11/09/1777: Trận Brandywine bắt đầu

Nguồn: The Battle of Brandywine begins, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1777, Tướng William Howe và Tướng Charles Cornwallis đã phát động một cuộc tấn công toàn diện của Anh chống lại quân của Tướng George Washington và tiền đồn của phe Ái quốc tại Brandywine Creek, gần Chadds Ford thuộc Quận Delaware, Pennsylvania và trên con đường nối Baltimore với Philadelphia.

Howe và Cornwallis đã chia 18.000 lính Anh thành hai đội quân riêng biệt, với Howe dẫn đầu cuộc tấn công trực diện còn Cornwallis vòng sang tấn công từ cánh phải. Màn sương dày vào buổi sáng đã giúp quân Anh không bị lộ, vì vậy Washington không hề biết quân Anh đã chia thành hai đội và bị động trước cuộc tấn công của Anh. Continue reading “11/09/1777: Trận Brandywine bắt đầu”

09/09/1850: California trở thành tiểu bang thứ 31 của Hoa Kỳ

Nguồn: California becomes the 31st state in record time, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1850, California đã trở thành tiểu bang thứ 31 của liên bang Hoa Kỳ (mà không cần trải qua quy chế “lãnh thổ”), dù mới chỉ thuộc Hoa Kỳ chưa đầy hai năm.

Trước đó, Mexico đã miễn cưỡng nhượng lại California và phần lớn lãnh thổ phía bắc nước này cho Hoa Kỳ theo Hiệp ước Guadalupe Hidalgo năm 1848. Khi các nhà ngoại giao Mexico ký hiệp ước, họ đã hình dung California là một vùng đất với những thị trấn truyền giáo vắng lặng cùng dân số nhỏ vào khoảng 7.300 người – một tổn thất không lớn đối với đế chế Mexico. Sự hối tiếc của họ sẽ đã tăng lên đáng kể nếu họ biết rằng vàng đã được phát hiện ở xưởng cưa của Sutter tại Coloma, California chín ngày trước khi họ ký hiệp ước hòa bình này. Continue reading “09/09/1850: California trở thành tiểu bang thứ 31 của Hoa Kỳ”

07/09/1864: Thành phố Atlanta được sơ tán

Nguồn: Atlanta is evacuated, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1864, để chuẩn bị cho cuộc hành quân ra biển, Tướng William T. Sherman của Liên bang miền Bắc đã yêu cầu cư dân của Atlanta, Georgia, sơ tán khỏi thành phố.

Mặc dù Sherman vừa chiếm được Atlanta với tổn thất tối thiểu, song ông vẫn lo lắng về các cung đường tiếp tế của mình – vốn kéo dài tới tận Louisville, Kentucky. Khi chỉ huy của đội kỵ binh Hợp bang miền Nam là Nathan Bedford Forrest vẫn chưa bị bắt, Sherman dự kiến sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì một đường dây liên lạc mở và suy luận rằng mình không thể ở lại Atlanta lâu. Quân số để đảm bảo cho việc bảo vệ các tuyến đường sắt và điện tín gần như bằng với số lượng quân ông đang có ở Atlanta. Continue reading “07/09/1864: Thành phố Atlanta được sơ tán”

Walter Raleigh: Nhà văn, nhà thám hiểm người Anh thời Elizabeth I

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Walter Raleigh (1552 – 1618) là một nhà thám hiểm, nhà hàng hải, tác giả, nhà thơ và là cận thần của Elizabeth I.

Walter Raleigh (hay Ralegh) sinh ra trong một gia đình quý tộc có tiếng tại Hayes Barton, Devon vào khoảng năm 1552. Ông từng học tại Đại học Oxford một thời gian, sau đó chiến đấu với các tín đồ Huguenot (Giáo hội Kháng cách) ở Pháp rồi học luật tại London.

Năm 1578, Raleigh đến Mỹ bằng đường biển cùng nhà thám hiểm Sir Humphrey Gilbert, anh trai cùng cha khác mẹ của ông. Chuyến đi này nhiều khả năng đã thúc đẩy ông lên kế hoạch xây dựng một thuộc địa tại đây. Năm 1585, Raleigh đã bảo trợ cho thuộc địa Anh đầu tiên ở Mỹ trên Đảo Roanoke (nay là Bắc Carolina). Continue reading “Walter Raleigh: Nhà văn, nhà thám hiểm người Anh thời Elizabeth I”

04/09/1951: Mỹ phát sóng chương trình truyền hình xuyên lục địa đầu tiên

Nguồn: President Truman makes first transcontinental television broadcast, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1951, bài phát biểu khai mạc của Tổng thống Harry S. Truman trong một hội nghị ở San Francisco đã được phát trên toàn quốc, đánh dấu lần đầu tiên một chương trình truyền hình được phát sóng từ bờ Tây sang bờ Đông nước Mỹ. Bài phát biểu tập trung vào việc Truman chấp nhận một hiệp ước chính thức chấm dứt việc Mỹ chiếm đóng Nhật Bản sau Thế chiến II.

Theo CBS, chương trình được phát sóng thông qua công nghệ vi ba hiện đại nhất khi ấy và đã được thu bởi 87 nhà đài ở 47 thành phố. Trong bài phát biểu, Truman ca ngợi hiệp ước này là một cách giúp “xây dựng một thế giới mà trẻ em của tất cả các quốc gia có thể cùng chung sống hòa bình.” Khi chủ nghĩa cộng sản đe dọa sẽ lan khắp các quốc gia Vành đai Thái Bình Dương như Hàn Quốc và Việt Nam, Hoa Kỳ đã nhận thấy cần phải tạo ra một đồng minh thông qua một Nhật Bản hùng mạnh, dân chủ. Continue reading “04/09/1951: Mỹ phát sóng chương trình truyền hình xuyên lục địa đầu tiên”

02/09/1885: Người Trung Quốc bị người da trắng thảm sát ở Wyoming

Nguồn: Whites massacre Chinese in Wyoming Territory, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1885, 150 thợ mỏ da trắng ở Rock Springs, Wyoming, đã tấn công dã man các đồng nghiệp người Trung Quốc, giết chết 28 người, làm bị thương 15 người khác và khiến hàng trăm người phải rời khỏi thị trấn.

Trước đó, các thợ mỏ làm việc tại mỏ than Union Pacific đã cố gắng tập hợp lại và đình công suốt nhiều năm để đòi điều kiện làm việc tốt hơn. Nhưng lúc nào công ty đường sắt đầy quyền lực này đều luôn chiến thắng. Vì muốn tìm người để đổ lỗi, các thợ mỏ giận dữ đã trút giận vào người Trung Quốc. Các thợ khai thác than người Trung Quốc là những công nhân chăm chỉ, song ban đầu Union Pacific đã đưa nhiều người trong số họ tới Rock Springs để làm người phản đối đình công, và họ tỏ ra không mấy quan tâm đến công đoàn của các thợ mỏ tại đây. Continue reading “02/09/1885: Người Trung Quốc bị người da trắng thảm sát ở Wyoming”

28/08/1917: Tổng thống Wilson bị người biểu tình chặn đường

Nguồn: President Woodrow Wilson picketed by women suffragists, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917, Tổng thống Woodrow Wilson đã bị chặn đường bởi những người ủng hộ quyền bầu cử của phụ nữ trước Nhà Trắng, những người muốn ông ủng hộ việc sửa đổi Hiến pháp để đảm bảo phụ nữ có quyền bầu cử.

Wilson từng có quá khứ ủng hộ quyền bầu cử của phụ nữ, mặc dù ông thường hứa suông trước những yêu cầu của người ủng hộ trong các chiến dịch chính trị và lịch sự chào hỏi những người biểu tình ôn hòa trước kia tại Nhà Trắng. Ông cũng từng làm giáo viên tại trường nữ sinh và là cha của hai cô con gái tự xem mình là “những người ủng hộ quyền bầu cử của phụ nữ.” Continue reading “28/08/1917: Tổng thống Wilson bị người biểu tình chặn đường”

26/08/1968: Người biểu tình bao vây hội nghị Đảng Dân chủ

Nguồn: Democratic convention besieged by protesters, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1968, khi Hội nghị Toàn quốc của Đảng Dân chủ đang diễn ra ở Chicago, hàng nghìn người biểu tình chống chiến tranh đã xuống đường để phản đối cuộc chiến tại Việt Nam và sự ủng hộ cuộc chiến của ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ – Phó Tổng thống Hubert Humphrey.

Trong bốn ngày diễn ra hội nghị được xem là bạo lực nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, cảnh sát và lực lượng Vệ binh Quốc gia đã đụng độ với người biểu tình bên ngoài toà nhà International Amphitheater. Hàng trăm người, bao gồm cả những người qua đường vô tội, đã bị đánh đập bởi cảnh sát Chicago. Continue reading “26/08/1968: Người biểu tình bao vây hội nghị Đảng Dân chủ”

24/08/1814: Quân Anh phóng hỏa Nhà Trắng

Nguồn: British troops set fire to the White House, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1814, trong Chiến tranh Anh – Mỹ năm 1812, quân Anh đã tiến vào Washington DC và phóng hoả đốt Nhà Trắng nhằm trả đũa cuộc tấn công của Mỹ vào thành phố York ở Ontario, Canada hồi tháng 06/1813.

Khi quân Anh tràn tới Nhà Trắng, họ phát hiện Tổng thống James Madison và đệ nhất phu nhân Dolley đã di tản đến nơi an toàn ở Maryland. Các binh sĩ được cho là đã ngồi xuống và ăn một bữa từ thức ăn thừa trong bếp của Nhà Trắng, sử dụng bát đĩa tại đây trước khi cướp phá dinh thự của tổng thống và phóng hoả nó. Continue reading “24/08/1814: Quân Anh phóng hỏa Nhà Trắng”

Wilfred Owen: Nhà thơ viết về Thế chiến I

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Wilfred Owen (1893 – 1918) là một nhà thơ người Anh với những tác phẩm phản ánh thái độ giận giữ về sự khắc nghiệt và vô ích của chiến tranh, những điều ông đã trải qua trong thời gian phục vụ ở Mặt trận phía Tây.

Wilfred Edward Salter Owen sinh ngày 18/03/1893 tại Oswestry, Shropshire. Sau khi kết thúc trung học, ông trở thành trợ giảng và năm 1913, Owen tới Pháp trong hai năm để làm gia sư ngoại ngữ. Anh bắt đầu sáng tác thơ từ khi còn là một thiếu niên. Continue reading “Wilfred Owen: Nhà thơ viết về Thế chiến I”

21/08/1858: Lincoln tranh luận với Douglas về vấn đề nô lệ

Nguồn: Lincoln-Douglas debates begin, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1858, Thượng nghị sĩ Stephen Douglas của Illinois và Abraham Lincoln – một luật sư sinh ra ở Kentucky và từng là hạ nghị sĩ bang Illinois, đã bắt đầu một loạt các cuộc tranh luận công khai về vấn đề nô lệ. Hai chính trị gia này, trong đó Douglas là thành viên của Đảng Dân chủ miền Bắc còn Lincoln là thành viên của Đảng Cộng hòa, đang cạnh tranh với nhau để giành chiếc ghế tại Thượng viện Hoa Kỳ của Douglas.

Trong bảy cuộc tranh luận giữa Lincoln và Douglas – khoảng ba tiếng mỗi cuộc – Lincoln đã lập luận chống lại sự mở rộng của chế độ nô lệ, trong khi Douglas cho rằng mỗi vùng lãnh thổ nên có quyền quyết định sẽ theo chế độ nô lệ hay tự do. Lincoln đã thua trong cuộc đua vào Thượng viện, song chiến dịch của ông đã thu hút sự chú ý của cả nước đối với Đảng Cộng hòa non trẻ. Continue reading “21/08/1858: Lincoln tranh luận với Douglas về vấn đề nô lệ”

19/08/1946: Ngày sinh cựu Tổng thống Bill Clinton

Nguồn: Bill Clinton is born, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1946, William Jefferson Blythe III chào đời ở Hope, Arkansas. Cha của ông đã qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi trước đó, và sau này Bill đã lấy họ của cha dượng là Roger Clinton. Năm 1992, Bill Clinton được bầu làm tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ.

Bằng khả năng của mình, Clinton đã được gặp Tổng thống John F. Kennedy tại Nhà Trắng khi còn là học sinh và được truyền cảm hứng để tham gia chính trị. Ông từng theo học Đại học Georgetown và giành được học bổng Rhodes để vào Oxford năm 1968, sau đó nhận bằng luật của Yale. Năm 1974, Clinton thất bại trong cuộc tranh cử vào Quốc hội tại đơn vị bầu cử số ba của Arkansas. Ông đã kết hôn với một người bạn tốt nghiệp ngành luật ở Yale là Hillary Rodham vào năm kế tiếp, và họ đã có với nhau người con gái đầu lòng là Chelsea vào năm 1980. Continue reading “19/08/1946: Ngày sinh cựu Tổng thống Bill Clinton”

17/08/1862: Người da đỏ Dakota nổi dậy tại Minnesota

Nguồn: Dakota uprising begins in Minnesota, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1862, bạo lực đã bùng phát ở Minnesota khi những người da đỏ Dakota tấn công một cách tuyệt vọng các khu định cư của người da trắng dọc theo sông Minnesota. Cuối cùng, người Dakota đã bị quân đội Hoa Kỳ áp đảo sáu tuần sau đó.

Người da đỏ Dakota thường được gọi là Sioux – cách gọi khinh miệt bắt nguồn từ một phần của một từ tiếng Pháp có nghĩa là “con rắn nhỏ”. Người Dakota gồm có bốn nhóm và sống tại những khu tạm cư ở tây nam Minnesota. Suốt hai thập niên, người Dakota đã bị đối xử tồi tệ bởi chính quyền Liên bang, các thương nhân địa phương và những người định cư. Họ đã chứng kiến các vùng đất săn bắn của mình dần bị thu hẹp, và trợ cấp mà chính phủ cam kết hiếm khi đến tay họ. Tệ hơn nữa, làn sóng những người định cư da trắng đã bao vây họ. Continue reading “17/08/1862: Người da đỏ Dakota nổi dậy tại Minnesota”

Matilda: Người kế vị vua Henry I nhưng không bao giờ đăng quang

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Matilda (1102 – 1167) là người thừa kế của vua nước Anh – Henry I, song bà đã bị Stephen đoạt ngôi, dẫn đến nội chiến.

Matilda sinh năm 1102 và là con gái của Henry I, vua nước Anh. Năm 1114, bà kết hôn với Hoàng đế La Mã Thần thánh Henry V. Sau khi anh trai của Matilda mất vào năm 1120, bà đã trở thành người thừa kế hợp pháp duy nhất của Henry I. Năm 1125, chồng của bà qua đời, Henry I đã gọi Matilda trở lại Anh và tới năm 1127, ông yêu cầu giới quý tộc chấp nhận bà là người kế vị của ông. Continue reading “Matilda: Người kế vị vua Henry I nhưng không bao giờ đăng quang”

James Cook: Người khám phá New Zealand và Australia

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

James Cook (1728 – 1779) là một nhà thám hiểm và nhà hàng hải thế kỷ 18 với những thành tựu trong việc vẽ bản đồ Thái Bình Dương, New Zealand và Australia – điều đã thay đổi hoàn toàn nhận thức của phương tây về địa lý thế giới. Là một trong rất ít người vươn lên giữ cấp bậc cao trong lực lượng hải quân thế kỷ 18, Cook đặc biệt thấu hiểu các nhu cầu thiết yếu của những thủy thủ bình thường.

James Cook sinh ngày 27/10/1728 tại một ngôi làng nhỏ gần Middlesbrough, Yorkshire và có cha là một công nhân nông trại. Năm 17 tuổi, Cook chuyển tới vùng ven biển, định cư tại Whitby và làm việc cho một người bán than. Năm 1755, ông gia nhập Hải quân Hoàng gia và phục vụ tại Bắc Mỹ, từ đó học được cách khảo sát và lập biểu đồ vùng nước ven biển. Continue reading “James Cook: Người khám phá New Zealand và Australia”

14/08/1917: Trung Quốc tuyên chiến với Đức

Nguồn: China declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917, khi Thế chiến I bước sang năm thứ tư, Trung Quốc đã từ bỏ vị thế trung lập và tuyên chiến với Đức.

Ngay từ khi bắt đầu, phạm vi của Thế chiến I đã không chỉ giới hạn ở châu Âu; ở khu vực Viễn Đông, hai quốc gia đối địch là Nhật Bản và Trung Quốc luôn cố xác định vai trò của họ trong cuộc chiến này. Là một quốc gia tham vọng và là đồng minh của Anh từ năm 1902, Nhật Bản đã nhanh chóng tuyên chiến với Đức vào ngày 23/08/1914. Sau đó, họ lập tức lên kế hoạch chiếm Thanh Đảo – căn cứ hải quân nước ngoài lớn nhất của Đức nằm trên bán đảo Sơn Đông, Trung Quốc – bằng các cuộc tấn công kết hợp bộ binh và hải quân. Continue reading “14/08/1917: Trung Quốc tuyên chiến với Đức”

12/08/1676: Chiến tranh Vua Philip kết thúc

Nguồn: King Philip’s War ends, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1676, tại thuộc địa New England, Chiến tranh Vua Philip đã kết thúc khi Philip – thủ lĩnh của người da đỏ Wampanoag – đã bị ám sát bởi một người Mỹ bản địa phục vụ cho Anh.

Vào đầu những năm 1670, 50 năm hòa bình giữa thuộc địa Plymouth và người da đỏ Wampanoag địa phương bắt đầu rạn nứt khi việc mở rộng liên tục các khu định cư đã khiến bộ lạc này phải bán đất. Đáp lại sự thù địch ngày càng tăng của người Mỹ bản địa, người Anh đã gặp thủ lĩnh của người Wampanoag là Vua Philip và yêu cầu lực lượng của ông phải buông khí giới đầu hàng. Người Wampanoag đã làm như vậy, nhưng tới năm 1675, một người Mỹ bản địa theo đạo Thiên chúa và từng giữ vai trò cung cấp thông tin cho người Anh đã bị sát hại. Vì việc này, ba người Wampanoag đã bị xử tử. Continue reading “12/08/1676: Chiến tranh Vua Philip kết thúc”

10/08/1945: Nhật Bản đồng ý đầu hàng vô điều kiện

Nguồn: Japan accepts Potsdam terms, agrees to unconditional surrender, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1945, chỉ một ngày sau vụ ném bom Nagasaki, Nhật Bản đã chấp nhận các điều khoản đầu hàng vô điều kiện của Hội nghị Potsdam, và Tổng thống Harry S. Truman đã ra lệnh ngừng ném bom nguyên tử.

Nhật hoàng Hirohito, người không theo sát những quyết định hàng ngày về việc theo đuổi chiến tranh và luôn thông qua các quyết định của Hội đồng Chiến tranh – bao gồm cả quyết định không kích Trân Châu Cảng, cuối cùng đã buộc phải làm nhiều hơn thế. Theo kiến nghị của hai thành viên nội các, hoàng đế đã triệu tập và chủ trì một cuộc họp đặc biệt của Hội đồng Chiến tranh, yêu cầu họ xem xét chấp nhận các điều khoản của Hội nghị Potsdam, nghĩa là đầu hàng vô điều kiện. Continue reading “10/08/1945: Nhật Bản đồng ý đầu hàng vô điều kiện”

Ernest Rutherford: Người khai sinh ngành vật lý hạt nhân

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Ernest Rutherford (1871 – 1937) là một nhà vật lý sinh ra tại New Zealand, người đã giành giải Nobel Hóa học cho công trình tiên phong của ông trong lĩnh vực vật lý hạt nhân.

Ernest Rutherford sinh ngày 30/08/1871 ở Nelson, New Zealand, và là con trai của một nông dân. Năm 1894, ông nhận được học bổng vào Đại học Cambridge và làm nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của Sir Joseph Thomson. Năm 1898, ông trở thành giáo sư vật lý tại Đại học McGill ở Montreal, Canada. Tại đây, trong quá trình làm việc với nhà hóa học Frederick Soddy, Rutherford đã nghiên cứu hiện tượng phóng xạ mới được phát hiện. Ông và Soddy đã đề xuất rằng phóng xạ là kết quả của sự phân rã các nguyên tử. Continue reading “Ernest Rutherford: Người khai sinh ngành vật lý hạt nhân”

07/08/1912: Theodore Roosevelt được đề cử tổng thống nhiệm kỳ 3

Nguồn: Teddy Roosevelt nominated as Bull Moose candidate, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1912, Theodore Roosevelt đã được đề cử làm ứng cử viên tổng thống bởi Đảng Tiến bộ – một nhóm các nghị sĩ Đảng Cộng hòa bất mãn với việc đề cử lại Tổng thống William Howard Taft. Còn được gọi là Đảng “Bull Moose”, tuyên ngôn của Đảng Tiến bộ kêu gọi bầu cử trực tiếp các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, quyền bầu cử của phụ nữ, giảm thuế quan và nhiều cải cách xã hội khác.

Roosevelt, người từng là tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ từ năm 1901 đến năm 1909, đã khởi động một chiến dịch tranh cử rầm rộ với tư cách là ứng cử viên tổng thống của đảng này. Điểm mấu chốt trong tuyên ngôn của đảng ông là “Square Deal” (Xã hội Công bình) – khái niệm của Roosevelt về một xã hội dựa trên sự canh tranh kinh doanh công bằng và gia tăng phúc lợi cho người nghèo Mỹ. Continue reading “07/08/1912: Theodore Roosevelt được đề cử tổng thống nhiệm kỳ 3”