02/05/1918: Tranh cãi về cách Mỹ tham chiến ở Mặt trận phía Tây

Nguồn: Allies argue over U.S. troops joining battle on Western Front, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, tại một hội nghị của các nhà lãnh đạo quân sự thuộc phe Đồng minh Hiệp ước tại Abbeville (Pháp), Mỹ, Anh và Pháp tranh cãi đã về cách quân đội Mỹ tham gia Thế chiến I.

Ngày 23/03, hai ngày sau khi Đức mở một chiến dịch tấn công lớn ở miền bắc nước Pháp, Thủ tướng Anh David Lloyd George đã gửi điện cho Đại sứ Anh ở Washington, Lord Reading, yêu cầu ông giải thích với Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson rằng nếu không có sự giúp đỡ từ Mỹ, “chúng tôi không thể cung cấp cho các sư đoàn của mình trong một thời gian ngắn với tỷ lệ tổn thất hiện tại. Tình hình chắc chắn là rất nghiêm trọng và nếu Mỹ trì hoãn thì có thể sẽ quá muộn.” Continue reading “02/05/1918: Tranh cãi về cách Mỹ tham chiến ở Mặt trận phía Tây”

Chiến tranh Iran-Israel chỉ mới bắt đầu

Nguồn: Raphael S. Cohen, “The Iran-Israel War Is Just Getting Started,” Foreign Policy, 22/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chừng nào hai nước còn xung đột, họ sẽ còn đấu đá lẫn nhau – bất kể đồng minh của họ có khuyên gì.

Rạng sáng ngày 13/04, hai phép lạ đã xảy ra. Đầu tiên, để thể hiện sức mạnh kỹ thuật của mình, Israel – với sự giúp đỡ từ Anh, Pháp, Jordan, và Mỹ – đã đánh chặn khoảng 170 máy bay không người lái, 120 tên lửa đạn đạo, và 30 tên lửa hành trình bắn chủ yếu từ Iran về phía Israel, đạt tỷ lệ thành công 99%, giúp giảm thiểu thiệt hại về nhân mạng và cơ sở hạ tầng. Thứ hai, sau nhiều tháng bị các phương tiện truyền thông đưa tin tiêu cực và phải gánh chịu áp lực quốc tế ngày càng gia tăng, Israel đã nhận được một số thiện cảm và tin tức tích cực. Với thành công kép khi vừa đẩy lùi cuộc tấn công vừa cải thiện hình ảnh cho Israel, Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã khuyên Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu: “Ông đã thắng. Hãy chấp nhận chiến thắng này đi.” Một loạt các đồng minh và chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên tương tự cho Israel. Continue reading “Chiến tranh Iran-Israel chỉ mới bắt đầu”

Quên chip đi – thứ Trung Quốc đang muốn thống trị là ngành đóng tàu

Nguồn: Agathe Demarais, “Forget About Chips – China Is Coming for Ships,” Foreign Policy, 19/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hành động thâu tóm quyền bá chủ trong lĩnh vực then chốt của Bắc Kinh tuân theo một kịch bản quen thuộc.

Có bao nhiêu trong số hàng ngàn tàu cập cảng Mỹ mỗi ngày thực sự được đóng tại Mỹ?

Câu trả lời có thể gây ngạc nhiên: Các nhà máy đóng tàu của Mỹ chỉ sản xuất chưa đến 1% số tàu chở hàng đi biển toàn cầu. Hồi tháng 3, các liên đoàn lao động Mỹ đã quyết định rằng Washington cần thực hiện các biện pháp táo bạo hơn để hỗ trợ ngành đóng tàu trong nước và đệ đơn lên đại diện thương mại Mỹ, lập luận rằng tình trạng yếu kém của ngành này phần lớn đã phản ánh các hành vi cạnh tranh thương mại không công bằng của Trung Quốc, bao gồm các khoản trợ cấp khổng lồ. Các liên đoàn này đưa ra một đề xuất đơn giản: Các hãng tàu toàn cầu phải trả phí cập cảng Mỹ nếu họ sử dụng tàu do Trung Quốc sản xuất. Vào thứ Tư ngày 17/04/2024, chính quyền Biden đã phản ứng bằng cách chính thức mở một cuộc điều tra về các hoạt động của Trung Quốc trong lĩnh vực đóng tàu và hậu cần hàng hải. Continue reading “Quên chip đi – thứ Trung Quốc đang muốn thống trị là ngành đóng tàu”

30/04/1997: Đồng hồ Big Ben dừng suốt 54 phút

Nguồn: Big Ben clock stops at 12:11 pm for 54 minutes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, đúng 12:11 trưa, đồng hồ Big Ben – một biểu tượng của London – bất ngờ ngừng hoạt động. Trong suốt 54 phút, tháp đồng hồ nổi tiếng nhất thế giới đã không thể báo giờ chính xác.

Kể từ khi được khánh thành vào năm 1859, Big Ben đã gặp phải nhiều sự cố kỹ thuật. Quả chuông đầu tiên được đúc cho tháp đồng hồ này đã bị nứt trước khi được lắp đặt, còn quả chuông thứ hai thì bị nứt ngay sau khi lắp đặt, khiến toà tháp “im lặng” cho đến năm 1862. Continue reading “30/04/1997: Đồng hồ Big Ben dừng suốt 54 phút”

Động cơ đằng sau đợt cải tổ quân đội mới nhất của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “The ulterior motive behind Xi Jinping’s latest military reforms,” Nikkei Asia, 25/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quyết định tái tổ chức Lực lượng Chi viện Chiến lược cho thấy Tập đang chuẩn bị cho nhiệm kỳ thứ tư.

Chỉ mất 9 năm để Lực lượng Chi viện Chiến lược của Trung Quốc – từng được ca ngợi là “đơn vị tương lai” khi Chủ tịch Tập Cận Bình tái tổ chức quân đội lần trước – biến mất.

Một bài bình luận lan truyền trên mạng internet Trung Quốc đã gọi lực lượng bị giải tán là đơn vị quan trọng “tồn tại ngắn nhất” trong lịch sử Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Bài viết chỉ ra rằng lực lượng được chính thức thành lập vào ngày 31/12/2015 – trở thành một thực thể ngang hàng với Lục quân, Hải quân, Không quân, và Quân chủng Tên lửa – đã “biến mất khỏi vũ đài lịch sử” trong một đợt tái tổ chức quân sự mới được công bố vào thứ Sáu (18/04/2024). Continue reading “Động cơ đằng sau đợt cải tổ quân đội mới nhất của Tập Cận Bình”

28/04/1965: Quân đội Mỹ đổ bộ vào Cộng hòa Dominica

Nguồn: U.S. troops land in the Dominican Republic in attempt to forestall a “communist dictatorship”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, để ngăn chặn điều mà ông tuyên bố sẽ là một “chế độ độc tài cộng sản” ở Cộng hòa Dominica, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã điều hơn 22.000 quân Mỹ đến đảo quốc này. Hành động của Johnson đã kích động làn sóng biểu tình ở Mỹ Latinh, cũng như làm dấy lên sự hoài nghi của nhiều người Mỹ.

Những rắc rối ở Cộng hòa Dominica bắt đầu vào năm 1961, khi nhà độc tài lâu năm Rafael Trujillo bị ám sát. Trujillo là một kẻ cầm quyền tàn bạo, nhưng lập trường chống cộng cứng rắn đã giúp ông nhận được sự ủng hộ của Mỹ. Cái chết của ông dẫn đến sự trỗi dậy của một chính phủ cải cách đứng đầu là Juan Bosch, người được bầu làm tổng thống vào năm 1962. Continue reading “28/04/1965: Quân đội Mỹ đổ bộ vào Cộng hòa Dominica”

27/04/1813: Nhà thám hiểm Zebulon Pike tử trận

Nguồn: Explorer Zebulon Pike killed in battle, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1813, sau khi sống sót qua hai cuộc thám hiểm chông gai đến các vùng đất chưa được khám phá ở miền Tây nước Mỹ, Zebulon Pike đã hy sinh trong Chiến tranh Năm 1812.

Tính đến thời điểm ông trở thành một vị tướng năm 1812, Pike đã từng phải đối mặt với nhiều tình huống nguy hiểm. Ông gia nhập quân đội khi mới 15 tuổi, sau đó đảm nhận các vị trí quân sự khác nhau trên biên giới nước Mỹ. Continue reading “27/04/1813: Nhà thám hiểm Zebulon Pike tử trận”

Trung Quốc thực sự có bao nhiêu đòn bẩy trước Iran?

Nguồn: Christina Lu, “How Much Leverage Does China Really Have Over Iran?,” Foreign Policy, 19/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington muốn Bắc Kinh kiềm chế Tehran, nhưng giới chuyên gia cho rằng điều đó không đơn giản.

Ngay từ trước khi Iran phóng hàng trăm máy bay không người lái và tên lửa vào Israel, các quan chức Mỹ đã thúc giục Trung Quốc – một đối tác thương mại hàng đầu của Iran – sử dụng ảnh hưởng của mình để thuyết phục Tehran hạn chế các hành động khiêu khích của họ và của các lực lượng ủy nhiệm trên khắp Trung Đông. Continue reading “Trung Quốc thực sự có bao nhiêu đòn bẩy trước Iran?”

Cuộc đàm phán đáng lẽ đã kết thúc Chiến tranh Ukraine (P2)

Nguồn: Samuel Charap và Sergey Radchenko, “The Talks That Could Have Ended the War in Ukraine,” Foreign Affairs, 16/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

VỪA ĐÁNH VỪA ĐÀM

Trong nhận xét mà ông đưa ra vào ngày 29/03, ngay sau khi kết thúc đàm phán, Medinsky, trưởng phái đoàn Nga, rõ ràng đã rất lạc quan. Ông giải thích rằng các cuộc thảo luận xoay quanh hiệp ước về tính trung lập của Ukraine đang bước vào giai đoạn thực tế, và rằng – bất chấp những điều khoản phức tạp do hiệp ước có nhiều bên đảm bảo tiềm năng – Putin và Zelensky có lẽ sẽ ký nó tại một hội nghị thượng đỉnh trong tương lai gần. Continue reading “Cuộc đàm phán đáng lẽ đã kết thúc Chiến tranh Ukraine (P2)”

25/04/1980: Máy bay đâm vào núi ở Quần đảo Canary, 146 người tử nạn

Nguồn: Plane crashes on Canary Islands, killing 146, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, một chiếc Boeing 727 của Dan-Air đã rơi trên đường chở đoàn khách du lịch Anh đến Quần đảo Canary, khiến toàn bộ 146 người trên máy bay thiệt mạng. Vụ tai nạn khủng khiếp này xảy ra chỉ ba năm sau một tai nạn còn khinh hoàng hơn, cũng xảy ra tại sân bay Quần đảo Canary.

Năm 1977, một chiếc máy bay phản lực của KLM đã va chạm với một chiếc máy bay của Pan Am trên đường băng, khiến 570 người thiệt mạng. Vụ va chạm xảy ra khi các vấn đề về liên lạc giữa máy bay và đài kiểm soát không lưu đã làm trầm trọng thêm tình trạng sương mù vốn đã nguy hiểm. Continue reading “25/04/1980: Máy bay đâm vào núi ở Quần đảo Canary, 146 người tử nạn”

Viện trợ Ukraine nhìn từ góc độ lịch sử

Nguồn: Paul Krugman, “Ukraine Aid in the Light of History,” New York Times, 23/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thứ Bảy vừa qua, Hạ viện Mỹ cuối cùng đã vượt qua sự phản đối của phong trào MAGA (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) và thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine. Chính quyền Biden có lẽ đã chuẩn bị sẵn vật tư, chỉ còn chờ sự cho phép của Quốc hội, vậy nên chúng ta sẽ sớm thấy được tác động của bước đột phá về mặt lập pháp này. Continue reading “Viện trợ Ukraine nhìn từ góc độ lịch sử”

Cuộc đàm phán đáng lẽ đã kết thúc Chiến tranh Ukraine (P1)

Nguồn: Samuel Charap và Sergey Radchenko, “The Talks That Could Have Ended the War in Ukraine,” Foreign Affairs, 16/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một sự kiện ngoại giao bí mật, tuy chỉ tồn tại ngắn ngủi, nhưng chứa đựng bài học cho các cuộc đàm phán trong tương lai.

Rạng sáng ngày 24/02/2022, không quân Nga đồng loạt tấn công các mục tiêu trên khắp Ukraine. Cùng lúc đó, bộ binh và thiết giáp của Moscow từ phía bắc, phía đông, và phía nam tràn vào Ukraine. Trong những ngày tiếp theo, quân Nga đã cố gắng bao vây Kyiv.

Đó là những ngày và những tuần đầu tiên của cuộc xâm lược vốn dĩ có thể dẫn đến việc Ukraine bị Nga đánh bại và khuất phục. Khi nhìn lại, thật kỳ diệu là điều đó đã không xảy ra. Continue reading “Cuộc đàm phán đáng lẽ đã kết thúc Chiến tranh Ukraine (P1)”

Ukraine là tiền tuyến của một cuộc xung đột lớn hơn nhiều

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine is the front line of a much larger conflict,” Financial Times, 21/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và các đồng minh coi Nga, Trung Quốc, Iran, và Triều Tiên là trục đối thủ

Sau nhiều tháng tranh cãi và do dự, Hạ viện Mỹ cuối cùng cũng chịu hành động. Cuộc bỏ phiếu ở Washington nhằm cung cấp khoản viện trợ quân sự mới trị giá 61 tỷ đô la cho Ukraine có thể là một bước ngoặt trong cuộc chiến với Nga. Chí ít, nó sẽ giúp Ukraine có thể tiếp tục chiến đấu. Continue reading “Ukraine là tiền tuyến của một cuộc xung đột lớn hơn nhiều”

23/04/1915: Nhà thơ–lính chiến Rupert Brooke qua đời tại Hy Lạp

Nguồn: Poet-soldier Rupert Brooke dies in Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, Rupert Brooke, một học giả và nhà thơ trẻ tuổi đang phục vụ với tư cách là sĩ quan trong Hải quân Hoàng gia Anh, đã qua đời vì nhiễm trùng máu trên một tàu bệnh viện neo đậu ngoài khơi đảo Skyros của Hy Lạp, trong khi chờ được triển khai tham gia cuộc đổ bộ của Đồng minh vào Bán đảo Gallipoli.

Sinh năm 1887 tại Rugby, Anh, Brooke theo học tại trường King’s College thuộc Đại học Cambridge, nơi ông kết bạn với những học giả nổi tiếng trong tương lai như E.M. Forster, John Maynard Keynes, và Virginia Stephens (sau này là Virginia Woolf) với tư cách là thành viên của nhóm Bloomsbury nổi tiếng. Những chuyến đi đến Mỹ vào năm 1912 đã giúp Brooke cho ra đời một loạt các bài luận và bài báo được đón nhận nồng nhiệt; ông cũng từng sống một thời gian ở Tahiti, nơi ông đã sáng tác một số bài thơ nổi tiếng nhất của mình. Continue reading “23/04/1915: Nhà thơ–lính chiến Rupert Brooke qua đời tại Hy Lạp”

So sánh các chiến thuật vùng xám ở Biển Đỏ và Biển Đông

Nguồn: Thomas Lim và Eric Ang, “Comparing Gray-Zone Tactics in the Red Sea and the South China Sea,” The Diplomat, 20/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các hoạt động của Houthi ở Biển Đỏ và các hành động của Trung Quốc xung quanh Bãi Cỏ Mây có những điểm tương đồng đáng chú ý về chiến thuật và phản ứng của các bên đối đầu.

Trong thời kỳ hỗn loạn trên biển, chiến thuật vùng xám đã trở thành công cụ ưa thích của các chủ thể muốn thúc đẩy lợi ích của mình mà không cần dùng đến xung đột quân sự trực tiếp. Về bản chất, chiến thuật vùng xám có nghĩa là các hoạt động trong ‘khoảng tối’ giữa hòa bình và chiến tranh. Những hành động như vậy có nguy cơ làm suy giảm quyền tự do hàng hải, một khái niệm trung tâm vốn củng cố sự ổn định kinh tế toàn cầu. Continue reading “So sánh các chiến thuật vùng xám ở Biển Đỏ và Biển Đông”

Hwasong-16B của Triều Tiên báo hiệu một kỷ nguyên tên lửa mới

Nguồn: A. B. Abrams, “North Korea’s New Hwasong-16B Hypersonic Glider Heralds a New Missile Era,” The Diplomat, 13/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc giới thiệu Hwasong-16B về bản chất là một diễn biến rất quan trọng, nhưng những tác động tiềm tàng của nó đối với an ninh khu vực thậm chí còn quan trọng hơn.

Vào ngày 2/4, Triều Tiên đã chính thức tiết lộ phiên bản kế thừa được chờ đợi từ lâu của tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 “Sát thủ Guam.” Vụ phóng thử nghiệm Hwasong-16B đã diễn ra sau nhiều năm xuất hiện các báo cáo về việc thử nghiệm các công nghệ liên quan, tạo điều kiện cho bước nhảy vọt về hiệu suất. Continue reading “Hwasong-16B của Triều Tiên báo hiệu một kỷ nguyên tên lửa mới”

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Why Xi and Biden chose the same day to send a message on Taiwan,” Nikkei Asia, 18/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngôn từ được sử dụng trong đạo luật 45 năm tuổi của Mỹ đã mang lại cho Trung Quốc cơ hội ở Eo biển Đài Loan.

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương? Continue reading “Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?”

21/04/1930: 320 tù nhân chết cháy ở Ohio

Nguồn: Prisoners left to burn in Ohio fire, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1930, một trận hỏa hoạn tại nhà tù Ohio đã giết chết 320 tù nhân, một vài người trong số họ đã bị thiêu chết vì không được mở khóa xà lim. Đây là một trong những thảm họa nhà tù kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Nhà tù Bang Ohio được xây dựng tại Columbus vào năm 1834. Xuyên suốt lịch sử của mình, nó luôn được biết đến là một nhà tù với điều kiện sống rất tệ. Một đợt dịch tả đã càn quét nhà tù vào năm 1849, giết chết 121 tù nhân. Năm 1893, một giám quản nhà tù viết rằng “mười nghìn trang giấy viết về lịch sử của Nhà tù Bang Ohio cũng chẳng thể nào giúp người ta hiểu được cảnh khốn khổ mà 1.900 tù nhân phải chịu đựng bên trong. Thứ lịch sử không được viết ra đó chỉ có Chúa Trời mới biết.” Continue reading “21/04/1930: 320 tù nhân chết cháy ở Ohio”

Iran đã vạch ra lằn ranh đỏ với Israel

Nguồn: Sina Toossi, “Iran Has Defined Its Red Line With Israel,” Foreign Policy, 18/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thông qua cuộc tấn công hồi cuối tuần trước, Tehran đã thực hiện một sự thay đổi chiến lược trong khu vực.

Ngày 14/4, cộng đồng quốc tế rúng động trước cuộc tấn công quân sự táo bạo và trực tiếp của Iran vào Israel. Khoảng 300 vũ khí – bao gồm 170 máy bay không người lái, hơn 30 tên lửa hành trình, và hơn 120 tên lửa đạn đạo – đã thách thức một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất thế giới. Dù hầu hết đều bị đánh chặn hoặc không tiếp cận được mục tiêu, nhưng các quan chức Mỹ xác nhận có ít nhất chín tên lửa đã tấn công hai căn cứ không quân của Israel. Continue reading “Iran đã vạch ra lằn ranh đỏ với Israel”

20/04/1689: Bao vây Derry

Nguồn: Siege of Derry begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1689, James II, cựu vương Anh, đã phát động cuộc bao vây Derry, một thành trì của các tín đồ Tin lành ở Bắc Ireland.

Năm 1688, James II, một người Công giáo, đã bị người con gái theo Tin lành của ông là Mary, và chồng bà, William xứ Orange, lật đổ trong một cuộc đảo chính không đổ máu được gọi là Cách mạng Vinh quang. James chạy trốn sang Pháp, và sang năm 1689, ông tiến vào Ireland, hy vọng kích động những người ủng hộ Công giáo ở đó và giành lại ngai vàng Anh. Được lực lượng Pháp hỗ trợ, James chiếm Dublin vào cuối tháng 3 và đến tháng 4 thì kéo quân đến Derry, thị trấn phía bắc nơi những người Ireland ủng hộ Anh đã chạy trốn đến. Continue reading “20/04/1689: Bao vây Derry”