‘Giả chết bắt quạ’? Sức khỏe Tổng bí thư và nan đề người kế vị

Tác giả: Nguyễn Khắc Giang

Vào tuần thứ hai tháng 1/2024, tin đồn về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, vị Tổng bí thư 79 tuổi của Đảng Cộng sản Việt Nam, lan truyền khắp cả nước. Lần xuất hiện công khai cuối cùng của ông là vào ngày 26/12/2023 khi ông tiếp đón Shii Kazuo, lãnh đạo Đảng Cộng sản Nhật Bản. Ông vắng mặt trong các sự kiện quan trọng sau đó, bao gồm chuyến thăm của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Tổng thống Indonesia Joko Widodo.

Tin đồn về tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi, nhập viện, hoặc thậm chí là việc ông đã qua đời rộ lên trên mạng xã hội bởi những người có ảnh hưởng truyền thông, và được đồn thổi kín đáo hơn trong giới quan sát chính trị. ‘Xác nhận’ từ những cá nhân có tiếng trên không gian mạng dường như củng cố thêm tính khả tín của tin đồn này. Thậm chí, các phương tiện truyền thông quốc tế, bao gồm BloombergReuters, cũng đổ thêm dầu vào lửa với cách đưa tin đầy ẩn ý. Continue reading “‘Giả chết bắt quạ’? Sức khỏe Tổng bí thư và nan đề người kế vị”

Nhiệm kỳ hai của Trump sẽ không khiến chính sách đối ngoại Mỹ thay đổi quá nhiều?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Another Trump Presidency Won’t Much Change U.S. Foreign Policy,Foreign Policy, ngày 22/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nỗi sợ hãi của thế giới phần lớn đã bị phóng đại.

Trừ phi xảy ra diễn biến khó lường, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ là cuộc tái đấu giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump. Dù hầu hết người Mỹ sẽ hạnh phúc hơn nếu cả hai không tham gia tranh cử, nhưng đó không phải là kịch bản có thể xảy ra vào tháng 11. Cuộc bầu cử đã được xem là “một sự kiện mang tính bước ngoặt” sẽ có tác động sâu rộng đến nền dân chủ Mỹ và cách nước này tiếp cận phần còn lại của thế giới. Continue reading “Nhiệm kỳ hai của Trump sẽ không khiến chính sách đối ngoại Mỹ thay đổi quá nhiều?”

Tìm hiểu về Think tank

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Hiện nay còn chưa thể đưa ra một định nghĩa nhất trí về tổ chức xã hội gọi là Think tank, bởi lẽ chính quyền các nước có quan điểm khác nhau về vấn đề có cho phép dân chúng được công khai phản biện chính sách của nhà nước hay không, có thể lập Think tank dân sự hay không…. Vì vậy ở đây chỉ có thể giải thích chung chung. Hiểu đơn giản, Think tank là tên gọi một loại tổ chức tập hợp các chuyên viên nhiều chuyên ngành nhằm nghiên cứu các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao … , cuối cùng đưa ra các lý thuyết, sách lược, ý tưởng, giải pháp có tính chất tư vấn nhằm hiến kế cho tầng lớp hoạch định chính sách chủ trương quốc gia. Continue reading “Tìm hiểu về Think tank”

Sự thực về cáo buộc ‘thông đồng thế lực nước ngoài’ chống lại Jimmy Lai

Nguồn: Luke de Pulford, “How I Became a Prop in Hong Kong’s Show Trials,” Foreign Policy, 11/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc đang sử dụng các biện pháp tra tấn và ép cung trong vụ điều tra và truy tố Jimmy Lai.

Bắc Kinh có thói quen để dành những công việc bẩn thỉu nhất vào thời điểm Lễ Giáng sinh. Lý do là vì dịp lễ này thường là cơ hội tốt để chôn vùi những tin tức xấu. Chính trị cũng cần một kỳ nghỉ. Lượng tin chất vấn sẽ giảm, và nhiều nhà báo sẽ cảm thấy biết ơn khi được ẩn náu sau các câu trả lời tự động, rằng họ không có mặt ở văn phòng. Continue reading “Sự thực về cáo buộc ‘thông đồng thế lực nước ngoài’ chống lại Jimmy Lai”

Đài Loan đang mất lòng tin vào Trung Quốc của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “In Taiwan, distrust of Xi Jinping’s China is real,” Nikkei Asia, 18/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thành viên của các đảng đối lập thân Bắc Kinh cũng cảm nhận được khủng hoảng.

Trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan, khi người dân Đài Bắc tranh luận sôi nổi nên bỏ phiếu cho ai, một cuộc tranh luận đặc biệt thú vị đã xảy ra giữa một ông già và một phụ nữ trẻ. Đáng ngạc nhiên là, trong số những từ xuất hiện nhiều nhất trong cuộc trò chuyện của họ, có Tập Cận Bình, tên nhà lãnh đạo đầy quyền lực của Trung Quốc. Continue reading “Đài Loan đang mất lòng tin vào Trung Quốc của Tập Cận Bình”

Lịch sử đằng sau ‘đường kẻ màu xanh lam’ chia cắt nước Mỹ

Nguồn: Ezekiel Kweku, “The Thin Blue Line That Divides America,” New York Times, 04/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ba năm trước đây, giữa những lá cờ mà những người ủng hộ Donald Trump mang theo khi họ xông vào Điện Capitol – gồm cờ Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) năm 2016 và cờ Keep America Great (Giữ cho nước Mỹ luôn vĩ đại) năm 2020, cờ chiến đấu của Hợp bang miền Nam, cờ Gadsden, cờ Cây thông, và cờ Sao và Sọc (Quốc kỳ) – đã xuất hiện một biến thể quen thuộc của lá cờ Mỹ: các ngôi sao trắng trên nền đen, các sọc đen trắng xen kẽ nhau, ngoại trừ sọc đầu tiên có màu xanh lam. Continue reading “Lịch sử đằng sau ‘đường kẻ màu xanh lam’ chia cắt nước Mỹ”

Trung Quốc hiện nay chưa có nhà văn tầm cỡ thế giới!

Tác giả: Tây Xuyên (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của người dịch: Lâu nay người Trung Quốc bàn cãi nhiều về vấn đề nền văn học lâu đời của họ chưa có tác phẩm nào được xếp vào hàng tác phẩm văn học đỉnh cao thế giới, chưa có nhà văn nào được coi là nhà văn tầm cỡ thế giới. Giải Nobel Văn 2012 trao cho Mạc Ngôn (trong hình) không làm thoả mãn cơn khát giải Nobel của họ và dường như họ đã nhanh chóng quên đi niềm vinh hạnh ấy. Tháng 12/2012, từ Stockholm trở về cho tới nay, Mạc Ngôn chưa được một lãnh đạo cấp cao nào tiếp kiến. Ngược lại ông được “đón tiếp” ngay bằng cuốn “Phê phán Mạc Ngôn” của hai giáo sư tiến sĩ văn học Lý Bân và Trình Quế Đình xuất bản tháng 4/2013, gồm bài viết của hơn 40 nhà phê bình văn học vạch ra 9 khuyết điểm lớn của Mạc Ngôn. Tiếp đó mạng xã hội có nhiều bài phê phán tác phẩm của Mạc Ngôn bôi xấu Trung Quốc, hợp với ý đồ của phương Tây… Tình hình nói trên cho thấy sự phức tạp, bế tắc, bi quan trên văn đàn Trung Quốc. Bài dưới đây của nhà thơ Tây Xuyên dưới tiêu đề “Trung Quốc hiện nay chưa có nhà văn tầm cỡ thế giới! Tất cả chỉ là những trò vui chơi bịp bợm” là một ví dụ. Continue reading “Trung Quốc hiện nay chưa có nhà văn tầm cỡ thế giới!”

Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine?

Nguồn: Gideon Rachman, “Taiwan can still avoid Ukraine’s fate,” Financial Times, 15/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vẫn còn những trở ngại khổng lồ đối với cuộc xâm lược của Trung Quốc vào hòn đảo.

Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Moscow vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.” Continue reading “Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine?”

Thế lưỡng nan của Mỹ trong việc đối phó với Houthi ở Biển Đỏ

Nguồn: Alexandra Stark, “Don’t Bomb the Houthi,” Foreign Affairs, 11/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngoại giao thận trọng có thể giúp ngăn chặn các cuộc tấn công ở Biển Đỏ.

Xung đột giữa Mỹ và lực lượng Houthi ở Biển Đỏ đang ngày càng leo thang. Ngày 31/12, những chiếc thuyền nhỏ của Houthi đã cố gắng tấn công một tàu thương mại. Sau khi trực thăng của hải quân Mỹ đáp trả vụ tấn công, Houthi – một nhóm nổi dậy kiểm soát vùng lãnh thổ có 80% dân số Yemen sinh sống – đã bắn vào họ. Phía Mỹ tiếp tục bắn trả, đánh chìm 3 thuyền của Houthi và giết chết 10 người. Sau đó, vào ngày 9/1, lực lượng Houthi đã tiến hành một trong những cuộc tấn công lớn nhất của họ ở Biển Đỏ cho đến nay, sử dụng 18 máy bay không người lái, hai tên lửa hành trình chống hạm, và một tên lửa đạn đạo chống hạm, nhưng đã bị lực lượng Mỹ và Anh đánh chặn. Continue reading “Thế lưỡng nan của Mỹ trong việc đối phó với Houthi ở Biển Đỏ”

Đài Loan là động lực cho cuộc thanh trừng quân sự của Tập?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s ambition to unify Taiwan motivates military purges,” Nikkei Asia, 11/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc hòn đảo chuẩn bị bỏ phiếu bầu tổng thống tiếp theo, Bắc Kinh đang tìm cách gây thêm áp lực.

Cuộc bầu cử tổng thống của Đài Loan đã mang lại cho Trung Quốc một cái cớ để phô diễn sức mạnh quân sự, và quân đội nước này, đặc biệt là các quân chủng rocket và tên lửa, đã trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế.

Chiều thứ Ba (09/01/2024), Bộ Quốc phòng Đài Loan đã phát đi một cảnh báo khẩn cấp, thông báo cho người dân rằng một tên lửa do Trung Quốc phóng đi đã bay qua khu vực phía nam của hòn đảo. Chuông báo động vang lên khắp Đài Loan, trong lúc người dân nhận được thông báo khẩn cấp trên điện thoại của mình. Continue reading “Đài Loan là động lực cho cuộc thanh trừng quân sự của Tập?”

Lại Thanh Đức, người dẫn đầu cuộc đua tổng thống Đài Loan, là ai?

Nguồn:Who is Lai Ching-te, the leader in Taiwan’s presidential race?”, The Economist, 08/01/2024.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ông có thể ăn nói nhẹ nhàng nhưng lời nói của ông thường khiến Trung Quốc tức giận.

Lại Thanh Đức (Lai Ching-te), phó tổng thống Đài Loan, đã nắm giữ hầu hết mọi chức vụ chính trị cấp cao tại hòn đảo này. Vào ngày 13/1, vị cựu bác sĩ hy vọng sẽ hoàn thiện lý lịch của mình với công việc hàng đầu: tổng thống Đài Loan. Vậy người đang dẫn đầu cuộc đua trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của Đài Loan này là ai? Continue reading “Lại Thanh Đức, người dẫn đầu cuộc đua tổng thống Đài Loan, là ai?”

Lần đầu tư giáo dục lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 22 tháng Sáu năm 1944, khi đã nắm chắc phần thắng trong cuộc chiến tranh chống phát xít, Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt ký “Dự luật Điều chỉnh quân nhân” (Servicemen’s Readjustment Act, thường gọi là G.I. Bill of Rights, thực chất là Luật về quyền lợi của quân nhân giải ngũ), nhằm chuẩn bị giải quyết quyền lợi cho 15 triệu binh sĩ Mỹ sắp giải ngũ khi chiến tranh kết thúc. Nội dung chính của Luật này là do Quân đoàn nước Mỹ (American Legion) dự thảo, sau đó hai viện Quốc hội thông qua Dự luật này vào mùa xuân 1944, khi Thế chiến II còn đang tiếp diễn gay go tại chiến trường Thái Bình Dương. Continue reading “Lần đầu tư giáo dục lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ”

Liệu Chính quyền Palestine có đủ khả năng quản lý Gaza?

Nguồn: Daniel Byman, “Can the Palestinian Authority Govern Gaza?,” Foreign Affairs, 04/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cần làm gì để giúp PA có thể cầm quyền thời hậu chiến?

Đến một lúc nào đó, súng sẽ ngừng nổ, bom sẽ ngừng rơi, và cuộc chiến ở Dải Gaza sẽ kết thúc. Khi đó, sẽ cần có người quản lý Gaza, nhưng các lựa chọn lại chẳng mấy khả quan. Hamas chắc chắn sẽ không được giao quyền kiểm soát, vì Israel đã thề rằng họ sẽ không bao giờ cho phép nhóm này xây dựng lại năng lực quân sự và một lần nữa đe dọa Israel. Hoặc Israel cũng có thể tiếp quản dải đất này, nhưng họ có lẽ không muốn quản lý hơn hai triệu người Palestine thù địch, những người chắc chắn sẽ tiến hành một cuộc nổi dậy ngầm, trong khi tính chính danh quốc tế của Israel tiếp tục suy giảm. Nhiều người đã đề xuất một lực lượng quốc tế, bao gồm chủ yếu quân đội từ các quốc gia Ả Rập, nhưng các thành viên Ả Rập tiềm năng đều đã tuyên bố rằng đó là điều không thể thành công. Continue reading “Liệu Chính quyền Palestine có đủ khả năng quản lý Gaza?”

Phân tích tác động từ cuộc “tái đấu” giữa Trump và Biden

Nguồn: Leslie Vinjamuri, “What Another Trump-Biden Showdown Means for the World,” Foreign Policy, 03/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc đua sẽ có các tác động tiềm tàng lên cam kết của Mỹ đối với chủ nghĩa đa phương, biến đổi khí hậu, và vấn đề Đài Loan.

Các vấn đề chính trị cục bộ sẽ quyết định kết quả của các cuộc bầu cử trên toàn thế giới trong năm nay, kể cả ở Mỹ. Các đối tác và đồng minh của Washington đang cảnh giác trước khả năng Donald Trump có thể trở lại Nhà Trắng; đồng thời, họ cũng chưa sẵn sàng để đối mặt với viễn cảnh một thế giới không được điều phối bởi quyền lực và sự lãnh đạo của Mỹ.

Nếu các cuộc bầu cử chủ yếu chỉ được thúc đẩy bởi các vấn đề trong nước, thì sẽ nảy sinh câu hỏi liệu chúng có thực sự tạo ra sự khác biệt cho chính sách đối ngoại hay không. Continue reading “Phân tích tác động từ cuộc “tái đấu” giữa Trump và Biden”

Sự hồi sinh của ngành tình báo Nga

Nguồn: Andrei Soldatov và Irina Borogan, “The Rebirth of Russian Spycraft,” Foreign Affairs, ngày 27/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến tranh Ukraine đã thay đổi cuộc chơi như thế nào đối với các điệp viên Điện Kremlin – và các đối thủ phương Tây của họ?

Tháng 4/2023, một công dân Nga nổi tiếng bị nghi ngờ có quan hệ với tình báo nước này đã có một cuộc đào tẩu ngoạn mục khỏi đất Ý. Artem Uss, một doanh nhân và là con trai của một cựu thống đốc Nga, đã bị giam giữ tại Milan vài tháng trước đó, với cáo buộc buôn lậu công nghệ quân sự nhạy cảm của Mỹ sang Nga. Theo bản cáo trạng do tòa án liên bang ở Brooklyn, New York, công bố vào tháng 10/2022, Uss đã buôn bán trái phép loại chất bán dẫn cần thiết để chế tạo tên lửa đạn đạo và nhiều loại vũ khí khác, một vài trong số đó đã được sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine. Tuy nhiên, trong lúc đang chờ dẫn độ sang Mỹ, Uss đã trốn khỏi Ý với sự giúp đỡ của một băng nhóm tội phạm người Serbia và trở về Nga. Continue reading “Sự hồi sinh của ngành tình báo Nga”

Khúc quanh bất ngờ trong hành trình năng lượng tái tạo của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Cuối năm 2023, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) kết luận  ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, và ông Trịnh Đình Dũng, nguyên Phó Thủ tướng, nằm trong số các quan chức cấp cao của Chính phủ phải chịu trách nhiệm cho các thiếu sót, vi phạm “trong công tác tham mưu, ban hành cơ chế phát triển điện mặt trời, điện gió; thực hiện Quy hoạch điện 7 điều chỉnh” (PDP7). Do đó, Ủy ban đề nghị các cơ quan liên quan tiến hành các biện pháp kỷ luật đối với ông Anh, ông Dũng và một số quan chức cấp cao khác có liên quan. Continue reading “Khúc quanh bất ngờ trong hành trình năng lượng tái tạo của Việt Nam”

Trục kháng chiến của Iran hình thành như thế nào?

Nguồn:What is Iran’s axis of resistance?”, The Economist, 15/11/2023

Biên dịch: Phan Nguyên

Mạng lưới dân quân đồng minh của Iran ở Trung Đông ngày càng hùng mạnh

Mỹ nói rằng quân đội của họ ở Syria và Iraq đã bị tấn công ít nhất 55 lần kể từ khi Hamas đột kích Israel vào ngày 7 tháng 10. Đổ lỗi cho Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này trên khắp Trung Đông, Washington đã đáp trả: vào ngày 12 tháng 11, Mỹ tiến hành đợt không kích thứ ba ở miền đông Syria kể từ cuối tháng 10. Các lực lượng ủy nhiệm của Iran cho đến nay đã ngừng phát động các cuộc tấn công có thể kéo Mỹ vào một cuộc chiến toàn diện. Nhưng hỏa lực của họ đặt ra mối đe dọa rõ ràng đối với Mỹ cũng như các đồng minh. Trục kháng chiến tự xưng này của Iran là gì và họ mạnh đến mức nào? Continue reading “Trục kháng chiến của Iran hình thành như thế nào?”

Phản ứng của các nước Đông Nam Á trước xung đột Israel-Hamas

Nguồn: Joseph Rachman, “Gaza Is a Burning Topic for Southeast Asia’s Domestic Politics,” Foreign Policy, 29/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một cuộc chiến xa xôi lại có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến một khu vực thường bị chia rẽ bởi tôn giáo.

Tại Indonesia, một ứng viên tổng thống và bộ trưởng ngoại giao đã phát biểu về cuộc chiến ở Gaza trước hàng trăm nghìn người biểu tình. Tại Malaysia, thủ tướng, đội khăn keffiyeh của người Palestine, đã dẫn đầu cuộc biểu tình của riêng mình, mô tả tình hình Gaza là “điên rồ” và “đỉnh cao của sự man rợ.” Còn tại Singapore, chính phủ cấm treo cờ của hai bên tham chiến. Continue reading “Phản ứng của các nước Đông Nam Á trước xung đột Israel-Hamas”

Tác động từ việc Putin tiết lộ với Tập chiến tranh Ukraine sẽ kéo dài 5 năm

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Putin promises Xi to ‘fight for five years’ in Ukraine,” Nikkei Asia, 28/12/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo tiết lộ từ các nguồn tin, trong cuộc gặp ở Moscow hồi tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Nga “sẽ chiến đấu [ít nhất] 5 năm” ở Ukraine.

Đó chắc hẳn là cách để Putin tóm tắt tình hình không thuận lợi đối với Nga vào thời điểm đó, và đảm bảo với Tập rằng cuối cùng Nga sẽ giành chiến thắng. Continue reading “Tác động từ việc Putin tiết lộ với Tập chiến tranh Ukraine sẽ kéo dài 5 năm”

Tiếng Việt: Niềm tự hào của chúng ta

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói / Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ. / Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa / Óng tre ngà và mềm mại như tơ…” (Thơ “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ).

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru những câu xa vời. À à ơi, tiếng ru muôn đời …Tiếng nước tôi, bốn nghìn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi… (Bài hát “Tình ca” của Phạm Duy).

Chẳng rõ ngoài tiếng Việt ra, trên thế gian này còn có thứ tiếng dân tộc nào được cả thi sĩ lẫn nhạc sĩ ca ngợi bằng những lời lẽ nghĩa lý sâu xa, tình cảm thắm thiết đến thế? Ắt hẳn tiếng Việt phải có khả năng tạo nên một sức hút kỳ diệu khiến trái tim các nhà nghệ sĩ rung lên phát ra thành lời thơ mượt mà, điệu nhạc du dương như trên. Là những người có giác quan nhạy cảm trước mọi cái đẹp, cái vượt trội, các nghệ sĩ bẩm sinh có khả năng nhận ra những cái người thường khó nhận thấy. Mấy câu ca lời thơ trích dẫn ở trên chứng tỏ điều đó. Continue reading “Tiếng Việt: Niềm tự hào của chúng ta”