19/12/1986: Nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov được trả tự do

Nguồn: Soviet dissident Andrei Sakharov released from internal exile, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã quyết định trả tự do cho Andrei Sakharov và vợ ông, Elena Bonner, khỏi cảnh lưu đày trong nước ở Gorky, một thành phố lớn trên Sông Volga mà khi đó đang bị đóng cửa đối với người nước ngoài. Động thái này được ca ngợi là bằng chứng cho thấy cam kết của Gorbachev nhằm giảm bớt đàn áp chính trị nội bộ ở Liên Xô. Continue reading “19/12/1986: Nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov được trả tự do”

08/12/1987: Mỹ và Liên Xô ký Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung

Nguồn: Superpowers agree to reduce nuclear arsenals, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, trong một cuộc họp thượng đỉnh ở Washington, D.C., Tổng thống Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã ký hiệp ước đầu tiên giữa hai siêu cường nhằm cắt giảm kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của họ. Các thỏa thuận trước đây chỉ đơn thuần là nỗ lực của hai đối thủ trong Chiến tranh Lạnh nhằm hạn chế sự phát triển kho vũ khí hạt nhân của hai bên. Thỏa thuận lịch sử năm 1987 đã cấm các tên lửa tầm ngắn và tầm trung phóng từ mặt đất. Khi đó, Mỹ và Liên Xô đang sở hữu tổng cộng 2.611 tên lửa thuộc nhóm này, hầu hết nằm ở châu Âu và Đông Nam Á. Continue reading “08/12/1987: Mỹ và Liên Xô ký Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung”

Putin, Gorbachev, và hai tầm nhìn về sự vĩ đại của nước Nga

Nguồn: Gideon Rachman, “Putin, Gorbachev and two visions of Russian greatness,” Financial Times, 05/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Điện Kremlin đã quay trở lại với các phương pháp và mục tiêu dựa trên sự chinh phạt, sự sợ hãi và tàn bạo.

Donald Trump từng hứa sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. Khẩu hiệu yêu thích của Tập Cận Bình là hướng đến “sự phục hưng vĩ đại” của dân tộc Trung Hoa. Vladimir Putin cũng được thúc đẩy bởi một mong muốn tương tự: hồi sinh nước Nga vĩ đại.

Nhưng thế nào là một quốc gia vĩ đại? Putin và Mikhail Gorbachev, người vừa qua đời vào tuần trước, lại có suy nghĩ khác nhau. Continue reading “Putin, Gorbachev, và hai tầm nhìn về sự vĩ đại của nước Nga”

Nhìn lại con người và di sản của Mikhail Gorbachev

Nguồn: Mikhail Gorbachev has died,” The Economist, 30/08/2022.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mikhail Gorbachev có hai người hùng trong suy nghĩ, đều là những nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa của thế kỷ 19: Alexander Herzen và Vissarion Belinsky. Các tác phẩm của hai ông tập trung vào phẩm giá cá nhân, và Gorbachev hầu như thuộc lòng tất cả những cuốn sách của họ. Khi chúng được chuyển thể lên sân khấu Nga trong vở kịch ba phần “The Coast of Utopia” [Bờ biển xứ Không tưởng] của Tom Stoppard vào năm 2002, đích thân ông đã đến xem. Và khi buổi diễn kết thúc, ông được mời lên sân khấu để nhận một tràng pháo tay nhiệt liệt, từ những khán giả mà có lẽ vẫn chưa ra đời khi ông nhậm chức tổng bí thư cuối cùng của Liên Xô vào năm 1985.

Perestroika (cải tổ) do ông khởi xướng đã không bao giờ đi đến cái đích như ông muốn, về một chủ nghĩa xã hội dân chủ, nhân đạo – có lẽ vì đích đến đó là một điều Không tưởng. Đối với giới tinh hoa Nga hiện đại, ông là một kẻ kỳ quặc nếu không muốn nói là kẻ phản bội: một kẻ ngu ngốc đã khiến Liên Xô sụp đổ, nhưng lại không tranh thủ kiếm chác từ quá trình đó. Có quyền lực, một cuộc sống thoải mái và số phận của hàng trăm triệu người trong tay, nhưng Gorbachev đã buông tất cả khi từ chức tổng thống Liên Xô vào ngày 25 tháng 12 năm 1991. Continue reading “Nhìn lại con người và di sản của Mikhail Gorbachev”

Liệu Putin có thể đứng vững? (P2)

Nguồn: Vladislav Zubok, “Can Putin Survive?,” Foreign Affairs, 21/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Chia để trị

Các hình phạt của phương Tây có thể không làm thay đổi tư duy của Moscow. Tuy nhiên, chúng rõ ràng đã làm tổn thương một số thành phần dân cư Nga: cụ thể là giới tinh hoa của đất nước và tầng lớp trung lưu thành thị. Các chính phủ, trường đại học, và các tổ chức khác trên khắp thế giới đã hủy bỏ hàng nghìn dự án khoa học và học thuật với các nhà nghiên cứu Nga. Các dịch vụ mà trước đó đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của nhiều nhân viên văn phòng Nga – từ Facebook đến Netflix, và cả Zoom – đột nhiên không còn khả dụng nữa. Người Nga không thể nâng cấp MacBook hoặc iPhone của mình. Việc xin thị thực nhập cảnh vào Vương quốc Anh hoặc Liên minh châu Âu đã trở nên vô cùng khó khăn, và ngay cả nếu có thành công, thì cũng chẳng chuyến bay hoặc chuyến tàu nào có thể đưa họ thẳng đến đó. Họ không còn có thể sử dụng thẻ tín dụng của mình ở nước ngoài, hoặc thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ nước ngoài. Đối với dân cư thành thị Nga, cuộc xâm lược của nước họ đã khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn trước. Continue reading “Liệu Putin có thể đứng vững? (P2)”

Liệu Putin có thể đứng vững? (P1)

Nguồn: Vladislav Zubok, “Can Putin Survive?,” Foreign Affairs, 21/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Putin đã học được bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô.

Ngày 09/05/2022, một đoàn xe tăng và pháo binh đổ dồn về Quảng trường Đỏ ở Moscow. Hơn 10.000 binh sĩ diễu hành qua các đường phố của thành phố. Đó là cảnh tượng của cuộc diễu binh thường niên lần thứ 27 nhân dịp Ngày Chiến thắng của Nga, nhằm kỷ niệm chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc Xã trong Thế chiến II. Tổng thống Nga Vladimir Putin, người chủ trì buổi lễ, đã có bài phát biểu ca ngợi quân đội và lòng dũng cảm của đất nước mình. “Việc bảo vệ tổ quốc khi vận mệnh của chúng ta bị đe dọa luôn là điều thiêng liêng,” ông nói. “Chúng ta sẽ không bao giờ bỏ cuộc.” Putin đang nói về quá khứ, nhưng cũng đồng thời nói về hiện tại, truyền tải một thông điệp rõ ràng cho phần còn lại của thế giới: Nga sẽ quyết tâm tiếp tục cuộc chiến đối với Ukraine. Continue reading “Liệu Putin có thể đứng vững? (P1)”

09/04/1987: Ngoại trưởng George Shultz lên án hoạt động gián điệp của Liên Xô

Nguồn: U.S. Secretary of State George Shultz condemns Soviet spying, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, chỉ vài ngày trước khi tới Moscow để đàm phán về kiểm soát vũ khí và một số vấn đề khác, Ngoại trưởng Mỹ George Shultz tuyên bố rằng ông “vô cùng tức giận” về hoạt động có thể là gián điệp của Liên Xô trong Đại sứ quán Mỹ ở nước này. Các quan chức Liên Xô phẫn nộ đáp trả rằng cáo buộc gián điệp là “bịa đặt bẩn thỉu.”

Ngoại trưởng Shultz dự kiến sẽ đến Moscow để đàm phán về nhiều vấn đề, nhưng quan trọng nhất trong số đó là việc cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu. Tổng thống Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã thảo luận về việc cắt giảm vũ khí trong hội nghị thượng đỉnh của họ ở Iceland, vào tháng 10/1986, nhưng đàm phán đã kết thúc trong bất hoà. Gorbachev đã gắn tiến trình cắt giảm tên lửa với việc Mỹ từ bỏ Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (tên thường gọi là chương trình phòng thủ tên lửa “Chiến tranh giữa các vì sao”). Continue reading “09/04/1987: Ngoại trưởng George Shultz lên án hoạt động gián điệp của Liên Xô”

17/03/1990: Litva bác bỏ yêu cầu hủy tuyên bố độc lập từ Liên Xô

Nguồn: Lithuania rejects Soviet demand to renounce its independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, Litva – thành viên cũ của Liên Xô – đã kiên định từ chối yêu cầu của Liên Xô, theo đó buộc nước này từ bỏ tuyên bố độc lập. Tình hình ở Litva nhanh chóng trở thành một điểm nhức nhối trong quan hệ Xô – Mỹ.

Liên Xô chiếm được Litva, thuộc vùng Baltic, kể từ năm 1939. Người Litva từ lâu đã công khai phản đối việc bị Liên Xô sáp nhập, nhưng vô ích. Sau Thế chiến II, lực lượng Liên Xô không rút lui, còn Mỹ thì gần như chẳng làm gì để hỗ trợ nền độc lập của Litva. Vấn đề này tiếp tục tồn tại cho đến năm 1985, khi Mikhail Gorbachev trở thành nhà lãnh đạo của Liên Xô. Continue reading “17/03/1990: Litva bác bỏ yêu cầu hủy tuyên bố độc lập từ Liên Xô”

Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P1)

Nguồn: Why Russia Has Never Accepted Ukrainian Independence, The Economist, 18/12/2021

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tám giờ tối Chủ nhật, ngày 08/12/1991, Mikhail Gorbachev, Tổng thống Liên Xô, nhận được một cuộc điện thoại bằng đường dây tối mật. Người ở đầu dây bên kia là Stanislav Shushkevich, một giáo sư vật lý khiêm tốn, người mà vài tháng trước đó, trong công cuộc cải tổ của Gorbachev, đã được giao đảm nhận chức vụ lãnh đạo Cộng hòa Belarus thuộc Liên Xô. Shushkevich gọi từ một cabin đi săn trong khu rừng Belovezh tươi đẹp để nói với nhà cải cách vĩ đại rằng, ông đã ‘mất việc’: Liên Xô đã kết thúc rồi.

Nhìn lại, dấu hiệu cáo chung đã xuất hiện từ tháng 8, khi KGB, những nhân vật Cộng sản cứng rắn và quân đội đã buộc Gorbachev chịu quản thúc tại gia, và tiến hành một cuộc đảo chính. Sau ba ngày kháng cự hòa bình, dẫn đầu bởi Boris Yeltsin, Tổng thống Cộng hòa Xô viết Nga, họ đã rút lui. Sự kiện đó đã loại trừ mọi khả năng quay trở lại một Liên Xô trong quá khứ. Nhưng Gorbachev vẫn nuôi hy vọng về một người kế nhiệm hậu Xô Viết theo chủ trương tự do, như một cách để có thể giữ, chí ít là, một số nước cộng hòa liên kết với nhau. Cuộc gọi của Shushkevich đã giết chết hy vọng cuối cùng đó. Continue reading “Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P1)”

Bốn lý do chính khiến Liên Xô giải thể cuối 1991

Tác giả: Nguyễn Giang

Ba mươi năm sau khi Liên bang Xô- Viết tan rã, việc xác định ngày cụ thể của sự sụp đổ vẫn là đề tài tranh luận của các sử gia.

Trên mạng xã hội ngày hôm nay, và trong các sách lịch sử từ 30 năm qua, ngày Liên Xô chính thức giải thể vẫn được ghi là 25, hoặc 26 tháng 12 năm 1991.

Về mặt kỹ thuật, cả hai ngày 25 và 26 đều có thể coi là ngày Liên Xô chấm dứt tồn tại, tuy cũng chỉ là về mặt hình thức.

Vì ngày 8/12/1991, lãnh đạo ba quốc gia châu Âu là thành viên chủ chốt của Liên Xô: Nga, Belarus và Ukraine, đã cùng ra tuyên bố “Liên Xô, với tư cách là một chủ thể của quan hệ quốc tế và thực thể địa chính trị (geopolitical reality) nay chấm dứt tồn tại.”

Continue reading “Bốn lý do chính khiến Liên Xô giải thể cuối 1991”

Boris Yeltsin: Người nông dân làm tổng thống Nga dân chủ

Năm 1985, tân tổng bí thư Mikhail Gorbachev mời Boris Yeltsin, bí thư Sverdlovsk (nay là Yekaterinburg) về Moscow. Chỉ trong vòng một năm, ông Yelsin vào Bộ Chính trị Đảng CS Liên Xô.

Là gương mặt trẻ, năng động, thậm chí nói thẳng tới mức bị cho là ‘hung hăng’, ông giúp Gorbachev thực hiện các chiến dịch chống tham nhũng.

Ngày nay người ta hay nói về Yeltsin và Gorbachev như hai nhân vật đối nghịch nhau, thậm chí là kẻ thù chính trị.

Nhưng thực ra họ có nhiều điểm giống nhau.

Cả hai cùng sinh năm 1931 và đều có gốc gác gia đình nông dân.

Continue reading “Boris Yeltsin: Người nông dân làm tổng thống Nga dân chủ”

23/03/1983: Reagan kêu gọi sử dụng công nghệ chống tên lửa mới

Nguồn: President Reagan calls for new antimissile technology, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, trong một bài phát biểu trước cả nước, Tổng thống Ronald Reagan đề xuất Mỹ nên bắt tay vào chương trình phát triển công nghệ chống tên lửa có thể khiến nước này gần như không thể bị tấn công bằng tên lửa hạt nhân. Bài phát biểu của Reagan đánh dấu sự khởi đầu của cái được gọi là “Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược” (Strategic Defense Initiative – SDI) đầy tranh cãi.

Bất chấp việc ông có luận điệu chống cộng mạnh mẽ, Reagan đã coi việc kiểm soát vũ khí hạt nhân là một trong những điểm mấu chốt trong chính quyền của mình. Tuy nhiên, đến năm 1983, các cuộc đàm phán với Liên Xô đã bị đình trệ do các vấn đề như: loại vũ khí nào nên được kiểm soát, loại biện pháp kiểm soát nào nên được thiết lập và làm thế nào để đánh giá mức độ tuân thủ các biện pháp kiểm soát đó. Đây cũng là thời điểm Reagan trở nên đặc biệt quan tâm đến ý tưởng được đề xuất bởi một số cố vấn quân sự và khoa học của mình, bao gồm cả Tiến sĩ Edward Teller, “cha đẻ của bom hydrogen.” Continue reading “23/03/1983: Reagan kêu gọi sử dụng công nghệ chống tên lửa mới”

13/02/1984: Chernenko trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô

Nguồn: Chernenko becomes general secretary, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, sau cái chết của Yuri Andropov bốn ngày trước đó, Konstantin Chernenko đã chính thức trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, vị trí có quyền lực tối thượng ở nước này. Chernenko là người cuối cùng trong số những lãnh đạo cộng sản Nga chủ trương áp dụng đường lối “cứng rắn” trước khi Mikhail Gorbachev lên nắm quyền vào năm 1985.

Trước khi trở thành Tổng bí thư, Chernenko ít được biết đến bên ngoài Liên Xô. Sinh năm 1911, ông hoạt động trong các tổ chức cộng sản ở Nga vào cuối những năm 1920. Năm 1931, ông chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô. Ông trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực tuyên truyền và từng giữ một số chức vụ cấp thấp trong chính phủ trong thập niên 1940. Vận may của ông thay đổi đáng kể sau khi ông quen Leonid Brezhnev vào những năm 1950. Continue reading “13/02/1984: Chernenko trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô”

Di sản của Mikhail Gorbachev sau 35 năm nhìn lại

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “The Victor Who Lost the USSR”, Project Syndicate, 05/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ba mươi lăm năm trước, Mikhail Gorbachev được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. “Người ta mong đợi rất nhiều ở Gorbachev”, Anatoly Chernyaev – một quan chức của Đảng Cộng sản và là một trí thức, người sau này sẽ trở thành cố vấn hàng đầu cho Gorbachev – đã viết như vậy trong nhật ký của mình vào thời điểm đó. Liên Xô không cần gì khác ngoài “một cuộc cách mạng từ trên xuống”, ông ghi lại. “Liệu Mikhail Sergeyevich có hiểu điều này không?”

Chắc chắn là các chính sách của Gorbachev như perestroika (cải tổ chính trị và kinh tế) và glasnost (minh bạch và công khai hóa) đã mang lại một cuộc cách mạng của những sự kỳ vọng. Sau 20 năm bị đình trệ bởi một chế độ chuyên chế ốm yếu – ba nhà lãnh đạo đã chết trong vòng chưa đầy ba năm (một cuộc đua xe tang, như cách nói đùa ảm đạm của người Nga) – người ta muốn tìm kiếm sự thay đổi. Họ tin rằng Gorbachev có thể mang lại điều đó. Continue reading “Di sản của Mikhail Gorbachev sau 35 năm nhìn lại”

19/11/1985: Reagan và Gorbachev tổ chức cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên

Nguồn: Reagan and Gorbachev hold their first summit meeting, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, lần đầu tiên sau 8 năm, hai nguyên thủ quốc gia Liên Xô và Mỹ đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh. Gặp gỡ tại Geneva, Tổng thống Ronald Reagan và lãnh đạo Mikhail Gorbachev đã không đưa ra bất kỳ thỏa thuận chấn động nào. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ này đã xây dựng nền tảng tốt đẹp cho tương lai, khi hai người có thêm nhiều cuộc nói chuyện cá nhân và dường như đã phát triển một mối quan hệ chân thành và gần gũi.

Cuộc gặp này có phần gây ngạc nhiên cho một số cá nhân tại Mỹ, bởi Reagan thường xuyên có lời lẽ mang tính khiêu khích về chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô, nhưng nó lại phù hợp với mong muốn của vị Tổng thống nhằm kiểm soát cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Continue reading “19/11/1985: Reagan và Gorbachev tổ chức cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên”

31/05/1988: Ba tổng thống Hoa Kỳ kết thúc thời kỳ Chiến tranh Lạnh

Nguồn: Three U.S. presidents close chapters on the Cold War, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này trong lịch sử, ba vị tổng thống Hoa Kỳ trong ba năm khác nhau đã thực hiện những bước quan trọng để kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Bắt đầu từ ngày 28 tháng 05 năm 1988, Tổng thống Ronald Reagan đã gặp Tổng Bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev trong một cuộc hội nghị thượng đỉnh bốn ngày tại Nga. Sau cuộc bầu cử năm 1980, Reagan đã từ bỏ những nỗ lực của Nixon, Ford và Carter nhằm xua tan căng thẳng chính trị giữa hai siêu cường và thay vào đó đã tăng cường chạy đua vũ trang và luận điệu chống Liên Xô. Liên Xô không thể theo kịp với khoản chi tiêu quốc phòng khổng lồ của Hoa Kỳ và điều này, cùng với chính sách của Gorbachev về việc trao quyền tự do ngày càng tăng cho công dân Liên Xô (chính sách glasnost), đã giúp làm xói mòn chủ nghĩa cộng sản cứng rắn ở Nga. Continue reading “31/05/1988: Ba tổng thống Hoa Kỳ kết thúc thời kỳ Chiến tranh Lạnh”

11/03/1990: Litva tuyên bố độc lập

Nguồn: Lithuania proclaims its independenceHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1990, Litva (Lithuania) tuyên bố độc lập khỏi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (hay Liên Xô), trở thành nước cộng hòa Xô viết đầu tiên làm điều này. Chính phủ Liên Xô đã đáp trả bằng cách áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ và phong tỏa kinh tế, và sau đó gửi quân đội tới nước cộng hòa Baltic này.

Người Litva đã sống dọc theo sông Nemen và biển Baltic trong khoảng 3.000 năm, và trong thời trung cổ, Litva là một trong những quốc gia lớn nhất ở châu Âu, trải dài từ nước Nga châu Âu ngày nay cho đến tận Biển Đen. Vào cuối thế kỷ 14, Litva đã hợp nhất với Ba Lan để thành lập một khối thịnh vượng chung, và cùng với sự phân chia lần thứ ba của Ba Lan vào năm 1795, Litva đã bị sáp nhập vào Nga. Continue reading “11/03/1990: Litva tuyên bố độc lập”

16/01/1990: Liên Xô đưa quân đội vào Azerbaijan

Nguồn: Soviets send troops into Azerbaijan, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1990, trong bối cảnh giao tranh khốc liệt giữa các lực lượng Armenia và Azerbaijan tại Azerbaijan, chính phủ Liên Xô đã gửi 11.000 quân tới đây để dập tắt cuộc xung đột.

Cuộc xung đột – và phản ứng chính thức của Liên Xô đối với nó – là một dấu hiệu cho thấy sự kém hiệu quả ngày càng tăng của chính quyền trung ương Liên Xô trong việc duy trì kiểm soát ở các nước cộng hòa thành viên, cũng như quyền lực chính trị ngày càng suy yếu của nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. Continue reading “16/01/1990: Liên Xô đưa quân đội vào Azerbaijan”

11/10/1986: Reagan và Gorbachev gặp nhau tại Reykjavik

Nguồn: Reagan and Gorbachev meet in Reykjavik, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, sau cuộc họp thượng đỉnh thành công hồi tháng 11/1985 tại Geneva, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã gặp nhau tại Reykjavik, Iceland, để tiếp tục thảo luận về việc kiểm soát kho vũ khí tên lửa tầm trung của họ ở châu Âu. Nhưng ngay khi sắp sửa đạt được thỏa thuận, đàm phán bất ngờ thất bại do những lời cáo buộc lẫn nhau, và quan hệ Mỹ-Xô đã lùi lại một bước lớn. Continue reading “11/10/1986: Reagan và Gorbachev gặp nhau tại Reykjavik”

21/08/1991: Đảo chính chống Gorbachev thất bại

Nguồn: Coup attempt against Gorbachev collapses, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, chỉ ba ngày sau khi bắt đầu, cuộc đảo chính chống lại nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã nhanh chóng thất bại. Dù không bị lật đổ nhưng số ngày cầm quyền của Gorbachev cũng chẳng còn là bao. Liên Xô sẽ sớm chấm dứt sự tồn tại trong vai trò một quốc gia và một mối đe dọa Chiến tranh Lạnh của Mỹ.

Đảo chính nhằm lật đổ Gorbachev bắt đầu vào ngày 18/08, dẫn đầu bởi các thành viên cộng sản cứng rắn trong chính phủ Liên Xô và quân đội. Tuy nhiên, nỗ lực này lại được lên kế hoạch và tổ chức rất kém cỏi. Nhóm lãnh đạo đảo chính đã dành thời gian để cãi nhau – và để uống rượu, như theo một số nguồn tin – chứ không toàn tâm cố gắng giành được sự ủng hộ của người dân cho hành động của họ. Continue reading “21/08/1991: Đảo chính chống Gorbachev thất bại”