Năm loại vũ khí Trung Quốc sẽ phải e sợ nếu gây chiến với Việt Nam

P-800 missile

Tác giả: Robert Farly | Biên dịch: Trần Quang

Năm 1979, hai bên đã nổ ra chiến tranh và Trung Quốc đã không thực sự giành chiến thắng. Ngày nay, sức mạnh quân sự của Việt Nam sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho Trung Quốc nếu một cuộc chiến nổ ra giữa hai bên. Continue reading “Năm loại vũ khí Trung Quốc sẽ phải e sợ nếu gây chiến với Việt Nam”

Trung Quốc rút giàn khoan: Kết thúc là sự bắt đầu

Tác giả: An Nhiên 

gian_khoan_hai_duong_981

Theo báo Tuổi Trẻ, từ chiều ngày 15-7, Trung Quốc đã giảm số lượng lớn các tàu, chỉ còn duy trì khoảng 70-75 tàu ở lại tham gia bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Đến 7h sáng ngày 16/7, giàn khoan Trung Quốc tiếp tục di chuyển so với vị trí ban đầu khoảng hơn 50 hải lý. Rạng sáng ngày 16/7, Tân Hoa Xã dẫn nguồn từ công ty TNHH Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Hải dương Trung Quốc tuyên bố đã hoàn tất việc khoan và thăm dò dầu khí ở Biển Đông. Thêm vào đó, giàn khoan Hải Dương 981 sẽ được di chuyển về đảo Hải Nam. Continue reading “Trung Quốc rút giàn khoan: Kết thúc là sự bắt đầu”

Thế giới sẽ nguy hiểm nếu Mỹ từ bỏ vai trò lãnh đạo

Tác giả: Robert Kogan | Biên dịch: Phạm Việt Vinh

2012101011552363734_20

I.

Cách đây gần 70 năm, một trật tự thế giới mới đã hình thành từ đống hoang tàn của Thế chiến thứ hai. Trung tâm của trật tự mới này là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Ngày hôm nay, ở trật tự thế giới đó đã xuất hiện những vết nứt. Thực ra thì những khủng hoảng ví dụ như giữa Nga và Ukraine hay như ở Syria không phải là hy hữu và cũng chẳng phải là không kiểm soát nổi. Ngay cả những phản ứng rụt rè của Liên Hiệp Quốc trước các biến động tại Ukraine, rồi các vụ nổi dậy tại Trung Cận Đông, tại Bắc Phi, các chiến thắng của lực lượng Thánh chiến khủng bố tại Syria và Iraq, sự căng thẳng mang tính quốc gia chủ nghĩa ngày càng gia tăng giữa các cường quốc tại Đông Á hay là sự lấn lướt của toàn trị và sự thoái lui của dân chủ trên khắp thế giới cũng không là điều đặc biệt và bất khả kháng. Nhưng tất cả những điều đó gộp lại cho thấy một cái gì đó đã thay đổi; và sự thay đổi này diễn ra nhanh hơn chúng ta tưởng. Có vẻ như một trật tự thế giới mới đang xuất hiện. Continue reading “Thế giới sẽ nguy hiểm nếu Mỹ từ bỏ vai trò lãnh đạo”

BT Nguyễn Cơ Thạch và những thăng trầm ngoại giao VN

Tác giả: Tô Lan Hương

20140701161552-nguyencothach

Có một sự trùng hợp đặc biệt là không chỉ cùng nắm giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao đương nhiệm Phạm Bình Minh và cha ông – cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cùng là những người đại diện cho nền ngoại giao nước nhà ở những giai đoạn khó khăn của đất nước. TVN xin được giới thiệu loạt tư liệu về con đường trở thành nhà ngoại giao của cha con Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch – Phạm Bình Minh do bà Phan Thị Phúc – phu nhân cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch và ông Phan Doãn Nam – trợ lý của ông cung cấp, để độc giả có thể hiểu hơn về gia đình rất đặc biệt này. Continue reading “BT Nguyễn Cơ Thạch và những thăng trầm ngoại giao VN”

Kiện Trung Quốc và các ảnh hưởng kinh tế

nhamay-dam-ca-mau---nguon-pvcfc.com.vn

Tác giả: Lê Trung Tĩnh – Trần Bằng

Đối với Trung Quốc, từ năm 2001, Việt Nam liên tục nhập siêu và cán cân thương mại ngày càng thâm hụt lớn. Trong khi Hoa Kỳ và EU (liên minh châu Âu) là các đối tác mà Việt Nam liên tục xuất siêu, đối với Trung Quốc, Việt Nam liên tục nhập siêu. Continue reading “Kiện Trung Quốc và các ảnh hưởng kinh tế”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.12): Nước Mỹ sau chiến tranh

C1E1730B-9044-48FC-BC09-8BEFD34A2489_w640_r1_s

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 12.

“Chúng ta phải xây dựng một thế giới mới, một thế giới tốt đẹp hơn nhiều – trong đó chân giá trị vĩnh cửu của con người phải được tôn trọng”
– Tổng thống Harry S. Truman,1945

Sự đồng thuận và sự thay đổi

Trong những năm ngay sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, nước Mỹ đã có ảnh hưởng lớn chi phối các công việc toàn cầu. Là người chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Thế giới, lại không bị tàn phá bởi chiến tranh, cả dân tộc Mỹ tin tưởng vào sứ mạng quốc gia trong cả chính sách đối nội và đối ngoại. Những người lãnh đạo Hoa Kỳ muốn duy trì cấu trúc dân chủ mà họ đã bảo vệ với một giá đắt và muốn chia sẻ rộng rãi những lợi ích của sự thịnh vượng. Với họ, như Henry Luce, chủ bút tạp chí Time, đã nói, giai đoạn này là thế kỷ của nước Mỹ. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.12): Nước Mỹ sau chiến tranh”

Hội chứng “thêu dệt ký ức” của Trung Quốc

southchina1

Tác giả: Bill Hayton | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Người dân của đất nước này đã được giáo dục sai sự thật rằng tổ tiên họ đã tìm ra và đặt tên cho các hòn đảo trên Biển Đông.

Biển Đông là nơi những tham vọng của Trung Quốc phải đối đầu với sự lo lắng của các nước châu Á và quyền lực của Hoa Kỳ. Qua những tranh chấp trên biển, Trung Quốc đã vứt bỏ vẻ bề ngoài “trỗi dậy hòa bình” để thay vào đó là ngoại giao pháo hạm. Các tàu hải cảnh có vũ trang của Trung Quốc đã đâm húc các tàu Việt Nam, bao vây các vị trí tiền đồn của Philippines, quấy rối các hoạt động thăm dò dầu khí của Malaysia và đe dọa các tàu hộ tống ngư dân của Indonesia. Để ứng phó, tất cả những nước này đang ráo riết mua thêm vũ khí và tăng cường các liên kết quân sự với các nước có chung lo ngại trước những yêu sách chủ quyền ngày càng xác quyết của Trung Quốc – chủ yếu là với Mỹ, nhưng ngoài ra còn có Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Australia. Continue reading “Hội chứng “thêu dệt ký ức” của Trung Quốc”

Giơ-ne-vơ để lại bài học gì?

Tác giả: Vũ Khoan

ap540721012_geneva_conference_1954

Thấm thoắt đã 60 năm kể từ khi diễn ra hai sự kiện lịch sử của nước ta liên quan mật thiết với nhau. Đó là chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông dương. Về hai sự kiện này đã có cơ man bài viết, cuốn sách; bổ sung điều gì mới mẻ thật khó. Tuy nhiên mỗi người lại có thẻ rút ra điều gì đó có ích cho mình và tôi muốn chia xẻ vài suy ngẫm rất riêng tư về những bài học rút ra qua Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 qua một số tài liệu vừa đọc được. Continue reading “Giơ-ne-vơ để lại bài học gì?”

Khó hi vọng về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông

Tác giả: Mark Valencia | Biên dịch: Thùy Anh

scs23

Indonesia kêu gọi tổ chức một cuộc họp đặc biệt của ASEAN về vấn đề Biển Đông nhằm duy trì đoàn kết cho tổ chức này, đồng thời thúc đẩy thỏa thuận COC. Tuy nhiên, trường hợp cuộc họp được triệu tập thì cũng chưa chắc đã đạt được tiến triển có ý nghĩa.

Gần đây, Indonesia đã kêu gọi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiến hành một cuộc họp đặc biệt bàn về những căng thẳng hiện nay trên Biển Đông giữa Trung Quốc với một số nước thành viên ASEAN cũng như thúc đẩy việc cho ra đời một bộ quy tắc ứng xử liên quan đến những tranh chấp tại vùng biển trọng yếu này. Continue reading “Khó hi vọng về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông”

Nhật diễn dịch lại Hiến pháp: Một liều thuốc hai tác động

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

japan-navy-w-620x349

Sự kiện Liên minh cầm quyền Nhật Bản diễn dịch lại Hiến pháp Hòa bình vào đầu tháng 7 đã dấy lên nhiều luồng ý kiến trái chiều. Nổi bật trong số đó là những người ủng hộ một vị trí độc lập và chủ động hơn cho Nhật Bản. Số khác lại lo sợ một nguy cơ xung đột đang leo thang tại Đông Á. Thế nhưng, quyết định của Nhật là hoàn toàn có cơ sở. Tham vọng độc chiếm Biển Đông và quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư đã buộc Nhật Bản phải quyết đoán hơn. Continue reading “Nhật diễn dịch lại Hiến pháp: Một liều thuốc hai tác động”

Quá trình hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm tại Đông Á

Tác giả: Michael Raska | Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

333615_Varshavyanka-submarine

Một khía cạnh quan trọng của cuộc “cạnh tranh vũ trang” ở khu vực Đông Á là sự xuất hiện của các lớp tàu ngầm diesel-điện thông thường thế hệ mới (SSKs), vốn đang ngày càng trở thành một lựa chọn vũ khí phổ biến – được xem là một tác nhân nhằm tăng cường sức mạnh quân sự với khả năng thực hiện nhiều loại nhiệm vụ đa dạng đồng thời giúp chống lại những lực lượng hùng mạnh hơn.

Bất chấp tốc độ phát triển kinh tế tại Đông Á cũng như quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của khu vực này vào nền kinh tế toàn cầu, thực tế chiến lược của khu vực đã phản ánh những xu hướng cạnh tranh nhau.

Continue reading “Quá trình hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm tại Đông Á”

Hoa Kỳ cần ban hành một “Chiến lược quốc gia về Biển Đông”

Biên dịch: Bùi Hữu Duyệt | Hiệu đính: Vũ Thành Công

360225496

Trung Quốc đang dần hiện thực hoátuyên bố chủ quyền trên biển Đông bằng các động thái hung hăng. Đứng trước tình hình đó, Hoa Kỳ cần thay đổi thái độ từ giữ nguyên hiện trạng sang chủ động thúc đẩy hoà bình, quyết tâm bảo vệ quyền lợi hàng hải của mình trong khu vực. Trong báo cáo Một chiến lược quốc gia về biển Đông đăng tháng 04/2014 trên tạp chí Backrgrounder, hai học giả Steven Groves và Dean Cheng đề xuất việc công bố Chính sách quốc gia về biển Đông của nước Mỹ, xem đây là phương tiện hữu hiệu để thực hiện bước chuyển đổi trên. Phần dưới đây lược dịch và giới thiệu các lập luận và các khuyến nghị chính sách chính của báo cáo. Continue reading “Hoa Kỳ cần ban hành một “Chiến lược quốc gia về Biển Đông””

Yếu tố lớn nhất thay đổi cục diện an ninh Châu Á – Thái Bình Dương: Trung Quốc xoay trục ra biển

Tác giả: Alexander L. Vuving | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

image

Yếu tố then chốt đang thay đổi cục diện trò chơi của các quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là gì? Dựa theo những quan điểm có ảnh hưởng nhất trên các phương tiện truyền thông thì câu trả lời có vẻ là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy bề ngoài hiển nhiên là vậy, song đây lại là câu trả lời sai. Dù sự trỗi dậy của Trung Quốc đang gây ra những thay đổi lớn nhất về lượng trong cục diện an ninh Châu Á – Thái Bình Dương, việc Trung Quốc chuyển hướng ra biển mới là bước phát triển có tầm quan trọng nhất về chất. Continue reading “Yếu tố lớn nhất thay đổi cục diện an ninh Châu Á – Thái Bình Dương: Trung Quốc xoay trục ra biển”

Một cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở Châu Á?

Tác giả: Barry Desker | Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền

China'Russia

Đối thoại thường niên Shangri-La được tổ chức tại Singapore vào cuối tháng Năm vừa qua đã chứng kiến những cuộc tranh luận sắc bén giữa các đại biểu đến từ Hoa Kỳ và Nhật Bản với các đại biểu đến từ Trung Quốc về các yêu sách đối địch nhau của Nhật Bản và Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Những đại diện tham dự của Việt Nam, Philippines và Mỹ cũng đã chỉ trích các yêu sách thái quá của Trung Quốc ở Biển Đông. Continue reading “Một cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở Châu Á?”

Úc nên làm gì ở Biển Đông?

Tác giả: Benjamin Schreer | Biên dịch: Trần Quang

julie-bishop-australia-foreign-minister-dfa-afp-20140220-001

Úc cũng có đồng minh và lợi ích cụ thể tại khu vực Biển Đông. Việc Trung Quốc kiểm soát vùng biển này sẽ làm xói mòn vị thế đồng minh và lợi ích của Úc tại đây. Do đó Canberra cần có chính sách và cách tiếp cận chủ động hơn trong vấn đề Biển Đông.

Trung Quốc vẫn đang tiếp tục nỗ lực thay đổi hiện trạng tại Biển Đông bằng hành vi bắt nạt các quốc gia láng giềng nhỏ bé của mình và ngày càng gây ra nhiều sự kiện tại khu vực này. Tháng trước, sau khi hạ đặt giàn khoan trong vùng biển mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều yêu sách chủ quyền, rõ ràng là Bắc Kinh đang có kế hoạch đưa thêm giàn khoan thứ hai vào khu vực này. Continue reading “Úc nên làm gì ở Biển Đông?”

Nhật Bản: Từ  cải cách hiến pháp đến hợp tác an ninh hàng hải với Việt Nam và Philippines

Tác giả: Hà Văn Long & Huỳnh Tâm Sáng

240614_pnoy01

Việc Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong chính sách tại biển Đông đang thách thức an ninh của khu vực nói chung và an ninh hàng hải nói riêng. Các nước nhỏ đang bị “Trung Quốc bắt nạt”, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, hiểu rằng để đối phó với một “con rồng hung hăng” thì ngoài tăng cường sức mạnh nội tại của quốc gia, việc hợp tác với những nước đang có “chung vấn đề” với nhau sẽ giúp họ có thêm những sức mạnh cần thiết và kịp thời để đối phó với những thách thức an ninh chung của khu vực. Và một nước lớn đang cùng có “chung vấn đề” đó không ai khác chính là Nhật Bản. Continue reading “Nhật Bản: Từ  cải cách hiến pháp đến hợp tác an ninh hàng hải với Việt Nam và Philippines”

Thế giới đang lầm tưởng về sức mạnh của Trung Quốc?

Tác giả: David Shambaugh | Biên dịch: Viết Tuấn

xin_53210060112114681038670

Nhận định Trung Quốc là một cường quốc toàn cầu đang hết sức phổ biến, cũng khá dễ hiểu nhưng thực sự là sai lầm. Không nên ảo tưởng rằng Trung Quốc vẫn sẽ phát triển như 30 năm qua, hoặc con đường đi tới ngôi vị cường quốc toàn cầu vẫn tiếp tục rộng mở.

Người ta thường cho rằng sức mạnh của Trung Quốc là không thể ngăn chặn và thế giới phải thích ứng với thực tế người khổng lồ Châu Á – có khả năng – trở thành một cường quốc toàn cầu đầy quyền lực. Ngành công nghiệp thu nhỏ của những đồn đoán “Trung Quốc trỗi dậy” đã phát triển trong thập kỷ qua, tất cả khắc họa lên bức tranh thế giới thế kỷ 21 mà ở đó Trung Quốc là động lực chi phối. Niềm tin này hết sức phổ biến, cũng khá dễ hiểu nhưng thực sự là sai lầm. Continue reading “Thế giới đang lầm tưởng về sức mạnh của Trung Quốc?”

Ba nỗi sợ của Trung Quốc: Tại sao Trung Quốc không muốn đứng đầu?

china-economy_2276995b

Tác giả: Kai He | Biên dịch: Phạm Trang Nhung

Người ta dự đoán rằng Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế số 1 thế giới vào cuối năm nay, vượt qua cả Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc có vẻ lo sợ điều này vì ba lý do. Nỗi sợ thứ nhất là tình trạng thổi phồng sức mạnh của Trung Quốc khi sử dụng số liệu GDP. Đây không phải lần đầu tiên thế giới phóng đại sức mạnh của Trung Quốc thông qua GDP của nước này. Vào năm 2010, GDP của Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Lần này số liệu của Ngân hàng Thế giới sẽ khiến Trung Quốc trở thành nền kinh tế số 1 thế giới vô cùng sớm. Continue reading “Ba nỗi sợ của Trung Quốc: Tại sao Trung Quốc không muốn đứng đầu?”

Vai trò của ngoại giao đa phương trong CSĐN của quốc gia tầm trung: Trường hợp của Indonesia

Indonesia

Tác giả:  Vũ Lê Thái Hoàng – Lê Linh Lan*

Tóm tắt: Với mục tiêu tìm hiểu về định nghĩa, tiêu chí phân loại và kiểu chính sách/hành vi đặc thù của nhóm các nước “tầm trung” trong quan hệ quốc tế, bài viết nghiên cứu mảng lý thuyết về các nước nhỏ/yếu (vốn được chú ý ít hơn mảng lý thuyết về các nước lớn) trong chủ nghĩa Tân Hiện thực và Thể chế Tân Tự do bởi đây là nền tảng khơi nguồn cho lý thuyết về các nước tầm trung. Qua đó, các tác giả nhận thấy chính sách ưu tiên ngoại giao đa phương và kiểu hành vi đối với các thể chế quốc tế, khu vực tạo nên một trong những đặc thù cơ bản nhất của các nước tầm trung nhằm khắc phục sự bất cân xứng về sức mạnh và giảm thiểu những rủi ro của chính sách cân bằng, phù thịnh hay trung lập trong quan hệ với các nước lớn. Bài viết cũng vận dụng khuôn khổ lý thuyết trên để hiểu rõ hơn về chính sách “cân bằng năng động” (dynamic equilibrium) ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương của quốc gia tầm trung In-đô-nê-xi-a dưới thời Tổng thống Xu-xi-lô Giút-đô-dô-nô, qua đó rút ra một số kinh nghiệm cho các quốc gia tầm trung ở khu vực trong một môi trường chiến lược đang có nhiều biến chuyển nhanh chóng, phức tạp.

Continue reading “Vai trò của ngoại giao đa phương trong CSĐN của quốc gia tầm trung: Trường hợp của Indonesia”

Di sản của vụ Thảm sát Thiên An Môn

tam11

Nguồn: Johan Lagerkvist, “The Legacy of Tiananmen Square“, Yale Global, 03/06/2014.

Biên dịch: Nguyễn Tiến Chương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong tuần này vào hai mươi lăm năm trước đây, những cảnh tượng hãi hùng đã diễn ra tại giao lộ Muxidi tại trung tâm Bắc Kinh. Hàng ngàn sinh viên và công nhân đã cố gắng để ngăn cản Quân đội Giải phóng Nhân dân tiến quân về phía Quảng trường Thiên An Môn và nhận ra trong sự ngỡ ngàng rằng những người lính đã sử dụng đạn thật chống lại họ. Đặng Tiểu Bình, vị “lãnh đạo tối cao” đằng sau hậu trường của Trung Quốc, đã ra lệnh cho quân đội xóa sạch Quảng trường trước ngày 4 tháng Sáu. Khi những thi thể đẫm máu ngã xuống đất, người dân đã hét lên rằng “Phát xít!”, “Quân sát nhân!”, “Chính phủ tội phạm”. Muxidi giao với Đại lộ Trường An, cắt qua Quảng trường Thiên An Môn, đã trở thành trung tâm của vụ thảm sát, đánh dấu sự kết thúc tàn bạo sau gần bảy tuần đầy kịch tính của cuộc tuần hành vì dân chủ ở thủ đô và trên cả nước. Continue reading “Di sản của vụ Thảm sát Thiên An Môn”