Cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai

Nguồn: Richard N. Haass, “Cold War II”, Project Syndicate, 23/02/2018.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài bốn thập kỷ, xét về nhiều mặt thì cả khởi đầu và kết thúc của nó đều diễn ra ở Berlin. Tin tốt lành là cuộc chiến đó là cuộc chiến “lạnh”, phần lớn là do vũ khí hạt nhân đã đưa ra một thứ kỷ luật mà các cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường trước đây không có, và vì Hoa Kỳ cùng với các đồng minh châu Âu và châu Á của nước này đã chiến thắng nhờ vào các nỗ lực chính trị, kinh tế và quân sự được duy trì liên tục khiến một Liên Xô dễ chao đảo cuối cùng không thể bì kịp.

Một phần tư thế kỷ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chúng ta bất ngờ nhận thấy mình đang ở trong một cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai. Nó vừa khác vừa quen thuộc. Nga không còn là siêu cường, mà chỉ là một quốc gia của khoảng 145 triệu người với một nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt, và không có một hệ tư tưởng quyến rũ thế giới. Mặc dù vậy, nước này vẫn là một trong hai nước sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất, có một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và sẵn sàng sử dụng các khả năng quân sự, năng lượng và công nghệ mạng để hỗ trợ các đồng minh và làm suy yếu các nước láng giềng và đối thủ. Continue reading “Cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai”

Lựa chọn nào cho Trump trong vấn đề Triều Tiên?

Biên dịch: Trần Quang

Tránh thất bại thê thảm và thành công thảm họa

Các Tổng thống Mỹ mới đắc cử có được nhiều quyền tự do hành động, nhưng họ không có lựa chọn khi đề cập đến những vấn đề mà họ kế thừa. Bạn không thể lựa chọn công việc cần xử lý, chỉ là phải làm gì với nó.

Điều không thể tránh khỏi là tổng thống thứ 45 của Mỹ sắp phải đối mặt với một Triều Tiên vốn đã tích lũy được một kho vũ khí hạt nhân nhỏ, cùng với các tên lửa đạn đạo có khả năng đem chúng đi xa. Trong năm đầu giữ chức tổng thống của Donald Trump, Bình Nhưỡng đã khiến thực tế này trở nên sáng tỏ bằng việc tiến hành vụ thử hạt nhân thứ sáu (và cũng là vụ thử hạt nhân mạnh nhất) và một loạt vụ phóng tên lửa đạn đạo. Trump phản ứng bằng cách chỉ trích những người tiền nhiệm đã để cho mối đe dọa được nhận thấy rõ này phát triển; có lời lẽ cứng rắn (và đôi khi là miệt thị) nhằm vào nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên, Kim Jong-un, trong khi vẫn bày tỏ sẵn sàng gặp mặt trực tiếp với ông; và tổ chức thúc đẩy thành công các biện pháp trừng phạt do Liên hợp quốc hậu thuẫn được thiết kế nhằm đưa Triều Tiên hoặc quay trở lại bàn đàm phán, hoặc phải đầu hàng. Continue reading “Lựa chọn nào cho Trump trong vấn đề Triều Tiên?”

Cơ hội cho quan hệ Mỹ – Trung từ vấn đề Triều Tiên

Nguồn: Richard N. Haass, “A North Korean Opportunity for America and China”, Project Syndicate, 01/06/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Dù không phải là điều hiển nhiên, nhưng Bắc Triều Tiên có thể là cơ hội tốt nhất cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Dù tiềm năng đó có được hiện thực hóa hay không thì cũng không khó để nhận ra tại sao đó lại là một cơ hội cho cả hai bên.

Mối quan hệ Trung-Mỹ đương đại được sinh ra gần nửa thế kỷ trước trên nền tảng là sự quan ngại chung của hai nước về mối đe dọa đến từ Liên Xô. Đó là một trường hợp kinh điển của câu ngạn ngữ “Kẻ thù của kẻ thù chính là bạn của ta.”

Mối quan hệ như vậy có thể tồn tại bất chấp điều gì – ngoại trừ sự biến mất của kẻ thù chung. Và điều này tất nhiên chính là những gì đã xảy ra sau sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh vào năm 1989 và sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu năm 1992. Continue reading “Cơ hội cho quan hệ Mỹ – Trung từ vấn đề Triều Tiên”

Bài toán khó của Mỹ trong quan hệ với Pakistan

Nguồn: Richard N. Haass, “The Pakistan Conundrum?”, Project Syndicate, 12/01/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Harold Brown, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, được cho là đã mô tả cuộc chạy đua vũ trang giữa Hoa Kỳ và Liên Xô như sau: “Khi chúng ta phát triển vũ khí, họ cũng phát triển. Khi chúng ta dừng lại, họ vẫn tiếp tục.”

Dưới góc nhìn của chính phủ Mỹ, thực trạng mối quan hệ với Pakistan có sự tương đồng đáng kể. Khi chúng ta ủng hộ Pakistan, họ làm những việc chúng ta không muốn; và khi chúng ta trừng phạt Pakistan, họ vẫn làm những điều trái ý chúng ta.

Còn đối với Pakistan, quá khứ quan hệ song phương đa phần là câu chuyện của những phản bội lặp đi lặp lại, trong đó điển hình là việc Mỹ trở nên gần gũi với Pakistan rồi đột nhiên cắt viện trợ bất cứ lúc nào giới lãnh đạo nước này thấy cần thiết. Continue reading “Bài toán khó của Mỹ trong quan hệ với Pakistan”

Lý giải việc Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel

Nguồn: Richard N. Haass, “Trump’s Jerusalem Rationale and its Consequences”, Project Syndicate, 13/12/2017.

Biên dịch: Đinh Tỵ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã 50 năm trôi qua kể từ khi kết thúc Chiến tranh 6 ngày – tháng 6/1967, một cuộc xung đột mà đã cùng nhiều diễn tiến đáng kể khác tiếp tục định  hình nên tình trạng bế tắc giữa Israel và Palestine. Sau cuộc chiến, Israel đã giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực Bờ Tây, dải Gaza và Jerusalem cộng thêm Bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan.

Lúc đó, cộng đồng thế giới xem kết quả quân sự của cuộc chiến chỉ mang tính chất tạm thời. Nghị quyết số 242 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tiền đề cho tiến trình tiến tới một giải pháp ngoại giao cho vấn đề người Palestine vô tổ quốc, được thông qua 5 tháng sau khi cuộc chiến chấm dứt (ngày 22/11/1967 – ND). Tuy nhiên theo lệ thường, những gì được coi là tạm thời đã kéo dài vô tận. Continue reading “Lý giải việc Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel”

Ai sẽ gánh vác thay nước Mỹ?

Nguồn: Richard N. Haass, “Who Will Fill America’s Shoes”, Project Syndicate, 21/06/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chúng ta ngày càng thấy rõ rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đại diện cho lập trường thoái lui khi xét về tầm nhìn và hành vi toàn cầu của nước Mỹ. Kết quả là, nước Mỹ sẽ không còn đóng vai trò dẫn đầu quốc tế, điều đã định hình chính sách đối ngoại của nước này suốt ba phần tư thế kỷ qua, dưới thời các vị Tổng thống cả Dân chủ lẫn Cộng hòa.

Chúng ta đã và đang chứng kiến rất nhiều ví dụ cho sự thay đổi này. Cam kết truyền thống của nước Mỹ đối với các tổ chức toàn cầu đã phải nhường chỗ cho ý tưởng “Nước Mỹ trên hết”. Các quan hệ đồng minh và những bảo đảm an ninh từng được coi là mặc nhiên thì giờ đây đang ngày càng mang tính chất có điều kiện, tùy thuộc vào lượng ngân sách mà các đồng minh chi cho quốc phòng và việc họ có bị coi là thu lợi bất công từ thương mại với Mỹ hay không. Continue reading “Ai sẽ gánh vác thay nước Mỹ?”

Phép màu chiến lược của châu Á đã chấm dứt?

Nguồn: Richard N. Hass, “The End of Asia’s Strategic Miracle?”, Project Syndicate, 16/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vẫn còn quá sớm để biết được liệu thách thức từ những chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên có được giải quyết không và giải quyết như thế nào. Nhưng lại không là quá sớm để xem xét thách thức này có ý nghĩa ra sao đối với một phần của thế giới vốn có lịch sử đầy đối đầu trên nhiều phương diện.

Cái tên mỹ miều “Phép màu châu Á” có ý diễn tả mức độ thần kỳ của sự tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia châu Á trong nửa thế kỷ qua. Nền kinh tế khởi sắc đầu tiên là Nhật Bản. Mặc cho sự giảm tốc trong những thập niên gần đây và dù có dân số tương đối nhỏ, quốc gia này vẫn giữ vị trí nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Continue reading “Phép màu chiến lược của châu Á đã chấm dứt?”

Năm mươi năm sau Chiến tranh Sáu ngày

Nguồn: Richard N. Haass, “The Six-Day War at 50,” Project Syndicate, 23/05/2017.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Thế giới sắp kỷ niệm 50 năm cuộc chiến tranh nổ ra vào tháng 6 năm 1967 giữa Israel với Ai Cập, Jordan, và Syria – một cuộc xung đột vẫn tiếp tục là một dấu ấn lớn tại một khu vực có lịch sử hiện đại được định hình chủ yếu bởi bạo lực. Cuộc chiến này kéo dài chưa đầy một tuần, nhưng di sản của nó vẫn còn dai dẳng trong hàng nửa thế kỷ sau đó.

Bản thân cuộc chiến được châm ngòi bởi một cuộc tấn công phủ đầu của Israel vào lực lượng không quân Ai Cập nhằm đáp trả quyết định của Ai Cập về việc trục xuất lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ra khỏi Gaza và Bán đảo Sinai và đóng cửa Eo biển Tiran đối với tàu thuyền Israel. Israel tấn công trước, nhưng hầu hết các nhà quan sát đều xem đó là một hành động tự vệ chính đáng chống lại một mối đe dọa sát sườn. Continue reading “Năm mươi năm sau Chiến tranh Sáu ngày”

Khía cạnh chính trị của việc ‘tiêu diệt lịch sử’

Nguồn: Richard N. Haass, “The Politics of Historicide”, Project Syndicate, 24/02/2017.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong một thế giới hỗn độn, Trung Đông đang nổi bật hơn cả. Trật tự từ sau Thế chiến I đang đổ vỡ khắp khu vực. Nhân dân Syria, Iraq, Yemen, và Libya đã phải trả một cái giá khổng lồ. Nhưng không phải chỉ tương lai hay hiện tại của khu vực này bị ảnh hưởng. Một nạn nhân nữa của bạo lực ngày hôm nay chính là quá khứ.

Nhà nước Hồi giáo (ISIS) quyết định sẽ phá hủy những thứ mà nó cho là không đủ tính Hồi giáo. Điển hình nhất là ngôi Đền Bal tuyệt đẹp ở Palmyra, Syria.  Khi tôi viết bài này, thành phố Mosul ở phía bắc Syria đang được giải phóng sau hơn hai năm nằm dưới quyền kiểm soát của ISIS. Tuy vậy, điều này sẽ không xảy ra đủ sớm để cứu vãn được những bức điêu khắc đã bị phá hủy, các thư viện bị thiêu rụi, hay những lăng tẩm bị cướp phá. Continue reading “Khía cạnh chính trị của việc ‘tiêu diệt lịch sử’”

Tương lai nước Mỹ sau bầu cử tổng thống 2016

us-ele-2016

Nguồn: Richard N. Haass, “America After the Election,” Project Syndicate, 25/10/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chiến dịch tranh cử tổng thống đang diễn ra ở Hoa Kỳ nổi bật vì sự thiếu nhã nhặn và những khác biệt quá lớn giữa các ứng cử viên: doanh nhân chống lại nền chính trị dòng chính Donald Trump ở phía Đảng Cộng hòa và chính trị gia bóng bảy Hillary Clinton đại diện cho Đảng Dân chủ. Cuộc cạnh tranh đã phơi bày những chia rẽ sâu sắc trong xã hội Mỹ và làm tổn hại danh tiếng toàn cầu của đất nước này. Không có gì ngạc nhiên khi một trong số ít điều mà người Mỹ dường như đều đồng thuận là việc chiến dịch này đã kéo dài quá lâu. Nhưng nó sẽ sớm kết thúc. Câu hỏi là: điều gì sẽ xảy đến tiếp theo? Continue reading “Tương lai nước Mỹ sau bầu cử tổng thống 2016”

Cuộc đối đầu sắp tới với Bắc Triều Tiên

north-korea-attack-00002814-story-top

Nguồn: Richard N. Haass, “The Coming Confrontation with North Korea,” Project Syndicate, 20/09/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tưởng tượng chúng ta đang ở năm 2020. Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) đề nghị một cuộc họp khẩn với Tổng thống Mỹ. Lý do: Triều Tiên đã chế tạo thành công một quả bom hạt nhân đủ nhỏ để lắp vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng phóng tới lục địa Hoa Kỳ. Tin tức này nhanh chóng lộ ra công chúng. Các cuộc họp cấp cao nhằm đưa ra phản ứng được tổ chức không chỉ ở Washington, mà còn ở Seoul, Tokyo, Bắc Kinh, và cả Moskva.

Kịch bản này hiện nay có vẻ phi thực tế, nhưng nó mang tính khoa học chính trị nhiều hơn tính khoa học viễn tưởng. Triều Tiên vừa tiến hành thử nghiệm lần thứ năm (và có vẻ thành công) một thiết bị nổ hạt nhân, chỉ vài ngày sau cuộc thử nghiệm một số tên lửa đạn đạo. Continue reading “Cuộc đối đầu sắp tới với Bắc Triều Tiên”

Nhìn lại các bài học từ Chiến tranh Iraq

iraqw

Nguồn: Richard N. Haass, “Revisiting the Iraq war”, Project Syndicate, 08/7/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bảy năm, 12 tập các chứng cứ, phát hiện, và kết luận, và sau đó là một bản tóm tắt, Báo cáo điều tra Iraq, hay còn gọi là Báo cáo Chilcot (đặt theo tên của người đứng đầu nhóm nghiên cứu, ngài John Chilcot), hiện đã được công bố cho tất cả mọi người cùng đọc. Rất ít người sẽ đọc hết toàn bộ báo cáo này, chỉ riêng bản tóm tắt đã hơn 100 trang, quá dài đến nỗi người ta đã đề nghị cần có bản tóm tắt cho riêng bản tóm tắt đó.

Nhưng sẽ thật đáng tiếc nếu báo cáo này không được đọc rộng rãi, và quan trọng hơn là nghiên cứu kỹ lưỡng, bởi vì nó chứa đựng các phân tích sâu sắc về việc các hoạt động ngoại giao được tiến hành như thế nào, cách người ta làm chính sách và đưa ra các quyết định ra sao. Báo cáo cũng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của quyết định xâm lược Iraq năm 2013, và các hậu quả của nó, trong việc hiểu được tình hình Trung Đông ngày nay. Continue reading “Nhìn lại các bài học từ Chiến tranh Iraq”

Tâm trạng của nước Mỹ trước bầu cử

vote-buttons

Nguồn: Richard N. Haass, “The State of the United States”, Project Syndicate, 24/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vẫn còn hơn một nửa năm nữa mới tới, và không thể biết chắc ai sẽ được đề cử để đại diện cho hai đảng lớn, và càng không thể biết chắc ai sẽ là vị chủ nhân thứ 45 của Nhà Trắng. Nhưng cũng không phải quá sớm để đánh giá tâm trạng của hơn 320 triệu người dân nước này và ý nghĩa của nó đối với người sẽ chiến thắng cuối cùng trong cuộc bầu cử mà hẳn đối với đại đa số mọi người trên thế giới chính là một bộ phim truyền hình chính trị không hồi kết.

Tâm trạng đa số tại nước Mỹ thời gian này là sự lo lắng bao trùm, nếu không muốn nói là sự tức giận tuyệt đối. Tờ Washington Post gần đây đã xuất bản một chuỗi các bài báo gồm 4 phần, cho thấy sự giận dữ của người dân nhắm tới Phố Wall, người Hồi Giáo, các hiệp định thương mại, Washington, các vụ bắn súng của cảnh sát, Tổng thống Barack Obama, Đảng Cộng hòa, người nhập cư và các mục tiêu khác. Continue reading “Tâm trạng của nước Mỹ trước bầu cử”

Cách tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo

1844

Nguồn: Richard N. Haass, “After Paris,” Project Syndicate, 16/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc tấn công ở Paris của những cá nhân có liên quan đến Nhà nước Hồi giáo ngay sau các vụ đánh bom ở Beirut và tai nạn của một máy bay Nga trên bán đảo Sinai đã củng cố thực tế rằng mối đe dọa khủng bố đã bước vào một giai đoạn mới và thậm chí nguy hiểm hơn. Chỉ có thể phỏng đoán tại sao Nhà nước Hồi giáo quyết định dàn dựng những cuộc tấn công vào thời điểm này. Có thể là do nó đang mở rộng ra toàn cầu để bù đắp cho những mất mát lãnh thổ gần đây ở Iraq. Nhưng dù lý do là gì thì điều chắc chắn là cần phải có một phản ứng rõ ràng từ thế giới.

Trên thực tế, thách thức mà Nhà nước Hồi giáo đặt ra đòi hỏi phải có một số phản ứng khác nhau, do không có chính sách riêng lẻ nào hứa hẹn là đủ. Cần có nhiều nỗ lực trong nhiều lĩnh vực. Continue reading “Cách tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo”

Vấn đề “hai Trung Quốc” kiểu mới

150824114352-01b-black-monday-restricted-super-169

Nguồn: Richard N. Haass, “The New “Two Chinas” Question”, Project Syndicate, 21/08/2015.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Với bất kì ai đã bước qua tuổi 60 và quan tâm theo dõi tình hình thế giới, cụm từ “hai Trung Quốc” gợi nhắc lại cuộc cạnh tranh nhằm giành được sự công nhận về ngoại giao giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan, hay chính thức là giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc, giai đoạn sau 1949. Tới đầu những năm 1970, gần như mọi quốc gia đều đồng ý với yêu cầu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rằng chỉ có mình nước này được công nhận là chính thể hợp pháp của Trung Quốc. Đơn giản là đại lục quá lớn và quá quan trọng cả về mặt kinh tế và chiến lược để bị cô lập.

Ngày nay, một vấn đề “hai Trung Quốc” mới, và rất khác biệt, đang xuất hiện. Nó tập trung vào việc liệu có thể hiểu Trung Quốc là một quốc gia mạnh, với một tương lai đầy hứa hẹn, bất chấp những khó khăn ngắn hạn, hay nên hiểu nước này là một quốc gia đang phải đối mặt với những vấn đề cấu trúc nghiêm trọng và triển vọng dài hạn không chắc chắn. Tóm lại, hiện nay người ta có thể thấy cả hai hình ảnh rất khác biệt về Trung Quốc. Nhưng hình ảnh nào sẽ chiếm ưu thế? Continue reading “Vấn đề “hai Trung Quốc” kiểu mới”

Vấn đề đối ngoại trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ

election-20161

Nguồn: Richard N. Haass, “Foreign Policy and America’s Presidential Campaign,” Project Syndicate, 15/06/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Không thể biết cử tri Mỹ sẽ chọn ai làm vị tổng thống tiếp theo của họ. Nhưng chắc chắn sự lựa chọn này sẽ mang lại những hệ quả sâu sắc, có thể tốt hơn hay tệ hơn, cho toàn bộ thế giới.

Hơn bất kỳ yếu tố nào khác, điều này phản ánh một thực tế về sức mạnh liên tục của Mỹ. Nó cũng cho thấy gần như chắc chắn rằng vị tổng thống tiếp theo sẽ được thừa hưởng một thế giới trong tình trạng hỗn loạn đáng kể. Những gì vị tổng thống mới chọn để làm, và cách thức mà ông/bà ta chọn để làm việc đó, sẽ có tác động lớn đối với người dân ở khắp mọi nơi. Continue reading “Vấn đề đối ngoại trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ”

Tại sao Hiệp định TPP lại quan trọng với Hoa Kỳ?

TPP-Latintelligence

Nguồn: Roger C. Altman & Richard N. Haass, “Why the Trans-Pacific Partnership Matters”, The New York Times, 03/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau năm năm, các cuộc đàm phán do Mỹ dẫn dắt về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – một thỏa thuận tự do thương mại với 11 quốc gia khác vốn chiếm 40% nền kinh tế thế giới – gần như đã hoàn tất. Bước tiếp theo là Quốc hội cần cho phép  quyền bỏ phiếu đồng ý hay bác bỏ trọn gói đối với thỏa thuận này – quy trình từng được áp dụng cho các hiệp định thương mại gần đây, bao gồm Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1993 và Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ-Hàn Quốc (KORUS FTA) năm 2011.

Nhưng triển vọng của quốc hội đối với cách tiếp cận này – được gọi là Quyền Xúc tiến Thương mại (TPA) hay quyền đàm phán nhanh vì nó không cho phép sửa đổi hoặc cản trở thông qua hiệp định ở quốc hội – đã bị làm mờ đi. Nếu không có nó, hiệp định này sẽ sụp đổ, trở thành nạn nhân của các sửa đổi bất tận. Do đó, cuộc bỏ phiếu sắp tới (của Quốc hội Mỹ về TPA – NHĐ) là tương đương với cuộc bỏ phiếu cho chính TPP. Nếu như không thành công, tác động bất lợi đến an ninh quốc gia của Mỹ sẽ vô cùng lớn. Continue reading “Tại sao Hiệp định TPP lại quan trọng với Hoa Kỳ?”