Putin sẽ trở thành ‘lãnh đạo vĩnh cữu’ của nước Nga?

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “The Eternal Putin”, Project Syndicate, 13/03/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bất ngờ cho thấy dự định duy trì quyền lực của ông sau năm 2024, khi nhiệm kỳ cuối cùng của ông đáng lẽ kết thúc. Khi làm vậy, dường như Putin đã đặt cược rằng không có ai có thể ngăn cản ông.

Nhờ dự luật mới được thông qua bởi quốc hội Nga, Vladimir Putin giờ đây có vẻ sẽ tiếp tục nắm ghế tổng thống cho đến năm 2036, khi ông 83 tuổi. Ông thậm chí có thể đạt được danh vị “lãnh đạo tối cao”, giống như mô hình của Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc những năm 1970. Nhưng chúng ta không nên mong đợi những cải cách hay hiện đại hóa giống của Đặng Tiểu Bình từ Putin. Continue reading “Putin sẽ trở thành ‘lãnh đạo vĩnh cữu’ của nước Nga?”

Thấy gì từ cú “tự đảo chính” của Putin?

Nguồn: Sergei Guriev, “Putin’s Meaningless Coup”, Project Syndicate, 18/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vladimir Putin có thể sẽ tiến hành các dàn xếp để duy trì vai trò lãnh đạo nước Nga sau nhiệm kỳ tổng thống của mình, điều không làm ai bất ngờ. Trong thông điệp liên bang hàng năm vào đầu tuần này, ông đã vạch ra một lộ trình để sửa đổi các thể chế chính trị Nga, trong đó hàm ý một đợt cải cách hiến pháp lớn. Toàn bộ nội các do Thủ tướng Dmitry Medvedev dẫn đầu đã ngay lập tức từ chức.

Các đề xuất của Putin vẫn mơ hồ và đôi khi tự mâu thuẫn. Nhưng chúng mang lại những thông tin có giá trị về kế hoạch của ông sau năm 2024, khi nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp của ông – và về mặt pháp lý là nhiệm kỳ cuối cùng – kết thúc. Trước tiên, Putin sẽ chuyển quyền lực từ vị trí tổng thống sang Duma Quốc gia (tức Quốc hội) và chuyển các quyền lực đáng kể, chưa được xác định cụ thể sang cho Hội đồng Nhà nước do Putin lãnh đạo (cơ quan này không được đề cập trong Hiến pháp) và Hội đồng An ninh (được đề cập nhưng không được mô tả trong Hiến pháp). Continue reading “Thấy gì từ cú “tự đảo chính” của Putin?”

Putin chuẩn bị nắm quyền mãi mãi như thế nào?

Nguồn: How Vladimir Putin is preparing to rule for ever”, The Economist, 15/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vladimir Putin đang toan tính gì? Vào ngày 15 tháng 1, vị tổng thống Nga đã khiến những người theo dõi Điện Kremlin bất ngờ. Trong Thông điệp Liên bang, ông đã tuyên bố sửa đổi triệt để hiến pháp Nga và tiến hành trưng cầu dân ý về một số điều khoản được đề xuất (vẫn chưa có chi tiết rõ ràng). Một sự kiện gây sốc khác diễn ra ngay sau đó. Thủ tướng Dmitry Medvedev cùng toàn bộ nội các đã từ chức. Khi tờ The Economist chuẩn bị lên khuôn, những lý do khiến ông Medvedev từ chức và được thay thế bởi một nhà kỹ trị ít tên tuổi vẫn là một điều bí ẩn.

Để hiểu những gì có thể xảy ra, hãy bắt đầu với một thực tế rất đơn giản. Trong 20 năm qua, chế độ của ông Putin đã giết quá nhiều người và chiếm đoạt quá nhiều tỷ rúp, khiến khả năng ông tự nguyện từ bỏ quyền lực là rất thấp. Theo hiến pháp hiện tại, ông không thể tranh cử tổng thống khi hết nhiệm kỳ năm 2024 vì không ai được phép nắm quyền quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Vì vậy, người ta luôn cho rằng bằng cách này hay cách khác, Putin sẽ thao túng các quy tắc để giữ quyền lực. Continue reading “Putin chuẩn bị nắm quyền mãi mãi như thế nào?”

Khát vọng tiền bạc và cuộc chiến của Putin với giới khoa học Nga

Nguồn: Nina Khrushcheva, “Putin Means Money”, Project Syndicate, 22/11/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Trong cuốn sách Putin’s Kleptocracy (Chế độ đạo tặc của Putin), tác giả quá cố Karen Dawisha đã lập luận rằng chìa khóa để hiểu nước Nga của Vladimir Putin là tiền. Dù Putin đang tìm cách thuyết phục công chúng với những câu chuyện về khôi phục ảnh hưởng toàn cầu của Nga, bà giải thích rằng Putin và một đội ngũ tay chân thân tín đang tích lũy một lượng lớn tài sản cá nhân. Theo quan điểm của bà, không chỉ là một lãnh đạo độc đoán theo chủ nghĩa dân tộc hoặc chủ nghĩa phục thù quốc gia, Putin còn là một kẻ tham tiền.

Vào thời điểm đó, tôi không đồng ý: mặc dù tiền chắc chắn là yếu tố rất quan trọng để hiểu được chế độ của Putin, nhưng tham vọng giành ảnh hưởng toàn cầu là không thể bị bác bỏ. Nhưng trong bối cảnh lực lượng an ninh đột kích vào Viện Vật lý Lebedev (FIAN) ở Moskva vào tháng trước, tôi đã thay đổi suy nghĩ của mình. Continue reading “Khát vọng tiền bạc và cuộc chiến của Putin với giới khoa học Nga”

Phương Tây nên học hỏi từ thành công của Putin?

Nguồn: The West should learn some lessons from Vladimir Putin’s success”, The Economist, 26/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Vladimir Putin đến Brisbane tham dự cuộc họp G20 năm năm trước, ông bị cô lập, bị loại ra khỏi thế giới văn minh sau khi sáp nhập Crimea, xâm nhập miền đông Ukraine và bắn hạ một máy bay dân sự chở các gia đình Hà Lan và Australia. Các nhà lãnh đạo phương Tây đã loại Nga ra khỏi G7 và áp đặt các lệnh trừng phạt. Một số người từ chối chào hỏi Putin. Putin bỏ hội nghị về sớm, chua chát và nhục nhã.

Năm năm sau, ông đã quay trở lại sân khấu thế giới, chi phối cuộc xung đột ở Trung Đông, xây dựng một liên minh chiến lược với Trung Quốc và gây chia rẽ các đồng minh của NATO. Chính dinh thự của ông ở Sochi, chứ không phải khu bất động sản Mar a Lago của Tổng thống Donald Trump ở Florida, là nơi Recep Tayyip Erdogan, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, đã đến thăm vào ngày 22 tháng 10 để định đoạt số phận của Syria, và khoảng 40 nhà lãnh đạo châu Phi đã bay tới đây vào ngày 23 tháng 10 để tìm đường tiếp cận vũ khí và tiền bạc từ Nga. Continue reading “Phương Tây nên học hỏi từ thành công của Putin?”

Bế tắc ở Crimea 5 năm sau sáp nhập

Nguồn: Tikhon Dzyadko, “Stalemate in Crimea”, Project Syndicate, 16/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Năm năm sau khi Nga sáp nhập Crimea, không có lý do gì để tin rằng tình trạng bán đảo sẽ sớm thay đổi. Ngày nay, thật dễ hình dung hơn về sự thống nhất của hai miền Triều Tiên – một điều không thể tưởng tượng được vài năm trước – so với việc Crimea được trả lại cho Ukraine. Mặc dù Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn gọi tình hình ở bán đảo này là một “âm mưu thôn tính”, nhưng âm mưu này đã thành công. Và phương Tây không thể làm được gì về điều này.

Các hành động của Nga tại Crimea năm 2014 đã dẫn tới các lệnh trừng phạt quốc tế và các nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Điện Kremlin. Quan hệ giữa Nga và phương Tây vẫn ở mức thấp nhất kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Nhưng phản ứng của Phương Tây đã không có tác dụng gì đối với lập trường của Nga. Continue reading “Bế tắc ở Crimea 5 năm sau sáp nhập”

Sự nguy hiểm khi Putin không được lòng dân

Nguồn: Tikhon Dzyadko, “The Danger of an Unpopular Putin”, Project Syndicate, 31/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chỉ bảy tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lần thứ tư đắc cử tổng thống, với 77% số phiếu bầu. Nhưng theo một cuộc thăm dò do Trung tâm Nghiên cứu Công luận Nga tiến hành, giả sử một cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức ngay bây giờ, Putin có lẽ sẽ chỉ nhận được 47% số phiếu bầu, buộc ông phải bước vào một cuộc bầu cử vòng hai. Đây là một tình trạng nguy hiểm đối với nước Nga và thế giới.

Tất nhiên, số liệu thăm dò ở Nga không nhất thiết phản ánh đúng sự cân bằng quyền lực thực sự. Nhưng sự suy giảm mạnh như vậy là một diễn tiến đáng chú ý, ít nhất là bởi người Nga, vốn còn nhớ rõ những hình phạt khắc nghiệt mà các nhà bất đồng chính kiến phải đối mặt thời Xô-viết, thường đưa ra những đánh  tích cực về lãnh đạo khi được thăm dò ý kiến. Continue reading “Sự nguy hiểm khi Putin không được lòng dân”

Thượng đỉnh Trump-Putin: Lịch sử có bao giờ lặp lại?

Tác giả: Ngô Di Lân & Sơ Nguyên

Cách đây hơn 40 năm, cặp bài trùng khét tiếng Nixon-Kissinger đã tạo ra cơn địa chấn chính trị với chuyến thăm bất ngờ đến Trung Quốc, mở đường cho quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung sau nhiều thập kỷ đối đầu.

Chính “lá bài Trung Quốc” là một trong những “siêu vũ khí” của Mỹ, giúp nước này kiềm chế thành công Liên Xô trong suốt nửa sau của Chiến tranh Lạnh.

Mỹ đã từng vận dụng thành công con bài Trung Quốc để buộc Liên Xô phải chấp nhận hoà hoãn vào những năm 70. Bằng việc khai thác mâu thuẫn Xô – Trung ở mức tối đa, Mỹ đã tạo động lực để cả hai nước này theo đuổi quan hệ gần gũi hơn với Mỹ, từ đó cho phép Mỹ có nhiều khoảng không điều chỉnh chính sách linh hoạt hơn. Continue reading “Thượng đỉnh Trump-Putin: Lịch sử có bao giờ lặp lại?”

Nỗi ám ảnh của Putin

Nguồn: Sergey Aleksashenko, “The Future of Putin’s Illusion”, Project Syndicate, 21/02/2018.

Biên dịch: Trần Thanh Bình

Kết quả cuộc bầu cử tổng thống Nga vào ngày 18 tháng 3 tới là một điều ai cũng biết trước: Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin sẽ giành chiến thắng sau khi giành được gấp 5 đến 6 lần số phiếu của ứng viên xếp thứ hai. Các cuộc bầu cử ở Nga ngày nay không công bằng, tự do, hoặc cạnh tranh hơn so với thời Liên Xô cũ. Sự khác biệt duy nhất là thời đó chỉ có một ứng cử viên duy nhất trên lá phiếu, trong khi ngày nay có nhiều ứng viên hơn để làm cho cuộc bầu cử có vẻ đáng tin cậy hơn. Continue reading “Nỗi ám ảnh của Putin”

Tử huyệt của nhà lãnh đạo chuyên quyền

Nguồn: Alina Polyakova & Torrey Taussig, “The Autocrat’s Achilles’ Heel“, Foreign Affairs, 2 Febrary 2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc đã trở lại. Nga và Trung Quốc – hai cường quốc được lèo lái bởi các nhà lãnh đạo chuyên quyền – đang tích cực thử thách độ bền của trật tự quốc tế khi phương Tây dường như đang thoái trào. Tổng thống Nga Vladimir Putin, không hề bối rối vì những cuộc cấm vận của phương Tây, không chỉ dẫn dắt một chiến dịch tung tin giả mạo ở các nước dân chủ phương Tây để lũng đoạn các cuộc bầu cử quan trọng mà còn tiếp tục duy trì sự chiếm đóng của Nga ở bán đảo Crimea và vùng Donbas ở miền đông Ukraine. Trong khi đó, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang khai triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc ra Biển Đông và sức mạnh kinh tế trên khắp châu Mỹ Latin, châu Phi và châu Á. Continue reading “Tử huyệt của nhà lãnh đạo chuyên quyền”

04/10/1993: Cuộc bao vây tòa nhà Quốc hội Nga chấm dứt

Nguồn: White House siege ends in Moscow, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, mười giờ đồng hồ sau một cuộc tấn công bằng xe tăng vào tòa nhà Quốc hội Nga, nhóm các nghị sĩ nổi dậy dẫn đầu bởi Phó Tổng thống Aleksandr Rutskoi và Chủ tịch Ruslan Khasbulatov, đã đầu hàng trước Tổng thống Nga Boris Yeltsin. Continue reading “04/10/1993: Cuộc bao vây tòa nhà Quốc hội Nga chấm dứt”

Bản năng đế quốc của Nga

Nguồn: Carl Bildt, “Russia’s Imperial Instinct”, Project Syndicate, 16/01/2017.

Người dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nước Nga lại một lần nữa là trung tâm của các cuộc tranh cãi chính sách ở nhiều nước phương Tây. Đây cũng là lần thứ ba liên tiếp một tân tổng thống Hoa Kỳ bắt đầu nhiệm kỳ với những tham vọng cải thiện các mối quan hệ song phương với Nga. Cần phải nhìn sâu hơn vào lịch sử của nhà nước Nga để hiểu được tại sao việc đạt được mục tiêu này là rất khó khăn.

Đến nay đã một phần tư thế kỷ trôi qua kể từ khi Liên bang Xô-viết tan rã; và năm 2017 sẽ đánh dấu lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Nga – cuộc Cách mạng lật đổ đế chế Nga hoàng kéo dài hàng trăm năm và vốn đã lung lay lúc đó. Một cách ngẫu nhiên, có những điểm tương đồng đáng chú ý giữa các giai đoạn theo sau sự kết thúc của từng thời kỳ đế quốc này. Continue reading “Bản năng đế quốc của Nga”

Tại sao Nhật và Nga chưa chính thức kết thúc Thế chiến II?

Nguồn:Why Japan and Russia never formally ended the second world war“, The Economist, 12/12/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Nhật Bản vào ngày 15/12, nơi ông cùng với ông Shinzo Abe ghé thăm các suối nước nóng tại quê hương của Thủ tướng Nhật Bản ở Nagato. Ông Abe hy vọng sẽ sử dụng dịp này để giải quyết bế tắc kéo dài 70 năm kể từ giai đoạn kết thúc Thế chiến II, khi Liên Xô đột nhiên tham cùng quân Đồng minh tấn công Nhật Bản. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, hai bên chưa bao giờ ký một hiệp ước hòa bình (mặc dù một một tuyên bố chung năm 1956 đã phục hồi quan hệ ngoại giao và kết thúc tình trạng chiến tranh). Quan hệ song phương đã luôn căng thẳng kể từ đó. Tại sao giữa Nga và Nhật Bản chưa bao giờ chính thức kết thúc Thế chiến II? Continue reading “Tại sao Nhật và Nga chưa chính thức kết thúc Thế chiến II?”

Vì sao người Trung Quốc thích Putin?

0019b91ecaeb1463cb4d0a

Biên dịch: Nguyên Hải

Lời giới thiệu: Trang mạng Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 24/5 có đăng bài dưới tiêu đề “Vương Nguyên Phong: Nỗi lòng Putin của người Trung Quốc”. Xin dịch nguyên văn để bạn đọc tham khảo và qua đó biết tâm lý hung hăng hiếu chiến của một số dân mạng Trung Quốc được hình thành, phát triển như thế nào và chịu ảnh hưởng ra sao từ các nhân tố bên ngoài.

Cho dù Putin không được hoan nghênh ở phương Tây nhưng ông lại vô cùng có duyên ở Trung Quốc. Rất nhiều người Trung Quốc hết lòng ưa thích nhà lãnh đạo quốc gia láng giềng phương Bắc này. Trong trò chuyện riêng tư, rất nhiều người bày tỏ tình cảm ca ngợi Putin. Trong quần thể bạn bè vi tín[1] do người Trung Quốc gần đây tạo dựng nên, có không ít người chuyển phát những câu như “Cánh đàn ông hãy kính chào ngài Putin!”; trên mạng lại càng nhiều, chẳng hạn “Lời Putin từng nói, quy tắc đàn ông của Putin” được lưu truyền bằng những “cách ngôn” nói theo giọng của Putin. Continue reading “Vì sao người Trung Quốc thích Putin?”