10/04/1919: Lãnh tụ nông dân Mexico Emiliano Zapata bị ám sát

Nguồn: Revolutionary leader Emiliano Zapata assassinated in Mexico, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1919, Emiliano Zapata – lãnh đạo của nông dân và người bản địa trong cuộc Cách mạng Mexico – đã bị phục kích và bắn chết tại Morelos bởi lực lượng chính phủ.

Emiliano Zapata là một nông dân sinh năm 1879. Năm 1908, ông bị buộc gia nhập quân đội Mexico sau những nỗ lực giành lại phần đất của làng bị một chủ trang trại chiếm. Sau khi cách mạng nổ ra vào năm 1910, ông đã tập hợp một đội quân nông dân ở bang Morelos, miền nam Mexico dưới khẩu hiệu “Đất đai và Tự do”. Continue reading “10/04/1919: Lãnh tụ nông dân Mexico Emiliano Zapata bị ám sát”

Tổ chức Y tế Thế giới đã bị Trung Quốc thao túng như thế nào?

Nguồn: Lanhee J. Chen, “Lost in Beijing: The Story of the WHO”, Wall Street Journal, 08/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không chỉ “thiên về Trung Quốc” như Tổng thống Trump đã nói hôm thứ Ba. Tổ chức này còn bị phá hỏng và thao túng. WHO đã thất bại với phản ứng thiếu quyết đoán của mình trước dịch Ebola ở Tây Phi năm 2014, vốn cướp đi hơn 11.000 sinh mạng. Giờ đây phản ứng của WHO đối với đại dịch coronavirus cho thấy họ sẵn sàng đưa chính trị lên trước sức khỏe cộng đồng. Cách mà WHO luôn hành động để tâng bốc các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho thấy họ cần có những cải cách cơ bản.

Hoa Kỳ là nước đóng góp tài chính lớn nhất cho WHO – hơn 400 triệu đô la vào năm 2019, trong khi Trung Quốc chỉ đóng góp 44 triệu đô la, theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ông Trump gợi ý rằng Hoa Kỳ có thể sẽ treo khoản đóng góp của mình trong thời gian chính quyền của ông “kiểm tra kỹ” liệu Mỹ nhận được gì từ khoản đóng góp đó. Ông và Quốc hội nên đi xa hơn thế. Continue reading “Tổ chức Y tế Thế giới đã bị Trung Quốc thao túng như thế nào?”

Phân tích hệ lụy của đại dịch Covid-19 đối với Đông Nam Á

Tác giả: Bilahari Kausikan

Dịch bệnh Covid-19 dường như đã đạt đỉnh tại Trung Quốc. Ban đầu, Trung Quốc xử lý khủng hoảng thiếu khéo léo khi không phổ biến thông tin, tạo điều kiện cho virus lan ra khắp Trung Quốc và vượt ra khỏi biên giới. Nhưng các biện pháp hà khắc mà chỉ hệ thống xã hội chủ nghĩa kiểu Lênin có khả năng áp dụng đã giúp kiểm soát bệnh dịch, mặc dù khá tốn kém chi phí. Dù sao, Trung Quốc không phải gánh chịu tổn thất cho tất cả các biện pháp đó. Tâm chấn toàn cầu hiện đang ở châu Âu và ngày càng có xu hướng lan sang Mỹ. Giống như Trung Quốc, phương Tây dò dẫm những phản ứng ban đầu. Các nền dân chủ chậm phản ứng cho đến khi bị sốc thành hành động. Tuy nhiên, đây là những hệ thống kiên cường với khả năng kinh tế, khoa học và hành chính mạnh mẽ, và các hệ thống này đã bắt đầu phát huy tác dụng. Các phí tổn cho tất cả mọi người sẽ lớn. Tuy nhiên, sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi cuối cùng họ sẽ nắm bắt được căn bệnh và kiểm soát nó theo cách riêng của họ. Continue reading “Phân tích hệ lụy của đại dịch Covid-19 đối với Đông Nam Á”

08/04/1993: Người phụ nữ gốc Tây Ban Nha đầu tiên bay vào vũ trụ

Nguồn: Astronaut Ellen Ochoa becomes the first Hispanic woman in space, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1993, tàu con thoi Discovery đã rời khỏi Trung tâm Vũ vụ Kennedy mang theo phi hành gia Ellen Ochoa – đưa bà trở thành phụ nữ gốc Tây Ban Nha đầu tiên bay vào vũ trụ.

Ochoa bắt đầu làm việc tại NASA vào năm 1988 sau khi nhận bằng tiến sĩ ngành kỹ thuật điện tại Đại học Stanford. Hai năm sau, bà được chọn làm phi hành gia. Trong đợt bay đầu tiên, Ochoa là chuyên gia nghiên cứu (Mission Specialist) trên chuyến bay 9 ngày vào vũ trụ với nhiệm vụ chính là nghiên cứu tầng ozone của Trái đất. Continue reading “08/04/1993: Người phụ nữ gốc Tây Ban Nha đầu tiên bay vào vũ trụ”

Đại dịch Covid-19 sẽ thay đổi trật tự thế giới mãi mãi

Nguồn: Henry A. Kissinger, “The Coronavirus Pandemic Will Forever Alter the World Order”, Wall Street Journal, 03/04/2020.

Biên dịch: Phạm T. Sơn

Nước Mỹ phải bảo vệ công dân tránh khỏi bệnh tật đồng thời ngay lập tức lên kế hoạch cho một kỷ nguyên mới.

Bầu không khí kỳ dị của đại dịch Covid-19 khiến tôi nhớ lại cảm giác khi còn là anh lính trẻ trong Sư đoàn bộ binh 84 trong Trận Ardennes (Thế chiến II). Giờ đây, cũng như khi đó là cuối năm 1944, có một cảm giác nguy hiểm mơ hồ, không nhắm vào bất kỳ ai cụ thể, mà hoàn toàn ngẫu nhiên và mang tính tàn phá vô cùng. Nhưng có sự khác biệt lớn giữa thời điểm xa xôi đó và thời gian này của chúng ta. Nước Mỹ khi đó, đương đầu với hiểm nguy, có một mục đích quốc gia tối thượng. Giờ đây, trong một đất nước bị chia rẽ, cần có một chính phủ hiệu quả và có tầm nhìn xa để có thể vượt qua những trở ngại lớn chưa từng có trên phạm vi toàn cầu. Duy trì niềm tin của công chúng là điều tối quan trọng đối với đoàn kết xã hội, đối với mối quan hệ của các xã hội với nhau, và đối với hòa bình và ổn định quốc tế. Continue reading “Đại dịch Covid-19 sẽ thay đổi trật tự thế giới mãi mãi”

Noor Inayat Khan: Nữ đặc vụ Anh trong Thế chiến II

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Noor Inayat Khan (1914 – 1944) là một đặc vụ thời chiến người Anh gốc Ấn Độ và là nữ điện báo viên đầu tiên được Cục Chiến dịch Đặc biệt (SOE) điều đến Pháp – khi ấy bị chiếm đóng bởi Đức Quốc xã. Sau cùng, cô bị bắt và bị xử tử bởi Gestapo.

Noor Inayat Khan sinh ngày 01/01/1914 tại Moskva, có cha là người Ấn Độ và mẹ là người Mỹ. Cô là hậu duệ trực tiếp của Tipu Sultan, người trị vì vương quốc Hồi giáo Mysore vào thế kỷ 18. Bố của Khan là một nhạc sĩ và giáo viên Hồi giáo Sufi. Gia đình Khan từng chuyển đến London sinh sống và sau đó là Paris, nơi cô được giáo dục và sau này trở thành một người viết truyện thiếu nhi. Sau khi Pháp rơi vào tay Đức vào tháng 11/1940, Khan trốn sang Anh và gia nhập Lực lượng Không quân Nữ Trợ chiến (Women’s Auxiliary Air Force). Continue reading “Noor Inayat Khan: Nữ đặc vụ Anh trong Thế chiến II”

Đánh giá các căn cứ của Trung Quốc ở Biển Đông

Tác giả: Michael Dahm | Giới thiệu: Minh Anh

Tương tự như các căn cứ quân sự ở Đại lục, các tiền đồn của Trung Quốc tại Biển Đông được tích hợp vào một hệ thống các hệ thống lực lượng chung lớn hơn nhằm hỗ trợ các chiến lược đang hình thành của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

Hãy tưởng tượng bạn bước vào một căn phòng tối. Bạn không thể nhìn hay nghe thấy gì, nhưng đối thủ của bạn có thể nhìn và nghe được mọi thứ. Đối thủ của bạn ở trong phòng và biết rõ mọi ngóc ngách. Bạn chỉ biết một vài lối vào hoặc ra. Bạn có thể tin rằng bạn có lợi thế về công nghệ và huấn luyện cùng với sự hỗ trợ của các đồng minh và đối tác. Tuy nhiên, trong phạm vi căn phòng, bạn không thể xác định nơi đặt vũ khí của mình và không thể liên lạc với bạn bè. Trong bóng tối, kẻ thù theo dõi và chờ đợi, sẵn sàng tấn công từng người một trong nhóm của bạn từ những hướng bất ngờ. Nếu bạn để lộ vị trí của mình, hoặc gọi trợ giúp, những kẻ đứng trong bóng tối sẽ nghe thấy. Continue reading “Đánh giá các căn cứ của Trung Quốc ở Biển Đông”

06/04/1909: Robert Peary suýt đến được Bắc Cực

Nguồn: Robert Peary almost reaches the North Pole, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1909, nhà thám hiểm người Mỹ Robert Peary đã hoàn thành ước mơ dang dở từ lâu – đặt chân đến nơi được cho là Bắc Cực cùng trợ lý của mình là Matthew Henson và bốn người Eskimo khác. Tuy nhiên, hàng chục năm sau khi Peary mất, những sai sót về điều hướng trong nhật ký hành trình của ông được khám phá, và nó chỉ ra rằng nhiều khả năng nhóm thám hiểm còn cách mục tiêu vài dặm nữa.

Năm 1886, Robert Peary – kỹ sư xây dựng của Hải quân Hoa Kỳ – đã thực hiện chuyến đi đầu tiên đến nội địa Greenland. Năm 1891, một thủy thủ trẻ người Mỹ gốc Phi là Henson đã tham gia cùng ông trong chuyến thám hiểm Bắc Cực lần thứ hai. Nhóm của họ đã thực hiện một hành trình dài bằng xe chó kéo để tới đông bắc Greenland và khám phá nơi sau này được gọi là “Peary Land” (Vùng đất của Peary). Năm 1893, các nhà thám hiểm bắt đầu lên kế hoạch cho việc thám hiểm Bắc Cực, và năm 1906, trong cuộc hành trình thứ hai, họ đã tới sát vĩ độ 88° bắc – chỉ còn cách mục tiêu 241km. Continue reading “06/04/1909: Robert Peary suýt đến được Bắc Cực”

Cách Viktor Orban qua mặt EU xây dựng nền chuyên chế Hungary

Nguồn: How Hungary’s leader, Viktor Orban, gets away with it”, The Economist, 02/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Giống như nhân vật phản diện trong phim Điệp viên 007, Viktor Orban không thể cưỡng lại được việc tiết lộ kế hoạch của mình. Vị thủ tướng Hungary chưa bao giờ giấu diếm mong muốn gia tăng quyền lực. Trước khi nhậm chức vào năm 2010, ông phát biểu một cách đáng quan ngại: “Chúng tôi chỉ cần đắc cử một lần, rồi sau đó đâu vào đấy”. Quả đúng như vậy. Sau khi được các cử tri Hungary trao cho một thế đa số đủ lớn, Orban đã khiến bộ máy nhà nước Hungary suy yếu, viết lại hiến pháp theo ý mình, thanh trừng các tòa án và bóp miệng truyền thông.

Năm 2013, ông nói với một nhà báo rằng “Trong khủng hoảng, bạn không cần quản trị bằng các thể chế”. Một lần nữa, ông đã làm đúng như vậy. Một đạo luật được ban hành vào ngày 30 tháng 3 cho phép Orban cai trị bằng các sắc lệnh – qua mặt quốc hội – cho đến khi cuộc khủng hoảng coronavirus kết thúc. Trong phim, nhân vật phản diện bị chặn đứng sau khi để lộ ý đồ của mình. Nhưng vì Orban chống lại Liên minh châu Âu chứ không phải James Bond, ông ta đã thành công. Continue reading “Cách Viktor Orban qua mặt EU xây dựng nền chuyên chế Hungary”

James Keir Hardie: Lãnh đạo đầu tiên của Công Đảng Anh

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Với xuất phát điểm khiêm tốn, Keir Hardie (1815 – 1915) đã vươn lên trở thành một trong những chính trị gia nổi tiếng nhất của Anh thời bấy giờ, đồng thời là lãnh đạo đầu tiên của Công Đảng.

James Keir Hardie sinh ngày 15/08/1856 tại Lanarkshire, Scotland, và là con trai ngoài giá thú của một người hầu tên là Mary Keir. Mẹ ông sau này đã kết hôn với David Hardie – một thợ mộc. Lên tám tuổi, Keir Hardie không được đi học mà bị gửi đi làm nhân viên giao hàng cho một thợ làm bánh mì, và ông là người làm công ăn lương duy nhất của gia đình vào thời điểm đó. Lên 11 tuổi, ông trở thành thợ mỏ và tới năm 17 tuổi, Keir Hardie tự học đọc và viết. Continue reading “James Keir Hardie: Lãnh đạo đầu tiên của Công Đảng Anh”

Tình báo Mỹ nghi ngờ số liệu về Covid-19 của Trung Quốc

Nguồn: Julian E. Barnes, “C.I.A. Hunts for Authentic Virus Totals in China, Dismissing Government Tallies”, New York Times, 02/04/2020.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong nhiều tuần qua, các quan chức tình báo Mỹ đã nói với Nhà Trắng rằng Trung Quốc báo cáo thấp hơn thực tế sự lây lan của Coronavirus và thiệt hại do đại dịch gây ra.

Theo ý kiến của các viên chức tình báo Mỹ đương nhiệm và tiền nhiệm, ngay từ tháng 2/2020, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã thường xuyên cảnh báo Nhà Trắng là Trung Quốc đã báo cáo thấp hơn thực tế về tình hình lây nhiễm Covid-19, và khi lập mô hình dự báo chống loại virus ấy, Mỹ đã không thể dựa vào số liệu của Trung Quốc. Continue reading “Tình báo Mỹ nghi ngờ số liệu về Covid-19 của Trung Quốc”

Pablo Picasso: Họa sĩ lừng danh thế kỷ 20

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Pablo Picasso (1881 – 1973) là một danh họa người Tây Ban Nha và được xem là một trong những họa sĩ có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Ông đã thử nghiệm một loạt các trường phái và đề tài trong sự nghiệp của mình, đáng chú ý nhất là “Trường pháp Lập thể”.

Pablo Ruiz sinh ngày 25/10/1881 tại Malaga và là con trai của một giáo viên mỹ thuật. Sau này, ông lấy tên thời thiếu nữ của mẹ mình là Picasso. Picasso lớn lên ở Barcelona và sớm thể hiện tài năng nghệ thuật từ khi còn rất nhỏ. Đầu những năm 1900, ông đi lại giữa Pháp và Tây Ban Nha trước khi định cư tại Paris vào năm 1904. Tại đây, ông đã thử nghiệm nhiều trường phái và sáng tạo ra phong cách của riêng mình, thể hiện trong các giai đoạn sự nghiệp ‘Màu Lam’ (Blue Period) và ‘Màu Hồng’ (Rose Period) của ông. Continue reading “Pablo Picasso: Họa sĩ lừng danh thế kỷ 20”

03/04/1865: Thủ đô Richmond của Hợp bang Miền Nam thất thủ

Nguồn: Confederate capital of Richmond is captured, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1865, thủ đô của phe ly khai Hợp bang Miền Nam tại Richmond, Virginia, đã rơi vào tay lực lượng Liên bang Miền Bắc. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy Hợp bang miền Nam đang tiến gần đến ngày sụp đổ.

Trong suốt mười tháng, Tướng Ulysses S. Grant đã cố gắng thâm nhập vào Richmond nhưng không thành. Sau khi Tướng Lee của Hợp bang miền Nam tấn công một cách tuyệt vọng dọc theo phòng tuyến của Liên bang miền Bắc trong Trận Fort Stedman vào ngày 25/03/1865, Grant đã chuẩn bị cho một cuộc tổng tấn công lớn. Ngày 01/04, Tướng Grant đánh vào thị trấn Five Forks và phá vỡ tuyến phòng ngự của Lee ở tây nam Petersburg. Ngày 02/04, quân miền Bắc tiếp tục tấn công dọc theo mặt trận Petersburg, và Hợp bang miền Nam đã sụp đổ. Continue reading “03/04/1865: Thủ đô Richmond của Hợp bang Miền Nam thất thủ”

Nhìn lại vụ Nga thảm sát người Trung Quốc trên sông Amur

Nguồn: Andrew Higgins, “On Russia-China Border, Selective Memory of Massacre Works for Both Sides”, New York Times, 26/03/2020.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nơi xảy ra tội ác là một bờ sông ở vùng Thượng Blagoveshchensk thuộc nước Nga. Tại đây 120 năm trước những người Cô-dắc Nga đã làm cho hàng nghìn người Trung Quốc chết đuối trên sông Amur. Trên ngọn đồi gần đó có dựng một bức tượng đồng kỷ niệm cùng một cây thánh giá Chính thống giáo bằng bê tông.

Đài tưởng niệm ấy không phải là để tưởng nhớ các nạn nhân. Ngược lại, là để ca ngợi những người Cô-dắc [Cossacks] đã bảo vệ vùng lãnh thổ xưa kia từng là của Trung Quốc, nhưng từ giữa thế kỷ 19 đã trở thành một phần của vùng Viễn Đông nước Nga. Continue reading “Nhìn lại vụ Nga thảm sát người Trung Quốc trên sông Amur”

Căng thẳng Mỹ – Trung tại châu Á càng gia tăng sau đại dịch?

Nguồn: Ryan Hass & Kevin Dong, “The US, China and Asia after the pandemic: more, not less, tension”, East Asia Forum, 01/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ít có sự kiện nào trong thế kỷ qua lại nhấn mạnh sự cần thiết của lãnh đạo toàn cầu và khu vực rõ ràng như sự lan rộng của COVID-19. Sự lây lan này đã vượt qua mọi rào cản – quốc gia, văn hóa, tư tưởng và cá nhân. Nó cũng đã tấn công người giàu cũng như người nghèo, kẻ mạnh lẫn kẻ yếu. Nó đã làm cho hầu như tất cả mọi người trên hành tinh đều cảm thấy dễ bị tổn thương.

Thông thường, trong hoàn cảnh như vậy, Hoa Kỳ sẽ tiến lên để lãnh đạo, sử dụng sức mạnh tập hợp lực lượng độc nhất và sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự vô song của mình để huy động các nguồn lực, thúc đẩy các nỗ lực quốc tế đi theo một hướng. Điều đó đã xảy ra sau thảm họa sóng thần Đông Nam Á, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự bùng phát của Ebola ở Đông Phi. Hoa Kỳ thường xem đây là một trò chơi có tổng dương, ai cũng được lợi, để vượt qua những thách thức toàn cầu này cùng với Trung Quốc. Điều này giờ không còn nữa. Continue reading “Căng thẳng Mỹ – Trung tại châu Á càng gia tăng sau đại dịch?”

01/04/1945: 50.000 lính Mỹ đổ bộ vào đảo Okinawa

Nguồn: U.S. troops land on Okinawa, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1945, sau khi tổn thất 116 máy bay và ba tàu sân bay bị hư hỏng, 50.000 lính Mỹ do Trung tướng Simon B. Buckner Jr. chỉ huy đã đổ bộ vào bờ biển tây nam của đảo Okinawa, Nhật Bản, cách 563 km về phía nam đảo Kyushu – hòn đảo chính nằm ở phía nam nước này.

Quyết tâm chiếm Okinawa làm căn cứ hoạt động cho lực lượng lục quân và không quân rồi sau đó tấn công vào lục địa Nhật Bản, hơn 1.300 tàu đã tập hợp về đảo và cuối cùng 50.000 lính Mỹ đã tràn lên bờ vào ngày 01/04. Quân đội Mỹ đã nhanh chóng chiếm được hai sân bay và tiến sâu vào đất liền để chia cắt phần chính giữa đảo. Họ đã đánh bại gần 120.000 binh sĩ, lực lượng dân quân và lính lao dịch Nhật Bản do Trung tướng Mitsuru Ushijima chỉ huy. Continue reading “01/04/1945: 50.000 lính Mỹ đổ bộ vào đảo Okinawa”

William Tuke: Người cải tiến cách chữa bệnh tâm thần

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

William Tuke (1732 – 1822) là một nhà từ thiện hàng đầu thuộc phái Giáo hữu và đã nghiên cứu ra các phương pháp nhân đạo hơn để điều trị bệnh tâm thần.

William Tuke sinh ngày 24/03/1732 tại York trong một gia đình hàng đầu theo phái Giáo hữu. Từ khi còn nhỏ, ông đã tham gia vào công việc buôn bán trà và cà phê của gia đình. Ngoài việc kinh doanh, Tuke còn dành rất nhiều thời gian để theo đuổi hoạt động từ thiện.

Khi một tín đồ phái Giáo hữu chết trong điều kiện tồi tàn và thiếu nhân đạo của Bệnh viện tâm thần York Asylum, Tuke đã được mời đến và kinh hoàng khi chứng kiến cảnh tượng ở đây. Mùa xuân năm 1792, ông kêu gọi Hiệp hội Giáo hữu tiến hành cách mạng hóa việc điều trị cho người bị bệnh tâm thần. Ông đã huy động đủ kinh phí để mở Bệnh viện tâm thần York Retreat vào năm 1796 – một cơ sở trị bệnh cho người mất trí. Continue reading “William Tuke: Người cải tiến cách chữa bệnh tâm thần”

Tác động của Covid-19 đến chính sách đối ngoại Trung Quốc

Tác giả: Paul Haenle | Giới thiệu: Minh Anh

Trung Quốc đã cố gắng giải quyết một cách thận trọng mối quan hệ với Mỹ, đồng thời triển khai sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ và đặt ra những câu hỏi về vai trò lãnh đạo toàn cầu của Bắc Kinh.

Mối quan hệ Mỹ-Trung đã tác động như thế nào tới phản ứng trước dịch COVID-19?

Trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 lan rộng, sự mất lòng tin giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây trở ngại cho sự phối hợp toàn cầu cần thiết cho  một cuộc khủng hoảng như vậy. Cả hai nước đều phải chịu trách nhiệm vì đã không hợp tác với nhau. Sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh về mức độ nghiêm trọng thực sự của dịch bệnh do những chỉ thị chính trị và quan ngại kinh tế đã thổi bùng lên mối nghi ngờ ngay từ đầu. Continue reading “Tác động của Covid-19 đến chính sách đối ngoại Trung Quốc”

30/03/1855: Bạo lực nổ ra trong cuộc bầu cử đầu tiên ở Kansas

Nguồn: Violence disrupts first Kansas election, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1855, trong cuộc bầu cử đầu tiên tại Kansas, khoảng 5.000 người được gọi là “Các phiến quân Vùng biên” (Border Ruffians) đã xâm lược lãnh thổ này từ tây Missouri và yêu cầu Kansas phải bầu ra một cơ quan lập pháp ủng hộ chế độ nô lệ. Mặc dù số lượng phiếu bầu nhiều hơn số cử tri hợp lệ trong lãnh thổ, Thống đốc bang Kansas là Andrew Reeder vẫn phải miễn cưỡng chấp nhận cuộc bầu cử để tránh đổ máu thêm.

Mâu thuẫn ở Kansas bắt đầu từ khi Tổng thống Franklin Pierce ký Đạo luật Kansas-Nebraska vào năm 1854. Đạo luật này quy định những người cư trú tại các lãnh thổ mới gồm Nebraska và Kansas sẽ quyết định tình trạng nô lệ hoặc tự do ở lãnh thổ của họ bằng bỏ phiếu phổ thông. Continue reading “30/03/1855: Bạo lực nổ ra trong cuộc bầu cử đầu tiên ở Kansas”

Tại sao Hoa Kỳ bất ngờ trước đại dịch Covid-19?

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Foreseeable Unforeseeables”, Project Syndicate, 27/03/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Các sự kiện như đại dịch COVID-19, vụ sụp đổ thị trường nhà ở tại Mỹ năm 2007-2009 và các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 thường được gọi là sự kiện “thiên nga đen”. Thuật ngữ này có nghĩa là không ai có thể đoán trước chúng sẽ xảy ra. Nhưng, trên thực tế, những sự kiện này đều liên quan đến những ẩn số đã biết (known unknowns), hơn là những gì cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld từng gọi là “ẩn số chưa biết” (unknown unknowns).

Rốt cuộc, trong mỗi trường hợp, các nhà phân tích am hiểu đều biết được không chỉ điều đó có thể xảy ra, mà còn cả khả năng nó sẽ xảy ra trên thực tế nữa. Mặc dù tính chất và thời điểm chính xác của những sự kiện này không thể dự đoán được với độ chính xác cao, nhưng mức độ nghiêm trọng của hậu quả là có thể đoán được. Nếu các nhà hoạch định chính sách đã xem xét các rủi ro và thực hiện các bước phòng ngừa trước, họ có thể đã ngăn chặn hoặc giảm nhẹ được thiệt hại do thảm họa. Continue reading “Tại sao Hoa Kỳ bất ngờ trước đại dịch Covid-19?”