Vì sao người Trung Quốc thích Trump?

Nguồn: Hoàn cầu Thời báoBiên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Chiều Thứ Tư [08/11/2017] Tổng thống Trump và bà Melania xuất hiện tại Viện Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh. Tiếp đó là một loạt những hoạt động thu xếp dày công đón tiếp họ. Từ lâu Trump đã là ngôi sao sáng trên chính trường toàn cầu, cũng là một trong các nhà lãnh đạo chính trị được chú ý nhất trên mạng Internet Trung Quốc (TQ). Nhìn chung công chúng TQ rất thích Trump, đã hình thành về đại thể ấn tượng tích cực đối với ông.

Cần nói rằng quá trình này xảy ra không dễ, bởi lẽ cách nhìn lúc mới đầu của người TQ đối với Trump hoàn toàn bị truyền thông Mỹ dẫn dắt. Sự miêu tả nhảm nhí của truyền thông Mỹ về Trump đã ảnh hưởng sâu sắc tới dư luận TQ. Cho tới khi Trump thắng cử, công chúng TQ mới chợt hiểu rằng thì ra truyền thông Mỹ và phương Tây đã lừa dối chúng ta. Continue reading “Vì sao người Trung Quốc thích Trump?”

Trung Quốc muốn gì ở Trump?

Nguồn: Mira Rapp-Hopper, “What China Wants From Trump”, Foreign Affairs, 07/11/2017

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Tại sao Bắc Kinh sẽ tránh thỏa hiệp về thương mại và Bắc Triều Tiên

Khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đặt chân tới Bắc Kinh tuần này, ông ta sẽ thấy người tương nhiệm Tập Cận Bình đang ngự trị trên đỉnh cao quyền lực chính trị của mình, đang ngắm nhìn hiện trạng châu Á ngày càng nghiêng về phía có lợi cho Trung Quốc. Ở đa số các thủ đô châu Á, cũng như ở Washington, chuyến công du khu vực kéo dài 11 ngày của ông Trump làm dấy lên nỗi băn khoăn sâu sắc, không biết ông ta sẽ nói gì, làm gì. Điều này đặc biệt đúng khi đề cập tới các vấn đề thương mại và Bắc Triều Tiên, hai tiêu điểm trong chính sách châu Á hãy còn manh nha của chính phủ Hoa Kỳ. Nhưng ở Bắc Kinh, ông Tập và giới lãnh đạo Trung Quốc có thể lạc quan hơn: từ tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đã thành công trong việc thể hiện mình là một cường quốc châu Á ngày càng ổn định vững vàng bên cạnh một Hoa Kỳ tiền hậu bất nhất và không thể trông cậy được. Continue reading “Trung Quốc muốn gì ở Trump?”

Bế tắc của bà Suu Kyi trước vấn đề người Rohingya

Nguồn: Syed Munir Khasru, “The Lady and the Exodus”, Project Syndicate, 15/09/2017

Biên dịch: Nguyễn Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng ở Myanmar đang tiếp diễn. Quân đội nước này tiến hành các cuộc tấn công vào Cộng đồng Rohingya, một nhóm sắc tộc thiểu số trong lòng một quốc gia có đa số người dân theo Phật giáo. Xung đột ngày một leo thang không chỉ gây nguy hại đến quá trình chuyển tiếp dân chủ đang diễn ra ở quốc gia này, mà còn làm lu mờ uy tín của nhà lãnh đạo thực tế tại đây, bà Aung San Suu Kyi.

Trong nhiều thập niên qua, chính phủ Myanmar đã từ chối công nhận tư cách dân tộc thiểu số hợp pháp cho Cộng đồng Rohingya- một nhóm sắc tộc với số nhân khẩu chiếm đến 2% tổng dân số của đất nước 50 triệu dân này, đồng nghĩa với việc tư cách công dân và thậm chí là những quyền cơ bản nhất như quyền cư trú của họ cũng bị phủ nhận. Continue reading “Bế tắc của bà Suu Kyi trước vấn đề người Rohingya”

08/10/1895: Nhà khoa học Đức phát hiện ra tia X

Nguồn: German scientist discovers X-rays, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1895, nhà vật lí Wilhelm Conrad Rontgen (1845-1923) trở thành người đầu tiên quan sát tia X, một tiến bộ khoa học quan trọng có thể đem lại lợi ích cho nhiều lĩnh vực khác nhau, hầu hết là trong y học, bằng cách cho phép chúng ta nhìn thấy những điều vốn không nhìn thấy được.

Phát hiện của Rontgen xảy đến rất tình cờ ở phòng thí nghiệm Wurzburg, Đức. Khi đó, ông đang kiểm tra xem liệu tia cathode (tia âm cực) có thể đi xuyên qua kính hay không thì bất ngờ nhận thấy một ánh sáng phát ra từ một tấm được phủ hóa chất gần đó. Ông gọi những tia tạo ra ánh sáng này là tia X, vì bản chất chưa rõ của chúng. Continue reading “08/10/1895: Nhà khoa học Đức phát hiện ra tia X”

Đại sứ TQ nói về chuyến thăm VN của Tập Cận Bình

 

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trước ngày Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Đà Nẵng dự Hội nghị lần thứ 25 của các nhà lãnh đạo diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và thăm Việt Nam cấp nhà nước, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hồng Tiểu Dũng khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Tân Hoa Xã cho biết: Đây là lần đầu tiên sau khi Đại hội lần thứ XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc thắng lợi, nhà lãnh đạo Trung Quốc tham dự hội nghị quốc tế nhiều bên và lần đầu tiên đi thăm nước ngoài, là tác phẩm mở đầu nền ngoại giao nước lớn mang đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, sẽ thể hiện cho thế giới thấy nội hàm phong phú của nền ngoại giao đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới. Continue reading “Đại sứ TQ nói về chuyến thăm VN của Tập Cận Bình”

Vì sao TQ không thừa nhận Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân?

 

Tác giả: Chu Giang Minh (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Gần đây Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) cho biết Trung Quốc sẽ không thừa nhận Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, và Trung Quốc có quyết tâm kiên định về việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Đồng thời ông còn nói vũ khí hạt nhân (VKHN) không mang lại an toàn cho Triều Tiên. Logic ấy cũng thích hợp với Nhật, Hàn Quốc khi chúng không mang lại an toàn cho hai nước này mà chỉ làm tình hình khu vực xấu đi. Điều này nghe ra dường như là một vấn đề rất đáng quan tâm: vì sao một quốc gia rõ ràng đã hoàn thành thử nghiệm VKHN rồi mà lại cần phải được các quốc gia khác thừa nhận mình có phải là quốc gia sở hữu VKHN hay không? Rốt cuộc thì quốc gia sở hữu VKHN có địa vị quốc tế như thế nào? Continue reading “Vì sao TQ không thừa nhận Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân?”

07/11/1944: Roosevelt tái đắc cử Tổng thống lần ba

Nguồn: FDR reelected a record third time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, ứng viên Đảng Dân chủ Franklin D. Roosevelt đã tái đắc cử Tổng thống Mỹ lần thứ ba trong lịch sử, nhanh chóng đánh bại đối thủ Đảng Cộng hòa của mình, Thomas Dewey, thống đốc bang New York, và trở thành vị Tổng thống đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phục vụ tới nhiệm kỳ thứ tư.

Roosevelt, người em họ thứ năm của cựu tổng thống Theodore Roosevelt, lần đầu tiên đặt chân vào Nhà Trắng vào năm 1933, với lời hứa đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc Đại Suy thoái. Được hỗ trợ bởi một Quốc hội do Đảng Dân chủ kiểm soát, Roosevelt đã hành động nhanh chóng, và hầu hết các đề xuất Kinh tế Mới (New Deal) của ông – chẳng hạn như Đạo luật Điều chỉnh Nông nghiệp, Đạo luật Khôi phục Công nghiệp Quốc gia, và việc thành lập Cơ quan Quản trị Công trình Công cộng và Cơ quan Thung lũng Tennessee – đều đã được phê duyệt trong vòng 100 ngày đầu tiên mà ông nhậm chức. Dù bị nhiều người trong cộng đồng doanh nghiệp chỉ trích, các đạo luật tiến bộ của Roosevelt đã giúp cải thiện môi trường kinh tế Mỹ, và vào năm 1936, ông đã dễ dàng tái đắc cử. Continue reading “07/11/1944: Roosevelt tái đắc cử Tổng thống lần ba”

Thế kỷ đẫm máu của chủ nghĩa cộng sản

Nguồn: Stephen Kotkin, “Communism’s Bloody Century”, Wall Street Journal, 03/11/2017

Người dịch: Hiếu Chân

Một trăm năm kể từ cuộc đảo chính của Lenin ở Nga, thứ ý thức hệ dấn thân cho sự nghiệp xóa bỏ thị trường và quyền tư hữu đã để lại một chặng đường dài hủy diệt và chết chóc.

Tầm tuần này một thế kỷ trước, chủ nghĩa cộng sản chiếm được đế quốc Nga, đất nước lớn nhất thế giới tại thời điểm đó. Các phong trào thiên tả đủ loại đã lan tràn trong chính trị châu Âu trước khi diễn ra cuộc cách mạng ngày 25 tháng Mười năm 1917 (trùng vào ngày 7 tháng Mười Một theo lịch cải cách của Nga), nhưng Vladimir Lenin và những người bolsheviks của ông thì khác hẳn. Họ không chỉ mang một niềm tin hoang tưởng mà còn linh hoạt trong chiến thuật và may mắn hơn các đối thủ. Continue reading “Thế kỷ đẫm máu của chủ nghĩa cộng sản”

Một cách lý giải khác về Vương quốc Phù Nam

Tác giả: Hà Văn Thùy

Cho đến nay đã có nhiều khảo cứu về vương quốc Phù Nam. Bài viết “Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử” của Tiến sỹ Vũ Đức Liêm là một cống hiến mới đáng trân trọng. Tuy nhiên, ngay ở đây chúng tôi cũng thấy tác giả chưa tiếp cận chân lý bởi lẽ chưa giải quyết được vấn đề căn cốt: chủ nhân của Phù Nam là ai? Có thể là như tác giả nói: người Austranesian từ biển vào kết hợp với người bản địa tạo thành dân cư Phù Nam. Nhưng một khi câu hỏi: người Austranesian có nguồn gốc thế nào và người bản địa là ai chưa được trả lời thì mọi phát biểu về Phù Nam cũng chỉ là xây lâu đài trên cát! Bởi lẽ lịch sử là hoạt động xã hội của cộng đồng người diễn ra trong quá khứ, một khi chưa biết cộng đồng đó là ai, có nguồn gốc ra sao và quá trình hình thành thế nào để hiện diện ở thời điểm khảo cứu thì mọi điều nói về họ đều không có cơ sở. Do vậy, trước khi khảo cứu về Phù Nam phải giải quyết vấn đề tiên quyết: người Phù Nam là ai? Cho đến cuối thế kỷ trước, trả lời những câu hỏi trên là bất khả. Nhưng sang thế kỷ này những khám phá mới của di truyền học cho câu trả lời chính xác. Continue reading “Một cách lý giải khác về Vương quốc Phù Nam”

06/11/1962: Liên Hiệp Quốc lên án chế độ Apartheid

Nguồn: U.N. condemns apartheid, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết lên án các chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid của Nam Phi và kêu gọi tất cả các thành viên chấm dứt quan hệ kinh tế và quân sự với nước này.

Có hiệu lực từ năm 1948 đến năm 1993, Apartheid (bắt nguồn từ tiếng Afrikaans nghĩa là tách biệt) là tình trạng tách biệt chủng tộc và phân biệt về chính trị và kinh tế được chính phủ áp dụng đối với nhóm đa số không phải người da trắng ở Nam Phi. Trong số rất nhiều bất công khác nhau, người da đen đã bị buộc phải sống ở các khu vực biệt lập và không thể bước vào các khu phố chỉ có người da trắng, trừ khi họ có một thẻ thông hành đặc biệt. Mặc dù người da trắng đại diện cho một phần nhỏ trong dân số, nhưng họ nắm giữ phần lớn đất đai và tài sản của cả nước. Continue reading “06/11/1962: Liên Hiệp Quốc lên án chế độ Apartheid”

Ba lý do Mỹ khó trừng phạt thương mại Trung Quốc

Nguồn: Stephen Roach, “America and China’s Codependency Trap”, Project Syndicate, 28/08/2017

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Dường như đã mâu thuẫn với cả thế giới, nhưng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lại một lần nữa gợi lên khả năng xảy ra xung đột thương mại với Trung Quốc. Vào ngày 14/08, ông chỉ thị cho Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) tiến hành điều tra hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc. Bằng việc áp dụng nền tảng pháp lý cho nỗ lực nói trên dựa theo Khoản 301 Đạo luật Thương mại Hoa Kỳ 1974, chính quyền Trump có thể sẽ thiết lập hàng rào thuế quan cao và rộng khắp đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Đó là một diễn biến quan trọng. Mặc dù có thể có căn cứ thích đáng, như được ghi nhận trong báo cáo gần đây nhất của USTR trình lên Quốc Hội về việc tuân thủ các hiệp định WTO của Trung Quốc, hành động trừng phạt vẫn sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Hoa Kỳ. Dù muốn hay không, đó là hệ quả không thể tránh khỏi trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau đã ăn sâu bám rễ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Continue reading “Ba lý do Mỹ khó trừng phạt thương mại Trung Quốc”

05/11/1968: Nixon đắc cử Tổng thống

Nguồn: Nixon wins presidential election, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, tám năm sau khi bị John F. Kennedy đánh bại trong cuộc bầu cử năm 1960, Richard Nixon đã chiến thắng trước Hubert Humphrey và được bầu làm Tổng thống Mỹ.

Hai năm sau khi thua Kennedy, Nixon đã ra tranh cử vị trí thống đốc bang California và thua trong một chiến dịch cay đắng trước Edmund G. (“Pat”) Brown. Hầu hết các nhà quan sát tin rằng sự nghiệp chính trị của Nixon đã kết thúc, nhưng đến tháng 02/1968, ông đã gầy dựng lại được vị trí chính trị của mình trong Đảng Cộng hòa để có thể tuyên bố ra tranh cử Tổng thống. Continue reading “05/11/1968: Nixon đắc cử Tổng thống”

Ý nghĩa của tư tưởng Tập Cận Bình

Nguồn: Salvatores Babones, “The Meaning of Xi Jinping Thought” Foreign Affairs, 03/11/2017

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Vào cuối tháng Mười vừa qua đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức đại hội toàn quốc lần thứ 19. Đảng tổ chức những đại hội như thế này mỗi năm năm một lần, từ năm 1977, khi ông Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping), cha đẻ của thời kỳ cải cách Trung Quốc, lên nắm quyền tại đại hội đảng lần thứ 11. Ông Mao Trạch Đông (Mao Zedong) đã qua đời một năm trước đó, để lại một chính đảng đang rối loạn, một đất nước tan hoang sau cuộc Cách mạng Văn hóa. Ông Đặng bắt đầu lập lại trật tự, thiết chế hóa mối quan hệ giữa đảng và nhà nước và đưa Trung Quốc vào con đường cải cách, mở cửa.

Phải mất 20 năm thì “học thuyết Đặng Tiểu Bình” – đặt ra “những vấn đề căn bản liên quan tới công cuộc xây dựng, củng cố và phát triển chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc” – mới được tôn vinh trong cương lĩnh của đảng Cộng sản Trung Quốc tại đại hội toàn quốc lần thứ 15, tháng Chín năm 1997. Ông Đặng qua đời tháng Hai năm đó, đã không sống đủ lâu để chứng kiến ngày được suy tôn. Continue reading “Ý nghĩa của tư tưởng Tập Cận Bình”

04/11/1995: Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin bị ám sát

Nguồn: Yitzhak Rabin assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin đã bị bắn trọng thương sau khi tham dự một cuộc biểu tình hòa bình được tổ chức tại quảng trường Tel Aviv’s Kings ở Israel. Rabin sau đó qua đời trong cuộc phẫu thuật tại Bệnh viện Ichilov ở Tel Aviv.

Vị thủ tướng 73 tuổi đang đi bộ đến chiếc xe của mình khi ông bị bắn vào cánh tay và lưng bởi Yigal Amir, một sinh viên luật 27 tuổi người Do Thái, kẻ có liên hệ với nhóm Do Thái cực hữu Eyal. Cảnh sát Israel đã bắt Amir tại hiện trường vụ nổ súng. Sau đó hắn ta đã thừa nhận gây ra vụ ám sát, và giải thích tại phiên tòa rằng mình giết Rabin vì Thủ tướng muốn “trao đất nước của chúng ta cho người Ả Rập.” Continue reading “04/11/1995: Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin bị ám sát”

03/11/1918: Liên minh Trung tâm đối mặt với nổi loạn trong nước

Nguồn: Central Powers face rebellion on the home front, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, khi Thế chiến I đã ở rất gần đoạn kết, người biểu tình nổi loạn đã bất ngờ xuất hiện ở Đức và Áo-Hung, mang theo băng rôn đỏ của Đảng Cộng sản cách mạng xã hội chủ nghĩa và đe doạ sẽ theo gương người Nga hạ bệ các chính phủ đế quốc của họ.

Vào tuần cuối cùng của tháng 10/1918, ba trong số các nước thuộc Liên minh Trung tâm – Đức, Áo-Hung và Đế chế Ottoman – đang đàm phán với phe Hiệp ước về thỏa thuận ngừng bắn, trong khi nước thứ tư, Bulgaria, đã đạt được một thỏa thuận như vậy vào tháng Chín. Ngày 28/10, 1.000 thủy thủ thuộc hải quân Đức đã bị bắt sau khi từ chối thực hiện mệnh lệnh từ các chỉ huy của họ nhằm tiến hành cuộc tấn công cuối cùng chống lại người Anh ở Biển Bắc. Continue reading “03/11/1918: Liên minh Trung tâm đối mặt với nổi loạn trong nước”

Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Bất cứ quốc gia dân tộc hiện đại nào cũng tìm kiếm cho mình một nền văn hóa, văn minh, hay một vương quốc khởi đầu qua việc kết nối với một thực thể mờ ảo trong quá khứ. Đó là nơi huyền thoại dựng nước bắt đầu, và cũng là nơi chứng kiến sự va chạm giữa các diễn ngôn lịch sử. Phù Nam là một câu chuyện như thế ở Đông Nam Á.

Trong số các nền văn hóa kim khí quan trọng trên lãnh thổ Việt Nam, từ đó phát triển các xã hội phức tạp và hình thành nhà nước: Đông Sơn/ Cổ Loa, Sa Huỳnh/Champa, Óc Eo/ Phù Nam, thì Phù Nam ít được chú ý hơn cả. Bao trùm lên nó là huyền thoại về vương quốc được hình thành đầu tiên ở Đông Nam Á, với cảng thị sầm uất như Óc Eo, trung tâm tôn giáo, chính trị như Angkor Borei. Dù chỉ tồn tại khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ VII CN, vương quốc này không chỉ là trung tâm của kết nối giao thương giữa các cộng đồng khu vực với Ấn Độ, Trung Hoa mà còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong diễn ngôn chính trị-lịch sử ở thời kỳ hiện đại bởi vì dựa vào những cứ liệu lịch sử không rõ ràng của giai đoạn này mà chủ nghĩa dân tộc Campuchia tìm cách khẳng định sự hiện diện của dân tộc Khmer hàng nghìn năm trước ở vùng hạ lưu Mekong. Continue reading “Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử”

02/11/1967: Johnson gặp nhóm tư vấn cao cấp

Nguồn: Johnson meets with “the Wise Men”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, Tổng thống Johnson đã tổ chức một cuộc họp bí mật với các nhà lãnh đạo có uy tín nhất của quốc gia, nhóm được gọi chung là “Những người thông thái” (the Wise Men). Nhóm này bao gồm cựu Ngoại trưởng Dean Acheson, Tổng Tư lệnh Quân đội Omar Bradley, Đại sứ Lưu động Averell Harriman, và cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Cộng hòa Henry Cabot Lodge.

Johnson đã xin lời khuyên từ nhóm này về việc làm thế nào để đoàn kết nước Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Họ đã đi đến kết luận rằng chính quyền cần phải đưa ra “các hướng dẫn cho báo chí để cho thấy ánh sáng ở cuối đường hầm.” Thực tế, họ đã quyết định rằng người dân Mỹ cần phải nhận được nhiều báo cáo lạc quan hơn. Continue reading “02/11/1967: Johnson gặp nhóm tư vấn cao cấp”

EU và thực tiễn địa chính trị phức tạp của Balkan

Nguồn: Javier Solana, “The Balkans Between Competing Poles”, Project Syndicate, 28/08/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Rất ít khu vực trên thế giới lại phức tạp về văn hoá và chính trị hơn Balkan. Và dường như không có ví dụ minh hoạ nào về quá khứ và hiện tại sinh động của khu vực này rõ ràng hơn cuộc đời và di sản của một trong những người con xuất chúng của khu vực này: nhà vật lý và nhà phát minh Nikola Tesla.

Sinh ra trong một gia đình Serbia theo Chính thống giáo năm 1856 tại một thị trấn hiện đang là một phần của Croatia, quốc tịch của Tesla vẫn là một vấn đề gây tranh luận trong khu vực. Tesla tin rằng các tiến bộ khoa học cần được sử dụng để xây dựng cầu nối giữa các quốc gia, và cuối cùng để đạt được hòa bình khắp mọi nơi. Nhưng có một số người ở cả Croatia và Serbia muốn sử dụng di sản của ông theo những cách bất công đối với nó. Continue reading “EU và thực tiễn địa chính trị phức tạp của Balkan”

01/11/1765: Nghị viện Anh ban hành Đạo luật Tem thuế

Nguồn: Parliament enacts the Stamp Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1765, trước sự phản đối rộng rãi ở các thuộc địa Bắc Mỹ, Nghị viện Anh vẫn cho ban hành Đạo luật Tem thuế (Stamp Act), một biện pháp đánh thuế nhằm tăng nguồn thu cho các hoạt động quân sự của Anh tại Mỹ.

Việc bảo vệ các thuộc địa Bắc Mỹ trong Chiến tranh với Pháp và người da đỏ (1754-1763) và Cuộc nổi dậy Pontiac (1763-1764) gây nhiều tốn kém cho Anh Quốc, và Thủ tướng George Grenville hy vọng sẽ thu hồi lại một phần chi phí này bằng cách đánh thuế người dân thuộc địa. Continue reading “01/11/1765: Nghị viện Anh ban hành Đạo luật Tem thuế”

Hình bóng Mao trong Trung Quốc của Tập Cận Bình

Nguồn: Roderick Macfarquhar, “Searching for Mao in Xi Jinping’s China,” Boston Review, 08/09/2017.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

41 năm trước, ngày mùng 9 tháng 9 năm 1976, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông qua đời ở tuổi 82. Bốn thập niên sau, Trung Quốc đã trở thành một đất nước mà Mao sẽ không thể nhận ra. Được giải phóng bởi chính sách “cải cách và mở cửa” của Đặng Tiểu Bình, người dân Trung Quốc đã biến một đất nước nông nghiệp thành nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu cũng như công xưởng của thế giới. Ngày nay, hàng trăm triệu người Trung Quốc đã trở nên rất giàu có, nhiều người trong số họ còn trở thành tỉ phú. Việc hàn gắn mối quan hệ Trung-Mỹ được bắt đầu bởi Mao và Richard Nixon vào năm 1972 đã gắn kết hai quốc gia vào tất cả các tầng nấc quan hệ: chính thức và bình dân, kinh tế và giáo dục, chính trị và quân sự.

Trung Quốc thực sự đã trở thành một siêu cường được công nhận bởi tất cả, đặc biệt là các quốc gia láng giềng. Mao chắc hẳn sẽ rất thích thú trước quyền lực này. Nhưng còn giấc mơ về sự công bằng và chủ nghĩa tập thể của Mao khi ông tiến hành Cách mạng Văn hóa? Tư tưởng Mao Trạch Đông có liên quan như thế nào đến mức độ bất bình đẳng cao của Trung Quốc hiện nay? Liệu chân dung của Mao tại Quảng trường Thiên An Môn và tại Lăng Mao Trạch Đông có còn chút ý nghĩa chính trị nào không? Liệu Mao có còn quan trọng? Continue reading “Hình bóng Mao trong Trung Quốc của Tập Cận Bình”