Một Việt Nam khác? Vương quốc họ Nguyễn ở thế kỷ 17 và 18

Hai-Van-Pass

Nguồn:  Li Tana, “An Alternative Vietnam? The Nguyen Kingdom in the 17th and 18th Century”, Journal of Southeast Asian Studies, Vol. 29, No. 1 (Mar., 1998), pp. 111-121.

Biên dịch: Lê Quỳnh

Lời giới thiệu của người dịch: Li Tana sinh năm 1953, tốt nghiệp cao học về lịch sử Việt Nam ở Đại học Bắc Kinh (1983), trình luận án tiến sĩ về lịch sử Đàng Trong thế kỷ 17 và 18 tại Đại học Quốc gia Úc năm 1992. Hiện bà Li Tana công tác ở Trường Nghiên cứu Châu Á và Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia Úc. Quyển sách của bà, “Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế – xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18”, đã được dịch sang tiếng Việt và do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 1999.

Bài dưới đây viết về vương quốc của họ Nguyễn ở thế kỷ 17 và 18, được biết đến với tên gọi Đàng Trong, hay người Phương Tây gọi là Cochinchina. Chỉ trong vòng 200 năm, nó đã kiểm soát phần diện tích bằng ba phần năm lãnh thổ nước Việt Nam ngày nay. Những trải nghiệm của việc mở rộng biên giới về phía nam này có vẻ như đặt vấn đề về hình ảnh của một Việt Nam rất khác so với vùng lãnh thổ phía bắc khi đó, mở ra cánh cửa đến một thế giới khác, thế giới mà trong đó sự đa dạng được chấp nhận và tận dụng cho sự phát triển của chính Việt Nam. Continue reading “Một Việt Nam khác? Vương quốc họ Nguyễn ở thế kỷ 17 và 18”

Nước Mỹ có phải là một đế quốc?

Waiting

Nguồn: Tyrone Groh & James Lockhart, “Is America an Empire?“, War on the Rocks, 17/08/2015.

Biên dịch: Lưu Ánh Ngọc | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Thuật ngữ “đế quốc” đã được sử dụng tràn lan kể từ khi nó trở thành một từ mang ý nghĩa tiêu cực vào cuối thế kỉ 19. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn rất phù hợp trong việc tìm hiểu và tranh luận về lịch sử nước Mỹ và phần còn lại của thế giới.

Một sử gia và một nhà hoạch định chính sách bước vào trong một quán bar. Trên màn hình vô tuyến, nhà báo đang tường thuật lại cuộc đảo chính ở một hòn đảo phía nam Thái Bình Dương. Sử gia nhìn nhà hoạch định chính sách và nói: “Lại một ví dụ khác của chủ nghĩa đế quốc Mỹ”. Tại một màn hình khác, biên tập viên thảo luận về các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Nga và Hà Lan liên quan tới các khu kinh tế ở Bắc Băng Dương, và sự lo ngại của Mỹ về vấn đề này. Một lần nữa, sử gia nhìn nhà hoạch định và nói: “Chủ nghĩa đế quốc Mỹ xuất hiện khắp mọi nơi”. Màn hình thứ ba chiếu một bộ phim tài liệu về cuộc Nội chiến Hoa Kỳ (quán bar này rõ ràng chẳng phải là một quán bar thể thao). Sử gia hất tay lên một cách giận dữ: “Chủ nghĩa đế quốc!”. Cuối cùng thì nhà hoạch định chính sách quay sang và nói với sử gia rằng: “Ông lúc nào cũng sử dụng cái từ đó. Nhưng tôi không nghĩ nó mang cái nghĩa mà ông đang nghĩ tới”. Continue reading “Nước Mỹ có phải là một đế quốc?”

10 điều thú vị về Hiến pháp Hoa Kỳ và Hội nghị Lập Hiến 1787

constitutionwithflag

Nguồn: Michael Grybosky, “10 Interesting Facts About the Constitution and the 1787 Convention“, Christian Post, 17/09/2013.

Biên dịch:  Hoàng Thảo Anh

Ngày 17 tháng 9 năm 1787 đánh dấu thời điểm mà 38 trong 41 đại biểu có mặt từ 13 tiểu bang (trên tổng số 55 đại biểu chính thức) tại Hội nghị Lập Hiến Philadelphia ký vào bản dự thảo Hiến pháp Hoa Kỳ, chính thức hoàn thiện một trong những văn kiện quan trọng và truyền cảm hứng nhất trong lịch sử cận đại của nhân loại. Vào năm 2004, nhằm nhắc nhở công dân Hoa Kỳ về văn kiện lịch sử định hình nhà nước Hoa Kỳ ngày nay, một sửa đổi được đính kèm theo dự thảo chi tiêu thường niên (omnibus spending bill) ghi nhận 17 tháng 9 hằng năm trở thành Ngày Lập Hiến.

Sau đây là 10 sự thật thú vị về quá trình xây dựng và ký kết văn kiện này. Continue reading “10 điều thú vị về Hiến pháp Hoa Kỳ và Hội nghị Lập Hiến 1787”

Bức màn sắt mới đang buông xuống nước Nga

RUSSIA-POLITICS/

Nguồn: Victor Davidoff, “A New Iron Curtain Is Descending Over Russia”, The Moscow Times, 09/08/2015.

Biên dịch: Phương Nguyễn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày 28 tháng Bảy, văn phòng công tố trưởng Nga tuyên bố tổ chức Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (NED) của Mỹ là “tổ chức không được mong muốn”. Kể từ ngày đó, ngân quỹ của NED tại các ngân hàng Nga sẽ bị đóng băng, các tổ chức phi chính phủ của Nga bị cấm nhận tài trợ của NED và việc tham gia các dự án do NED tài trợ bị coi là phạm tội hình sự có thể bị phạt đến sáu năm tù giam.

Thoạt nhìn, lệnh cấm này giống như các lệnh khác trong danh sách cấm mọi thứ dài dằng dặc từ chương trình opera cùa Hà Lan đến hoa tutips. Nhưng lệnh cấm này mang tính biểu tượng mạnh mẽ thể hiện con đường đi lên rồi đi xuống mà nước này đã trải qua 30 năm qua.

Vào thời kỳ ngay trước cải tổ (perestroika) của Mikhail Gorbachev, nước Nga bị tách biệt khỏi thế giới bên ngoài bằng bức màn sắt khiến thông tin, công nghệ, thuốc men hoặc hàng hóa không thể lọt qua. Continue reading “Bức màn sắt mới đang buông xuống nước Nga”

Chính sách một con dẫn tới chênh lệch giới tính ở Trung Quốc?

t1larg.swim.afp.gi

Nguồn: Elizabeth J.Remick & Charis Loh, “Don’t blame China’s skewed sex ratio on the one child policy”, East Asia Forum, 25/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thu Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong thập niên vừa qua, tình trạng mất cân bằng giới tính trầm trọng ở Trung Quốc đã lên tới mức đáng báo động: việc hàng triệu đàn ông Trung Quốc buộc phải sống độc thân do thiếu nữ giới trong độ tuổi kết hôn đã gây ra rất nhiều hệ lụy xã hội. Quan niệm truyền thống là việc tỉ lệ giới tính chênh lệch này – một tỉ lệ giới tính khi sinh cao hơn rất nhiều so với mức tự nhiên là 105 nam trên 100 nữ – được gây ra duy nhất bởi chính sách một con của Trung Quốc. Do văn hóa truyền thống khiến các bậc cha mẹ ưa thích có con trai, nên nếu như chỉ có thể có một đứa con, đứa bé đó tốt nhất nên là con trai. Việc tỷ lệ giới tính bắt đầu chênh lệch từ khoảng năm 1985, chừng 5 năm sau khi chính sách kế hoạch hóa gia đình mới được thực thi, dường như đủ là minh chứng cho điều đó. Một kết luận logic được đặt ra là việc xóa bỏ chính sách này sẽ giải quyết được vấn đề mất cân bằng giới tính ở Trung Quốc. Continue reading “Chính sách một con dẫn tới chênh lệch giới tính ở Trung Quốc?”

Trật tự châu Âu mới sẽ ra đời từ khủng hoảng Ukraine?

Ukraine-Crisis

Nguồn: Jacques Lévesque, “La crise russo-ukrainienne accouchera-t-elle d’un nouvel ordre européen?Le Monde diplomatique, 06/2015.

Biên dịch: Lý Vân Anh | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Bất chấp những bất đồng giữa các nước Tây Âu và sự do dự của Washington, Thỏa thuận Minsk 2 nhằm chấm dứt xung đột ở miền đông Donbass đã được ký kết ngày 11 tháng 2 vừa qua nhờ sáng kiến của Pháp và Đức. Nếu thỏa thuận dù vẫn rất mong manh này cho phép ngăn chặn xung đột tái diễn ở Ukraine, nó sẽ mang lại cơ may cuối cùng cho việc cải cách trật tự châu Âu, bởi thỏa thuận này đã đặt nền móng cho một kiểu quan hệ mới giữa phương Tây với Nga, trong đó, Pháp và Đức, hai trụ cột của châu Âu, có thể đóng vai trò lịch sử. Trước hết, ta hãy cùng xem xét những nhân tố cho phép đánh giá mức độ thực hiện Thỏa thuận Minsk. Continue reading “Trật tự châu Âu mới sẽ ra đời từ khủng hoảng Ukraine?”

Chính trị Anh – Mỹ: Sự lên ngôi của xu hướng cực tả và cực bảo thủ

Trump-Sanders

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Cuộc bầu cử lãnh tụ Công Đảng tại Anh vừa qua và cuộc chạy đua tranh vé đề cử của 2 Đảng Dân chủ và Cộng hòa cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm tới hiện đang thực sự làm rung chuyển tận gốc rễ nền tảng chính trị hai nước này. Việc phân tích kỹ các nhân vật này cùng cương lĩnh tranh cử của họ cho thấy có nhiều điểm khá thú vị.

Trước hết, nói về câu chuyện tuổi tác: Đây là các nhân vật khá “cứng” tuổi. Nghị sĩ Jeremy Corbyn, Lãnh đạo mới được bầu của Công Đảng Anh hiện 66 tuổi (sinh năm 1949). Còn tại Mỹ ứng cử viên hiện đang dẫn đầu cuộc đua tranh vé Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa là “cụ ông” Donald Trump cũng 66 tuổi (sinh 1949) bằng tuổi với lãnh tụ Công Đảng Anh. Còn 2 ứng cử viên đang dẫn đầu cuộc đua trong Đảng Dân chủ là “cụ bà” Hillary Clinton hiện đã 68 tuổi (sinh năm 1947) và “cụ ông” Thượng nghị sỹ Bernie Sanders hiện 74 tuổi (sinh năm 1941). Continue reading “Chính trị Anh – Mỹ: Sự lên ngôi của xu hướng cực tả và cực bảo thủ”

Hội nghị Paris về vấn đề Campuchia

The-Cambodia-Paris-Peace-Agreement

Nguồn: Tiền Kỳ Tham, Ngoại giao thập ký,[1] Thế giới tri thức xuất bản xã, 2004.

Biên dịch: Dương Quốc Anh

Bài liên quan: Nội tình cuộc gặp lãnh đạo Trung – Việt tại Thành Đô

Dạ yến tại điện Versailles

Bảy giờ tối ngày 23/10/1991, tại trung tâm hội nghị quốc tế Kléber-Paris [Pháp], một nghi thức ký kết long trọng đã được cử hành. Nhân sĩ các phía của Campuchia và ngoại trưởng của 18 quốc gia, tổng cộng là 30 đại biểu và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Javier Pérez de Cuéllar, đã từng người một, đại biểu cho các phái và quốc gia ký tên mình vào những văn kiện bằng năm loại ngôn ngữ Anh, Hoa, Pháp, Nga, Khmer. Họ là 12 thành viên của toàn thể Hội đồng tối cao do hoàng thân [Norodom] Sihanouk, chủ tịch Hội đồng tối cao Campuchia đứng đầu, [Gareth] Evans ngoại trưởng Australia, [Mohamad] Bolkiah ngoại trưởng Brunei, [Barbara] McDougall ngoại trưởng Canada, [Roland] Dumas ngoại trưởng Pháp, [Madhavsinh] Solanki ngoại trưởng Ấn Độ, [Ali] Alatas ngoại trưởng Indonesia, Nakayama Taro ngoại trưởng Nhật Bản, Phun Sipasot ngoại trưởng Lào, [Abdullah Ahmad] Badawi ngoại trưởng Malaixia, [Roberto] Manglapus ngoại trưởng Philippines, Wong Kan Seng ngoại trưởng Singapore, Arsa Sarasin ngoại trưởng Thái lan, [Boris] Pankin ngoại trưởng Liên Xô, [Douglas] Hurd ngoại trưởng Anh, Baker [James Addison Baker III] ngoại trưởng Mỹ, Nguyễn Mạnh Cầm ngoại trưởng Việt Nam, [Budimir] Loncar ngoại trưởng Nam Tư. Continue reading “Hội nghị Paris về vấn đề Campuchia”

Tại sao Mỹ tiếp tục vai trò dẫn dắt thế giới?

nasdaq0952

Ngun: Simon Johnson, “The US Still Runs the World,” Project Syndicate, 28/08/2015.

Biên dch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những đồn thổi về sự tàn lụi của quyền lực nước Mỹ thường bị thổi phồng rất nhiều. Trong những năm 1950, Liên Xô được cho là vượt trội hơn Mỹ trong khi ngày nay Liên Xô không còn tồn tại. Trong những năm 1980, Nhật Bản được nhìn nhận đã gần vượt qua Mỹ thì hiện tại, sau hơn hai thập niên trì trệ của nước Nhật, sẽ không ai tính đến viễn cảnh này nữa. Và trong những năm 1990, liên minh tiền tệ được xem như đã đưa châu Âu trở thành một chủ thể vượt trội hơn trên trường quốc tế thì ngày nay kinh tế châu Âu thường xuyên là tiêu điểm của thế giới, nhưng không phải theo chiều hướng tốt đẹp.

Bây giờ đến lượt Trung Quốc. Cho tới gần đây, trong cách nhìn của nhiều người, Trung Quốc sẽ, nếu không phải là đã, đảm nhiệm vai trò dẫn dắt toàn cầu. Ngày nay, những nghi ngờ về triển vọng dài hạn của nền kinh tế Trung Quốc đang khiến các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới (bao gồm cả Mỹ) phải lo lắng. Continue reading “Tại sao Mỹ tiếp tục vai trò dẫn dắt thế giới?”

Bất bình đẳng: Một lý do khác để Fed chưa nên tăng lãi suất

Phila Unemployment Project

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Fed up with the Fed”, Project Syndicate, 7/09/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cứ vào cuối tháng Tám hàng năm, thống đốc ngân hàng trung ương và các nhà tài chính trên khắp thế giới lại hội ngộ tại Jackson Hole, Wyoming trong hội nghị chuyên đề về kinh tế của Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed). Năm nay, họ được chào đón bởi một nhóm hầu hết là các bạn trẻ, trong đó nhiều người là người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Tây Ban Nha.

Nhóm người này không đến để biểu tình, mà để thông báo. Họ muốn cho những nhà hoạch định chính sách có mặt biết rằng những quyết định chính sách của họ sẽ ảnh hưởng tới cả người dân bình thường, chứ không chỉ tới các nhà tài chính, những người phải lo lắng về tác động của lạm phát tới giá trị của trái phiếu, hay lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng như thế nào tới các khoản đầu tư cổ phần của họ. Và chiếc áo phông xanh các bạn trẻ mặc được in một thông điệp rằng, đối với những công dân Mỹ này, thì chưa hề có sự phục hồi (kinh tế) nào hết. Continue reading “Bất bình đẳng: Một lý do khác để Fed chưa nên tăng lãi suất”

Ẩn ý lịch sử đằng sau cuộc diễu binh của Trung Quốc

134584756_14412842017801n

Nguồn: Rana Mitter, “China’s History Parade”, Project Syndicate, 04/09/2015.

Biên dịch: Phạm Thị Ngọc Trâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một lễ diễu binh quy mô lớn ở trung tâm Thủ đô Bắc Kinh ngày 3/9 để kỷ niệm ngày kết thúc Thế Chiến 2 ở Trung Quốc đã làm nổi lên hai câu chuyện trái ngược nhau. Cả hai câu chuyện này đều rất quan trọng để có thể hiểu được con đường tương lai của đất nước này.

Câu chuyện thứ nhất là về sức mạnh mới có của Trung Quốc. Trong hai thập niên phát triển kinh tế nhanh chóng vừa qua, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc cũng đã tăng mạnh – ở mức hơn 12% vào năm ngoái. Bằng cách công khai trưng diễn những thiết bị quân sự tối tân nhất của mình, lãnh đạo Trung Quốc đã cho thấy một cách rõ ràng họ sẽ không bao giờ để đất nước mình phải chịu đựng như khi bị Nhật Bản xâm lược năm 1937 trong Chiến tranh Trung – Nhật lần hai. Continue reading “Ẩn ý lịch sử đằng sau cuộc diễu binh của Trung Quốc”

Hệ lụy việc Trung Quốc can thiệp chính trị vào thị trường

Nguồn: Koichi Hamada, “China’s Political Interventions”, Project Syndicate, 28/08/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong khoảng tuần qua, các thị trường chứng khoán trên khắp thế giới đã bị ảnh hưởng bởi một sự biến động lớn về giá tại các sàn New York, Tokyo, London và nhiều nơi khác nữa. Và nguyên nhân của toàn bộ sự biến động tài chính toàn cầu này được đổ lỗi phần lớn cho một thủ phạm duy nhất: Trung Quốc.

Trong một nền kinh tế tự do, những cơ chế thị trường có thể tạo ra sự ổn định hoặc bất ổn. Việc tăng giá của một hàng hóa hữu hình thường sẽ dẫn đến việc nhu cầu giảm, đưa thị trường đến một trạng thái cân bằng mới. Ngược lại, sự tăng giá của một tài sản như cổ phiếu lại làm tăng kỳ vọng tăng giá cao hơn nữa, khiến nhu cầu tăng cao, có khả năng lên đến mức cao ngất ngưởng. Continue reading “Hệ lụy việc Trung Quốc can thiệp chính trị vào thị trường”

Cải cách ở Xiêm và Việt Nam cuối TK 19, đầu TK 20: Những nguyên nhân thành bại

King_Chulalongkorn_and_Family-e1429276363524

Tác giả: Phạm Quang Minh

I. Đặt vấn đề

Cải cách là một nhu cầu không thể thiếu được trong lịch sử của một dân tộc, nhằm đưa đất nước phát triển, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc, thậm chí vong quốc, nô lệ.

Cách đây hơn hai thế kỷ, trước nguy cơ bành trướng và xâm lược của chủ nghĩa tư bản thực dân châu Âu nhằm tìm kiếm nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu thụ, các nước châu Á đã có những phản ứng hết sức khác nhau. Trong khi phần lớn các nước, trong đó có Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của giai cấp thống trị và các lực lượng yêu nước đã tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang nhằm bảo vệ chủ quyền dân tộc và đều đã bị thất bại, trở thành các thuộc địa hoặc phụ thuộc, thì một số nước, mà đại diện là Nhật Bản và Thái Lan đã thực hiện thành công công cuộc cải cách, giúp đất nước họ, không những phát triển, mà còn bảo vệ được chủ quyền và độc lập. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao trong những điều kiện, bối cảnh, không gian, thời gian và thách thức tương tự, vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công tư tưởng cải cách, trong khi những tư tưởng canh tân ở Việt Nam lại không được hiện thực hoá? Continue reading “Cải cách ở Xiêm và Việt Nam cuối TK 19, đầu TK 20: Những nguyên nhân thành bại”

Cảng Hòn Khoai là chỉ dấu cho việc xây Kênh đào Kra?

kra

Nguồn: Graham Ong-Webb,  “New Viet port a clue to Kra Canal?”, The Straits Times, 20/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thùy Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bàn tán về tuyến đường biển có thể sắp được xây dựng vẫn còn chưa kết thúc. Kênh đào Kra, nếu được hiện thực hóa, sẽ được xây cắt ngang eo đất Kra của Thái Lan, cho phép tàu thuyền không phải đi qua Eo biển Malacca cũng như trung tâm cảng Singapore.

Ý tưởng lâu đời về một kênh đào nối thẳng Vịnh Thái Lan với Ấn Độ Dương như vậy đang vấp phải nhiều nhạy cảm địa-chính trị khu vực. Các tiến triển gần đây cho thấy sự nhạy cảm gia tăng khi liên quan đến cả quan hệ Trung– Mỹ. Điều này càng rõ ràng hơn sau khi truyền thông Trung Quốc loan tin vào tháng 5 rằng Trung Quốc và Thái Lan đã ký một bản ghi nhớ tại Quảng Châu để xây dựng kênh đào Kra với chi phí khoảng 28 tỷ đô la Mỹ. Giới chức hai nước nhanh chóng bác bỏ thông tin trên chỉ trong vài ngày. Continue reading “Cảng Hòn Khoai là chỉ dấu cho việc xây Kênh đào Kra?”

Đánh giá lại quan hệ giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm (P2)

Referendum-Diem-v.-Bao-Dai.-Oct.-23-1955

Tác giả: Nguyễn Quang Duy

Ngô Đình Diệm vận động Bảo Đại

Ngô Đình Diệm sang Nhật gặp Cường Để rồi sang Hoa Kỳ vận động sự ủng hộ của chính giới nước này. Giáo sư Edward Miller đã nhắc đến: “Thất bại trong việc tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Thục tiếp tục sang Châu Âu vào tháng 10 năm 1950. Sau này Ngô Đình Diệm kể lại là ông đã gặp Giáo hoàng ở Vatican; ông cũng sang Paris một thời gian ngắn, gặp gỡ các quan chức Việt và Pháp ở đó và gửi một thông điệp tới Bảo Ðại. Thông điệp này mang lời đề nghị làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam của Ngô Đình Diệm, với điều kiện là ông có đủ thẩm quyền để cai trị các cơ quan hành chính vùng miền trong Việt Nam. Ðề nghị này có vẻ là bước lùi của Ngô Đình Diệm, vì trong đó không ghi yêu cầu trước đây của ông đòi quyền tự trị lãnh thổ thì ông mới đồng ý phục vụ trong chính phủ của Quốc gia Việt Nam. Nhưng Bảo Ðại không ấn tượng với khả năng mềm dẻo mới có này của Ngô Đình Diệm, và chỉ trả lời chung chung.” Không thấy Bảo Đại trình bày việc này trong hồi ký của ông. Continue reading “Đánh giá lại quan hệ giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm (P2)”

Đánh giá lại quan hệ giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm (P1)

51424925-new

Tác giả: Nguyễn Quang Duy

Trong bài “Viễn kiến, quyền lực và tính chủ động: con đường lên nắm quyền của Ngô Ðình Diệm, 1945-1954”, giáo sư Edward Miller trình bày những hoạt động của Ngô Ðình Diệm trong vòng một thập kỷ trước khi ông trở thành Thủ tướng vào tháng 7 năm 1954. Dựa trên những hoạt động tích cực này, Edward Miller kết luận ông Diệm thành công chủ yếu nhờ nỗ lực của chính mình và của những đồng minh người Việt, cũng như ông đã chủ động tìm cách nắm lấy quyền lực đúng lúc. Trong kết luận thứ hai của bài viết, Edward Miller nhấn mạnh “… Không có bằng cớ nào chứng tỏ rằng Ngô Đình Diệm được bổ nhiệm nhờ một chiến dịch gây áp lực (với Bảo Ðại) do những quan chức Hoa Kỳ khởi xướng.”  Continue reading “Đánh giá lại quan hệ giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm (P1)”

Khu vực Mekong trong chiến lược ngoại giao Nhật Bản

JAPAN-POLITICS/

Nguồn: Takayuki Ogasawara, “Development of the Mekong Region as Part of Japan’s Diplomatic Strategy for East Asia“, Asia-Pacific Review, Volume 22, Issue 1, 2015, pp. 34-45.

Biên dịch: Văn Cường

Sự can dự tích cực của Nhật Bản vào việc phát triển khu vực Mekong kể từ những năm 1990 cần được hiểu không chỉ từ khía cạnh kinh tế mà còn cả từ khía cạnh ngoại giao. Nhật Bản cần cộng tác với ASEAN trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho “đối thoại chính trị” đa phương ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và xây dựng một trật tự Đông Á dựa trên “những giá trị chung” chẳng hạn như dân chủ và nền pháp quyền, và khu vực Mekong có thể là “mắt xích yếu nhất” của ASEAN. Sau khi phác thảo công việc 20 năm của Nhật Bản để vun đắp sự hợp tác Mekong-Nhật Bản, tác giả cho rằng đã đến lúc mở rộng quy mô của sự hợp tác và đẩy nhanh chính sách “chủ động đóng góp cho hòa bình” của Nhật Bản nhằm đối phó với môi trường an ninh đang thay đổi. Continue reading “Khu vực Mekong trong chiến lược ngoại giao Nhật Bản”

Lý do doanh nghiệp Mỹ chuyển trụ sở ra nước ngoài

20150815_wbp505

Nguồn: What’s driving American firms overseas”, The Economist, 16/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các công ty Mỹ đang trên đà dịch chuyển. Ngày 6 tháng 8 vừa qua, CF Industries, một nhà sản xuất phân bón, và tập đoàn Coca-Cola, một nhà sản xuất nước đóng chai, đồng thời nói rằng họ sẽ chuyển trụ sở tới Anh sau khi hoàn tất các cuộc sáp nhập với các doanh nghiệp không phải của Mỹ. Năm ngày sau, Terex, nhà sản xuất cần cẩu, tuyên bố một vụ sáp nhập trong đó bao gồm việc chuyển trụ sở được công nhận pháp lý từ Westport, Connecticut, thuộc vùng lân cận 3 tiểu bang của New York tới thị trấn tí hon Hyvinkää thuộc Phần Lan. Điều gì đang đẩy các doanh nghiệp này gói ghém và ra đi? Continue reading “Lý do doanh nghiệp Mỹ chuyển trụ sở ra nước ngoài”

Tại sao cần tiến tới một Liên bang châu Âu?

Flag_of_the_United_States_of_Europe

Nguồn: Laszlo Bruszt & David Stark, “We the People of Europe”, Project Syndicate, 11/08/2015.

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những người châu Âu mong muốn làm sống lại quá trình thống nhất lục địa gần đây đã chuyển sự chú ý tới việc thành lập Hoa Kì. Tuy nhiên, nhiều người phủ nhận tiền lệ Hoa Kì trên cơ sở rằng vấn đề ngày nay quá khác so với những vấn đề diễn ra thời đó. Những người khác, vốn chấp nhận rằng các nguyên tắc liên bang có lẽ sẽ thích hợp để giải quyết những vấn đề của một thị trường chung châu Âu, lại thất vọng cho rằng “những người châu Âu” có thể mang lại cấu trúc chính trị mới này lại còn vắng bóng.

Nhưng có những mối tương đồng nổi bật giữa những năm tháng khi Hoa Kì được thành lập với những cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị đang tiếp diễn tại Liên minh châu Âu. Thực tế, sự ra đời của Hiến pháp Hoa Kì và sự khai sinh của dân tộc Mỹ mang lại những lý do để hi vọng rằng một vài những vấn đề khó khăn nhất châu Âu đang đối mặt có thể sẽ được giải quyết vào một ngày nào đó. Continue reading “Tại sao cần tiến tới một Liên bang châu Âu?”

Phân tích triển vọng bầu cử Singapore 2015

ge2015-live-stream-data

Nguồn: Terence Chong, “Upcoming election: A tipping point for Singapore’s ruling PAP”, East Asia Forum, 06/09/2014.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc tổng tuyển cử năm 2015 của Singapore sẽ mang tính cạnh tranh nhất kể từ ngày quốc gia này giành được độc lập. Có 8 đảng đối lập cùng một số ứng cử viên độc lập chạy đua để giành 89 ghế trong quốc hội. Trong số 2,46 triệu cử tri sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 11/9, rất nhiều người đứng trước một câu hỏi quan trọng: tưởng thưởng cho Đảng Hành động Nhân dân (PAP) đang cầm quyền vốn có những chính sách tái phân phối gần đây; hay đặt niềm tin vào Đảng Công nhân (WP) – đảng đối lập chính, để làm cho chính phủ cầm quyền phải lắng nghe công chúng nhiều hơn?

Cuộc bầu cử năm 2011 rõ ràng cho thấy sự không hài lòng của dân chúng. Chính sách nhập cư rộng mở đã dẫn tới việc hệ thống giao thông công cộng trở nên đông đúc và giá nhà tăng cao. Continue reading “Phân tích triển vọng bầu cử Singapore 2015”