11/09/1940: Hitler đưa quân tới Romania

Nguồn: Hitler focuses East, sends troops to Romania, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Adolf Hitler đã gửi các lực lượng bộ binh và không quân Đức tới Romania để bảo vệ lượng dự trữ dầu quý giá và chuẩn bị một cơ sở chiến dịch ở Đông Âu cho các cuộc tấn công tiếp theo chống lại Liên Xô.

Ngay từ năm 1937, Romania đã nằm dưới quyền kiểm soát của một chính phủ phát xít giống như chính phủ Đức, cũng tuân theo các luật bài Do Thái tương tự. Nhà vua Romania, Carol II, đã giải thể chính phủ một năm sau đó vì nền kinh tế thất bại, đồng thời bổ nhiệm Thượng phụ Chính thống giáo Romania làm Thủ tướng. Nhưng cái chết của Thượng phụ và cuộc nổi dậy của nông dân đã kích động bạo lực mới gây ra bởi lực lượng Cảnh vệ Sắt (Iron Guard) – những người đang mong muốn lên nắm quyền. Continue reading “11/09/1940: Hitler đưa quân tới Romania”

10/09/1940: Anh đáp trả đợt đánh bom Blitz của Đức

Nguồn: British War Cabinet reacts to the Blitz in kind, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, sau khi người dân London phải hứng chịu sự tàn phá và nỗi sợ hãi sau một loạt các vụ ném bom của quân Đức, được gọi là “Blitz,” Nội các chính phủ Anh đã ra chỉ thị cho các máy bay ném bom Anh lên đường tới Đức, rằng hãy cứ ném bom “ở bất cứ nơi đâu” nếu không thể đến được mục tiêu của mình. Continue reading “10/09/1940: Anh đáp trả đợt đánh bom Blitz của Đức”

09/09/1943: Quân Đồng minh đổ bộ tại Salerno và Taranto

Nguồn: Allies land at Salerno and Taranto, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Chiến dịch Avalanche, cuộc đổ bộ của phe Đồng minh vào Salerno, và Chiến dịch Slapstick, cuộc đổ bộ bằng đường không của Không quân Anh vào Taranto, (hai vùng đều thuộc miền Nam nước Ý), đã được phát động.

Quân đoàn V của Mỹ dưới sự chỉ huy của Trung tướng Mark Clark đã đổ bộ dọc theo bờ biển Salerno, trong khi các đơn vị thuộc Lính Biệt kích của Anh và Mỹ (British Commando và U.S. Rangers) thì đổ bộ lên bán đảo. Salerno đã được chọn làm địa điểm đầu tiên khi đổ bộ vào bán đảo vì đây là điểm xa nhất về phía bắc mà quân Đồng minh có thể đáp máy bay từ các căn cứ ở Sicily, vốn là nơi họ đã đổ bộ và chiếm đóng. Continue reading “09/09/1943: Quân Đồng minh đổ bộ tại Salerno và Taranto”

08/09/1974: Ford ân xá cho Nixon

Nguồn: Ford pardons Nixon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, trong một hành động gây tranh cãi, Tổng thống Gerald Ford đã ân xá cho người tiền nhiệm của mình, Richard M. Nixon, về bất cứ tội ác nào mà ông có thể đã thực hiện hoặc có liên quan trong thời gian tại nhiệm. Sau đó, Ford đã lên tiếng biện hộ cho hành động này trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện, giải thích rằng ông muốn chấm dứt sự chia rẽ quốc gia gây ra bởi vụ bê bối Watergate.

Bê bối Watergate nổ ra sau khi người ta tiết lộ rằng Nixon và các trợ lý của mình đã tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp trong chiến dịch tái tranh cử của ông, rồi sau đó cố gắng che giấu các bằng chứng về hành động sai trái này. Với tiến trình tố tụng hình sự chống lại ông trong Quốc Hội, Nixon đã cúi đầu trước áp lực của công chúng và trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên từ chức. Continue reading “08/09/1974: Ford ân xá cho Nixon”

07/09/1914: Báo cáo đầu tiên của Anh về Thế chiến I

Nguồn: British commander Sir John French issues first dispatch, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, Sir John French, chỉ huy trưởng Lực lượng Viễn chinh Anh (British Expeditionary Force, BEF), đã viết bản báo cáo chính thức đầu tiên trong Thế chiến I từ Mặt trận phía Tây, theo đó tóm tắt các sự kiện diễn ra trong vài tuần đầu tiên Anh thực hiện các chiến dịch của mình.

“Việc chuyển quân từ Anh qua đường biển và đường sắt đã được thực hiện trôi chảy và không có trở ngại nào,” French bắt đầu. “Các đơn vị đều đã tới điểm tập kết được chỉ định ở đất nước này [Pháp] trong thời hạn đã dự kiến.” Quyết định gửi quân đội Anh đến chiến đấu ở Pháp đã được đưa ra vào ngày 05/08/1914 – một ngày trước khi Anh chính thức tuyên chiến với Đức. Continue reading “07/09/1914: Báo cáo đầu tiên của Anh về Thế chiến I”

06/09/1966: Kiến trúc sư của Chế độ Apartheid bị ám sát

Nguồn: Architect of apartheid assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, trong một cuộc họp nghị viện ở Cape Town, Thủ tướng Nam Phi, Hendrik Verwoerd, đã bị đâm chết bởi một người đưa tin điên loạn. Kẻ tấn công, Demetrio Tsafendas, là một người nhập cư Mozambique, con lai hai dòng máu Hy Lạp và Swazi.

Là Bộ trưởng Các Vấn đề Bản xứ và sau đó là nhà lãnh đạo Nam Phi, Verwoerd đã giám sát việc đưa ra và áp dụng các chính sách phân biệt chủng tộc của Nam Phi. Trở thành Thủ tướng từ năm 1958, ông đã thiết lập một hệ thống luật pháp phức tạp nhằm tách biệt người da trắng, người châu Phi (người da đen), người Coloreds (người lai), và người châu Á, đồng thời đưa người da đen vào sinh sống trong những khu vực riêng. Continue reading “06/09/1966: Kiến trúc sư của Chế độ Apartheid bị ám sát”

05/09/1905: Ký kết Hòa ước Nga-Nhật

Nguồn: Russo-Japanese peace treaty signed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, Chiến tranh Nga-Nhật đã đi đến hồi kết khi đại diện hai nước ký Hiệp ước Portsmouth ở New Hampshire. Sau khi bại trận trong cuộc chiến, Nga đã đồng ý trao cho Nhật Đảo Sakhalin, cũng như quyền sử dụng cảng và đường sắt của Nga ở Mãn Châu.

Ngày 08/02/1904, sau khi bị Nga bác bỏ kế hoạch nhằm chia Mãn Châu và Triều Tiên thành các khu vực ảnh hưởng, người Nhật đã tiến hành một cuộc tấn công hải quân bất ngờ vào Cảng Arthur, căn cứ hải quân Nga ở Trung Quốc. Hạm đội của Nga đã bị tê liệt. Trong chiến tranh Nga-Nhật diễn ra sau đó, Nhật đã giành được một loạt các chiến thắng quyết định trước người Nga, vốn đã đánh giá thấp tiềm năng quân sự của đối thủ phi phương Tây của mình. Continue reading “05/09/1905: Ký kết Hòa ước Nga-Nhật”

04/09/1945: Lính Nhật đầu hàng trên Đảo Wake

Nguồn: Japanese surrender on Wake Island, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, 2.200 người lính Nhật cuối cùng đã chấp nhận từ bỏ vũ khí của họ – vài ngày sau khi chính phủ Nhật chính thức đầu hàng.

Đảo Wake là một trong những hòn đảo bị đánh bom trong đợt không kích trên diện rộng diễn ra cùng lúc với vụ tấn công Trân Châu Cảng. Tháng 12/1941, người Nhật đưa quân sang xâm lược, chiếm lấy hòn đảo này từ tay người Mỹ. Nhật mất 820 người, trong khi Mỹ mất 120 người. Mỹ quyết định sẽ không chiếm lại hòn đảo nhưng sẽ ngăn chặn Nhật nhận tiếp viện tại vùng chiếm đóng, tức là sẽ khiến cho họ dần dần chết đói. Continue reading “04/09/1945: Lính Nhật đầu hàng trên Đảo Wake”

03/09/1939: Anh và Pháp tuyên chiến với Đức

Nguồn: Britain and France declare war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, nhằm đáp trả cuộc xâm lược Ba Lan của Hitler, Anh và Pháp đã đồng thời tuyên chiến với Đức.

Nạn nhân đầu tiên của tuyên bố đó lại không phải là người Đức – mà là tàu Athenia của Anh, bị đánh chìm bởi một tàu ngầm U-30 của Đức, vì cho rằng con tàu Anh đã được vũ trang và rất hiếu chiến. Lúc bấy giờ có hơn 1.100 hành khách ở trên Athenia, 112 người trong số đó thiệt mạng, với 28 người là người Mỹ. Nhưng Tổng thống Roosevelt đã không nao núng trước bi kịch này; ông tuyên bố rằng không ai “lại suy nghĩ không thấu đáo hoặc sai lầm khi nói rằng Mỹ đang đưa quân đội tới các chiến trường châu Âu.” Người Mỹ vẫn tiếp tục trung lập. Continue reading “03/09/1939: Anh và Pháp tuyên chiến với Đức”

02/09/1944: Phi đội của George H.W. Bush bị tấn công

Nguồn: Navy aviator George H.W. Bush and his squadron attacked, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Tổng thống tương lai của nước Mỹ, George Herbert Walker Bush, khi ấy đang là phi công ném ngư lôi tại mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II – và phi đội của ông đã bị tấn công bởi súng chống máy bay của Nhật. Bush đã buộc phải nhảy khỏi máy bay của mình, và rơi xuống đại dương. Theo hồ sơ của Hải quân Mỹ, phi đội của ông Bush đang tiến hành ném bom vào một căn cứ của Nhật Bản trên đảo Chi Chi Jima ở Thái Bình Dương thì gặp phải đợt tấn công dữ dội này. Động cơ máy bay của Bush đã bốc cháy, nhưng ông đã tìm cách thả được bom và quay trở lại tàu sân bay San Jacinto trước khi phải thoát ra khỏi máy bay. Ba thành viên khác trong phi đội đã chết trong vụ tấn công. Continue reading “02/09/1944: Phi đội của George H.W. Bush bị tấn công”

01/09/1970: Dự luật McGovern-Hatfield bị bác bỏ

Nguồn: McGovern-Hatfield amendment defeated in the Senate, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Thượng viện Mỹ đã bác bỏ Dự luật McGovern-Hatfield với tỷ lệ phiếu 55-39. Được đề xuất bởi Thượng nghị sĩ George McGovern từ bang South Dakota và Mark Hatfield từ bang Oregon, dự luật này đặt ra thời hạn để Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Nam Việt Nam là ngày 31/12/1971. Thượng viện cũng đã từ chối, với tỷ lệ phiếu 71-22, một đề nghị cấm Quân đội Mỹ phái thêm lính tới Việt Nam. Dù đã thất bại trong cả hai phương án này, dự luật đã cho thấy cách thức tiến hành chiến tranh của Tổng thống Nixon đang gặp phải sự không hài lòng ngày càng gia tăng. Continue reading “01/09/1970: Dự luật McGovern-Hatfield bị bác bỏ”

31/08/1944: Người Anh vượt qua Phòng tuyến Gothic

Nguồn: The British cross the Gothic Line, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Tập đoàn quân thứ 8 của Anh đã vượt qua “Phòng tuyến Gothic” của Đức, một tuyến phòng thủ được dựng dọc theo miền bắc nước Ý.

Lực lượng Đồng Minh đã đẩy quân Đức đang chiếm đóng bán đảo Ý lùi ngày một xa hơn về phía bắc. Ngày 04/06, Tướng Mark Clark đã chiếm được Rome. Bây giờ Đức đã lùi sâu về phía bắc Florence. Continue reading “31/08/1944: Người Anh vượt qua Phòng tuyến Gothic”

30/08/1918: Âm mưu Belfort

Nguồn: The Belfort Ruse, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, tại Belfort, Pháp, một thị trấn nhỏ gần biên giới với Đức, Đại tá Arthur L. Conger thuộc Lực lượng Viễn chinh Mỹ (American Expeditionary Force, AEF) đã ném bản sao một chiến dịch tấn công giả của Đồng Minh vào một thùng rác. Đúng như dự định, nó sau đó được tìm thấy và mang đi bởi một điệp viên Đức.

Âm mưu Belfort là một mồi nhử bắt nguồn từ đề xuất của Philippe Petain, Tổng Tư lệnh Pháp, người đã lo lắng về tình trạng thiếu an ninh xung quanh cuộc tấn công sắp tới của Đồng Minh gần St Mihiel, Pháp. Được lên kế hoạch vào ngày 09/09/1918, cuộc tấn công là chiến dịch đáng kể đầu tiên trong chiến tranh dưới sự chỉ huy của Mỹ; Pháp cũng dự định tham gia. Continue reading “30/08/1918: Âm mưu Belfort”

29/08/1914: Phụ nữ tham gia chiến tranh ở Anh

Nguồn: Women join British war effort, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, khi Thế chiến I nổ ra được một tháng, Quân đoàn Phụ nữ Cứu viện (Women’s Defense Relief Corps) đã được thành lập ở Anh.

Mặc dù các tổ chức vì quyền phụ nữ ở Anh đã phản đối việc nước này tham gia vào Thế chiến I, nhưng họ đã nhanh chóng đảo ngược quan điểm của mình, nhận ra tiềm năng của chiến tranh trong việc giúp đạt được tiến bộ cho phụ nữ Anh ở trong nước. Ngay từ ngày 06/08/1914, chỉ một ngày sau khi Anh tuyên chiến với Đức, một bài báo đăng trên tờ Common Cause của phụ nữ đã khẳng định rằng: “Trong thời điểm khủng hoảng và lo âu khủng khiếp này, sẽ thoải mái hơn đôi chút khi nghĩ rằng tổ chức lớn của chúng ta, vốn được xây dựng trong những năm qua để thúc đẩy quyền bầu cử của phụ nữ, nay có thể được sử dụng để giúp đất nước chúng ta vượt qua giai đoạn căng thẳng và buồn phiền.” Continue reading “29/08/1914: Phụ nữ tham gia chiến tranh ở Anh”

28/08/1941: Thảm sát người Do Thái ở Ukraine

Nguồn: Mass slaughter in Ukraine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, hơn 23.000 người Hungary gốc Do Thái đã bị Cơ quan mật vụ Gestapo của Đức Quốc xã giết chết ở Ukraine, vốn đang bị Đức chiếm đóng.

Đợt xâm lăng của Đức vào Liên Xô đã dẫn tới các cuộc không kích hàng loạt vào Moskva và việc chiếm đóng một phần Ukraine. Ngày 26/08, Hitler đã thể hiện niềm hân hoan chinh phục của mình bằng cách mời Benito Mussolini tới Brest-Litovsk, nơi đã bị người Đức phá hủy thành lũy. Mỉa mai thay khi người Ukraine từng xem người Đức là những người giải phóng họ khỏi sự áp bức của Liên Xô và là đồng minh của họ trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Continue reading “28/08/1941: Thảm sát người Do Thái ở Ukraine”

27/08/1916: Romania tham gia Thế chiến I

Nguồn: Romania enters World War I, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, sau khi Romania tuyên chiến với Áo-Hung, chính thức bước vào Thế chiến I, quân đội Romania đã vượt biên giới Đế quốc Áo-Hung vào tỉnh Transylvania.

Khi chiến tranh nổ ra ở châu Âu vào năm 1914, Romania từng có thời gian chiến đấu chống lại Áo – Hung về vấn đề chủ quyền lãnh thổ – đặc biệt là ở Transylvania, vốn có dân số là người Romania nhưng lại là một phần của Hungary. Nhìn thấy thành công của Nga trước Áo trên các chiến trường của Mặt trận phía Đông trong mùa hè năm 1916, Romania hy vọng có thể tham gia chiến tranh một cách thuận lợi, để có thể thực hiện giấc mơ ấp ủ từ lâu về việc mở rộng lãnh thổ và thống nhất quốc gia. Continue reading “27/08/1916: Romania tham gia Thế chiến I”

26/08/1957: Liên Xô thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa

Nguồn: Russia tests an intercontinental ballistic missile, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, Liên Xô tuyên bố đã thử thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng nhắm đến “bất cứ nơi nào trên thế giới.” Tuyên bố này đã gây quan ngại lớn ở Mỹ và bắt đầu một cuộc tranh luận toàn quốc về “khoảng cách tên lửa” giữa Mỹ và Liên Xô.

Trong nhiều năm sau Thế chiến II, cả Mỹ và Liên Xô đều đã cố gắng hoàn thiện một tên lửa tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Dựa trên thành công của Đức Quốc xã trong việc phát triển các tên lửa V-1 và V-2 có để bắn đến tận Anh trong những tháng cuối cùng của Thế chiến II, các nhà khoa học Mỹ và Liên Xô đã chạy đua để cải tiến phạm vi và tính chính xác của tên lửa. (Cả hai bên đều phụ thuộc rất nhiều vào các nhà khoa học Đức bị họ bắt giữ.) Continue reading “26/08/1957: Liên Xô thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa”

25/08/325: Kết thúc Công đồng Nicaeca

Nguồn: Council of Nicaea concludes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 325, Công đồng Nicaea, công đồng đầu tiên được tổ chức bởi Giáo hội Cơ Đốc giáo nguyên thủy, đã kết thúc với việc thành lập học thuyết về Thiên Chúa Ba Ngôi. Được triệu tập bởi Hoàng đế La Mã Constantine I vào tháng 05, công đồng cũng lên án niềm tin của phe Arian, cho rằng Chúa Jesus ở địa vị thấp hơn Đức Chúa Trời, là dị giáo, từ đó giúp giải quyết một cuộc khủng hoảng ở Giáo hội trong giai đoạn đầu.

Tranh cãi bắt đầu khi Arius, một linh mục ở Alexandria, đã đặt ra nghi vấn về bản tính Thiên Chúa của Chúa Jesus bởi vì, không giống như Đức Chúa Trời, Chúa Jesus đã được sinh ra và có khởi đầu (khác với Đức Chúa Trời là Đấng Hằng Hữu). Continue reading “25/08/325: Kết thúc Công đồng Nicaeca”

24/08/1572: Cuộc tàn sát ngày Thánh Bartholomew

Nguồn: Saint Bartholomew’s Day Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1572, vua Charles IX của Pháp, dưới sự ảnh hưởng của mẹ, Thái hậu Catherine de Medici, đã ra lệnh ám sát các nhà lãnh đạo Tin Lành Huguenot ở Paris, tạo ra một đợt thảm sát giết chết hàng chục ngàn người Huguenot khắp nước Pháp.

Hai ngày trước đó, Catherine đã ra lệnh giết Đô đốc Gaspard de Coligny, một nhà lãnh đạo Huguenot mà bà cho rằng đang dẫn con trai bà vào cuộc chiến với Tây Ban Nha. Tuy nhiên, Coligny chỉ bị thương, và Charles hứa sẽ điều tra vụ ám sát để xoa dịu những người Huguenot đang tức giận. Catherine sau đó đã thuyết phục vị vua trẻ rằng người Huguenot đang chuẩn bị nổi loạn, và ông đã cho phép người Thiên Chúa giáo được giết hại các lãnh đạo Huguenot. Hầu hết những người Huguenot này đang ở Paris vào thời điểm đó, để mừng lễ kết hôn giữa nhà lãnh đạo của họ, Henry xứ Navarre, với em gái của nhà vua, Margaret. Continue reading “24/08/1572: Cuộc tàn sát ngày Thánh Bartholomew”

23/08/1979: Aleksandr Godunov đào thoát sang Mỹ

Nguồn: Aleksandr Godunov defects to United States, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, ngôi sao ba lê của Liên Xô, Aleksandr Godunov, đã đào thoát sau khi trình diễn tại thành phố New York. Ông trở thành vũ công đầu tiên đào thoát khỏi vũ đoàn nổi tiếng, Bolshoi Ballet.

Godunov là người mới nhất trong hàng loạt các vũ công ballet đào thoát khỏi Liên Xô để đến Mỹ vào những năm 1960 và 1970. Rudolf Nureyev (1961), Natalia Makarova (1970) và Mikhail Baryshnikov (1974) đã tìm cách xin tị nạn ở Mỹ, rồi sau đó theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật thành công ở Mỹ và trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Godunov thuộc về một tầng lớp khác. Một bài báo của tờ New York Times sau khi bàn luận vụ đào thoát của ông đã nói rằng “với mái tóc dài vàng óng và dáng người cao ráo, Godunov có thể là vũ công ballet tiên phong của thế hệ rock. … Các khán giả trẻ dễ dàng nhận ra ông ấy.” Continue reading “23/08/1979: Aleksandr Godunov đào thoát sang Mỹ”