Kiều dân: Mỏ vàng của các quốc gia

image-20150512-22539-1hivvcc

Nguồn: Ricardo Hausmann, “The Diaspora Goldmine,” Project Syndicate, 25/06/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Nhiều quốc gia có lượng người di cư đáng kể nhưng không mấy nước tự hào về điều này. Nói cho cùng thì con người ta ít khi phải di cư khi đất nước họ tốt đẹp, do đó cộng đồng hải ngoại thường là lời nhắc về những thời khắc đen tối của một quốc gia.

Ví dụ, trong năm 2010, El Salvador, Nicaragua, và Cuba có hơn 10% dân số sống ở nước ngoài. Và con số này không bao gồm các thế hệ con cháu của những người di cư. Phần lớn những đợt di cư này diễn ra vào thời điểm xảy ra nội chiến hay cách mạng. Ở những nơi khác, di cư ra nước ngoài với số lượng lớn diễn ra trong bối cảnh có thay đổi chính trị, như khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở châu Âu.

Có nhiều sắc thái tình cảm trong mối quan hệ giữa những người di cư và quê hương, bao gồm sự mất lòng tin, oán giận, ghen tị, và thù hận. Nói theo cách thông tục thì di cư được mô tả như là giai đoạn mà một quốc gia “đánh mất” một phần dân số nhất định. Continue reading “Kiều dân: Mỏ vàng của các quốc gia”

Kinh tế qua hoạt hình: Siêu lạm phát và bán phá giá

1. Siêu lạm phát

Năm 1993, tại nước Nam Tư cũ, giá cả tăng 20% mỗi ngày. Sau đó, vào tháng 7/2008, tỷ lệ lạm phát chính thức của Zimbabwe cán mốc kinh hoàng tại 231.000.000%.

Khi giá của hàng hóa và dịch vụ tăng nhanh, người dân và doanh nghiệp trở thành nạn nhân. Continue reading “Kinh tế qua hoạt hình: Siêu lạm phát và bán phá giá”

Surkov: Ông trùm tuyên truyền của Điện Kremlin

41d461f5cbbd39b9d065

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “The Goebbels of the Kremlin”, Project Syndicate, 22/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Tại nước Nga Xô-viết, mọi người đều biết rằng mình đang bị theo dõi. Bất kỳ sự khác biệt nào so với hành vi được chính quyền cho phép sẽ bị nghi kỵ và rất có thể sẽ phải chịu sự trừng phạt. Liên bang Xô Viết coi mọi thứ  – từ  gián điệp nước ngoài, kẻ thù giai cấp, những người mặc quần jean hoặc chơi nhạc jazz –  đều là kẻ thù của nó. Hệ tư tưởng thống trị của chế độ này không phải là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà là sự nghi kỵ và thù oán.

Kể từ những năm đầu của thập niên 1980, trước khi những tia sáng đầu tiên của chính sách công khai hóa (glasnost) xuất hiện tại Nga cho đến nay, chưa khi nào những giai đoạn đen tối như vậy lại cận kề như lúc này. Bảo vệ xã hội khỏi những kẻ thù ở cả trong và ngoài nước lại một lần nữa là vấn đề trọng tâm của chế độ.  Thực tế, đặc tính cảnh giác cố hữu của dân tộc này là yếu tố chính giúp duy trì tỉ lệ ủng hộ cao của quần chúng dành cho Tổng thống Vladimir Putin. Và không ai đóng vai trò quan trọng hơn Vladislav Surkov trong việc tạo ra bầu không khí xã hội cần thiết đó. Continue reading “Surkov: Ông trùm tuyên truyền của Điện Kremlin”

Thách thức cải cách thực sự của Trung Quốc

download (1)

Nguồn: Adair Turner, “China’s Real Reform Challenge,” Project Syndicate, 12/06/2015.

Biên dịch: Hoàng Hải Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mức sống của các nền kinh tế mới nổi thường được cho là sẽ tương ứng với mức sống tại các nước phát triển. Tuy nhiên, ngoài những nước xuất khẩu dầu mỏ và các quốc gia – thành phố như Hồng Kông và Singapore thì chỉ có Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan là đạt được mức GDP đầu người bằng ít nhất 70% mức trung bình của các nước phát triển trong 60 năm qua. Trung Quốc hy vọng sẽ đạt được điều tương tự, nhưng nó đang phải đối mặt với một thách thức đặc biệt: quy mô lớn của đất nước.

Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan đã áp dụng mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu để đuổi kịp các nền kinh tế phát triển. Nhưng Trung Quốc – nơi sinh sống của gần 20% dân số thế giới và là nơi sản xuất 15% lượng hàng hóa toàn cầu – đơn giản là một quốc gia quá lớn nên không thể chỉ phụ thuộc vào các thị trường bên ngoài. Để đạt được bước phát triển tiếp theo, Trung Quốc sẽ cần đẩy mạnh một con đường tăng trưởng khác, đòi hỏi nhiều cuộc cải cách khó khăn hơn những gì đang được chú trọng hiện nay. Continue reading “Thách thức cải cách thực sự của Trung Quốc”

Thế lưỡng nan của người Hoa Singapore khi Trung Quốc trỗi dậy

ST_20150601_SG50WANGART_1367011e

Nguồn: Wang Gungwu, “Singapore’s ‘Chinese Dilemma’ as China rises“, The Straits Times, 01/06/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Singapore sẽ như thế nào, khi là một xã hội với người Hoa chiếm đa số trong khu vực, trong bối cảnh một Trung Quốc được cho là sẽ ngày càng quyết đoán hơn trong tương lai?

Hoa Kỳ nói về việc tái cân bằng sang châu Á; Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) muốn một sự cân bằng chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ. Sau 50 năm, Singapore vẫn khẳng định, tương tự như ASEAN, rằng họ không muốn phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực.

Nhưng còn Trung Quốc thì sao? Trung Quốc mong muốn gì?

Khi Singapore kỷ niệm lễ quốc khánh thứ 50 và nhìn về tương lai, họ phải làm như vậy với một cái nhìn cứng rắn về người hàng xóm lớn nhất của mình là Trung Quốc. Singapore cần phải có sự đánh giá thực tế về những ý định của Trung Quốc, quyết tâm của Mỹ và vị thế của ASEAN và Singapore trong khu vực, nhằm vạch ra đường lối của mình trong thế giới địa chính trị tương lai. Continue reading “Thế lưỡng nan của người Hoa Singapore khi Trung Quốc trỗi dậy”

Mười bước để Mỹ ngăn chặn chiến lược của Trung Quốc

Nguồn: Patrick Cronin, “Pushing Back Against China’s Strategy: Ten Steps for the United States”, War on The Rocks, 18/5/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đây là phần thứ tư trong chuỗi bài của Patrick Cronin viết về chiến lược thống trị Châu Á -Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem lại ba phần trước: Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm, Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung QuốcCác nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung Quốc

Trung Quốc vừa có chiến lược mới nhằm gia tăng lợi thế quân sự của mình trong khu vực. Mặc dù lớn tiếng về việc cân bằng giữa bảo vệ chủ quyền với ổn định khu vực, đây là một chiến lược khôn khéo của Trung Quốc nhằm từ từ tiến tới bá quyền. Bằng việc nhấn mạnh rằng Trung Quốc không chỉ là cường quốc lục địa mà còn là cường quốc trên biển, chiến lược mới đề cập tới việc dịch chuyển từ phòng thủ gần bờ sang phòng thủ ngoài biển khơi: đặt trọng tâm hướng đến khả năng tác chiến biển xanh, nghĩa là Hải Quân Trung Quốc có khả năng triển khai một cách tương xứng với Hải Quân Hoa Kỳ, ít nhất là trong những vùng biển gần và phần biển phía Tây Thái Bình Dương vốn mang vị trí yếu lược đối với Trung Quốc. Qua đó, Trung Quốc ngầm cảnh báo các nước lân cận rằng đừng tập hợp sức mạnh cũng như đối đầu với một Trung Quốc đang trỗi dậy, sẵn sàng giành lấy sứ mệnh lịch sử của mình. Dù tỏ rõ lập trường cứng rắn và không khoan nhượng, chiến lược thực sự của Trung Quốc không tập trung vào đối đầu trực tiếp hay gây ra xung đột, mà vẫn trong thế tìm kiếm một vị trí thuận lợi hơn cho mình. Continue reading “Mười bước để Mỹ ngăn chặn chiến lược của Trung Quốc”

Sam Rainsy và Hun Sen: Từ kẻ thù thành đối tác đối thoại

1567724_-_main

Nguồn: Pierre Gillette & Emmanuel Scheffer, “Rainsy and CPP: From Enemies to ‘Negotiating Partners’“, Khmer Times, 18/06/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mặc dù mái tóc còn đen nhánh, ông Sam Rainsy đã bước sang tuổi 66 vào tháng Ba (năm 2015). Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Thời báo Khmer tuần này, rõ ràng thủ lĩnh phe đối lập của Campuchia đang trở nên nhẹ nhàng hơn. Không nhất thiết phải là một nhà khoa học chính trị mới có thể nhận ra điều đó khi ông nói: “Khi ngày càng lớn tuổi, bạn trở nên bình tĩnh hơn, bạn suy nghĩ nhiều hơn về dài hạn”.

“Văn hóa đối thoại”, chính sách mới mà ông đang thúc đẩy cùng với Thủ tướng Hunsen 62 tuổi là gì?

Ông nói: “Trước đây, tôi coi họ là kẻ thù; giờ đây, có lẽ tôi xem họ là đối thủ. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, tôi cũng coi họ là những “interlocuteur” – một từ tiếng Pháp có nghĩa là “người đối thoại” hoặc “đối tác đối thoại”. Continue reading “Sam Rainsy và Hun Sen: Từ kẻ thù thành đối tác đối thoại”

Nước Nga thời Putin: Chủ nghĩa toàn trị phiên bản 2.0

Russian President Vladimir Putin speaks during his visit to the Crimean port of Sevastopol on May 9, 2014. Putin's visit to Crimea, which was annexed by Moscow in March, is a "flagrant violation" of Ukraine's sovereignty, authorities in Kiev said today.AFP PHOTO/ YURI KADOBNOVYURI KADOBNOV/AFP/Getty Images

Nguồn:  Andrei Kolensnikov, “Totalitarianism 2.0”, Project Syndicate, 16/06/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong chuyên luận năm 1970 Lối thoát, Tiếng nói, và Lòng trung thành của mình, Albert Hirschman đã xem xét ba lựa chọn mà người ta có thể sử dụng để ứng phó với sự không hài lòng với các tổ chức, doanh nghiệp, và nhà nước: họ có thể bỏ đi, đòi hỏi thay đổi, hoặc nhượng bộ. Trong 45 năm từ khi xuất bản cuốn sách của mình, khuôn khổ phân tích của Hirschman đã được áp dụng một cách hữu ích trong một loạt các bối cảnh vô cùng rộng lớn. Cũng như vậy, việc sử dụng nó để hiểu được nền chính trị Nga hiện nay đem lại những góc nhìn sâu sắc quan trọng.

Trong năm 2011-2012, nhiều người dân Nga có giáo dục tốt, và tương đối giàu có, đã xuống đường đòi được dân chủ thực sự, hy vọng sử dụng  “tiếng nói” của mình để thay đổi hệ thống từ bên trong. Nhưng Vladimir Putin, người từng nhận được lượng phiếu bầu lớn để trở lại nhiệm kỳ tổng thống thứ ba, đã không lắng nghe; mà thay vào đó, ông gia tăng sự đàn áp. Continue reading “Nước Nga thời Putin: Chủ nghĩa toàn trị phiên bản 2.0”

Đằng sau sự ngộ nhận lớn và tai hại về Hy Lạp

Greece_2296452b

Nguồn: John Humphrys, “Let me slay the big fat Greek myth”, Sunday London Times, 28/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Đắc Thành

Với lề thói tiêu pha và mức lương hưu trí điên rồ, người dân Hy Lạp đã tự mang đến cuộc khủng hoảng này, đúng không? Không phải. John Humphrys đưa ra những lập luận khách quan bảo vệ một dân tộc mà ông yêu mến và cho rằng họ đã bị phản bội.

Khi tôi còn là một thanh niên trẻ những năm 1950, mỗi sáng Thứ Hai một kịch bản giống hệt nhau đã diễn ra ở các hộ dân lao động như nhà tôi trên khắp quốc đảo này (nước Anh). Khi cha tôi rời khỏi nhà, mẹ tôi lôi nồi nấu nước từ dưới gầm bồn rửa, đổ đầy nước vào và bắt đầu công việc giặt dũ. Một tiếng sau, quần áo được bỏ ra và rũ hoặc bằng tay hoặc bằng máy quay. Sau đó, nếu thời tiết cho phép, quần áo được phơi ra ngoài trời, hoặc được giăng quanh nhà đợi đến khi trời dừng mưa. Một công việc nhà nặng nhọc mà tất cả các bà mẹ đều phải vật lộn cùng với nhiều việc nội trợ khác.

Bạn có thể hỏi điều này thì liên quan gì đến Hy lạp? Thực ra thì rất nhiều trong bối cảnh Hy Lạp hiện nay. Continue reading “Đằng sau sự ngộ nhận lớn và tai hại về Hy Lạp”

Ván bài cuối trong cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp

666290191435313227

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The Endgame in Greece”, Project Syndicate, 16/06/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau nhiều tháng tranh cãi, những tranh chấp giữa Hy Lạp và các chủ nợ châu Âu đã đi vào thế bế tắc, chủ yếu về lương hưu và thuế. Hy Lạp đã từ chối những đòi hỏi mà các chủ nợ đã đặt ra, rằng Hy Lạp phải cắt giảm các khoản trợ cấp cho người cao tuổi và tăng thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng thuốc và điện.

Các yêu sách của châu Âu – được cho là nhằm đảm bảo rằng Hy Lạp có khả năng trả nợ – thiếu khôn ngoan, ngây thơ và tự hại mình. Khi từ chối các yêu sách này, người Hy Lạp không phải đang làm trò, họ đang cố gắng sống còn.

Bất chấp những gì người ta đã nói về các chính sách kinh tế trong quá khứ của Hy Lạp, về nền kinh tế cạnh tranh kém, về quyết định gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), hay những sai lầm của các ngân hàng châu Âu khi cho phép Hy Lạp vay quá mức, tình hình kinh tế của Hy Lạp là rất bi đát. Tỷ lệ thất nghiệp lên đến 25%, trong đó tỷ lệ giới trẻ thất nghiệp lên đến 50%. Continue reading “Ván bài cuối trong cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp”

“Chính trị ký ức” và sóng ngầm quan hệ Đức – Israel

rubrik-politik-politics-israel-germany_440

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Limits of German Guilt,” Project Syndicate, 04/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thúy Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng 6 này là kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Đức và Israel. Mối quan hệ song phương vốn được thiết lập sau khi Đức Quốc xã hủy diệt người Do thái ở châu Âu nay đã phát triển đến một tầm vững chắc. Nhưng gần đây, những ký ức đang phai nhòa về vụ thảm sát Holocaust giữa những người Đức trẻ tuổi, cùng với vị thế quốc tế đang suy giảm của Israel, đang thách thức dòng quan điểm chính thức về mối quan hệ “đặc biệt” giữa hai nước.

David Ben-Gurion, cha đẻ của Israel và là nhà kiến tạo nên sự hòa giải giữa Israel với Đức, hoàn toàn là một người thực dụng. Ông biết rằng việc thiết lập mối quan hệ đối tác với Đức, bao gồm cả khoản tiền bồi thường giúp đẩy mạnh năng lực của Israel, sẽ rất có ích cho việc đảm bảo sự tồn vong của Israel. Continue reading ““Chính trị ký ức” và sóng ngầm quan hệ Đức – Israel”

Vấn đề đối ngoại trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ

election-20161

Nguồn: Richard N. Haass, “Foreign Policy and America’s Presidential Campaign,” Project Syndicate, 15/06/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Không thể biết cử tri Mỹ sẽ chọn ai làm vị tổng thống tiếp theo của họ. Nhưng chắc chắn sự lựa chọn này sẽ mang lại những hệ quả sâu sắc, có thể tốt hơn hay tệ hơn, cho toàn bộ thế giới.

Hơn bất kỳ yếu tố nào khác, điều này phản ánh một thực tế về sức mạnh liên tục của Mỹ. Nó cũng cho thấy gần như chắc chắn rằng vị tổng thống tiếp theo sẽ được thừa hưởng một thế giới trong tình trạng hỗn loạn đáng kể. Những gì vị tổng thống mới chọn để làm, và cách thức mà ông/bà ta chọn để làm việc đó, sẽ có tác động lớn đối với người dân ở khắp mọi nơi. Continue reading “Vấn đề đối ngoại trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ”

Ảnh hưởng của các công ty lên các hiệp định thương mại

628x-1

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “The Secret Corporate Takeover,” Project Syndicate, 13/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hoa Kỳ và cả thế giới đang tham gia vào một cuộc tranh luận lớn về các thỏa thuận thương mại mới. Các hiệp định như vậy thường được gọi là “hiệp định thương mại tự do”; trên thực tế, chúng là các hiệp định thương mại được quản trị, được thiết kế cho phù hợp với lợi ích của các công ty, chủ yếu tại Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Ngày nay, các thỏa thuận như vậy thường được gọi là “quan hệ đối tác,” như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng chúng không phải là quan hệ đối tác bình đẳng: Hoa Kỳ trên thực tế là bên định ra các điều khoản. May mắn là “các đối tác” của Hoa Kỳ đang ngày càng trở nên không muốn chỉ là bên chấp nhận. Continue reading “Ảnh hưởng của các công ty lên các hiệp định thương mại”

Các nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung Quốc

Nguồn: Patrick Cronin, “In Search of a Southeast Asian Response To China’s Bid for Dominance”, War on The Rocks, 18/5/2015.

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đây là phần thứ ba trong chuỗi bài của Patrick Cronin viết về chiến lược thống trị Châu Á -Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem lại hai phần đầu: Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm, Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc.

Đôi khi muốn duy trì trật tự đòi hỏi phải thực thi các quy tắc công bằng, thậm chí có khi phải đối mặt với những nguy cơ đối đầu mang tính nhất thời. Điển hình là trường hợp máy bay tuần tra Poseidon P8-A của Mỹ bay ngang Đá Chữ Thập và các đảo nhân tạo khác. Đá Chữ Thập và các dự án cải tạo đảo cho thấy những nỗ lực trắng trợn của Trung Quốc biến đường lưỡi bò 9 đoạn gây tranh cãi nhằm độc chiếm phần lớn vùng biển Đông trở thành việc đã rồi – trước khi tòa án quốc tế thông báo về tính hợp pháp của yêu sách này. Đá Chữ Thập không chỉ là một dự án đảo nhân tạo mang tính khiêu khích mà không lâu nữa, thực thể này sẽ trở thành một căn cứ quân sự mà quân đội Trung Quốc và các lực lượng chấp pháp có thể sử dụng để vận hành máy bay và tàu thủy. Continue reading “Các nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung Quốc”

Nguồn gốc và ý nghĩa của Đại Hiến chương Magna Carta

PX*12401098

Ngun: Peter Singer, “Magna Carta at 800”, Project Syndicate, 04/6/2015

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Lê Hồng Hiệp

Cất cánh từ sân bay Heathrow tại London, bạn có thể sẽ bay qua một cánh đồng um tùm cỏ được gọi là Runnymede. Cũng vào tháng 6 cách đây 800 năm, nơi đây đem lại một khung cảnh đầy màu sắc, rải rác các lều trại của các lãnh chúa và hiệp sĩ, và nhà lều lớn hơn của Vua John nước Anh, trông giống một rạp xiếc với lá cờ hoàng gia bay phấp phới phía trên.

Tuy nhiên, mặc cho vẻ bề ngoài trông giống như một lễ hội, bầu không khí của buổi tụ họp căng thẳng một cách thấy rõ. Mục đích của buổi tụ họp là để giải quyết xung đột giữa những quý tộc nổi loạn và nhà vua của họ, một kẻ cai trị được một người đương thời miêu tả là “toàn những phẩm chất xấu xa”. Continue reading “Nguồn gốc và ý nghĩa của Đại Hiến chương Magna Carta”

Thảm cảnh của người Rohingya

20150606_blp504

Nguồn:The Plight of the Rohingyas”, The Economist, 01/06/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Dân tộc Rohingya thường được gọi là cộng đồng thiểu số bị ngược đãi nhất thế giới, và điều đó là có lý. Họ là nhóm người “không nhà nước” đơn lẻ lớn nhất trên thế giới, khoảng 1,5 triệu trong tổng số 10 triệu người (không nhà nước). Họ không có các quyền hợp pháp ở quốc gia nơi có khoảng 1,1 triệu trong số họ sinh sống, cụ thể là Myanmar. Không được bảo vệ, người Rohingya đã chịu đựng sự phân biệt đối xử và bạo hành trong hàng thập kỷ qua ở bang Rakhine miền Tây của Myanmar.

Điều này đã lên tới đỉnh điểm trong cuộc thanh trừng sắc tộc quy mô lớn đối với người Rohingya để đuổi họ ra khỏi Sittwe, thủ phủ của bang này, năm 2012. Sau đó khoảng 140.000 người trong số họ bị buộc phải vào các trại tị nạn bẩn thỉu. Nhiều người đã bắt đầu gọi đây là “tội ác diệt chủng” mới. Kể từ đó, hàng ngàn người đã cố gắng chạy trốn bằng thuyền để bắt đầu cuộc sống mới của họ ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Continue reading “Thảm cảnh của người Rohingya”

Biển Đông: Thời Trung Quốc cai trị bắt đầu?

econ_china26__01__970-630x420

Nguồn: Do Thanh Hai, “S China Sea: The beginning of Chinese rule?,” Today (Singapore), 12/06/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cái hay của việc nhìn lại là nay đã rõ việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 vào vùng tranh chấp trên biển Đông vào giữa năm 2014 chỉ là trò đánh lạc hướng. Trong cuộc khủng hoảng ngoại giao sau đó giữa Trung Quốc và Việt Nam, Bắc Kinh đã đi nước cờ chính, bồi đắp cát lên ít nhất sáu rạn san hô do nước này kiểm soát ở quần đảo Trường Sa để tạo ra các hòn đảo mới.

Giàn khoan dầu đã rời đi sau hai tháng, nhưng hàng chục tàu hút bùn, máy ủi, và các tàu phục vụ xây dựng của Trung Quốc đã ở lại để biến các rạn san hô thành đảo nhân tạo và cho Trung Quốc chắc chân án ngữ tuyến đường biển chiến lược mà các nước như Brunei, Philippines, Việt Nam, và Malaysia cũng có tuyên bố chủ quyền. Continue reading “Biển Đông: Thời Trung Quốc cai trị bắt đầu?”

Đón nhận tình trạng “bình thường mới” của Trung Quốc

_fil102_47801363

Nguồn: Hu Angang, “Embracing China’s ‘New Normal’”, Foreign Affairs, 20/04/2015.

Biên dịch: Trần Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Rõ ràng là giờ đây, tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc được xác định là sẽ chậm dần trong những năm sắp tới, mặc dù các nhà kinh tế học vẫn chưa thống nhất về mức độ cũng như độ dài của quá trình này. Vào năm ngoái, tốc độ tăng trường GDP của nước này rớt xuống còn có 7,44%, mức thấp nhất trong vòng một phần tư thế kỷ qua, và nhiều người dự đoán rằng chỉ số này sẽ tiếp tục giảm sâu trong năm 2015.

Có hàng tá các quốc gia đang vật lộn để có thể đạt được mức tăng trưởng này, nhưng phần lớn trong số đó lại không buộc phải tạo ra hàng triệu việc làm mới trong vòng một thập kỷ tới như Trung Quốc. Vì vậy, thật dễ hiểu khi một số chuyên gia đã bày tỏ sự lo ngại về viễn cảnh tương lai của quốc gia này. Họ lập luận rằng, mô hình tăng trưởng dựa trên động lực sản xuất đã không còn đứng vững nữa và cảnh báo rằng, như cách mà kinh tế gia Paul Krugman phát biểu vào năm 2013, nước này “sẽ va đầu vào Vạn Lý Trường Thành”. Theo cách nhìn này, câu hỏi sẽ không phải là liệu nền kinh tế của Trung Quốc có sụp đổ hay không, mà là khi nào điều đó sẽ xảy ra. Continue reading “Đón nhận tình trạng “bình thường mới” của Trung Quốc”

Kinh tế qua hoạt hình: Khủng hoảng Eurozone

Phần 1: Nguồn gốc ra đời đồng tiền chung euro

Các nước châu Âu gây chiến với nhau trong phần lớn lịch sử. Thường các quốc gia có xung đột sẽ không làm ăn chung. Do đó, châu Âu luôn là một châu lục đầy rẫy rào cản thương mại, thuế quan và các đồng tiền khác nhau. Điều này cản trở giao thương quốc tế. Continue reading “Kinh tế qua hoạt hình: Khủng hoảng Eurozone”

Trung – Mỹ cạnh tranh trong cuộc đua xuống đáy

race_to_the_bottom

Nguồn: David Shambaugh, “China and the US are now engaged in all-out competition”, South China Morning Post, 11/6/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ Mỹ – Trung đã được mô tả một cách chính xác là mối quan hệ quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế. Đó cũng là mối quan hệ phức tạp và đáng lo ngại nhất. Hai gã khổng lồ này là hai cường quốc hàng đầu thế giới và được kết nối với nhau theo nhiều cách: song phương, khu vực và toàn cầu. Do đó, việc hiểu được động lực làm nền tảng và vận hành mối quan hệ đang thay đổi này là điều rất quan trọng.

Dù Washington và Bắc Kinh hợp tác trong những lĩnh vực họ có thể hợp tác, vẫn có sự cạnh tranh đang gia tăng đều đặn trong mối quan hệ giữa hai bên. Sự cân bằng giờ đây đã thay đổi, với cạnh tranh là yếu tố chi phối. Có nhiều lý do cho thực trạng này – và một trong số đó là vì an ninh bây giờ đã quan trọng hơn so với kinh tế trong mối quan hệ này. Continue reading “Trung – Mỹ cạnh tranh trong cuộc đua xuống đáy”