Đạo luật CHIPS không thể giải quyết vấn đề của ngành chất bán dẫn Mỹ

Nguồn: Dư Bằng Côn, 余鹏鲲:特朗普和美国,只能“成功”一个, Sina Finance, 08/03/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào ngày 4/3 theo giờ địa phương, Tổng thống Mỹ D. Trump đã có bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội kể từ khi tái nhậm chức. Ông kêu gọi bãi bỏ “Đạo luật CHIPS” nằm trong Đạo luật CHIPS và Khoa học được thông qua trong nhiệm kỳ của Biden, đồng thời yêu cầu Quốc hội hủy bỏ việc tài trợ cho đạo luật này.

“Đạo luật CHIPS” là dự luật được cả hai đảng của Mỹ thông qua vào năm 2022, nhằm mục đích tăng cường việc sản xuất, nghiên cứu và cung ứng chất bán dẫn của Mỹ thông qua trợ cấp. Continue reading “Đạo luật CHIPS không thể giải quyết vấn đề của ngành chất bán dẫn Mỹ”

Tập ưu tiên ‘an ninh chế độ’ hơn giải quyết tình trạng hỗn loạn kinh tế

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping prioritizes ‘regime security’ over fighting economic turmoil,” Nikkei Asia, 06/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi kỳ họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc khai mạc, Tập đang hướng đến việc kéo dài thời gian nắm quyền sau năm 2027.

Khi kỳ họp thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức Quốc hội Trung Quốc, khai mạc tại Bắc Kinh vào thứ Tư ngày 05/03/2025, mọi sự chú ý đều đổ dồn vào các chính sách tiềm năng để giải quyết tình trạng kinh tế suy yếu.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo quốc gia hiểu rõ rằng cơn đau đang hành hạ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới khó có thể sớm được chữa lành, đặc biệt là khi “an ninh chế độ” dường như là ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Continue reading “Tập ưu tiên ‘an ninh chế độ’ hơn giải quyết tình trạng hỗn loạn kinh tế”

Mối đe dọa thực sự từ AI Trung Quốc

Nguồn: Jared Dunnmon, “The Real Threat of Chinese AI,” Foreign Affairs, 28/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Mỹ cần dẫn đầu cuộc đua nguồn mở?

Chỉ trong vòng hai tháng kể từ khi một công ty Trung Quốc ít người biết đến –  DeepSeek – phát hành một mô hình AI nguồn mở mới mạnh mẽ, bước đột phá này đã bắt đầu làm thay đổi thị trường AI toàn cầu. DeepSeek-V3, tên gọi của mô hình ngôn ngữ mở lớn (LLM) của công ty, tự hào có hiệu suất sánh ngang với các mô hình từ các phòng thí nghiệm hàng đầu của Mỹ, chẳng hạn như ChatGPT của OpenAI, Claude của Anthropic, và Llama của Meta – nhưng chỉ tốn một phần chi phí cực nhỏ. Điều này đã cho phép các nhà phát triển và người dùng trên toàn thế giới tiếp cận AI tiên tiến với chi phí tối thiểu. Vào tháng 1, công ty đã phát hành mô hình thứ hai, DeepSeek-R1, sở hữu các khả năng tương tự như mô hình o1 tiên tiến của OpenAI với mức giá chỉ bằng 5%. Kết quả là, DeepSeek đã trở thành mối đe dọa đối với vị thế dẫn đầu của Mỹ trong lĩnh vực AI, mở đường cho Trung Quốc giành được vị thế thống trị toàn cầu, bất chấp những nỗ lực của Washington nhằm hạn chế quyền tiếp cận của Bắc Kinh đối với các công nghệ AI tiên tiến. Continue reading “Mối đe dọa thực sự từ AI Trung Quốc”

Ảo tưởng kinh tế của Trump đã bắt đầu gây tổn hại cho Hoa Kỳ

Nguồn: Donald Trump’s economic delusions are already hurting America”, The Economist, 06/003/2025

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trong bài phát biểu trước Quốc hội vào ngày 4 tháng 3, Tổng thống Donald Trump đã vẽ nên một bức tranh tuyệt vời. Giấc mơ Mỹ, ông tuyên bố, đang trở thành hiện thực hơn bao giờ hết. Thuế quan của ông sẽ bảo vệ việc làm, khiến nước Mỹ giàu có hơn nữa và bảo vệ chính linh hồn nước Mỹ. Thật không may, trong thế giới thực, mọi thứ lại khác. Các nhà đầu tư, người tiêu dùng và các công ty cho thấy những dấu hiệu đầu tiên về sự chán nản với tầm nhìn của Trump. Với chủ nghĩa bảo hộ hung hăng và thất thường của mình, Trump đang đùa với lửa. Continue reading “Ảo tưởng kinh tế của Trump đã bắt đầu gây tổn hại cho Hoa Kỳ”

Lại thêm một quan chức cấp cao khác của Trung Quốc bị thanh trừng

Nguồn: James Palmer, “Another High-Ranking Chinese Official Falls”,  Foreign Policy, 04/03/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Kim Tráng Long (Jin Zhuanglong) là ủy viên Quốc vụ viện mới nhất bị loại khỏi bộ máy trong chiến dịch thanh trừng đang tiếp diễn của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Tiêu điểm tuần này: Người đứng đầu Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc bị loại khỏi bộ máy trong chiến dịch thanh trừng của Tập; Bắc Kinh đáp trả bằng các biện pháp trả đũa khi hàng hoá Trung Quốc bị Mỹ tăng thuế; Tập đoàn sản xuất chip TSMC của Đài Loan cam kết một khoản đầu tư lớn vào ngành chip bán dẫn ở Mỹ. Continue reading “Lại thêm một quan chức cấp cao khác của Trung Quốc bị thanh trừng”

Ukraine giờ đây là cuộc chiến của Châu Âu

Nguồn: Dmytro Kuleba, “This Is Europe’s War Now,” New York Times, 03/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thứ Sáu vừa qua (28/02/2025), khi Volodymyr Zelensky rời khỏi Nhà Trắng với vẻ mặt buồn bã, Tổng thống Trump đã viết trên mạng xã hội rằng nhà lãnh đạo Ukraine có thể “quay lại khi ông ta sẵn sàng cho Hòa bình.”

Hòa bình là một từ rất mạnh, nhưng để hiểu được ý nghĩa thực sự của nó, người ta phải xem xét bối cảnh mà nó được dùng. Trong cùng ngày mà Trump nói về tầm quan trọng của hòa bình và tiễn Zelensky về nhà để suy nghĩ về điều đó, Nga đã phóng hơn 150 máy bay không người lái tấn công vào các thành phố của Ukraine. Trump nhấn mạnh rằng ông đang đạt được tiến triển lớn hướng tới hòa bình với Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng Putin chỉ tăng cường các cuộc tấn công của mình kể từ khi Trump lên nhậm chức. Continue reading “Ukraine giờ đây là cuộc chiến của Châu Âu”

Những nguy cơ từ một vị tổng thống thích truyền hình thực tế

Nguồn: Ravi Agrawal, “The Perils of a Reality TV Presidency,” Foreign Policy, 28/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc khẩu chiến giữa Trump và Zelensky là lời nhắc nhở rằng ngoại giao quốc tế chưa bao giờ đòi hỏi phải được thực hiện trước mắt hàng tỷ người.

“Tôi có thể nói với anh rằng đây sẽ là chương trình truyền hình tuyệt vời.”

Đó có thể là những lời chân thực nhất mà Tổng thống Mỹ Donald Trump thốt ra trong cuộc gặp đầy kịch tính và hoàn toàn không có phép tắc ngoại giao với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Trump rất am hiểu về truyền hình. Xuất thân là một ngôi sao truyền hình thực tế, ông đã vạch ra con đường lên nắm quyền của mình với hiểu biết sâu sắc về cách giữ chân mọi người. Càng gây sốc, càng kỳ quặc, càng thô lỗ, càng chưa từng có thì tỷ suất người xem càng tăng. Trump ám ảnh với những điều này. Ông ấy nổi tiếng với việc gọi điện cho các giám đốc truyền hình sẵn sàng nghe máy, và thảo luận về số liệu mỗi sáng. Nếu tỷ suất người xem không tăng lên, ông sẽ thử một cách khác. Sau đó lặp lại quá trình. Tỷ suất người xem càng cao, tin tức càng nhiều, sự chú ý càng lớn. Sự chú ý là điều tối quan trọng. Continue reading “Những nguy cơ từ một vị tổng thống thích truyền hình thực tế”

Nga sẵn lòng gây biến động toàn cầu tới đâu?

Nguồn: Hanna Notte, “How Big Is Russia’s Appetite for Upheaval?,” Foreign Affairs, 27/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bất chấp sự ủng hộ của Trump, vẫn có giới hạn đối với các xung lực phá hoại của Moscow.

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ Nga dường như đang làm gia tăng mối đe dọa đã gây báo động ở các thủ đô phương Tây suốt năm qua: sự liên kết của một nhóm đối thủ đáng gờm, bao gồm Trung Quốc, Iran, Triều Tiên, và Nga, trong một “trục biến động” do Nga đứng đầu. Cả bốn nước đều theo chủ nghĩa xét lại, với ý định lật đổ trật tự toàn cầu mà họ cho là chống lại mình. Phương Tây lo ngại rằng, ngoài việc hỗ trợ kinh tế, quân sự, và chính trị cho nhau, các quốc gia này có thể phát động cuộc xung đột khiến phương Tây phải chật vật kiềm chế những tác động gây bất ổn. Continue reading “Nga sẵn lòng gây biến động toàn cầu tới đâu?”

Tân lãnh đạo của Việt Nam nâng kỳ vọng lên tầm cao mới

Nguồn: Alexander L. Vuving, “Vietnam’s new leader is raising expectations to a new level,” Nikkei Asia, 28/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cho dù Tô Lâm thành công hay thất bại, thì một điều rõ ràng là ông đang định hình lại đất nước.

Việt Nam đang trải qua những biến đổi sâu sắc dưới thời Tổng Bí thư Tô Lâm. Không chỉ là một cuộc cải tổ chính sách, những cải cách của ông còn là nỗ lực được tính toán để định hình lại đất nước cũng như cân bằng quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) cầm quyền. Continue reading “Tân lãnh đạo của Việt Nam nâng kỳ vọng lên tầm cao mới”

‘Châu Âu đang mắc kẹt trong tư duy Chiến tranh Lạnh và NATO có thể giải thể trong tương lai’

Nguồn: Richard Sakwa, 【思想者茶座】|理查德·萨克瓦:“中国过去几周非常安静,这是明智的做法”, Guancha, 28/02/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào đúng kỷ niệm ba năm của cuộc xung đột Nga-Ukraine, Donald Trump – người vừa nhậm chức được một tháng – đã làm thay đổi mối quan hệ căng thẳng suốt ba năm qua giữa Mỹ và Nga bằng việc tổ chức cuộc hội đàm cấp cao với Nga và mở ra một cuộc chơi quyền lực mới giữa các cường quốc.

Liệu hòa bình giữa Nga và Ukraine có chuyển biến tốt đẹp hơn? Liệu châu Âu và Ukraine – những “đồng minh” bị Mỹ gạt sang một bên – có bao nhiêu năng lực để đảm bảo an ninh cho châu Âu? Là một nước lớn đại diện cho lợi ích của “phương Nam toàn cầu”, Trung Quốc sẽ đóng vai trò gì trong vấn đề này? Continue reading “‘Châu Âu đang mắc kẹt trong tư duy Chiến tranh Lạnh và NATO có thể giải thể trong tương lai’”

Jack Ma tái xuất khi Tập Cận Bình điều chỉnh hướng đi nền kinh tế

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Jack Ma appears as Xi Jinping seeks to adjust course,” Nikkei Asia, 27/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ tịch Trung Quốc đã ngầm đồng ý với Đặng Tiểu Bình khi ông ra hiệu về hướng đi mới cho nền kinh tế.

Một đám mây trắng hình con ngựa đã trở lại bầu trời xanh sau hơn bốn năm bị thổi bay. Đám mây này là phép ẩn dụ cho ông trùm công nghệ Jack Ma.

Nhà sáng lập tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba của Trung Quốc đã một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý khi bất ngờ xuất hiện vào ngày 17/02 tại một hội nghị chuyên đề về doanh nghiệp tư nhân ở Bắc Kinh được tổ chức lần đầu tiên sau khoảng sáu năm. Continue reading “Jack Ma tái xuất khi Tập Cận Bình điều chỉnh hướng đi nền kinh tế”

Bản đồ mới của Trump và vận mệnh NATO

Nguồn: Robert D. Kaplan, “Trump’s New Map,” Foreign Policy, 25/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ trong thời kỳ hậu đọc hiểu lịch sử chỉ còn biết dựa vào địa lý.

Trong bài phát biểu mang tính tiên tri tại Brussels vào tháng 06/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Robert M. Gates đã cảnh báo các đồng minh châu Âu của Washington rằng: nếu họ không bắt đầu chi nhiều hơn đáng kể cho an ninh của chính họ, NATO một ngày nào đó có thể sẽ trở thành dĩ vãng. Gates lưu ý rằng ông chỉ là “người mới nhất trong một loạt các bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã thúc giục các đồng minh, cả riêng tư lẫn công khai, thường là với sự bực tức, yêu cầu họ đáp ứng các tiêu chuẩn đã thỏa thuận của NATO về chi tiêu quốc phòng.” Continue reading “Bản đồ mới của Trump và vận mệnh NATO”

Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào khi Trump bỏ rơi đồng minh?

Nguồn: James Palmer, “As Trump Abandons Allies, How Will China Respond”,  Foreign Policy, 25/02/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Cách tiếp cận gây sốc của Mỹ khiến Bắc Kinh vừa thấy hài lòng vừa lo ngại.

Tiêu điểm tuần này: Tổng thống Mỹ Donald Trump đổi cách tiếp cận với đồng minh khiến Bắc Kinh vừa thấy hài lòng vừa thấy bất an; Trung Quốc thể hiện vị thế của mình thông qua các biện pháp kiểm soát hoạt động khai thác và chế biến tài nguyên đất hiếm; Hoãn tuyên án tội danh lừa đảo đối với tỉ phú Trung Quốc Quách Văn Quý. Continue reading “Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào khi Trump bỏ rơi đồng minh?”

Samuel Huntington đã đúng

Nguồn: Nils Gilman, “Samuel Huntington Is Getting His Revenge,” Foreign Policy, 21/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ý tưởng về một “sự va chạm giữa các nền văn minh” trên toàn cầu không sai, chỉ là nó đã đến quá sớm.

Chúng ta đang đứng trước một thời khắc bước ngoặt tái sắp xếp trật tự quan hệ quốc tế có tầm quan trọng ngang với các sự kiện năm 1989, 1945, hoặc 1919 – một sự kiện mang tính thế hệ. Giống như những lần trước, sự kết thúc của trật tự quốc tế tự do hình thành vào những năm 1990 là một khoảnh khắc chứa đựng cả hy vọng lẫn sợ hãi, khi những suy nghĩ cũ, dù tốt hay xấu, đều biến mất. Những thời điểm then chốt như vậy cũng là giây phút tỏa sáng của những kẻ cơ hội đầy sức hút, hơn là những nhà điều hành tài giỏi. Continue reading “Samuel Huntington đã đúng”

Cáp ngầm: Điểm yếu lớn của nền kinh tế AI

Nguồn: Jared Cohen, “The AI Economy’s Massive Vulnerability,” Foreign Policy, 20/02/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cáp ngầm truyền dữ liệu và điện năng, nhưng chúng đang phải đối mặt với rủi ro ngày càng tăng.

Nền kinh tế sử dụng trí tuệ nhân tạo có một điểm yếu rất lớn: đại dương.

Thế giới kỹ thuật số được kết nối bằng cáp ngầm, một mạng lưới dài khoảng 1,2 triệu km có thể bao quanh trái đất tận 30 lần. Được đặt sâu khoảng 8km dưới mặt nước, những tuyến cáp này giúp cuộc sống hàng ngày – và thị trường toàn cầu – trở nên khả thi. Trong khi 80% khối lượng hàng hóa thương mại quốc tế được vận chuyển trên mặt biển, thì 95% dữ liệu quốc tế được truyền đi dưới mặt biển, bao gồm các tin nhắn tức thời, các giao dịch tài chính hàng ngày trị giá ước tính 10 nghìn tỷ đô la, và hàng loạt bí mật an ninh quốc gia. Ngoài ra, điện cũng được tạo ra ở ngoài khơi, như một phần ngày càng tăng của năng lượng toàn cầu, thường được vận chuyển qua cáp ngầm. Continue reading “Cáp ngầm: Điểm yếu lớn của nền kinh tế AI”

Trung Quốc không muốn dẫn đầu một trục chống Mỹ

Nguồn: Sergey Radchenko, “China Doesn’t Want to Lead an Axis,” Foreign Affairs, 18/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh vẫn có những nghi ngờ sâu sắc đối với Nga và Triều Tiên.

Tuyên bố năm 2022 của Trung Quốc và Nga về quan hệ đối tác “không giới hạn” và “không có khu vực ‘cấm’” đã có tác động sâu rộng. Thỏa thuận ngụ ý rằng Bắc Kinh và Moscow sắp khôi phục lại liên minh đã tan rã từ lâu của họ, vốn từng ràng buộc hai cường quốc trong một thời gian ngắn vào thập niên 1950, theo đó trở thành một mối đe dọa đáng gờm mà Mỹ không thể để yên. Continue reading “Trung Quốc không muốn dẫn đầu một trục chống Mỹ”

Vì sao Putin và Zelensky đều sẽ không dễ dàng thỏa hiệp?

Nguồn: Triệu Long, 赵隆:美俄关系重启?中国会面临怎样的局势?, Guancha, 20/02/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tuyên bố đã có cuộc đối thoại “hiệu quả” với Tổng thống Nga Vladimir Putin, thông tin xung quanh vấn đề Nga-Ukraine trở nên bùng nổ. Phó Tổng thống Mỹ JD Vance, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hegseth cùng Đặc phái viên Mỹ về Nga và Ukraine Kellogg đã nối nhau bày tỏ quan điểm tại châu Âu, đây gần như là một “sự sỉ nhục” đối với các nước đồng minh châu Âu.

Tiếp đó, vào ngày 18/2, Mỹ và Nga đã gặp nhau tại Saudi Arabia mà không có sự tham dự của châu Âu và Ukraine. Hai bên đều tỏ ra khá hài lòng với hơn 4 giờ đàm phán và đã đạt được đồng thuận về 4 nguyên tắc. Continue reading “Vì sao Putin và Zelensky đều sẽ không dễ dàng thỏa hiệp?”

Tập tìm cách tham gia cùng Trump và Putin trong Hội nghị Yalta 2.0

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi seeks to join Trump and Putin for Yalta 2.0,” Nikkei Asia, 20/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc xem vai trò gìn giữ hòa bình ở Ukraine là bước đệm hướng tới một trật tự thế giới mới.

Cách cuộc chiến ở Ukraine kết thúc có thể quyết định ai là người nắm quyền kiểm soát trật tự quốc tế mới.

Thứ Hai tới (24/02/2025) đánh dấu ba năm cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, và người ta đã bắt đầu sắp xếp một hội nghị thượng đỉnh quan trọng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Nhưng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy lại không được mời. Continue reading “Tập tìm cách tham gia cùng Trump và Putin trong Hội nghị Yalta 2.0”

So sánh kinh tế của Singapore và Sài Gòn năm 1965-1966

Tác giả: Leo Trần

Câu hỏi về tình trạng kinh tế của Sài Gòn thập niên 1960 và 1970, trong so sánh với các nước láng giềng, vẫn được độc giả người Việt trong ngoài nước quan tâm. Bài viết này sẽ so sánh tình trạng kinh tế của Singapore và Sài Gòn trong hai năm 1965 và 1966, một giai đoạn lịch sử quan trọng đối với cả hai thành phố. Bằng cách phân tích các chỉ số kinh tế chủ chốt và bối cảnh lịch sử, chính trị, xã hội, bài viết cố gắng xác định thành phố nào thịnh vượng hơn. Tác giả hy vọng có thể nhận được phản hồi và tranh luận để các bên tìm ra những bằng chứng vững chắc cho câu hỏi. Continue reading “So sánh kinh tế của Singapore và Sài Gòn năm 1965-1966”

Cuộc khủng hoảng tên lửa đầu tiên của thế kỷ sẽ là ở châu Á

Nguồn: Jennifer Kavanagh và Ankit Panda, “The Century’s First Missile Crisis Is Coming in Asia,” Foreign Policy, 18/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington cần ngay lập tức thực hiện các bước để tránh thảm họa.

Tên lửa là trung tâm của các xung đột toàn cầu ngày nay. Phần lớn năm 2024 đã được dành để tranh luận về rủi ro leo thang chiến tranh khi Ukraine được phép bắn tên lửa tầm xa do Mỹ sản xuất vào các mục tiêu bên trong nước Nga. Ở Trung Đông, các cuộc tấn công bằng tên lửa có nguy cơ cao của Iran vào lãnh thổ Israel và cuộc phản công dữ dội của Israel đã làm lu mờ – nhưng không làm chậm lại – các cuộc tấn công bằng tên lửa gần như hàng ngày của lực lượng Houthi ở Yemen nhắm vào các tàu ở Biển Đỏ. Continue reading “Cuộc khủng hoảng tên lửa đầu tiên của thế kỷ sẽ là ở châu Á”