19/06/1867: Hoàng đế Mexico bị hành quyết

Nguồn: Emperor of Mexico executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1867, Hoàng tử người Áo, Ferdinand Maximilian, người được Hoàng đế Pháp Napoléon III phong làm Hoàng đế Mexico vào năm 1864, đã bị xử tử theo lệnh của Benito Juarez, Tổng thống Cộng hòa Mexico.

Năm 1861, Benito Juarez – nhà tự do người Mexico – trở thành tổng thống của một đất nước đang điêu đứng về tài chính, và ông buộc phải tuyên bố vỡ nợ trước các chính phủ châu Âu. Đáp lại, Pháp, Anh, và Tây Ban Nha đã cử lực lượng hải quân tới Veracruz để yêu cầu bồi thường. Anh và Tây Ban Nha thương lượng với Mexico và rút lui, nhưng Pháp, dưới sự cai trị của Napoléon III, quyết định sử dụng cơ hội này để tạo ra một đế chế phụ thuộc trên lãnh thổ Mexico. Cuối năm 1861, một hạm đội Pháp được trang bị tốt đã tấn công Veracruz, đổ bộ một lực lượng lớn, khiến Tổng thống Juarez và chính phủ của ông phải rút lui. Continue reading “19/06/1867: Hoàng đế Mexico bị hành quyết”

18/06/1778: Quân Anh rút khỏi Philadelphia

Nguồn: British abandon Philadelphia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1778, sau gần chín tháng chiếm đóng, 15.000 lính Anh dưới quyền Tướng Henry Clinton đã di tản khỏi Philadelphia, thủ đô cũ của Mỹ.

Người Anh đã chiếm được Philadelphia vào ngày 26/09/1777, sau những thất bại của Tướng George Washington trong Trận Brandywine và Trận Clouds. Tướng Anh William Howe đã biến Philadelphia, nơi đặt trụ sở của Quốc hội Lục địa, trở thành trọng tâm trong chiến dịch của ông, nhưng chính phủ của phe Ái Quốc đã tước đi chiến thắng quyết định mà ông mong chờ, bằng cách chuyển trung tâm hoạt động của mình đến địa điểm an toàn hơn tại York, chỉ một tuần trước khi Philadelphia thất thủ. Continue reading “18/06/1778: Quân Anh rút khỏi Philadelphia”

16/06/1963: Người phụ nữ đầu tiên bay vào không gian

Nguồn: Soviet cosmonaut Valentina Tereshkova becomes the first woman in space, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, trên tàu Vostok 6, phi hành gia Liên Xô Valentina Tereshkova trở thành người phụ nữ đầu tiên du hành vào vũ trụ. Sau 48 vòng bay và 71 giờ, bà quay trở lại Trái Đất, dành nhiều thời gian trong không gian hơn tất cả các phi hành gia Mỹ cộng lại cho đến thời điểm đó.

Valentina Vladimirovna Tereshkova sinh ra trong một gia đình nông dân ở Maslennikovo, Nga, vào năm 1937. Bà bắt đầu làm việc tại một nhà máy dệt khi 18 tuổi, và ở tuổi 22, bà có lần nhảy dù đầu tiên dưới sự giúp đỡ của một câu lạc bộ hàng không địa phương. Đam mê của Tereshkova với môn nhảy dù đã khiến bà giành được sự chú ý của chương trình không gian Liên Xô, vốn đang tìm cách đưa một phụ nữ lên vũ trụ vào đầu những năm 1960 như một cách để đạt thêm một danh hiệu “đầu tiên trong không gian” trước người Mỹ. Continue reading “16/06/1963: Người phụ nữ đầu tiên bay vào không gian”

Tập bịt miệng các cán bộ lão thành trên đường tiến tới nhiệm kỳ thứ ba

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi shushes party elders as he marches toward 3rd term,” Nikkei Asia, 09/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một danh hiệu mới – “lãnh tụ vĩnh cửu” – đã xuất hiện ngay trước mật nghị mùa hè ở Bắc Đới Hà.

Một tập tài liệu chính trị được phát hành ở một vùng nông thôn của Trung Quốc đã khiến nhiều người phải bất ngờ, vì nó sử dụng một cụm từ chưa từng được dùng trước đây để ca ngợi Chủ tịch Tập Cận Bình.

Đó là sự kết hợp của “vĩnh cửu” và “lãnh tụ” (lingxiu). Continue reading “Tập bịt miệng các cán bộ lão thành trên đường tiến tới nhiệm kỳ thứ ba”

14/06/1985: Chuyến bay TWA 847 bị khủng bố tấn công

Nguồn: TWA flight 847 is hijacked by terrorists, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, chuyến bay TWA 847 từ Athens đến Rome đã bị tấn công bởi nhóm khủng bố Hezbollah, những kẻ ngay lập tức yêu cầu được biết danh tính của “những hành khách có tên giống như tên người Do Thái.” Hai trong số những kẻ khủng bố gốc Lebanon này, được trang bị lựu đạn và một khẩu súng lục 9mm, sau đó đã buộc máy bay hạ cánh xuống Beirut, Lebanon.

Khi xuống mặt đất, bọn không tặc đã gọi những hành khách có hộ chiếu Israel, nhưng không có người nào như vậy. Cũng không có bất kỳ nhà ngoại giao nào trên chuyến bay. Sau đó, chúng chuyển sự chú ý sang một số hành khách là thợ lặn của Hải quân Mỹ. Ngay sau khi hạ cánh, những kẻ khủng bố đã giết chết thợ lặn Hải quân Robert Stethem, và vứt xác anh xuống đường băng. Continue reading “14/06/1985: Chuyến bay TWA 847 bị khủng bố tấn công”

Trung Quốc xâm nhập Nam Thái Bình Dương: Nên đối phó thế nào?

Nguồn: Charles Edel, “A Fault Line in the Pacific“, Foreign Affairs, 03/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mối nguy từ ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trên các đảo quốc Thái Bình Dương.

Lần cuối cùng mà hầu hết người Mỹ chú ý đến Quần đảo Solomon là vào giữa Thế chiến II, khi Mỹ và Nhật Bản có một trận hải chiến kéo dài trên vùng biển và vùng trời xung quanh Guadalcanal. Trận chiến cam go đó đã có tác động mang tính chiến lược rất lớn – chặn đứng bước tiến của Nhật vào Nam Thái Bình Dương, đảm bảo rằng các quốc gia đồng minh như Australia và New Zealand không bị các thế lực thù địch bao vây hoặc cắt đứt nguồn tiếp tế, đảo ngược thế trận ở Thái Bình Dương, cũng như cung cấp căn cứ để phát động cuộc phản công chống lại kẻ thù toàn trị. Nhắc đến hàng trăm hòn đảo nhỏ trải dài trên Thái Bình Dương, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt giải thích với công chúng Mỹ rằng, dù chúng có thể “chỉ là những chấm nhỏ trên hầu hết các bản đồ … nhưng chúng bao phủ một khu vực chiến lược rộng lớn.” Continue reading “Trung Quốc xâm nhập Nam Thái Bình Dương: Nên đối phó thế nào?”

Vén màn bí mật đời tư Vladimir Putin (P2)

Nguồn: Jason Horowitz, “Vladimir Putin, Family Man,” New York Times, 13/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cô con gái ‘có kỷ luật’

Ngay từ đầu, câu chuyện cá nhân của Putin dường như luôn tràn ngập những điều tưởng tượng. Ông có một cuốn tiểu sử chính thức – được xuất bản vào năm 2001, khi ông lần đầu tiên nắm quyền với tư cách là nhà dân chủ thế hệ tiếp theo – để làm nổi bật hình ảnh người đàn ông gia đình cứng rắn nhưng anh hùng của mình. Trong đó, ông kể câu chuyện về việc đích thân cứu cả nhà, giữa lúc đang khỏa thân, khi một phòng tắm hơi bị hư hỏng đã thiêu rụi căn biệt thự bằng gỗ của họ. Continue reading “Vén màn bí mật đời tư Vladimir Putin (P2)”

12/06/1982: Biểu tình lớn chống vũ khí hạt nhân ở New York

Nguồn: One million people demonstrate in New York City against nuclear weapons, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, một đám đông cực lớn và đa dạng đã xuống đường tại Công viên Trung tâm của Thành phố New York, yêu cầu giải trừ vũ khí hạt nhân và chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang trong Chiến tranh Lạnh. Đến cuối ngày, ước tính số lượng người tham dự đã lên đến hơn một triệu người, khiến đây trở thành cuộc biểu tình giải trừ quân bị lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Mỹ và Liên Xô đã chạy đua vũ trang kể từ Thế chiến II, và Chiến tranh Lạnh trở nên ‘đặc biệt nóng’ vào đầu thập niên 1980. Nhậm chức vào năm 1981, Tổng thống Ronald Reagan là người kiên trì ủng hộ Mỹ xây dựng kho vũ khí hạt nhân và phản đối kịch liệt ý tưởng về các hiệp ước giải trừ quân bị. Continue reading “12/06/1982: Biểu tình lớn chống vũ khí hạt nhân ở New York”

11/06/1963: Chấm dứt phân tách chủng tộc tại Đại học Alabama

Nguồn: University of Alabama desegregated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, khi phải đối đầu lực lượng Vệ binh Quốc gia, Thống đốc bang Alabama, George Wallace, đã chấm dứt việc phong tỏa Đại học Alabama ở Tuscaloosa, và cho phép hai sinh viên người Mỹ gốc Phi nhập học.

George Wallace, một trong những chính trị gia gây tranh cãi nhất trong lịch sử Mỹ, đã được bầu làm thống đốc bang Alabama vào năm 1962, theo một cương lĩnh tranh cử dựa trên phân tách chủng tộc cực đoan (ultra-segregationist). Trong bài diễn văn nhậm chức năm 1963, ông đã hứa với những người ủng hộ da trắng của mình: “Phân tách hôm nay! Phân tách ngày mai! Phân tách mãi mãi!” Continue reading “11/06/1963: Chấm dứt phân tách chủng tộc tại Đại học Alabama”

Vén màn bí mật đời tư Vladimir Putin (P1)

Nguồn: Jason Horowitz, “Vladimir Putin, Family Man,” New York Times, 13/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi các quốc gia phương Tây bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt lên những người thân cận với nhà lãnh đạo Nga, bao gồm cả các thành viên trong gia đình ông, bí mật về cuộc sống riêng tư của vị tổng thống đang dần bị hé lộ.

Vladimir Putin không thích những kẻ tọc mạch.

Đó là năm 2008, và Tổng thống Nga, khi ấy 56 tuổi, sau 8 năm đứng trên đỉnh cao quyền lực, đã xuất hiện trong một cuộc họp báo tại Villa Certosa xa hoa ở xứ Sardinia. Bên cạnh là đồng minh thân cận nhất của ông ở Tây Âu, Silvio Berlusconi, ông trùm truyền thông kiêm Thủ tướng Ý nổi tiếng là đi theo chủ nghĩa khoái lạc, người chia sẻ với ông nhiều sở thích, từ những chuyện đùa thô tục, đến những đồ trang trí lộng lẫy và khối tài sản kếch xù. Continue reading “Vén màn bí mật đời tư Vladimir Putin (P1)”

09/06/1893: 23 người chết trong vụ sập Nhà hát Ford, nơi Lincoln bị ám sát

Nguồn: 23 die in collapse of Ford’s Theatre, site of Lincoln assassination, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1893, tại Washington, D.C., nội thất của Nhà hát Ford đã sụp đổ, gây ra cái chết của 23 người. Tòa nhà – nơi Tổng thống Lincoln bị ám sát vào ngày 15/04/1865 – là nơi làm việc của hàng trăm nhân viên văn thư do Bộ phận Hồ sơ và Lương hưu của Bộ Chiến tranh tuyển dụng. Cuộc điều tra sau đó đã xác định nguyên nhân thảm kịch là do một cột dầm đã bị tác động trong quá trình đào tầng hầm cho một nhà máy đèn điện.

Các nhân viên cứu hộ nhanh chóng có mặt tại hiện trường, điên cuồng tìm kiếm nạn nhân và dọn dẹp các mảnh vỡ. Những người sống sót nhớ lại những tiếng la hét của đồng nghiệp. Một nhân chứng cho biết các cựu binh Nội chiến làm việc trong tòa nhà là những người “hoảng loạn và điên rồ nhất.” Trong lúc hoảng loạn, một số nhân viên đã nhảy từ tầng 2, dùng mái hiên để đỡ họ rơi xuống. Continue reading “09/06/1893: 23 người chết trong vụ sập Nhà hát Ford, nơi Lincoln bị ám sát”

Đánh bại Nga có giúp ngăn chặn chiến tranh trong tương lai?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Will Teaching Aggressors a Lesson Deter Future Wars?,” Foreign Policy, 02/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lời kêu gọi giành chiến thắng quyết định trước quân Nga là sai lầm, và không nhất thiết sẽ ngăn cản Putin hoặc những người khác sử dụng vũ lực.

Những nhân vật phương Tây – chẳng hạn như Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg – ủng hộ việc hỗ trợ ngày càng nhiều hơn cho Ukraine đôi khi ám chỉ rằng một thất bại quyết định đối với người Nga sẽ giúp ngăn cản chiến tranh trong tương lai ở những nơi khác. Nếu Nga bị đánh bại hoàn toàn, hoặc chí ít là không thể đạt được bất kỳ lợi ích đáng kể nào, thì phương Tây sẽ chứng minh rằng “hiếu chiến là vô ích.” Không chỉ riêng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ rút ra bài học cho mình và không bao giờ thử bất cứ điều gì giống như cuộc chiến này nữa, mà các nhà lãnh đạo khác đang dự tính sử dụng vũ lực – chẳng hạn như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – cũng buộc phải suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động tương tự. Continue reading “Đánh bại Nga có giúp ngăn chặn chiến tranh trong tương lai?”

Vai trò gia tăng của vệ tinh thương mại trong chiến tranh

Nguồn: Erik Lin-Greenberg và Theo Milonopoulos, “Boots on the Ground, Eyes in the Sky”, Foreign Affairs, 30/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các vệ tinh thương mại đã làm đảo lộn xung đột như thế nào?

Vài ngày sau khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã có một bài phát biểu đầy xúc động trước Nghị viện Châu Âu, kêu gọi sự ủng hộ của mọi người. Cùng ngày hôm đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số của Ukraine, Mykhailo Fedorov, đã lên Twitter để đưa ra một lời cầu xin hướng đến nhóm đối tượng cụ thể hơn – nhưng không kém phần khẩn cấp — là các giám đốc điều hành và thành viên hội đồng quản trị của các công ty vệ tinh thương mại. Cụ thể, Fedorov đã kêu gọi một số công ty vệ tinh tư nhân hàng đầu cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao “theo thời gian thực” cho các lực lượng vũ trang Ukraine để hỗ trợ họ chống lại cuộc xâm lược của Nga. Continue reading “Vai trò gia tăng của vệ tinh thương mại trong chiến tranh”

07/06/1966: Ronald Reagan nhận đề cử Thống đốc California

Nguồn: Ronald Reagan nominated for governor of California, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, cựu diễn viên Ronald Reagan đã nhận được sự đề cử của Đảng Cộng hòa cho chức thống đốc California. Ông thắng cuộc bầu cử vào tháng 11 cùng năm và tuyên thệ nhậm chức vào ngày 02/01/1967. Nhiệm kỳ thống đốc “Tiểu bang Vàng” của Reagan đã mang lại cho ông sự tín nhiệm trong vai trò nhà lãnh đạo chính trị, mở đường cho chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1980.

Reagan sinh ra ở Illinois và từng có thời gian làm công nhân xây dựng, nhân viên cứu hộ, và phát thanh viên trước khi trở thành diễn viên. Vị trí lãnh đạo chính trị đầu tiên của ông là chủ tịch Nghiệp đoàn Diễn viên Điện ảnh (1947-1952). Thật ra, ban đầu ông là thành viên Đảng Dân chủ, nhưng do ngày càng không hài lòng với các chính sách Kinh tế Mới (New Deal) nên đã chuyển sang Đảng Cộng hòa vào năm 1960. Continue reading “07/06/1966: Ronald Reagan nhận đề cử Thống đốc California”

Quá trình tái thiết kinh tế của Lý Khắc Cường có một tiền lệ nguy hiểm

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Premier Li’s economic rebuild has a dangerous precedent,” Nikkei Asia, 02/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lần gần đây nhất nhân vật số 2 của Trung Quốc sửa chữa chính sách của lãnh đạo tối cao, câu chuyện đã không kết thúc tốt đẹp.

Tuần trước, Trung Quốc đã tổ chức một hội nghị trực tuyến về ổn định nền kinh tế. Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu trước khoảng 100.000 quan chức cấp cao tại hơn 2.800 thành phố trên toàn quốc – đây là quy mô chưa từng có đối với một sự kiện như vậy.

Hội nghị được tổ chức trong lúc nền kinh tế số 2 thế giới đang lao đao sau chính sách zero covid hà khắc và cuộc đàn áp của Chủ tịch Tập Cận Bình đối với các ngành công nghiệp bất động sản và công nghệ. Continue reading “Quá trình tái thiết kinh tế của Lý Khắc Cường có một tiền lệ nguy hiểm”

05/06/1981: Công bố báo cáo khoa học đầu tiên về bệnh AIDS

Nguồn: First scientific report on AIDS is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (Centers for Disease Control and Prevention, CDC) đã xuất bản một bài nghiên cứu trong Báo cáo Hàng tuần về Bệnh tật và Tử vong (Morbidity and Mortality Weekly Report, MMWR) trong đó mô tả năm trường hợp nhiễm trùng phổi hiếm gặp, PCP, ở những người đồng tính nam vốn trẻ tuổi, khỏe mạnh ở Los Angeles. Dù lúc đó người ta vẫn chưa hiểu rõ, nhưng bài báo này đã mô tả những ảnh hưởng của bệnh AIDS. Ngày nay, báo cáo của MMWR thường được coi là sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng AIDS. Continue reading “05/06/1981: Công bố báo cáo khoa học đầu tiên về bệnh AIDS”

04/06/1916: Chiến dịch Brusilov

Nguồn: Brusilov Offensive begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Trận Lutsk đã đánh dấu khởi đầu của Chiến dịch Brusilov, chiến dịch tấn công lớn nhất và thành công nhất của quân phe Hiệp ước trong Thế chiến I.

Khi thành phố-pháo đài Verdun, Pháp, bị quân Đức bao vây vào tháng 02/1916, người Pháp đã đề nghị hai thành viên phe Hiệp ước còn lại, Anh và Nga, tiến hành tấn công vào các khu vực khác để buộc Đức phải chuyển hướng nguồn lực cũng như sự chú ý của họ khỏi chiến trường Verdun. Trong khi người Anh còn đang lên kế hoạch cho cuộc tấn công mà họ dự kiến sẽ phát động gần sông Somme vào đầu tháng 7, thì người Nga đã có phản ứng nhanh hơn – một cuộc tấn công thất bại vào tháng 3 tại Hồ Narocz, trong đó lính Nga bị quân Đức tàn sát hàng loạt mà không mang lại tác động đáng kể nào đối với tình hình Verdun. Tuy nhiên, Nga còn âm mưu một cuộc tấn công nghi binh khác ở khu vực phía bắc của Mặt trận phía Đông, gần Vilna (thuộc Ba Lan ngày nay). Continue reading “04/06/1916: Chiến dịch Brusilov”

Tổng thống Biden: Mỹ sẽ làm gì và không làm gì ở Ukraine

Nguồn: Joseph R. Biden Jr., President Biden: What America Will and Will Not Do in Ukraine, New York Times, 31/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược mà Vladimir Putin nghĩ rằng sẽ kéo dài chỉ vài ngày, giờ đã bước sang tháng thứ tư. Người dân Ukraine đã khiến nước Nga ngạc nhiên và truyền cảm hứng cho thế giới bằng sự hy sinh, gan dạ, và thành công trên chiến trường. Thế giới tự do và nhiều quốc gia khác, dẫn đầu là Mỹ, đã đứng về phía Ukraine với sự hỗ trợ chưa từng có về quân sự, nhân đạo, và tài chính.

Trong lúc cuộc chiến tiếp diễn, tôi muốn nói rõ về mục tiêu của Mỹ trong những nỗ lực này. Continue reading “Tổng thống Biden: Mỹ sẽ làm gì và không làm gì ở Ukraine”

02/06/1954: Joseph McCarthy cáo buộc cộng sản nằm vùng trong CIA

Nguồn: Senator Joseph McCarthy charges communists are in the CIA, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy cáo buộc rằng những người cộng sản đã thâm nhập vào Cục Tình báo Trung ương (CIA) và ngành công nghiệp vũ khí nguyên tử. Dù những lời buộc tội của McCarthy đã tạo ra một cuộc tranh cãi nhất thời, nhưng chúng đã nhanh chóng bị bác bỏ vì chỉ là những lời nói giật gân đến từ một người đàn ông có sự nghiệp đang tuột dốc không phanh.

Thượng nghị sĩ McCarthy được chú ý lần đầu tiên vào năm 1950, khi ông lên tiếng buộc tội hơn 200 người “bị xác định là cộng sản” trong Bộ Ngoại giao. Trong vài năm sau đó, ông liên tục tố cáo rằng cộng sản đã có mặt trong mọi chi nhánh của chính phủ Mỹ. Những lời buộc tội liều lĩnh của ông đã tạo ra cái được gọi là “Nỗi sợ Cộng sản” (Red Scare), thời điểm mà người Mỹ lo sợ rằng những người cộng sản đang xâm nhập vào mọi khía cạnh của chính phủ và mọi khía cạnh cuộc sống. Continue reading “02/06/1954: Joseph McCarthy cáo buộc cộng sản nằm vùng trong CIA”

Thủ tướng Lý Hiển Long: Các quốc gia ‘lớn và nhỏ’ đều phải chơi theo luật

Nguồn:Q&A with Singapore’s Lee: Nations ‘big and small’ must play by rules,” Nikkei Asia, 23/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Singapore thảo luận về Ukraine, Trung Quốc, và giá trị của các thể chế toàn cầu.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long gần đây đã có cuộc phỏng vấn độc quyền trước khi xuất hiện tại Hội nghị Tương lai châu Á hàng năm của Nikkei ở Tokyo.

Trò chuyện với Tổng biên tập Nikkei Tetsuya Iguchi, vị lãnh đạo đã chia sẻ suy nghĩ của mình về mọi thứ, từ tác động của cuộc xung đột Ukraine và lạm phát, đến các hiệp định thương mại và sự trỗi dậy của Trung Quốc. Continue reading “Thủ tướng Lý Hiển Long: Các quốc gia ‘lớn và nhỏ’ đều phải chơi theo luật”