26/08/1914: Trận Tannenberg trong Thế chiến I

Nguồn: Battle of Tannenberg begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 26/08/1914, trong những tuần mở đầu Thế chiến I, Tập đoàn quân số 8 của Đức, dưới sự chỉ huy của Paul von Hindenburg và Erich Ludendorff, đã giáng một đòn chí mạng vào Tập đoàn quân số 2 của Nga, khi ấy đang tiến công ở Đông Phổ theo sự hướng dẫn của tướng Aleksandr Samsonov.

Giữa tháng 8/1914, sớm hơn nhiều so với dự đoán, Nga đã đưa hai đạo quân của mình tiến vào Đông Phổ, trong khi người Đức, dựa theo chiến lược của mình, lại tập trung phần lớn lực lượng sang phía tây nhằm chống lại Pháp. Tập đoàn quân số 1 của Nga, dưới sự chỉ huy của tướng Pavel Rennenkampf, đã tiến đến phía đông bắc của Đông Phổ, trong khi Tập đoàn quân số 2 của Samsonov tiến về phía tây nam, dự kiến sẽ kết hợp với người của Rennenkampf, dùng thế gọng kìm đánh Tập đoàn quân số 8 của Đức, vốn áp đảo họ về quân số. Tuy nhiên, sau khi Nga giành chiến thắng trong trận Gumbinnen ngày 20/08, Rennenkampf đã tạm dừng để tập hợp lại lực lượng của mình. Continue reading “26/08/1914: Trận Tannenberg trong Thế chiến I”

08/08/1918: Trận Amiens trong Thế chiến I

Nguồn: Battle of Amiens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, phe Hiệp Ước đã phát động một chiến dịch tấn công nhằm vào các vị trí của quân Đức ở Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I, mở đầu bằng trận đánh tấn công trừng phạt tại Amiens, trên bờ sông Somme, tây bắc nước Pháp.

Hứng chịu thương vong nặng nề sau cuộc tấn công đầy tham vọng vào mùa xuân năm 1918 của họ, phần lớn quân đội Đức khi ấy đã kiệt quệ, và tinh thần của họ lại càng sa sút giữa cảnh thiếu hụt nhu yếu phẩm và dịch cúm đang lan rộng. Vài chỉ huy người Đức tin rằng tình thế đang chuyển biến theo cách không thể đảo ngược, theo hướng có lợi cho kẻ thù. Tuy nhiên, Erich Ludendorff, Tổng Tư lệnh Đức, từ chối chấp nhận thực tế này và gạt bỏ mọi lời khuyên của các chỉ huy cấp cao về việc rút quân hoặc chuyển sang đàm phán. Continue reading “08/08/1918: Trận Amiens trong Thế chiến I”

22/07/1916: Đánh bom Ngày chuẩn bị tham chiến ở San Francisco

Nguồn: Preparedness Day bombing in San Francisco, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, cuộc diễu hành lớn được tổ chức ở San Francisco, California, nhằm kỷ niệm Ngày Chuẩn bị (Preparedness Day), trước khi Mỹ chính thức tham gia Thế chiến I, đã bị gián đoạn bởi vụ nổ gây ra bởi một quả bom giấu trong một chiếc vali, làm chết 10 người và bị thương 40 người khác.

Mùa hè năm 1916, giữa bối cảnh Thế chiến I bùng nổ ở châu Âu, khi tàu Mỹ và các tàu trung lập khác liên tục bị tàu ngầm Đức đe dọa, nhiều người Mỹ đã thấy rõ rằng đất nước của họ không thể đứng bên lề lâu hơn được nữa. Với suy nghĩ này, các nhân vật hàng đầu trong giới kinh doanh ở thành phố San Francisco đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc diễu hành nhằm tôn vinh sự chuẩn bị của quân đội Mỹ. Continue reading “22/07/1916: Đánh bom Ngày chuẩn bị tham chiến ở San Francisco”

03/07/1918: Sultan Mohammed V của Đế chế Ottoman qua đời

Nguồn: Mohammed V, sultan of Turkey, dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, khi người Thổ Nhĩ Kỳ còn đang vật lộn trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến chống lại các cường quốc phe Đồng minh Hiệp ước trong Thế chiến I, Mohammed V, sultan (quốc vương) của Đế chế Ottoman, đã qua đời ở tuổi 73.

Sinh năm 1844 tại Constantinople, Mohammed lên ngôi vào năm 1909 sau khi anh trai ông, Abdul Hamid, bị buộc phải thoái vị dưới áp lực của Ủy ban Liên minh và Tiến bộ (Committee of Union and Progress, CUP), một đảng chính trị mới nổi, thường được biết đến với tên gọi Đảng Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ (Young Turks). Continue reading “03/07/1918: Sultan Mohammed V của Đế chế Ottoman qua đời”

22/05/1917: Thủ tướng Hungary từ chức, đế chế Áo-Hung lâm vào khủng hoảng

Nguồn: Crisis mounts in Austria-Hungary amid hunger and discontent, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, giữa lúc đói kém và bất mãn dần lan rộng trong cộng đồng dân sự và quân sự của Đế quốc Áo-Hung, khủng hoảng cũng dần gia tăng trong chính phủ nước này, khi Thủ tướng Hungary Istvan Tisza từ chức theo yêu cầu của Hoàng đế Áo, Karl I.

Vốn đã là một cường quốc trên đà đi xuống khi Thế chiến I nổ ra vào năm 1914, xã hội Áo-Hung khi ấy là một xã hội chủ yếu nông nghiệp nhưng lại không thể tự cung tự cấp về lương thực. Chiến tranh đã cắt đứt hai nguồn cung cấp lương thực chính của nước này là Nga và Romania, và việc đẩy mạnh nỗ lực quân sự cũng cắt giảm đáng kể sản lượng quốc nội: vào năm 1917, sản lượng lúa mì của Áo giảm xuống còn chưa đến một nửa sản lượng năm 1913, lúa mạch đen và yến mạch thậm chí còn giảm nhiều hơn thế. Continue reading “22/05/1917: Thủ tướng Hungary từ chức, đế chế Áo-Hung lâm vào khủng hoảng”

28/03/1915: Công dân Mỹ đầu tiên bị giết trong Thế chiến I

Nguồn: First American citizen killed during WWI, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, công dân Mỹ đầu tiên đã thiệt mạng trong Thế chiến I, cuộc xung đột khi đó đã kéo dài 8 tháng ở châu Âu.

Leon Thrasher, một kỹ sư khai thác mỏ 31 tuổi quê ở Massachusetts, đã chết đuối khi một tàu ngầm Đức, U-28, phóng ngư lôi vào con tàu chở khách Falaba, đang trên đường từ Liverpool đến Tây Phi, ngoài khơi bờ biển nước Anh. Trong số 242 hành khách và thủy thủ đoàn trên tàu Falaba, đã có 104 người chết đuối. Thrasher, nhân viên làm việc tại Gold Coast ở Tây Phi thuộc Anh, đang trên đường từ Anh trở về Tây Phi với tư cách là một hành khách trên tàu. Continue reading “28/03/1915: Công dân Mỹ đầu tiên bị giết trong Thế chiến I”

04/03/1918: Ca nhiễm đầu tiên trong đại dịch cúm Tây Ban Nha

Nguồn: First cases reported in deadly Spanish flu pandemic, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, ngay trước khi dùng bữa sáng, Binh nhì Albert Gitchell của Lục quân Mỹ đã được chuyển đến bệnh viện ở Fort Riley, Kansas, sau khi xuất hiện các triệu chứng giống như cảm lạnh – bao gồm đau họng, sốt và đau đầu. Đến buổi trưa cùng ngày, hơn 100 đồng đội của anh cũng đã báo cáo về các triệu chứng tương tự, và người ta chính thức ghi nhận các trường hợp được cho là những ca bệnh đầu tiên trong đại dịch cúm lịch sử năm 1918, sau này được gọi là cúm Tây Ban Nha. Sau cùng, căn bệnh đã giết chết 675.000 người Mỹ và khoảng 20 – 50 triệu người khác trên khắp thế giới, trở thành nguyên nhân gây tử vong cao hơn cả Thế chiến I. Continue reading “04/03/1918: Ca nhiễm đầu tiên trong đại dịch cúm Tây Ban Nha”

21/02/1918: Quân Đồng minh Hiệp ước đánh chiếm Jericho

Nguồn: Allied troops capture Jericho, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rạng sáng ngày này năm 1918, lực lượng Đồng minh Hiệp ước gồm lục quân Anh và kỵ binh Úc đã chiếm được thành phố Jericho ở Palestine sau trận chiến kéo dài ba ngày với quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Được chỉ huy bởi Tướng Anh Edmund Allenby, quân Hiệp ước bắt đầu cuộc tấn công vào thứ Ba, ngày 19/02, ở ngoại ô Jerusalem. Mặc dù chiến đấu với điều kiện thời tiết bất lợi và phải đối đầu với kẻ thù là người Thổ đầy quyết tâm, họ vẫn có thể di chuyển gần 20 dặm về phía Jericho chỉ trong vòng ba ngày. Continue reading “21/02/1918: Quân Đồng minh Hiệp ước đánh chiếm Jericho”

31/01/1917: Đức tuyên bố chiến tranh tàu ngầm U-boat

Nguồn: Germans unleash U-boats, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 31/01/1917, Đức tuyên bố sẽ nối lại chiến tranh tàu ngầm không hạn chế ở Đại Tây Dương, theo đó các tàu ngầm trang bị ngư lôi của Đức sẽ tấn công bất kỳ con tàu nào, kể cả tàu chở khách dân sự, xuất hiện trong vùng biển có chiến sự.

Khi Thế chiến I nổ ra vào năm 1914, Tổng thống Woodrow Wilson đã cam kết Mỹ sẽ có thái độ trung lập, một quan điểm mà đại đa số người dân nước này ủng hộ. Tuy nhiên, Anh là một trong những đối tác thương mại thân thiết nhất của Mỹ, và căng thẳng sớm nảy sinh giữa Mỹ và Đức khi người Đức tìm mọi cách phong tỏa Quần đảo Anh. Một số tàu của Mỹ trên đường đến Anh đã bị hư hại hoặc bị đánh chìm bởi mìn của Đức, và vào tháng 02/1915, Đức tuyên bố phát động chiến tranh không hạn chế nhắm vào tất cả các tàu, bất kể có trung lập hay không, đi vào vùng chiến sự xung quanh Anh. Continue reading “31/01/1917: Đức tuyên bố chiến tranh tàu ngầm U-boat”

23/01/1920: Hà Lan từ chối dẫn độ Hoàng đế Wilhelm II

Nguồn: Netherlands refuses to extradite Kaiser Wilhelm to the Allies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, chính phủ Hà Lan đã từ chối yêu cầu của các nước Đồng minh về việc dẫn độ Wilhelm II, cựu Hoàng đế Đức (Kaiser), người đã sống lưu vong ở Hà Lan từ tháng 11/1918.

Đầu tháng 11/1918, tình hình đã trở nên ảm đạm đối với phe Liên minh Trung tâm trên tất cả các mặt trận của Thế chiến I. Wilhelm II đang có mặt tại tổng hành dinh quân đội Đức ở thị trấn nghỉ dưỡng Spa của Bỉ khi tin tức liên tiếp đến với ông: công nhân bạo loạn ở Berlin, binh biến trong Hải quân Đức và dấu hiệu khởi đầu cách mạng toàn diện ở Đức. Dường như từ mọi hướng, đều có những lời kêu gọi hòa bình, cải cách và loại bỏ hoàng đế. Wilhelm II được thông báo rằng Bộ Tổng tham mưu Đức sẽ thực hiện một cuộc hành quân thống nhất, có trật tự quay trở về nước Đức khi chiến tranh kết thúc, nhưng họ sẽ không bảo vệ ông trước các đối thủ trong nước. Continue reading “23/01/1920: Hà Lan từ chối dẫn độ Hoàng đế Wilhelm II”

16/01/1916: Montenegro đầu hàng quân Áo – Hung

Nguồn: Montenegro capitulates to Austro-Hungarian force, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, sau cuộc tấn công kéo dài 8 ngày đánh dấu sự khởi đầu của một chiến lược mới, tích cực gây hấn trong khu vực, quân đội Áo-Hung dưới sự chỉ huy của tổng tư lệnh Franz Conrad von Hotzendorf đã chiếm được Montenegro thuộc vùng Balkan.

Cuối năm 1915, sau những thất bại ban đầu, Liên minh Trung tâm đã hoàn thành việc chinh phục Serbia, quốc gia Balkan mới nổi mà họ tuyên bố đã kích động chiến tranh vào tháng 06/1914, khi một người theo chủ nghĩa dân tộc Serbia ám sát Franz Ferdinand, Thái tử nước Áo. Bất chấp thành công ở Balkan, Conrad vẫn rất tức giận vì những chiến thắng này phần lớn là do quân Đức chứ không phải Áo. Ông phản đối việc thành lập bộ chỉ huy liên quân Đức-Áo trong khu vực, với lý do sợ rằng Áo sẽ bị phụ thuộc vào đồng minh mạnh hơn của mình. Continue reading “16/01/1916: Montenegro đầu hàng quân Áo – Hung”

01/10/1918: “Lawrence xứ Ả Rập” chiếm Damascus

Nguồn: Lawrence of Arabia captures Damascus, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, liên quân Anh-Ả Rập đã chiếm được Damascus từ tay người Thổ Nhĩ Kỳ, hoàn thành việc giải phóng bán đảo Arabia trong Thế chiến I. Vị chỉ huy quan trọng của phe Hiệp ước là T.E. Lawrence, người lính Anh huyền thoại, thường được biết đến với tên gọi “Lawrence xứ Ả Rập” (Lawrence of Arabia).

Lawrence – một người gốc Ả Rập sinh ra ở Tremadoc, xứ Wales, sau đó theo học tại trường Oxford – bắt đầu làm việc cho quân đội Anh với tư cách là sĩ quan tình báo ở Ai Cập kể từ năm 1914. Ông đã dành hơn một năm ở Cairo để xử lý các thông tin tình báo. Năm 1916, ông tháp tùng một nhà ngoại giao Anh tới Arabia, nơi Hussein bin Ali, tiểu vương Mecca, phát động cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ. Lawrence thuyết phục cấp trên của mình hỗ trợ cho phong trào của Hussein và đã được cử tham gia quân của Faisal, con trai Hussein, với tư cách là một sĩ quan liên lạc. Continue reading “01/10/1918: “Lawrence xứ Ả Rập” chiếm Damascus”

24/09/1918: Bulgaria đàm phán ngừng bắn với phe Hiệp ước

Nguồn: Bulgaria seeks ceasefire with Allied powers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, chính phủ Bulgaria ra một tuyên bố chính thức thông báo rằng họ đã cử một phái đoàn đàm phán nhằm tìm kiếm một lệnh ngừng bắn với phe Hiệp ước, từ đó chấm dứt sự tham gia của Bulgaria vào Thế chiến I.

Sau khi được cả hai phe bí mật dụ dỗ trở thành đồng minh trong những tháng đầu của cuộc chiến, Bulgaria đã quyết định ủng hộ Đức và các cường quốc Liên minh Trung tâm vào tháng 10/1915. Continue reading “24/09/1918: Bulgaria đàm phán ngừng bắn với phe Hiệp ước”

08/09/1915: Khí cầu Zeppelin của Đức tấn công London

Nguồn: German airship hits central London, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, chiếc Zeppelin của Đức, lái bởi Heinrich Mathy, một trong những phi công khinh khí cầu vĩ đại của Thế chiến I, đã tấn công vùng Aldersgate ở trung tâm London, khiến 22 người thiệt mạng và gây ra thiệt hại lên tới 500.000 bảng Anh.

Zeppelin, một loại khí cầu cứng điều khiển bằng động cơ, được phát triển bởi nhà phát minh người Đức Ferdinand Graf von Zeppelin vào năm 1900. Dù một nhà phát minh người Pháp đã tạo ra khí cầu điều khiển bằng động cơ từ vài thập niên trước đó, nhưng quả bóng khổng lồ được thiết kế bởi von Zeppelin, cùng với bộ khung thép, vẫn là khí cầu lớn nhất từng được chế tạo cho đến nay. Tuy nhiên, trong trường hợp của Zeppelin, tính an toàn đã bị đánh đổi với kích thước: loại khí cầu khung thép nặng này rất dễ phát nổ, do chúng bay lên nhờ khí hydro dễ cháy, thay vì khí heli trơ không bắt lửa. Continue reading “08/09/1915: Khí cầu Zeppelin của Đức tấn công London”

05/09/1914: Tướng Joseph Joffre ra lệnh tấn công tại Marne

Nguồn: French general gives order to attack at the Marne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, lúc chiều tối, Tướng Joseph Joffre, tổng tư lệnh quân đội Pháp trong Thế chiến I, đã yêu cầu quân đội của mình chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới chống lại quân Đức – những người đang tiến gần đến sông Marne, miền đông bắc nước Pháp. Trận đánh dự kiến bắt đầu vào sáng hôm sau.

Với việc Tập đoàn quân số 6 của Pháp vào vị trí sẵn sàng bắt đầu một cuộc tấn công nhắm vào cánh phải của Tập đoàn quân số 1 của Đức đóng tại đông bắc Paris, Joffre đã bị áp lực từ chỉ huy quân sự Paris, Tướng Joseph-Simon Gallieni, phải mở một cuộc tổng tấn công để hỗ trợ. Ngày 03/09, Joffre đưa ra quyết định khó khăn khi sa thải tư lệnh Tập đoàn quân số 5, Tướng Charles Lanrezac, trừng phạt ông vì quá thận trọng khi ra lệnh rút lui trong Trận Charleroi (từ ngày 22 đến 24/08) – dù thực tế nước đi này đã cứu cánh trái của quân Pháp khỏi vòng vây của Đức – và thay thế ông bằng Tướng Louis Franchet d’Esperey hiếu chiến hơn. Continue reading “05/09/1914: Tướng Joseph Joffre ra lệnh tấn công tại Marne”

03/09/1919: Wilson bắt đầu chuyến đi quảng bá cho Hội Quốc Liên

Nguồn: Wilson embarks on tour to promote League of Nations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, Tổng thống Woodrow Wilson bắt đầu chuyến công du khắp nước Mỹ nhằm thúc đẩy sự ủng hộ việc Mỹ trở thành thành viên Hội Quốc Liên, một tổ chức quốc tế mà ông hy vọng sẽ giúp giải quyết các xung đột quốc tế và ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu khác như cuộc chiến mà họ vừa trải qua – Thế chiến I. Chuyến đi đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của Wilson.

Thế chiến I, nổ ra vào năm 1914, là minh chứng rõ ràng cho Wilson thấy mối quan hệ khó tránh khỏi giữa ổn định quốc tế và an ninh quốc gia của Mỹ. Tháng 01/1919, tại Hội nghị Hòa bình Paris – sự kiện chính thức kết thúc Thế chiến I, Wilson kêu gọi các nhà lãnh đạo từ Pháp, Anh và Ý cùng nhiều quốc gia khác soạn thảo Công ước Hội Quốc Liên. Wilson hy vọng một tổ chức như vậy sẽ giúp các nước hòa giải xung đột trước khi chiến tranh bùng phát. Continue reading “03/09/1919: Wilson bắt đầu chuyến đi quảng bá cho Hội Quốc Liên”

14/08/1917: Trung Quốc tuyên chiến với Đức

Nguồn: China declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917, khi Thế chiến I bước sang năm thứ tư, Trung Quốc đã từ bỏ vị thế trung lập và tuyên chiến với Đức.

Ngay từ khi bắt đầu, phạm vi của Thế chiến I đã không chỉ giới hạn ở châu Âu; ở khu vực Viễn Đông, hai quốc gia đối địch là Nhật Bản và Trung Quốc luôn cố xác định vai trò của họ trong cuộc chiến này. Là một quốc gia tham vọng và là đồng minh của Anh từ năm 1902, Nhật Bản đã nhanh chóng tuyên chiến với Đức vào ngày 23/08/1914. Sau đó, họ lập tức lên kế hoạch chiếm Thanh Đảo – căn cứ hải quân nước ngoài lớn nhất của Đức nằm trên bán đảo Sơn Đông, Trung Quốc – bằng các cuộc tấn công kết hợp bộ binh và hải quân. Continue reading “14/08/1917: Trung Quốc tuyên chiến với Đức”

02/08/1917: Binh biến nổ ra trên chiến hạm Đức

Nguồn: Mutiny breaks out on German battleship, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong khi lực lượng của Anh chuyển đến đóng tại những vị trí vừa mới chiếm được từ tay quân Đức ở Công sự Ypres (Ypres Salient) trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I, thì người Đức cũng phải đối mặt với nhiều rắc rối trong nước, khi một cuộc nổi loạn nổ ra trên chiến hạm Đức, chiếc Prinzregent Luitpold, neo đậu tại cảng Wilhelmshaven ở Biển Bắc.

Trong cuộc nổi loạn này, khoảng 400 thủy thủ đã diễu hành vào thị trấn, kêu gọi chấm dứt chiến tranh và tuyên bố họ không còn muốn tiếp tục chiến đấu. Mặc dù các quan chức quân đội đã nhanh chóng kiểm soát cuộc biểu tình và các thủy thủ đã được thuyết phục trở về tàu của mình mà không có bạo lực nào thực sự xảy ra. Khoảng 75 người trong số họ đã bị bắt và tống giam, còn những kẻ cầm đầu cuộc nổi loạn sau đó đã bị đưa ra kết án và xử tử. Continue reading “02/08/1917: Binh biến nổ ra trên chiến hạm Đức”

28/06/1919: Keynes phản đối Hoà ước Versailles, tiên đoán hỗn loạn kinh tế

Nguồn: Keynes predicts economic chaos, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, tại Cung điện Versailles bên ngoài Paris, Đức ký Hiệp ước Versailles với phe Hiệp ước, chính thức kết thúc Thế chiến I. Nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes, một thành viên tham dự hội nghị hòa bình nhưng sau đó đã rời đi để phản đối hiệp ước, là một trong những nhà phê bình thẳng thắn nhất đối với thỏa thuận mang tính trừng phạt này.

Trong cuốn The Economic Consequences of the Peace (Hậu quả kinh tế của hoà ước) xuất bản vào tháng 12/1919, Keynes dự đoán rằng khoản bồi thường chiến phí khổng lồ cùng các điều khoản khắc nghiệt khác áp đặt lên Đức sẽ dẫn đến sự sụp đổ tài chính của nước này, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên kinh tế và chính trị ở châu Âu và trên toàn thế giới. Continue reading “28/06/1919: Keynes phản đối Hoà ước Versailles, tiên đoán hỗn loạn kinh tế”

20/06/1919: Nội các Đức từ chức vì bế tắc ở Hoà đàm Versailles

Nguồn: German cabinet resigns over Versailles deadlock, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, trong những ngày cuối cùng của Hội nghị Hòa bình Versailles tổ chức tại Paris, Pháp, nội các Đức đã rơi vào bế tắc trước việc có nên chấp nhận các điều khoản được đề xuất cho phái đoàn của họ – chủ yếu đến từ Hội đồng Tứ cường: Pháp, Anh, Mỹ và Ý – và theo đó có nên phê chuẩn Hiệp ước Versailles hay không.

Ngày 07/05/1919, phái đoàn Đức được nghe trình bày về các điều khoản của hiệp ước, sau đó, họ có hai tuần để tìm hiểu tài liệu kỹ hơn, và gửi lại phản hồi chính thức bằng văn bản. Người Đức, vốn đã đặt trọn niềm tin vào quan điểm của Tổng thống Woodrow Wilson về cái gọi là “hòa bình không có chiến thắng” (peace without victory) và đã viện dẫn “Mười bốn điểm” nổi tiếng của ông làm cơ sở cho họ tìm kiếm hòa bình vào tháng 11/1918, nay vô cùng tức giận và vỡ mộng trước nội dung thực sự của bản hiệp ước. Continue reading “20/06/1919: Nội các Đức từ chức vì bế tắc ở Hoà đàm Versailles”