#88 – Những cú sốc kinh tế và tác động tới chính trị quốc tế

Nguồn: Jeffrey Frankel (2012). “Economic Shocks and International Politics”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 54, No.3, pp. 29-46.

Biên dịch: Phạm Thị Nga | Hiệu đính: Lê Thanh Tùng, Lê Hồng Hiệp

Trong suốt năm năm từ 2003 tới 2007, nhận thức toàn cầu về rủi ro thấp một cách khác thường, thể hiện qua việc thị trường định giá về nợ công (sovereign debt), nợ doanh nghiệp và các hợp đồng quyền chọn mua. Hệ quả năm năm sau đó đã chứng minh một cách rõ ràng rằng đây là những nhận thức sai lầm.[1] Hiện nay, năm 2012, không còn ai nghi ngờ việc thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro kinh tế và chính trị nghiêm trọng. Continue reading “#88 – Những cú sốc kinh tế và tác động tới chính trị quốc tế”

#87 – Việt Nam: Tranh luận về dân chủ hóa và pháp quyền hóa nhà nước (Phần 2)

Nguồn: Zachary Abuza (2001). “The debates over Democratization and Legalization”, in Z. Abuza, Renovating Politics in Contemporary Vietnam (London: Lynne Rienner Publisher), pp. 75-130.

Biên dịch: Nguyễn Duy Hưng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #86 – Việt Nam: Tranh luận về dân chủ hóa và pháp quyền hóa nhà nước (Phần 1)

Quốc hội

Hầu hết những người bất đồng quan điểm và các tiếng nói phê bình trong nội bộ Đảng yêu cầu vai trò lớn hơn dành cho các trí thức không phải đảng viên trong hoạch định chính sách và cởi mở hơn đối với các quan điểm kinh tế và chính trị. Chỉ một ít quan điểm cho rằng cần phải thiết lập một hệ thống chính trị đa đảng, và thậm chí còn ít người hơn kêu gọi nên giải tán Đảng. Mô hình Hungary, theo đó các đảng đối lập hình thành từ trong nội bộ đảng và đảng cộng sản giữ lại vai trò lãnh đạo về chính trị và điều hành đất nước, thu hút được sự ủng hộ của nhiều người. Continue reading “#87 – Việt Nam: Tranh luận về dân chủ hóa và pháp quyền hóa nhà nước (Phần 2)”

#86 – Việt Nam: Tranh luận về dân chủ hóa và pháp quyền hóa nhà nước (Phần 1)

Nguồn: Zachary Abuza (2001). “The debates over Democratization and Legalization”, in Z. Abuza, Renovating Politics in Contemporary Vietnam (London: Lynne Rienner Publisher), pp. 75-130.

Biên dịch: Nguyễn Duy Hưng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #65 – Sự kiện Nhân Văn – Giai Phẩm, cuộc thanh trừng năm 1967, và di sản của sự bất đồng chính kiến

Đến giờ phút này, tôi có thể nói một cách chắc chắn rằng không một thế lực trong và ngoài nước nào có thể tiêu diệt được Đảng cộng sản Việt Nam. Chỉ có Đảng tự làm suy yếu chính mình khi không chịu thích nghi với tình hình mới.                                                                                                                                                                                        – Tướng Trần Độ

Đầy tớ thì đi Volga

Bố con Ông chủ ra ga đón tàu Continue reading “#86 – Việt Nam: Tranh luận về dân chủ hóa và pháp quyền hóa nhà nước (Phần 1)”

#85 – Độc tài, cách mạng và dân chủ: Ai Cập và tác động khu vực

Nguồn: Amin Saikal (2011). “Authoritarianism, revolution and democracy: Egypt and beyond”, Australian Journal of International Affairs, Vol. 65, No. 5, pp. 530-544.

Biên dịch: Đào Anh Dũng | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Bài liên quan: #81 – So sánh những cuộc nổi dậy của người Ả-rập: Những bài học năm 1989

Các cuộc nổi dậy vì dân chủ của người dân Ả-rập là tự phát, nhưng có lẽ không hoàn toàn bất ngờ. Chúng xảy ra trong bối cảnh bất đồng gia tăng giữa giai cấp thống trị và bị trị, áp bức chính trị, bất bình đẳng kinh tế và xã hội, các thay đổi về nhân khẩu học, nạn thất nghiệp và các thất bại trong chính sách ngoại giao. Mặc dù các cuộc nổi dậy bắt đầu ở Tunisia, nhưng chính trường hợp Ai Cập mới khắc họa tình hình một cách rõ nét hơn cũng như cho thấy tác động của nó đến phần còn lại của thế giới Ả-rập. Lúc này không thể biết kết cục sẽ ra sao. Nhưng chắc chắn nhân dân các nước Ả-rập vừa bắt đầu một hành trình dài mưu cầu sự tự quyết đúng nghĩa. Cuộc hành trình sẽ gian nan và đầy bất trắc đối với nhân dân Ả-rập và các dân tộc khác, nhưng phải coi đó là một phần của quá trình quá độ từ quá khứ độc tài sang tương lai đa nguyên chính trị. Continue reading “#85 – Độc tài, cách mạng và dân chủ: Ai Cập và tác động khu vực”

#84 – Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và các chiến lược cân bằng quyền lực tại ĐNA

131255265_41n

Nguồn: Kai He (2008). “Institutional Balancing and International Relations Theory: Economic Interdependence and Balance of Power Strategies in Southeast Asia”, European Journal of International Relations, Vol. 14, No. 3 pp. 489–518.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Bài nghiên cứu kết hợp một số yếu tố của chủ nghĩa hiện thực mới và chủ nghĩa tự do mới trong một mô hình cân bằng quyền lực thông qua thể chế (cân bằng thể chế) nhằm xác định những điều kiện mà thông qua đó, hình thức cân bằng quyền lực mềm này xảy ra. Cân bằng thể chế là quá trình chống lại áp lực hay các mối đe dọa từ bên ngoài thông qua việc đề xuất, tận dụng và thậm chí là chi phối các thể chế mang tính chất đa phương, một chiến lược mới của những nhà hiện thực chủ nghĩa nhằm giúp các quốc gia bảo đảm an ninh của mình trong môi trường vô chính phủ. Sự tác động lẫn nhau giữa một bên là việc phân bổ các năng lực của quốc gia và một bên là sự phụ thuộc mạnh mẽ về kinh tế ảnh hưởng đến các quốc gia trong việc quyết định khi nào và làm thế nào sử dụng chiến lược đó. Những ví dụ rút ra từ lịch sử bao gồm: nỗ lực tập thể và đơn lẻ của những nước Thế giới thứ ba và các siêu cường nhằm thiết lập các nhóm bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc trong Chiến tranh Lạnh; cân bằng nội tiếp (inclusive balancing) của các nước ASEAN nhằm kiềm chế Trung Quốc và đảm bảo sự ủng hộ của Mỹ trong Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) sau Chiến tranh Lạnh; cân bằng thể chế ngoại tiếp (exclusive balancing) của ASEAN chống lại Mỹ tại Hội nghị ASEAN+3 sau Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á. Những ví dụ trên làm sáng tỏ tính lô-gic trong lập luận của quá trình cân bằng thể chế dưới tác động của những trật tự quan hệ quốc tế cụ thể: trật tự hai cực trong Chiến tranh Lạnh, trật tự đơn cực và trật tự đa cực mới xuất hiện sau Chiến tranh Lạnh.

Continue reading “#84 – Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và các chiến lược cân bằng quyền lực tại ĐNA”

#83 – Tù nhân của địa lý

Nguồn: Ricardo Hausmann (2001). “Prisoners of Geography”, Foreign Policy, No. 122 (Jan. – Feb.), pp. 44-53.

Biên dịch: Dương Thanh Nga | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các chuyên gia phát triển kinh tế hứa hẹn rằng với sự hòa hợp chính xác của các chính sách hỗ trợ thị trường, các nước nghèo cuối cùng sẽ phát triển thịnh vượng. Nhưng chính sách không phải là vấn đề – địa lý mới là vấn đề. Các quốc gia nhiệt đới không giáp biển không bao giờ có thể tiếp cận những thị trường và công nghệ mới mà họ cần để phát triển trong nền kinh tế toàn cầu.

Bạn thuộc cung Bọ Cạp. Vậy thì bạn chắc hẳn là một người sôi nổi. Các phong vũ biểu cho rằng áp suất khí quyển đang giảm. Vì vậy trời sắp mưa. Vĩ độ của bạn ít hơn 20 độ. Trong trường hợp này, quốc gia của bạn chắc chắn nghèo. Continue reading “#83 – Tù nhân của địa lý”

#82 – Hiệu ứng CNN: Công cuộc tìm kiếm một lý thuyết truyền thông về quan hệ quốc tế

Nguồn: Etyan Gilboa (2005). “The CNN Effect: The Search for a Communication Theory of International Relations”, Political Communication, Vol. 22, pp. 27–44.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Ngân Khánh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài viết này phân tích một nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ nhằm xây dựng và kiểm chứng một mô hình lý thuyết truyền thông về quan hệ quốc tế vốn cho rằng những mạng tin tức truyền hình toàn cầu như CNN và BBC World đã trở thành một nhân tố quyết định đối với các quyết sách và kết quả của các sự kiện tầm cỡ. Nghiên cứu đã phân tích một cách hệ thống và mang tính phản biện các công trình nghiên cứu chủ yếu về lý thuyết này, thường được biết đến với tên gọi ‘Hiệu ứng CNN’ trong giới học thuật lẫn ngành truyền thông. Nguồn tư liệu này bao gồm các công trình nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm so sánh, các trường hợp nghiên cứu điển hình cụ thể và cả những mô hình mới. Continue reading “#82 – Hiệu ứng CNN: Công cuộc tìm kiếm một lý thuyết truyền thông về quan hệ quốc tế”

#81 – So sánh những cuộc nổi dậy của người Ả-rập: Những bài học năm 1989

Nguồn: Lucan Way (2011), “Comparing the Arab Revolts: The Lessons of 1989”, Journal of Democracy, Volume 22, Number 4, October 2011, pp. 13-23.

Biên dịch: Phạm Văn Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Mùa xuân Ả-rập” ngay từ khi nổ ra đã là một đề tài làm gia tăng nhanh chóng những so sánh với những sự kiện năm 1989, và quả đúng như vậy.[1] Hai thập niên kể từ khi Đông Âu cộng sản sụp đổ, chúng ta đã có những bài học đắt giá về sự chuyển tiếp thể chế, qua đó giúp chúng ta hiểu biết sâu rộng hơn về những gì đang xảy ra ở Trung Đông và Bắc Phi ngày nay. Đáng tiếc là việc so sánh này không làm cho chúng ta lạc quan về triển vọng dân chủ trong ngắn hạn tại đó. Những tương đồng và dị biệt khi đem so sánh với các sự kiện xảy ra vào năm 1989 Continue reading “#81 – So sánh những cuộc nổi dậy của người Ả-rập: Những bài học năm 1989”

#80 – Bước ngoặt trong kinh tế học thế kỷ 20

Nguồn: Mark Skousen (2007). “A Turning Point in Twentieth-Century Economics” in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 163-190.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Hà

Bài liên quan:  Các chương khác của cuốn The Big Three in Economics

Kinh tế học Keynes là … đòn chí mạng nhất mà quyền lực của kinh tế học chính thống phải hứng chịu

– W.H. Hutt (1979,12)

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, cuộc cách mạng Keynes đã càn quét qua toàn bộ giới kinh tế học. Đã có hai nhân tố tạo ra bầu không khí sôi sục này. Thứ nhất, ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn của cuộc đại khủng hoảng dường như đã chứng minh sự có lý của quan điểm Keynes – Mác khi cho rằng bản thân chủ nghĩa tư bản thị trường vốn dĩ bất ổn và rằng thị trường có thể bị sa lầy tại mức cân bằng thất nghiệp một cách vô hạn định. Continue reading “#80 – Bước ngoặt trong kinh tế học thế kỷ 20”

#79 – Chính sách đối ngoại Nga: Kế thừa trong thay đổi

Nguồn: Andrew C. Kuchins & Igor A. Zevelev (2012). “Russian Foreign Policy: Continuity in Change”, The Washington Quarterly, Vol. 35, No. 1, pp. 147-161.>>PDF

Biên dịch: Vũ Thanh Bình | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #60 – Định luật thứ Nhất của Chính trị dầu mỏ#54 – Sự va chạm giữa các nền văn minh?

Sự quay trở lại cương vị tổng thống của Vladimir Putin sắp diễn ra trong năm 2012 đang làm trỗi dậy nhiều câu hỏi về tương lai chính sách an ninh và đối ngoại của Liên bang Nga cũng như mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ. Putin sẽ tìm cách tiếp nối và thực hiện các mục tiêu chương trình hiện đại hóa của Tổng thống hiện nay –  Dmitri Medvedev- tới mức độ nào? Phải chăng Putin sẽ cải cách hệ thống chính trị theo chiều hướng đa nguyên và phi tập trung hóa quyền lực? Phải chăng quá trình “tái điều chỉnh” mối quan hệ Hoa Kỳ – Nga sẽ kéo dài? Ngay cả khi những vấn đề này Continue reading “#79 – Chính sách đối ngoại Nga: Kế thừa trong thay đổi”

#78 – Quản trị kém có lợi cho phát triển hay không?

Nguồn: Sam Wilkin (2011). “Can Bad Governance be Good for Development?”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 53, No. 1, pp. 61-76.

Biên dịch: Nguyễn Thị Quỳnh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc quản trị tốt vô cùng cần thiết đối với sự phát triển kinh tế cho đến gần đây được xem như lẽ phải thông thường. Ví dụ năm 2002, một nghiên cứu của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) khẳng định rằng “không có sự quản trị tốt, không thể thúc đẩy phát triển.”[1] Năm 2004, Robert Guest – biên tập viên khu vực châu Phi của tờ Economist viết rằng “hầu hết các cuộc chiến tranh ở châu Phi đều do chính phủ yếu kém…Sự quản trị yếu kém cũng là lí do giải thích tại sao châu Phi lại nghèo như vậy”.[2] Thậm chí Milton Friedman, người ủng hộ cho xu hướng tự do hóa thị trường, sau đó cũng tán thành chủ thuyết quản trị tốt: “Tôi đã sai. Hóa ra nền pháp quyền có lẽ còn quan trọng đối với phát triển hơn cả tư nhân hóa.”[3]  Continue reading “#78 – Quản trị kém có lợi cho phát triển hay không?”

#77 – Sự thăng trầm của chủ nghĩa dân tộc tài nguyên

Nguồn: Ian Bremmer & Robert Johnston (2009). “The Rise and Fall of Resource Nationalism”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 51, No. 2, pp. 149-158.

Biên dịch: Nguyễn Duy Hưng | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan:  #60 – Định luật thứ Nhất của Chính trị dầu mỏ

Chủ nghĩa dân tộc tài nguyên, được hiểu là những nỗ lực của các quốc gia giàu tài nguyên nhằm dịch chuyển quyền kiểm soát kinh tế và chính trị trong các ngành mỏ và năng lượng từ các công ty ngoại quốc và tư nhân sang các công ty nội địa và quốc doanh, là chất xúc tác cho sự gia tăng nhanh chóng của giá dầu và các hàng hóa cơ bản khác trong năm năm qua. Những trường hợp gây nhiều chú ý như hành động mang tính quốc hữu hóa các tài sản khai thác loại dầu nặng tại Venezuela và việc tái hợp nhất toàn ngành dầu mỏ của Nga thành các đại công ty năng lượng do nhà nước kiểm soát Continue reading “#77 – Sự thăng trầm của chủ nghĩa dân tộc tài nguyên”

#76 – Những vị khách được nuông chiều hay những nhà yêu nước tận tụy? Người Hoa ở Bắc VN thời kỳ 1954-1978

Nguồn: Xiaorong Han (2009). “Spoiled Guests or Dedicated Patriots? The Chinese in North Vietnam, 1954–1978”, International Journal of Asian Studies, Vol. 6, No. 1, pp. 1–36.

Biên dịch & Hiệu đính: Đỗ Hải Yến

Bài báo này đánh giá quan hệ ba bên giữa cộng đồng người Hoa ở miền Bắc Việt Nam, chính quyền Bắc Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt tập trung vào ảnh hưởng của mối quan hệ lên bản sắc quốc gia và dân tộc của Hoa kiều ở miền Bắc Việt Nam, trong thời kỳ 1954 đến 1978. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng hai vấn đề trọng tâm về tư cách công dân và hệ thống trường học của người Hoa cho thấy các lãnh đạo Bắc Việt Nam thực hiện những chính sách khoan dung đối với Hoa kiều, chủ yếu bởi họ xem mối quan hệ giữa nhà nước Việt Nam với cộng đồng người Hoa là nhân tố cốt lõi trong mối quan hệ của Bắc Việt Nam với Trung Quốc. Các chính sách này rốt cuộc đã góp phần trì hoãn việc đồng hóa Hoa kiều và tới cuối những năm 1970, chúng vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi những đối tượng lưu trú được ưu đãi thành công dân Việt Nam. Mặc dù nhiều Hoa kiều mang địa vị người nước ngoài được hưởng đặc quyền, số khác lại sẵn sàng thay mặt Việt Nam tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau khi tái thống nhất, với mong muốn làm rõ sự trung thành, nói cách khác là “thanh lọc” quốc gia – dân tộc, chính phủ Việt Nam đã khởi xướng một quy trình đồng hóa bắt buộc mang tính quyết đoán. Chính sách này cùng với sự suy thoái trong quan hệ Việt – Trung cuối những năm 1970 đã làm dấy lên một làn sóng di cư ra nước ngoài của các Hoa kiều.
Continue reading “#76 – Những vị khách được nuông chiều hay những nhà yêu nước tận tụy? Người Hoa ở Bắc VN thời kỳ 1954-1978”

#75 – Quyền lực mềm Trung Quốc: Các tranh luận, nguồn lực và triển vọng

Nguồn: Young Nam Cho & Jong Ho Jeong (2008). “China’s Soft Power: Discussions, Resources, and Prospects”, Asian Survey, Vol. 48, No. 3 (May/June), pp.453-472.

Biên dịch: Trần Thị Thục Huyền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan:  #62 – Ngoại giao công chúng và sự trỗi dậy của quyền lực mềm Trung Quốc

Bài viết này phân tích các cuộc tranh luận, nguồn lực cũng như các triển vọng về quyền lực mềm của Trung Quốc, tập trung vào Đồng thuận Bắc Kinh (the Beijing Consensus), chính sách đối ngoại và nền văn minh Trung Quốc. Bài viết cho rằng nhận thức của Trung Quốc về quyền lực mềm và việc ứng dụng quyền lực mềm này vào các chính sách của quốc gia là một yếu tố quan trọng trong việc giải thích sức ảnh hưởng đang gia tăng một cách nhanh chóng của Trung Quốc ở khu vực Châu Á. Continue reading “#75 – Quyền lực mềm Trung Quốc: Các tranh luận, nguồn lực và triển vọng”

#74 – Miến Điện mở cửa: Cơ hội cho các nhà dân chủ

Nguồn: Min Zin & Brian Joseph (2012). “The Opening in Burma: The Democrats’ Opportunity”, Journal of Democracy, Volume 23, Number 4 (October), pp. 104-119.

Biên dịch: Phạm Thị Trang | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Trong suốt nửa thế kỷ sau khi quân đội lên nắm quyền năm 1962, viễn cảnh thay đổi chính trị ở Miến Điện vẫn tỏ ra còn xa vời. Đây là một trong những thể chế độc tài cứng nhắc nhất thế giới, và Miến Điện cũng là một trong những nước kém phát triển nhất. Trong hầu hết các chỉ số về phát triển con người được đo lường, đất nước 56 triệu dân này đã không đạt được mức cơ bản nào và hiện đang nằm ở gần cuối bảng xếp hạng của thế giới. Như thể góp phần làm cho bức tranh thêm ảm đạm, những nhà lãnh đạo quân đội Miến Điện từ lâu đã đi theo chính sách cô lập khiến tình hình kinh tế và chính trị tiếp tục trì trệ, Continue reading “#74 – Miến Điện mở cửa: Cơ hội cho các nhà dân chủ”

#73 – Tái cân bằng sang Châu Á với một Trung Quốc bất an

Nguồn: Ely Ratner (2013). “Rebalancing to Asia with an Insecure China”, The Washington Quarterly, Vol. 36, No. 2,  pp. 21-38.>>PDF

Biên dịch: Dương Thị Thu Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama, một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Mỹ là tiếp tục chuyển sự quan tâm và đầu tư các nguồn lực vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.  Mặc dù nhiều nước trong khu vực hoan nghênh tái cam kết này, chiến lược “xoay trục” sang Châu Á của Mỹ khiến Trung Quốc ngày càng lo ngại về những ý định của Mỹ.1 Những nỗ lực của Mỹ trong việc mở rộng lực lượng quân sự ở Châu Á, tăng cường quan hệ an ninh với các đồng minh và đối tác, và nâng cao vai trò của các thể chế khu vực khiến nhiều quan chức Bắc Kinh lo ngại là nhằm mục đích hạn chế sự trỗi dậy của Trung Quốc và coi đây là nguyên nhân chính dẫn tới sự bất ổn trong khu vực cũng như sự suy thoái môi trường chiến lược của Trung Quốc. Continue reading “#73 – Tái cân bằng sang Châu Á với một Trung Quốc bất an”

#72 – Phê bình lý thuyết chiến tranh đánh lạc hướng

Nguồn: Jack S. Levy, “The Diversionary Theory of War” (Chapter 11), in Manus I. Midlarsky (ed.), Handbook of War Studies (Boston: Unwin Hyman, 1989), pp. 259-288.

Biên dịch: Lê Thùy Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc giới tinh hoa chính trị thường thực hiện các chính sách đối ngoại phiêu lưu hoặc thậm chí là gây ra chiến tranh để đánh lạc hướng dư luận trong nước khỏi các vấn đề kinh tế và xã hội trong nước, cũng như củng cố sự ủng hộ chính trị nội bộ là đề tài không mới của chính trị quốc tế.[1] Thường được đề cập đến dưới tên gọi “giả thuyết con dê tế thần” (scapegoat hypothesis) hoặc “thuyết chiến tranh đánh lạc hướng” (diversionary theory of war), tư tưởng này là một trong số ít lý thuyết ở cấp độ xã hội bên cạnh học thuyết Mác – Lênin về chủ nghĩa đế quốc nhận được nhiều sự chú ý của các tài liệu lý thuyết về xung đột quốc tế.[2] Giả thuyết này được sử dụng làm cơ sở để giải thích nhiều sự kiện lịch sử, Continue reading “#72 – Phê bình lý thuyết chiến tranh đánh lạc hướng”

#71 – Tình trạng khủng hoảng nước ngày một trầm trọng ở Châu Á

Nguồn: Brahma Chellaney (2012). “Asia’s Worsening Water Crisis”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 54, No. 2, pp. 143-156.

Biên dịch: Nguyễn Vân Anh | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Bài liên quan:  #67 – Hệ lụy an ninh của vấn đề biến đổi khí hậu

Trong tất cả những nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết đối với thế giới hiện đại, nước là nguồn tài nguyên quan trọng nhất. Trong khi chúng ta có thể thay thế dầu bằng các nguồn năng lượng khác, thì không gì có thể thay thế được nước. Nước đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sản xuất của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường, từ thực phẩm đến sản phẩm công nghiệp, cũng như sản xuất điện năng, lọc dầu và khí đốt, khai thác than và uranium. Nói một cách đơn giản, khan hiếm nước và sự phát triển kinh tế không thể song hành cùng nhau.1 Continue reading “#71 – Tình trạng khủng hoảng nước ngày một trầm trọng ở Châu Á”

#70 – Hãy suy nghĩ lại: Vấn đề chủ quyền

Nguồn: Stephen D. Krasner (2001). “Think Again: Sovereignty”, Foreign Policy, No. 122 (Jan. – Feb.), pp. 20-29.

Biên dịch: Trần Thị Diệu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan điểm về nhà nước như một thực thể tự trị và độc lập đang sụp đổ dưới “đòn công kích” kết hợp của các liên minh tiền tệ, CNN, Internet và các tổ chức phi chính phủ. Nhưng những ai tuyên bố về sự diệt vong của“chủ quyền” dường như đã hiểu sai lịch sử. Các quốc gia – dân tộc có bản năng sinh tồn mạnh mẽ và cho đến lúc này đã thích nghi với những thách thức mới, ngay cả thách thức đặt ra bởi toàn cầu hóa. Continue reading “#70 – Hãy suy nghĩ lại: Vấn đề chủ quyền”

#69 – Cấu trúc vô chính phủ và cân bằng quyền lực

european_union2

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). “Anarchic Orders and Balances of Power” (Chapter 6) in K. N. Waltz,Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 102-128.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Chúng ta còn hai việc phải làm: một là nghiên cứu các đặc tính của vô chính phủ và các dự tính về kết cục của những thể chế vô chính phủ; hai là nghiên cứu xem những dự tính này thay đổi như thế nào khi cấu trúc của một hệ thống vô chính phủ thay đổi thông qua những thay đổi trong cán cân sức mạnh giữa các quốc gia. Nhiệm vụ thứ hai, mà tôi giải quyết ở chương 7, 8 và 9, đòi hỏi việc so sánh nhiều hệ thống quốc tế khác nhau. Nhiệm vụ thứ nhất, sẽ được tôi tập trung giải quyết ngay bây giờ, được thực hiện tốt nhất bằng cách so sánh giữa hành vi và kết quả trong các môi trường vô chính phủ và có thứ bậc. Continue reading “#69 – Cấu trúc vô chính phủ và cân bằng quyền lực”