát biểu được coi như là sự kết thúc của một lệnh cấm tự áp đặt đối với việc chỉ trích chính quyền mà các thượng nghị sĩ đã tuân thủ kể từ khi Nixon lên nắm quyền. Continue reading “01/05/1969: Thượng nghị sĩ chỉ trích Nixon về Chiến tranh Việt Nam”

08/04/1972: Mặt trận thứ ba trong Chiến dịch Nguyễn Huệ

Nguồn: North Vietnamese forces open a third frontHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, Sư đoàn 2 Bắc Việt từ Lào và Campuchia đã mở ra một mặt trận thứ ba trong cuộc tấn công ở Tây Nguyên, nhằm vào Kontum và Pleiku, trong nỗ lực chia cắt Nam Việt Nam thành hai phần. Nếu thành công, điều này sẽ giúp Bắc Việt kiểm soát nửa phía Bắc của Nam Việt Nam.

Cuộc tấn công trên ba mặt trận này là một phần trong Chiến dịch Nguyễn Huệ của Bắc Việt (còn được gọi là “Cuộc tấn công Phục sinh”), được phát động vào ngày 30 tháng 03. Cuộc tấn công này là một chiến dịch lớn của Bắc Việt nhằm gây tổn thất lớn cho đối phương và giúp họ giành thắng lợi trong cuộc chiến. Lực lượng tấn công bao gồm 14 sư đoàn bộ binh và 26 trung đoàn độc lập, với hơn 120.000 binh sĩ và khoảng 1.200 phương tiện thiết giáp và xe tăng. Continue reading “08/04/1972: Mặt trận thứ ba trong Chiến dịch Nguyễn Huệ”

05/04/1972: Mặt trận thứ hai trong Chiến dịch Nguyễn Huệ

Nguồn: North Vietnamese launch second front of Nguyen Hue Offensive, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, quân đội Bắc Việt di chuyển từ miền đông Campuchia và mở ra mặt trận thứ hai trong cuộc tấn công của họ nhằm vào tỉnh Bình Long, tấn công Lộc Ninh, một quận lỵ biên giới cách Sài Gòn 75 dặm về phía bắc trên Quốc lộ 13. Đồng thời, một lực lượng bổ sung của quân Bắc Việt cắt đứt đường quốc lộ nối An Lộc, thủ phủ tỉnh Bình Long, với Sài Gòn ở phía nam, cách ly An Lộc khỏi sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Đây là mũi tiến công phía nam của cuộc tấn công ba gọng kìm trong Chiến dịch Nguyễn Huệ (còn được gọi là “Cuộc tấn công Phục sinh”), một chiến dịch lớn của Bắc Việt nhằm gây tổn thất lớn cho đối phương và giúp họ giành thắng lợi trong cuộc chiến. Continue reading “05/04/1972: Mặt trận thứ hai trong Chiến dịch Nguyễn Huệ”

03/04/1969: Mỹ chuẩn bị thực hiện ‘Việt Nam hóa’ chiến tranh

Nguồn: Nixon administration will “Vietnamize” the war, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1969, Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird tuyên bố rằng Hoa Kỳ đang chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh một cách nhanh nhất có thể. Bằng tuyên bố này, ông muốn nói rằng trách nhiệm chiến đấu sẽ dần dần được chuyển sang cho Nam Việt Nam khi họ có khả năng chiến đấu tốt hơn. Tuy nhiên, Laird nhấn mạnh rằng sẽ không có lợi cho Hoa Kỳ nếu thảo luận việc rút quân trong khi Bắc Việt vẫn tiếp tục tiến hành các chiến dịch tấn công ở Nam Việt Nam. Continue reading “03/04/1969: Mỹ chuẩn bị thực hiện ‘Việt Nam hóa’ chiến tranh”

28/12/1972: Hà Nội trở lại đàm phán hòa bình Paris

Nguồn: Hanoi announces return to the Paris peace talks, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, sau 11 ngày Mỹ ném bom suốt ngày đêm (ngoại trừ 36 giờ ngừng ném để kỷ niệm Giáng sinh), các quan chức Bắc Việt đã đồng ý quay lại đàm phán hòa bình ở Paris.

Chiến dịch không kích Linebacker II được khởi xướng vào ngày 18 tháng 12 bởi Tổng thống Richard Nixon khi Bắc Việt bước ra khỏi các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris và từ chối tối hậu thư của ông để trở lại bàn đàm phán. Trong quá trình ném bom, 700 cuộc không kích bằng B-52 và hơn 1.000 cuộc không kích bằng máy bay cường kích đã thả khoảng 20.000 tấn bom, chủ yếu trên khu vực đông dân cư giữa Hà Nội và Hải Phòng. Continue reading “28/12/1972: Hà Nội trở lại đàm phán hòa bình Paris”

25/10/1973: Nixon phủ quyết Dự luật Quyền hạn Chiến tranh

Nguồn: Nixon vetoes War Powers Resolution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Tổng thống Nixon đã phủ quyết Dự luật kiểm soát Quyền hạn Chiến tranh (War Powers Resolution), trong đó đặt vấn đề hạn chế quyền cam kết lực lượng vũ trang ở nước ngoài của Tổng thống mà không cần sự chấp thuận của Quốc Hội.

Dự luật này, do Thượng nghị sĩ Jacob K. Javits của bang New York giới thiệu, yêu cầu Tổng thống báo cáo trước Quốc hội trong vòng 48 giờ sau khi cam kết đưa lực lượng vũ trang đến chiến đấu ở nước ngoài và đặt ra thời hạn mà quân Mỹ có thể ở đó mà không có sự chấp thuận của Quốc hội là 60 ngày. Dự luật là một nỗ lực của Quốc hội để tái kiểm soát quyền gây chiến. Còn Nixon thì tuyên bố rằng nó áp đặt “các hạn chế vi hiến và nguy hiểm” đối với thẩm quyền của Tổng thống. Tuy nhiên, vào ngày 07/11/1973, Quốc Hội vẫn thông qua dự luật, bất chấp sự phủ quyết của Nixon. Continue reading “25/10/1973: Nixon phủ quyết Dự luật Quyền hạn Chiến tranh”

22/10/1972: Tổng thống Thiệu từ chối đề xuất hòa bình

Nguồn: President Thieu turns down peace proposal, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, tại Sài Gòn, Henry Kissinger gặp Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu để để thuyết phục ông chấp thuận đề xuất ngừng bắn được đưa ra tại các cuộc đàm phán hòa bình bí mật với Bắc Việt tại Paris.

Đề xuất này cho phép duy trì vai trò của lực lượng Việt Cộng sau ngừng bắn và Thiệu đã bác bỏ từng điểm một trong hiệp định được đề xuất, đồng thời cáo buộc Hoa Kỳ đã âm mưu cùng với Trung Quốc và Liên Xô phá hoại chế độ của ông. Vốn định ký tắt bản dự thảo hiệp định tại Hà Nội vào cuối tháng đó, Kissinger đã đánh điện cho Tổng thống Nixon nói rằng các điều khoản mà Thiệu yêu cầu “gần như điên rồ” và bay về nước. Continue reading “22/10/1972: Tổng thống Thiệu từ chối đề xuất hòa bình”

19/10/1972: Kissinger thảo luận Hiệp định Paris với Thiệu

Nguồn: Kissinger discusses draft peace treaty with President Thieu, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, Henry Kissinger và các quan chức Hoa Kỳ tổ chức các cuộc họp tại Sài Gòn với Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu để thảo luận về hiệp ước hòa bình được soạn thảo bởi Kissinger và Lê Đức Thọ, nhà đàm phán chính của Bắc Việt tại Paris.

Thiệu kiên quyết phản đối các điều khoản của bản dự thảo hiệp định trong đó cho phép bộ đội Bắc Việt được tiếp tục hiện diện tại miền Nam. Kissinger đã cố gắng thuyết phục Thiệu chấp thuận các điều khoản, nhưng Thiệu vẫn không đồng ý. Đây sẽ là một trở ngại lớn trong các cuộc đàm phán đang tiếp diễn. Continue reading “19/10/1972: Kissinger thảo luận Hiệp định Paris với Thiệu”

31/07/1972: Hà Nội tố cáo Mỹ tấn công đê điều

Nguồn: Hanoi claims that U.S. bombers have struck dikes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Hà Nội đã tố cáo chính quyền Nixon khi tuyên bố rằng kể từ tháng 04, đã có 173 cuộc tấn công vào các con đê ở miền Bắc Việt Nam, trong đó ném bom trực tiếp là vào 149 địa điểm.

Ngày 28/07, đáp lại những tuyên bố của Liên Xô rằng Mỹ đã tiến hành một chiến dịch ném bom có chủ ý kéo dài hai tháng nhằm phá hủy hệ thống đê đập tại vùng Đồng bằng Sông Hồng, một báo cáo của CIA đã được chính quyền Nixon công bố. Trong đó nói rằng những đợt ném bom của Mỹ tại 12 địa điểm đã gây ra thiệt hại nhỏ cho đê điều của miền Bắc, nhưng đó là những thiệt hại không chủ ý và các con đê không phải là mục tiêu dự định của vụ đánh bom. Continue reading “31/07/1972: Hà Nội tố cáo Mỹ tấn công đê điều”

24/07/1959: ‘Tranh luận nhà bếp’ giữa Nixon và Khrushchev

Nguồn: Nixon and Khrushchev have a “kitchen debate”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, trong buổi lễ khai mạc Triển lãm Hoa Kỳ (American National Exhibition) tại Moskva, Phó Tổng thống Richard Nixon và lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã có một cuộc tranh luận sôi nổi về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản ngay trong căn bếp được dựng tại triển lãm. Cái gọi là “tranh luận nhà bếp” (kitchen debate) này đã trở thành một trong những sự kiện nổi tiếng nhất của Chiến tranh Lạnh.

Cuối năm 1958, Liên Xô và Mỹ đã đồng ý tổ chức triển lãm quốc gia của nước còn lại, thể hiện sự nhấn mạnh mới về trao đổi văn hóa. Triển lãm về Liên Xô mở cửa tại Thành phố New York vào tháng 06/1959; trong khi đó triển lãm về Mỹ được tổ chức tại Công viên Sokolniki ở Moskva vào tháng 07. Continue reading “24/07/1959: ‘Tranh luận nhà bếp’ giữa Nixon và Khrushchev”

29/06/1970: Lực lượng Hoa Kỳ rút khỏi Campuchia

Nguồn: U.S. ground troops return from Cambodia, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1970, các lực lượng chiến đấu lục quân Hoa Kỳ chấm dứt hai tháng hoạt động tại Campuchia và trở về miền Nam Việt Nam. Các quan chức quân sự cho biết 354 lính Mỹ đã thiệt mạng và 1.689 người bị thương trong chiến dịch này. Nam Việt Nam báo cáo có 866 người thiệt mạng và 3.724 người bị thương. Khoảng 34.000 binh lính Nam Việt Nam vẫn ở lại Campuchia. Continue reading “29/06/1970: Lực lượng Hoa Kỳ rút khỏi Campuchia”

08/05/1970: Nixon biện hộ cho việc xâm lược Campuchia

Nguồn: Nixon defends invasion of Cambodia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, trong một cuộc họp báo, Tổng thống Nixon đã biện hộ cho việc quân đội Mỹ tiến vào Campuchia, nói rằng chiến dịch này sẽ cho họ thêm 6 – 8 tháng để huấn luyện lực lượng Việt Nam Cộng hòa, từ đó rút ngắn cuộc chiến cho người Mỹ. Nixon cũng tái khẳng định lời hứa sẽ triệu hồi 150.000 lính Mỹ vào mùa xuân tới.

Tuyên bố quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa xâm lược Campuchia đã dẫn tới một làn sóng phản đối kịch liệt và giúp phong trào chống chiến tranh có thêm một điểm mới để tập hợp lực lượng. Continue reading “08/05/1970: Nixon biện hộ cho việc xâm lược Campuchia”

18/04/1969: Nixon nói triển vọng hòa bình ở Việt Nam đang cải thiện

Nguồn: Nixon says prospects for peace in Vietnam are better, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1969, trong một cuộc họp báo, Tổng thống Nixon nói rằng ông cảm thấy triển vọng hòa bình ở Việt Nam đã “cải thiện đáng kể” từ khi ông nhậm chức. Ông viện dẫn sự bình ổn chính trị lớn hơn của chính quyền Sài Gòn và sự cải thiện lực lượng vũ trang của Nam Việt Nam làm bằng chứng.

Với những nhận xét này, Nixon đã cố gắng chuẩn bị sẵn bối cảnh cho một thông báo quan trọng mà ông sẽ đưa ra tại một cuộc gặp tại Midway vào tháng Sáu. Trong khi trao đổi với Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu, Nixon tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ theo đuổi một chiến lược ba gọng kìm để chấm dứt chiến tranh. Các nỗ lực sẽ được tăng cường nhằm nâng cao năng lực chiến đấu của các lực lượng vũ trang Nam Việt Nam, giúp họ có thể gánh vác trách nhiệm trong cuộc chiến chống lại Bắc Việt – một chiến lược được Nixon gọi là “Việt Nam hóa chiến tranh”. Continue reading “18/04/1969: Nixon nói triển vọng hòa bình ở Việt Nam đang cải thiện”

02/04/1972: Quân đội Bắc Việt kiểm soát một phần Quảng Trị

Nguồn: North Vietnamese troops capture part of Quang Tri, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, những người lính của Sư đoàn 304 Quân đội Bắc Việt, được hỗ trợ bởi các xe tăng do Liên Xô chế tạo và pháo binh hạng nặng, đã giành được quyền kiểm soát nửa phía bắc tỉnh Quảng Trị. Điều này khiến chỉ còn lại thị xã Quảng Trị và Đông Hà là còn đang nằm trong tay quân đội Việt Nam Cộng hòa. Tư lệnh Sư Đoàn 3 của quân đội Việt Nam Cộng hòa, Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai, đã chuyển lính của ông tới khu vực thành cổ Quảng Trị, một mục tiêu rõ ràng của quân đội Bắc Việt. Continue reading “02/04/1972: Quân đội Bắc Việt kiểm soát một phần Quảng Trị”

15/3/1973: Nixon gợi ý về việc tái can thiệp vào Việt Nam

Nguồn: President Nixon hints at reintervention, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Tổng thống Nixon gợi ý rằng Mỹ có thể tái can thiệp vào Việt Nam để ngăn chặn phe cộng sản vi phạm Hiệp định Paris. Lệnh ngừng bắn theo các điều khoản của Hiệp định Paris có hiệu lực từ ngày 27/01/1973, nhưng cả hai bên đều liên tục vi phạm thỏa thuận vì họ đang cố giành quyền kiểm soát lãnh thổ ở Nam Việt Nam. Rất nhanh sau đó, cả hai bên tiếp tục chiến đấu trong cái gọi là “cuộc chiến ngừng bắn” (cease-fire war). Continue reading “15/3/1973: Nixon gợi ý về việc tái can thiệp vào Việt Nam”

08/12/1969: Nixon tuyên bố Chiến tranh VN sắp kết thúc

Nguồn: Nixon declares Vietnam War is ending, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, tại một cuộc họp báo, Tổng thống Richard Nixon nói rằng “Chiến tranh Việt Nam đang đi đến hồi nhờ kế hoạch mà chúng ta đã khởi xướng.” Tại một hội nghị khác ở Midway vào tháng Sáu, Nixon tuyên bố rằng Mỹ sẽ theo đuổi một kế hoạch mới mà ông gọi là “Việt Nam hóa chiến tranh” (Vietnamization).

Theo nội dung của kế hoạch này, các lực lượng Nam Việt Nam sẽ được xây dựng để họ có thể tự chịu trách nhiệm về chiến tranh. Khi lực lượng miền Nam bắt đầu thành thạo hơn, người Mỹ sẽ rút khỏi chiến trường và trở về nước. Continue reading “08/12/1969: Nixon tuyên bố Chiến tranh VN sắp kết thúc”

05/11/1968: Nixon đắc cử Tổng thống

Nguồn: Nixon wins presidential election, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, tám năm sau khi bị John F. Kennedy đánh bại trong cuộc bầu cử năm 1960, Richard Nixon đã chiến thắng trước Hubert Humphrey và được bầu làm Tổng thống Mỹ.

Hai năm sau khi thua Kennedy, Nixon đã ra tranh cử vị trí thống đốc bang California và thua trong một chiến dịch cay đắng trước Edmund G. (“Pat”) Brown. Hầu hết các nhà quan sát tin rằng sự nghiệp chính trị của Nixon đã kết thúc, nhưng đến tháng 02/1968, ông đã gầy dựng lại được vị trí chính trị của mình trong Đảng Cộng hòa để có thể tuyên bố ra tranh cử Tổng thống. Continue reading “05/11/1968: Nixon đắc cử Tổng thống”

Chủ nghĩa liên bang là gì?

Nguồn:What is federalism?”, The Economist, 13/06/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nghị trình của Emmanuel Macron về củng cố Liên minh châu Âu đã làm sống lại cuộc thảo luận về một “Liên bang châu Âu”. Tham vọng của tổng thống Pháp sẽ dễ dàng đạt được hơn nếu không có nước Anh: quốc gia này có xu hướng đi theo đường lối của Margaret Thatcher, người vào năm 1990 đã nói rằng việc đưa ra đồng euro có thể dẫn tới “một liên bang châu Âu, điều mà chúng tôi hoàn toàn và dứt khoát từ chối.” Ba năm trước đó, đồng minh về ý thức hệ của bà Thatcher, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, đã ủng hộ chủ nghĩa liên bang ở Hoa Kỳ bằng một sắc lệnh hành pháp tuyên bố thiết lập lại “các nguyên tắc liên bang được đưa ra bởi các nhà soạn thảo [hiến pháp Hoa Kỳ]” khi trao bớt quyền lực từ Washington cho các tiểu bang. Reagan tuyên bố “Chủ nghĩa liên bang bắt nguồn từ nhận thức rằng tự do chính trị của chúng ta được đảm bảo tốt nhất bằng cách hạn chế quy mô và phạm vi của chính quyền trung ương”. Người đọc sẽ nhận thấy rằng “chủ nghĩa liên bang” có hai ý nghĩa đối nghịch ở đây, trong trường hợp thứ nhất nó mang nghĩa là một chính quyền trung ương mạnh mẽ hơn, và trong trường hợp thứ hai là một chính quyền trung ương yếu hơn. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Chủ nghĩa liên bang là gì?”

26/09/1960: Kennedy và Nixon lần đầu tranh luận

Nguồn: First Kennedy-Nixon debate, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, cuộc tranh luận giữa các ứng viên Tổng thống của hai đảng lớn đã được truyền hình trực tiếp. Hai ứng viên, John F. Kennedy, thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đại diện bang Massachusetts, và Richard M. Nixon, Phó tổng thống đương nhiệm, đã gặp nhau tại một studio ở Chicago để tranh luận về các vấn đề nội bộ của Mỹ.

Kennedy đã nổi lên là người chiến thắng rõ ràng trong cuộc tranh luận đầu tiên trong số bốn cuộc tranh luận trên truyền hình này, một phần là nhờ ông thoải mái trước camera hơn Nixon. Không giống như Kennedy, Nixon có vẻ lo lắng bồn chồn và từ chối không chịu trang điểm. Continue reading “26/09/1960: Kennedy và Nixon lần đầu tranh luận”

08/09/1974: Ford ân xá cho Nixon

Nguồn: Ford pardons Nixon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, trong một hành động gây tranh cãi, Tổng thống Gerald Ford đã ân xá cho người tiền nhiệm của mình, Richard M. Nixon, về bất cứ tội ác nào mà ông có thể đã thực hiện hoặc có liên quan trong thời gian tại nhiệm. Sau đó, Ford đã lên tiếng biện hộ cho hành động này trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện, giải thích rằng ông muốn chấm dứt sự chia rẽ quốc gia gây ra bởi vụ bê bối Watergate.

Bê bối Watergate nổ ra sau khi người ta tiết lộ rằng Nixon và các trợ lý của mình đã tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp trong chiến dịch tái tranh cử của ông, rồi sau đó cố gắng che giấu các bằng chứng về hành động sai trái này. Với tiến trình tố tụng hình sự chống lại ông trong Quốc Hội, Nixon đã cúi đầu trước áp lực của công chúng và trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên từ chức. Continue reading “08/09/1974: Ford ân xá cho Nixon”