#179 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Singapore

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Singapore: Politics”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 205-216.

Biên dịch: Ngô Trần Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

Một kết quả tổng tuyển cử như vào tháng 5/2011 sớm hay muộn cũng sẽ xảy ra. Đảng Hành động Nhân dân (People’s Action Party – PAP) giành được trung bình 60,1% số phiếu trên toàn quốc và mất sáu ghế – kết quả tồi tệ nhất kể từ khi Singapore giành độc lập năm 1965. Sự thống trị gần như áp đảo của PAP trong các cuộc bầu cử trước đó đã không thể duy trì được về lâu dài. Nó từng xảy ra do thế hệ lớn lên cùng nền độc lập của Singapore đã chứng kiến tiêu chuẩn sống tăng lên đáng kể từ một mức thấp. Continue reading “#179 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Singapore”

#178 – Kinh tế chính trị của thương mại quốc tế

Nguồn: David N. Balaam & Michael Vaseth, “International Trade,” in D.N. Balaam & M. Vaseth, Introduction to International Political Economy, (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 87-106.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn  Introduction to International Political Economy

Tổng quan

Thương mại quốc tế là một trong những chủ đề cổ điển nhất và gây nhiều tranh cãi nhất của môn học kinh tế chính trị quốc tế. Thương mại quốc tế được coi là một phần của cấu trúc sản xuất của nền kinh tế chính trị quốc tế (KTCTQT).[1] Nhìn lại, cấu trúc sản xuất là một hệ thống các mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác như các doanh nghiệp quốc tế. Những doanh nghiệp này quyết định sản xuất cái gì, Continue reading “#178 – Kinh tế chính trị của thương mại quốc tế”

#177 – Chiến lược can dự kinh tế đang đổ vỡ của Trung Quốc

Nguồn: Jeffrey Reeves (2013). “China’s Unraveling Engagement Strategy”, The Washington Quarterly, Vol. 36, No. 4, pp. 139–149.>>PDF

Biên dịch: Bế Minh Nhật | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu về Trung Quốc, ở cả Trung Quốc và phương Tây, rằng các yếu tố của chính sách đối ngoại hiện tại của Trung Quốc đang tự chuốc lấy thất bại,[1] là quan trọng nhưng lại hạn chế theo hai hướng nổi bật như sau. Thứ nhất, ý kiến này chỉ tập trung vào các lập trường chính sách mang tính chia rẽ nhất của Trung Quốc, Continue reading “#177 – Chiến lược can dự kinh tế đang đổ vỡ của Trung Quốc”

#176- Quái vật đảo Jekyll (Ch.8): Sự ra đời tiền giấy và hoạt động ngân hàng

Nguồn: G. Edward Griffin, “Fool’s Gold”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 8.

Biên dịch: Phạm Thị Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

Nội dung chính: Lịch sử tiền giấy – loại tiền không được đảm bảo ngang giá trị với kim loại quý và công chúng bị ép buộc sử dụng bằng quy định luật của chính phủ; sự xuất hiện của hoạt động ngân hàng dựa trên dự trữ theo tỷ lệ ngày nay vốn dựa vào việc phát hành một số lượng lớn các biên lai cho vàng nhiều hơn số lượng vàng mà ngân hàng nắm giữ để đảm bảo cho chúng. Continue reading “#176- Quái vật đảo Jekyll (Ch.8): Sự ra đời tiền giấy và hoạt động ngân hàng”

#175 – Lợi ích an ninh hàng hải của Nhật ở ĐNA và tranh chấp Biển Đông

Nguồn: Ian Storey (2013). “Japan’s maritime security interests in Southeast Asia and the South China Sea disputes”, Political Science, Vol. 65, No. 2, pp. 135–156.>>PDF

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong nhiều năm qua, các chính trị gia, học giả và quan chức an ninh Nhật Bản đã nhận thấy một sự xấu đi rõ ràng trong môi trường an ninh của quốc gia. Chẳng hạn, vào tháng 6/2013, tại Đối thoại Shangri-La diễn ra thường niên tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera đã mô tả môi trường an ninh Nhật Bản là “đang ngày càng nghiêm trọng hơn”, một đánh giá đã được thể hiện trong Sách Trắng phát hành bởi Bộ Quốc phòng cách đó một tháng.[1] Continue reading “#175 – Lợi ích an ninh hàng hải của Nhật ở ĐNA và tranh chấp Biển Đông”

#174 – Sự trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh

Nguồn: Steven Levitsky & Lucan A.Way (2002). “Elections Without Democracy: The Rise of Competitive Authoritarianism”, Journal of Democracy, Vol. 13, No. 2, pp. 51-65.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Tố Uyên | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn 

Bài liên quan: Sự trỗi dậy của nền dân chủ phi tự do

Thế giới hậu Chiến tranh Lạnh được đánh dấu mới sự sinh sôi nảy nở của các chế độ chính trị lai. Trong suốt thập niên 1990, bằng những cách khác nhau và ở những mức độ khác nhau, các chính thể ở hầu khắp châu Phi (Ghana, Kenya, Mozambique, Zambia, Zimbabwe), Đại lục Âu Á hậu cộng sản (Albania, Croatia, Nga, Serbia, Ucraina), châu Á (Malaysia, Đài Loan) và châu Mỹ Latinh (Haiti, Mexico, Paraguay, Peru) đã kết hợp các nguyên tắc dân chủ với sự cai trị chuyên chế. Continue reading “#174 – Sự trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh”

#173 – Quyền lực và sự tương thuộc trong kỷ nguyên thông tin

Nguồn: Robert O. Keohane & Joseph S. Nye (1998). “Power and Interdependence in the Information Age”, Foreign Affairs, Vol. 77, No. 5 (Sep. – Oct.), pp. 81-94.

Biên dịch: Vũ Thị Thu | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Sự bền bỉ của các quốc gia

Trong suốt thế kỷ 20, những người theo trường phái hiện đại chủ nghĩa cho rằng công nghệ sẽ làm biến đổi chính trị thế giới. Năm 1910, Norman Angell từng khẳng định sự tương thuộc kinh tế sẽ làm cho chiến tranh trở thành điều phi lý và hướng tới viễn cảnh mà những cuộc chiến này chỉ còn là dĩ vãng. Continue reading “#173 – Quyền lực và sự tương thuộc trong kỷ nguyên thông tin”

#172 – Lý Quang Diệu viết về Châu Âu

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Europe: Decline and Discord”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 94-123.

Biên dịch: Vương Thảo Vy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

CHÂU ÂU: Suy yếu và không hòa hợp

Số phận đồng Euro[1]

Vấn đề cơ bản của đồng Euro đó là không thể có được sự hội nhập tiền tệ khi không có hội nhập về tài khóa – đặc biệt trong một khu vực mà thói quen chi tiêu và tiết kiệm hết sức đa dạng như tại Đức và Hy Lạp. Sự không hòa hợp này rồi cũng sẽ phá vỡ hệ thống. Vì lý do này, đồng Euro chắc chắn sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng, với cái chết đã được báo trước ngay từ trong trứng nước. Chúng ta không nên xem những khó khăn trong những năm vừa qua của đồng tiền này bắt nguồn từ việc một hay hai chính phủ chi tiêu vượt giới hạn cho phép hay việc những quốc gia khác không cảnh báo họ về những mối nguy hiểm của việc này. Continue reading “#172 – Lý Quang Diệu viết về Châu Âu”

#171 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 7): Lịch sử ra đời và tiến hóa của tiền tệ

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Barbaric Metal”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 7.

Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

Nội dung chính:Lịch sử và sự tiến hóa của đồng tiền; sự xuất hiện của vàng với tư cách là nguồn cung tiền phổ quát; những nỗ lực của chính phủ trong việc qua mặt người dân bằng cách cắt rìa hoặc hạ thấp giá trị tiền xu vàng; thực tế rằng hệ thống tiền tệ không phụ thuộc vào số lượng vàng nhiều hay ít, và rằng “[in] nhiều tiền hơn” không có nghĩa là phải cần nhiều vàng hơn. Continue reading “#171 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 7): Lịch sử ra đời và tiến hóa của tiền tệ”

#170 – Điểm giới hạn của Nga và khủng hoảng Ukraine

Nguồn: Nicholas Redman (2014). “Russia’s Breaking Point”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 2, pp. 235-244.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?

“Những sự kiện đang diễn ra ở Ukraine là bi kịch của cả một đất nước … Mùa Xuân Arab đã lan tới thủ đô của một nước Châu Âu.”

– Mikhail Margelov, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga[1]

Tại sao Nga can thiệp vào Ukraine?

Phản ứng mạnh mẽ của Nga trước những sự kiện ở Ukraine không có gì đáng ngạc nhiên cả. Hai trong số những mỗi quan tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga trong thập kỷ trước là củng cố chính quyền trước sự công kích từ những người dân bất mãn và, từ góc nhìn của Matxcơva, trước nguy cơ bị can thiệp từ bên ngoài, Continue reading “#170 – Điểm giới hạn của Nga và khủng hoảng Ukraine”

#169 – Nhật Bản dưới thời Abe: Hướng tới xu hướng ôn hòa hay chủ nghĩa dân tộc?

Nguồn: Mike M. Mochizuki & Samuel Parkinson Porter (2013). “Japan under Abe: Toward Moderation or Nationalism?”, The Washington Quarterly,  Vol. 36, No. 4, pp. 25–41.>>PDF

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm| Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Bài liên quan: #99 – Nền chính trị mới của Nhật Bản 

Vào tháng 7 năm 2013, Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) và đối tác liên minh, Đảng Kōmeitō (Đảng Công Minh), đã giành được chiến thắng ấn tượng trong cuộc bầu cử Thượng viện. Trong tổng số 121 ghế tranh cử, LDP đã giành được 65 ghế và Đảng Kōmeitō giành được 11 ghế. Với chiến thắng này, liên minh cầm quyền LDP- Kōmeitō kiểm soát 135 ghế trong tổng số 242 ghế (chiếm khoảng 55%) của Thượng viện. Chiến thắng này tiếp sau chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện tháng 12 năm 2012 vốn đã đưa ông Shinzō Abe và LDP quay lại nắm quyền bằng việc giành được 294 ghế trong tổng số 480 ghế. Continue reading “#169 – Nhật Bản dưới thời Abe: Hướng tới xu hướng ôn hòa hay chủ nghĩa dân tộc?”

#168 – Các lý thuyết về chính trị thế giới

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 2), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Lê Thùy Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future 

Có một sự liên kết không thể tránh khỏi giữa thế giới trừu tượng của lý thuyết và thế giới thực của chính sách. Chúng ta cần lý thuyết để hiểu được ý nghĩa của “cơn bão thông tin” đến với chúng ta mỗi ngày. Dù các nhà hoạch định chính sách là những người khinh thường “lý thuyết” nhưng họ cũng phải dựa vào những ý tưởng (thường không được nói ra) của riêng họ về việc thế giới vận hành như thế nào để đưa ra quyết định… Tất cả mọi người đều sử dụng lý thuyết dù họ có nhận ra điều đó hay không.

Stephen M. Walt – Nhà khoa học chính trị Continue reading “#168 – Các lý thuyết về chính trị thế giới”

#167 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.6): Xây dựng Trật tự Thế giới Mới

Nguồn: G. Edward Griffin, “Building the New World Order”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 6.

Biên dịch: Nguyễn Đức Chánh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

Nội dung chính: Trò chơi Giải cứu đã được kiểm tra lại và cho thấy không chỉ là một phương tiện được dùng vào việc lấy tiền từ những người nộp thuế để bù vào chi phí của những khoản vay xấu; cuộc chơi cuối cùng được tiết lộ như là nhằm sáp nhập các quốc gia vào một chính phủ toàn cầu; sự hé mở của chiến lược đã từng được áp dụng cho Panama, Mexico, Brazil, Argentina, Trung Quốc, Đông Âu và Nga. Continue reading “#167 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.6): Xây dựng Trật tự Thế giới Mới”

#166 – Lý Quang Diệu viết về Bắc Triều Tiên

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “North Korea: A Grand Hoax”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 137-146.

Biên dịch và Hiệu đính: Tống Thị Thanh Duyên

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World 

BẮC TRIỀU TIÊN: Một cú lừa ngoạn mục

Tôi chưa bao giờ đến Bắc Triều Tiên. Tôi chưa bao giờ cảm thấy phải đến nơi ấy. Đó là một quốc gia bất thường bậc nhất. Ngay cả ở Trung Quốc, dân chúng cũng được sống với những quyền cơ bản nhất định. Ở Bắc Triều Tiên, người dân bị trấn áp hoàn toàn và cách ly triệt để khỏi thế giới bên ngoài. Nếu nói rằng nhà Kim đã xây nên nạn sùng bái cá nhân thì đó vẫn là một sự nói giảm trầm trọng. Để mê hoặc người dân Triều Tiên, gia tộc Kim đã trở thành những người bán thần thánh. Continue reading “#166 – Lý Quang Diệu viết về Bắc Triều Tiên”

#165 – Lý thuyết giản lược và lý thuyết hệ thống

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). “Reductionist and Systemic Theories” (Chapter 4) in K. N. Waltz, Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 60-78.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Theory of International Politics

Các Chương 23 ở trên mang tính phê phán rất cao. Nói gì thì nói, phê phán là một công việc mang tính tiêu cực nhưng nhằm đạt được kết quả tích cực sau này. Để có được những kết quả tích cực như vậy, trong chương này tôi sẽ suy xét lại các thiếu sót lý thuyết đã được chỉ ra ở các chương trước, sau đó chỉ ra một lý thuyết chính trị quốc tế mang tính hệ thống bao gồm những gì, cái gì một lý thuyết như vậy có thể mang lại và cái gì nó không thể. Continue reading “#165 – Lý thuyết giản lược và lý thuyết hệ thống”

#164 – Tác động chính trị của toàn cầu hóa

Nguồn: Suzanne Berger (2000). “Globalization and Politics”, American Review of Political Science, No. 3, pp. 43-62.

Biên dịch: Phạm Thị Thu Hà | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Bài liên quan: #28 – Hãy suy nghĩ lại: Toàn cầu hóa 

Chương này tập trung vào các vấn đề quan trọng được công chúng và các học giả quan tâm hiện nay, đó là ảnh hưởng của sự thay đổi kinh tế thế giới đến chính trị và xã hội của các quốc gia. Trong hai thập kỷ qua, đã có sự tăng trưởng đáng kể của vốn đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp nước ngoài và trao đổi thương mại qua biên giới song song với việc nhiều rào cản thương mại về hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia được gỡ bỏ. Continue reading “#164 – Tác động chính trị của toàn cầu hóa”

#163 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 5): Lý do ra đời IMF và WB

Nguồn: G. Edward Griffin, “Nearer to Heart’s Desire”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 5.

Biên dịch và Hiệu đính: Ngô Thị Thu Hương

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

Nội dung chính: Cuộc họp năm 1944 tại Bretton Woods, New Hampshire, nơi những nhà xã hội có ảnh hưởng nhất thế giới thành lập Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới như là những cơ chế nhằm loại bỏ vàng khỏi nền tài chính thế giới; chương trình nghị sự được che giấu của IMF/Ngân hàng Thế giới là việc xây dựng chủ nghĩa xã hội thế giới; vai trò của Cục Dự trữ Liên bang trong vấn đề này. Continue reading “#163 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 5): Lý do ra đời IMF và WB”

#162 – Karl Marx dẫn đầu cuộc nổi dậy chống lại chủ nghĩa tư bản (Phần 2)

marx_engels2

Nguồn: Mark Skousen (2007). “Karl Marx Leads a Revolt Against Capitalism”, in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 64-104 (Ch. 3).

Biên dịch: Bùi Thu Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn The Big Three in Economics 

Marx trong đời thường: Một thất bại buồn thảm

Engels đã phải chờ cho tới thế kỷ 20 trước khi những tác động của Marx có ảnh hưởng. Năm 1883, nó mới chỉ là sự hoang tưởng tự đại. Tại thời điểm ông qua đời, Marx gần như là một người bị lãng quên. Chỉ có chưa đến hai mươi người tới dự đám tang của ông. Ông đã không nhận được sự tiếc thương từ những người công nhân thợ mỏ ở Siberia, như Engels từng nói, chỉ một số ít người còn nhớ Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, chứ chưa nói gì đến Tư bản. Continue reading “#162 – Karl Marx dẫn đầu cuộc nổi dậy chống lại chủ nghĩa tư bản (Phần 2)”

#161 – Karl Marx dẫn đầu cuộc nổi dậy chống lại chủ nghĩa tư bản (P1)

Nguồn: Mark Skousen (2007). “Karl Marx Leads a Revolt Against Capitalism”, in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 64-104 (Ch. 3).

Biên dịch: Bùi Thu Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Big Three in Economics 

Jenny! Nếu linh hồn của chúng ta có thể hòa quyện cùng nhau, thì anh có thể bất chấp mà đấm thẳng vào bộ mặt của thế gian, rồi sải bước qua đống đổ nát như một đấng tạo hóa!

Karl Marx nói với hôn thê của mình (Wilson 1940)

Karl Marx sở hữu tố chất thiên tài đầy ma lực để biến đổi thế giới hiện đại.

Saul K. Padover (1978)

Nếu nghiên cứu của Adam Smith là khởi thủy của kinh tế học hiện đại thì Karl Marx là nơi kết thúc của nó. Nếu triết gia người Scotland là nhà sáng lập vĩ đại của tự do kinh tế, thì nhà cách mạng Đức là người hủy diệt vĩ đại của nó. Continue reading “#161 – Karl Marx dẫn đầu cuộc nổi dậy chống lại chủ nghĩa tư bản (P1)”

#160 – Nhật Bản có thể giữ vững cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân hay không?

Nguồn: Nobumasa Akiyama & Kenta Horio, “Can Japan Remain Committed to Nonproliferation?”, The Washington Quarterly, Vol. 36, No. 2, pp. 151-165.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Trần Thị Thục Huyền

Bài liên quan: #66 – Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân

Chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân là một minh chứng tuyệt vời cho sự thành công của chủ nghĩa quốc tế tự do thời kì hậu chiến: mặc dù khả năng phát triển công nghệ hạt nhân ngày càng phổ biến, chỉ có chín quốc gia trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân. Chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân đã phần nào tạo điều kiện cho hợp tác quốc tế về sử dụng năng lượng hạt nhân một cách hoà bình bằng cách giảm các mối đe doạ và nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân. Continue reading “#160 – Nhật Bản có thể giữ vững cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân hay không?”