28/01/1997: Cảnh sát Nam Phi thừa nhận sát hại Stephen Biko

Nguồn: Afrikaner police admit to killing Stephen Biko, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, tại Nam Phi, bốn cựu cảnh sát thời kỳ apartheid đã xuất hiện trước Ủy ban Sự thật và Hòa giải, và thừa nhận đã giết Stephen Biko, nhà lãnh đạo phong trào “Nhận thức về người da đen” (Black Consciousness Movement, BCM) của Nam Phi vào năm 1977.

Năm 1969, Biko, một sinh viên y khoa, đã thành lập một tổ chức cho sinh viên da đen Nam Phi để chống lại chính sách phân biệt chủng tộc apartheid của chính phủ thiểu số da trắng, đồng thời thúc đẩy bản sắc của người da đen. Năm 1972, ông tham gia tổ chức Đại hội Người da đen và năm sau đó bị chính phủ da trắng (Afrikaner) cấm tham gia hoạt động chính trị. Bốn năm sau, vào tháng 9/1977, ông bị bắt vì tội lật đổ. Continue reading “28/01/1997: Cảnh sát Nam Phi thừa nhận sát hại Stephen Biko”

26/03/1997: 39 thành viên giáo phái Heaven’s Gate tự sát tập thể

Nguồn: Heaven’s Gate cult members found dead, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, theo tin báo ẩn danh, cảnh sát đã ập vào một biệt thự ở Rancho Santa Fe, vùng ngoại ô xa xôi của San Diego, California, và phát hiện 39 nạn nhân của một vụ tự sát hàng loạt. Những người đã qua đời này – gồm 21 phụ nữ và 18 đàn ông ở các độ tuổi khác nhau – đều được tìm thấy nằm rất bình yên, trong bộ quần áo tối màu, chân đi giày thể thao Nike, cũng không có dấu vết của máu hoặc chấn thương đáng kể. Sau đó, người ta đã tiết lộ rằng nhóm người này là thành viên của giáo phái “Heaven’s Gate” (Cổng Trời). Những người đứng đầu giáo phái này đã rao giảng rằng tự sát sẽ cho phép con người rời khỏi “vật chứa” là cơ thể mình, và bước vào một phi thuyền ngoài hành tinh, ẩn sau Sao chổi Hale-Bopp. Continue reading “26/03/1997: 39 thành viên giáo phái Heaven’s Gate tự sát tập thể”

23/01/1997: Madeleine Albright trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ

Nguồn: Madeleine Albright becomes first female secretary of state, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, một ngày sau khi bà chính thức được Thượng viện Mỹ phê chuẩn việc bổ nhiệm, tại Nhà Trắng, Madeleine Albright đã được Phó Tổng thống Al Gore tiến hành nghi lễ tuyên thệ nhậm chức, trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ. Với tư cách là người đứng đầu Bộ Ngoại giao, Albright khi ấy là nữ quan chức cấp cao nhất trong lịch sử nước Mỹ, một điển hình khiến vài người tuyên bố rằng “trần nhà bằng kính” ngăn cản sự thăng tiến của phụ nữ trong chính phủ đã được dỡ bỏ. Continue reading “23/01/1997: Madeleine Albright trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ”

11/12/1997: Nghị định thư Kyoto được thông qua

Nguồn: Kyoto Protocol first adopted in Japan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, tại Kyoto, Nhật Bản, Liên Hiệp Quốc đã chính thức thông qua một hiệp ước mới nhằm mục đích hạn chế phát thải khí nhà kính. Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu là một nỗ lực mang tính cách mạng nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu, một nỗ lực đáng ngưỡng mộ đã mang về nhiều kết quả khác nhau.

Trong thập niên 1980-1990, cộng đồng quốc tế bắt đầu nhận thức đầy đủ hơn về các tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng do các hoạt động của con người lên môi trường. Theo Nghị định thư Kyoto, các quốc gia khác nhau sẽ cam kết thực hiện các hành động khác nhau. Một số quốc gia đã xác lập mục tiêu ràng buộc về giảm phát thải carbon dioxide, methane và các khí nhà kính, trong khi những quốc gia khác, bao gồm cả các quốc gia phát thải lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, lại không có các mục tiêu rõ ràng. Nhóm nước không thể đạt được mục tiêu quốc gia của mình có thể lựa chọn đóng góp cho việc cắt giảm phát thải ở “nhóm nước đang phát triển” qua những việc như đầu tư vào cơ sở hạ tầng giảm phát thải hoặc sử dụng biện pháp “thương mại hóa” khí thải khi mua lại hạn ngạch phát thải carbon của nước khác. Continue reading “11/12/1997: Nghị định thư Kyoto được thông qua”

22/04/1997: Khủng hoảng con tin tại đại sứ quán Nhật ở Peru kết thúc

Nguồn: Peruvian President Fujimori orders assault on Japanese ambassador’s home, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, tại Lima, Peru, Tổng thống Alberto Fujimori đã ra lệnh cho biệt kích tấn công vào nhà của Đại sứ Nhật Bản với hy vọng giải thoát 72 con tin đang bị các thành viên vũ trang của phong trào phiến quân cánh tả Tupac Amaru giam giữ suốt hơn 4 tháng.

Ngày 16/12/1996, 14 tên khủng bố Tupac Amaru, cải trang thành bồi bàn và phục vụ, đã đột nhập vào nhà của Đại sứ Nhật Bản Morihisa Aoki, khi đó đang tổ chức tiệc chiêu đãi nhằm kỷ niệm ngày sinh của Nhật Hoàng. Những kẻ khủng bố có vũ trang này đã bắt 490 người làm con tin. Cảnh sát nhanh chóng cho bao vây khu nhà, và phiến quân đồng ý thả 170 khách là phụ nữ và người cao tuổi nhưng tuyên bố sẽ giết chết 220 người còn lại nếu yêu cầu của chúng không được đáp ứng. Continue reading “22/04/1997: Khủng hoảng con tin tại đại sứ quán Nhật ở Peru kết thúc”

04/07/1997: Tàu thám hiểm Pathfinder đến sao Hỏa

Nguồn: Pathfinder lands on Mars, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, sau hành trình 120 triệu dặm kéo dài bảy tháng, Mars Pathfinder của NASA đã trở thành tàu vũ trụ Mỹ đầu tiên đến được bề mặt sao Hỏa trong hơn hai thập niên. Trong quá trình hạ cánh được lên kế hoạch khéo léo, tiết kiệm chi phí, Pathfinder đã sử dụng những chiếc dù để làm chậm dần vận tốc tiếp cận bề mặt sao Hỏa, sau đó dùng thêm các túi khí để giảm bớt tác động khi chạm đất. Va chạm với Bãi bồi Ares Vallis ở tốc độ 40 dặm/giờ, con tàu vũ trụ đã nảy cao vào bầu khí quyển sao Hỏa tận 16 lần trước khi hạ cánh an toàn. Continue reading “04/07/1997: Tàu thám hiểm Pathfinder đến sao Hỏa”

01/05/1997: Công Đảng trở lại nắm quyền ở Anh

Nguồn: Labour Party returns to power in Britain, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1997, sau 18 năm Đảng Bảo thủ nắm quyền, Công Đảng do Tony Blair lãnh đạo đã chiến thắng trong cuộc bầu cử nghị viện Anh. Với thành tích gây thất vọng nhất của Đảng Bảo thủ kể từ năm 1832, Thủ tướng John Major đã thất bại trước Blair – một người gốc Scotland, 43 tuổi, và là thủ tướng trẻ nhất của Anh trong vòng hơn một thế kỷ.

Blair từng học luật tại Oxford và gia nhập Công Đảng vào năm 1975. Năm 1983, ông được bầu làm nghị sĩ đại diện cho Sedgefield, sau đó trở thành phát ngôn viên của đảng về các vấn đề tài chính vào năm 1985, và sau đó là về các vấn đề thương mại và công nghiệp vào năm 1987. Continue reading “01/05/1997: Công Đảng trở lại nắm quyền ở Anh”

09/05/1997: Andrew Cunanan tiếp tục vụ giết người hàng loạt

Nguồn: Cunanan continues murder spree, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, thi thể của William Reese, 45 tuổi, một người quản lý nghĩa trang, đã được tìm thấy ở vùng nông thôn Pennsylvania, New Jersey. Ông đã bị bắn vào đầu bằng một viên đạn Golden Sabre đường kính 0.38 ly. Cảnh sát sớm xác định thủ phạm chính là Andrew Cunanan, một người đàn ông 27 tuổi đang bị truy nã vì ba vụ giết người. Có lẽ Cunanan đã giết Reese nhằm đánh cắp chiếc bán tải Chevrolet của ông này.

Cunanan dành phần lớn phần đời trưởng thành của mình làm ‘bạn đồng hành’ với những người đàn ông lớn tuổi giàu có; hắn chọn sống một lối sống cực kỳ sang chảnh ở San Diego, California, vượt quá khả năng của mình. Tháng 04/1997, Cunanan nói với bạn bè sẽ chuyển đến San Francisco. Nhưng thực ra hắn đã mua vé một chiều đến Minnesota sau khi cầu xin công ty thẻ tín dụng của mình gia hạn hạn mức tín dụng. Continue reading “09/05/1997: Andrew Cunanan tiếp tục vụ giết người hàng loạt”

01/07/1997: Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc

Jiang Zemin shakes hands with Charles, Prince of Wales at the handover ceremony for Hong Kong at the Hong Kong Convention and Exhibition Centre, at midnight of 30 June 1997.

Nguồn:Hong Kong returned to China,” History.com (truy cập ngày 30/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 1 tháng 7 năm 1997, Hồng Kông được trao trả lại cho chính quyền Trung Quốc trong một buổi lễ có sự hiện diện của Thủ tướng Anh Tony Blair, Thái tử Charles, Thân vương xứ Wales, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, và Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright. Trừ việc vài ngàn người Hồng Kông đã phản đối việc trao trả này thì buổi lễ đã diễn ra trang trọng và hòa bình.

Năm 1839, nước Anh xâm lược Trung Quốc để đè bẹp những người phản đối sự can thiệp của Anh vào các vấn đề kinh tế, xã hội, và chính trị của đất nước này. Một trong những hành động đầu tiên của người Anh trong chiến tranh là đánh chiếm Hồng Kông, một hòn đảo nhỏ thưa thớt người nằm ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam của Trung Quốc. Năm 1841, Trung Quốc đã nhượng lại hòn đảo cho người Anh bằng việc ký Hiệp định Xuyên Tị (Convention of Chuenpi – nghĩa đen là “hiệp định xỏ mũi”), và đến năm 1812 Hiệp ước Nam Kinh được ký, chính thức chấm dứt cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất. Continue reading “01/07/1997: Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc”

09/05/1997: Cựu tù binh chiến tranh được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ ở Việt Nam

 

_66535562_51432310

Nguồn:Former POW is ambassador to Vietnam,” History.com (truy cập ngày 08/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1997, 22 năm và 10 ngày sau khi Sài Gòn sụp đổ, cựu Dân biểu Florida Douglas “Pete” Peterson trở thành đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ ở Việt Nam sau khi Graham Martin được di tản khỏi đất nước này cuối tháng 4 năm 1975 bằng trực thăng. Peterson là phi công của Không quân Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam và từng bị giam giữ trong 6 năm rưỡi ở Hỏa Lò sau khi máy bay của ông bị bắn rơi gần Hà Nội năm 1966. Ba mươi mốt năm sau đó, Peterson trở lại Hà Nội với một nhiệm vụ mới, trình quốc thư lên chính quyền cộng sản ở thủ đô Việt Nam vào ngày mùng 9 tháng 5 năm 1997.

Việt Nam bắt đầu bình thường hóa quan hệ với kẻ thù cũ là Mỹ từ năm 1994, khi cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại trong suốt 19 năm đối với Việt Nam, với lý do là chính quyền cộng sản của Việt Nam đã hợp tác trong việc xác định vị trí của 2.238 lính Mỹ được coi là mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Continue reading “09/05/1997: Cựu tù binh chiến tranh được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ ở Việt Nam”