Singapore: Chống tham nhũng thành công nhờ chuyên chế?

33613954555e

Nguồn: Alfred Stepan & Richa Maheshwari, “Good-Government Authoritarianism?”, Project Syndicate, 23/4/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhiều lời tán dương dành cho Lý Quang Diệu – Thủ tướng phục vụ lâu năm của Singapore mất hồi tháng Ba – đã nêu bật cuộc chiến chống tham nhũng thành công của ông. Điểm ẩn ý thường thấy trong phân tích này (khi không được nêu rõ ràng) là việc chính phong cách cai trị chuyên chế của Lý Quang Diệu đã giúp hiện thực hóa những thành tựu (chống tham nhũng) của ông.

Ngoài những ngụ ý mang tính phản dân chủ sâu sắc của giả thuyết này, nó còn không chính xác về mặt thực nghiệm. Vâng, Singapore xếp thứ 7 trong số hơn 170 quốc gia được khảo sát về tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế hồi năm ngoái. Nhưng nếu xem xét các quốc gia khác trong nhóm 15 nước dẫn đầu chúng ta sẽ phát hiện ra rằng tất cả những nước đó đều là những nền dân chủ đang phát triển vững mạnh. Continue reading “Singapore: Chống tham nhũng thành công nhờ chuyên chế?”

Pháo đài dân tộc chủ nghĩa: Nga đang đánh mất các giá trị đạo đức chính trị ra sao?

image

Nguồn: Christian Neef, “Fortress of Nationalism: Russia Is Losing Its Political Morals,” Spiegel Online, 31/3/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vụ sát hại chính trị gia đối lập Boris Nemtsov cho thấy nước Nga đã trở nên xuống cấp về mặt đạo đức. Đất nước này đang biến thành một pháo đài dân tộc chủ nghĩa và những người nắm quyền sẵn sàng phớt lờ những tác động nguy hiểm tiềm tàng.

Trong vòng bốn tuần đã có hai sự kiện diễn ra ở Nga mà thoạt nhìn có vẻ như không có liên hệ với nhau. Nhưng nếu nhìn kỹ thì chúng lại có liên quan chặt chẽ. Sự kiện đầu tiên là cái chết của chính trị gia đối lập Boris Nemtsov; và sự kiện thứ hai là cuộc họp của Diễn đàn Bảo thủ Nga cách đây một tuần vào ngày chủ nhật tại thành phố St. Petersburg. Cả hai sự việc – vụ giết người trắng trợn ngay bên ngoài điện Kremlin và nỗ lực để tạo ra một phong trào Quốc tế dân tộc chủ nghĩa trên đất Nga – đều chứng minh một điều: Nga đã trở nên bất ổn cả về chính trị lẫn đạo đức. Continue reading “Pháo đài dân tộc chủ nghĩa: Nga đang đánh mất các giá trị đạo đức chính trị ra sao?”

Vì sao quan hệ Hoa Kỳ – Cuba nồng ấm lên?

68531406

Nguồn:Why the United States and Cuba are cosying up”, The Economist, 08/04/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngoài đôi cái bắt tay vội vàng, đã chẳng có một cuộc tiếp xúc thực sự nào giữa một tổng thống đương nhiệm của Mỹ với các nhà lãnh đạo Cuba trong hơn nửa thế kỷ qua. Vì vậy cuộc họp được dự kiến giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro tại Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ ở Panama City vào các ngày 10-11 tháng 4 được xem là một sự kiện lịch sử, đặc biệt là nếu hai bên trao đổi những điều có ý nghĩa.

Với cả hai ông, sự xích lại gần nhau này là một canh bạc. Các ứng cử viên tổng thống tiềm năng của đảng Cộng hòa hẳn sẽ chỉ trích mạnh mẽ thỏa thuận hồi tháng 12 của ông Obama với ông Castro về “bình thường hóa” quan hệ ngoại giao, cùng nỗ lực của ông Obama nhằm gở bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 54 năm. Fidel Castro, vị cựu lãnh đạo Cuba, cũng có vẻ không hài lòng với chính sách của ông em Raul của mình. Hơn nữa, ba vòng đàm phán ngoại giao giữa hai nước kể từ tháng 12 vẫn chưa vượt qua được nhiều thập kỷ mất lòng tin. Vì sao hai nhà lãnh đạo lại mong muốn chôn vùi những bất đồng đến vậy? Continue reading “Vì sao quan hệ Hoa Kỳ – Cuba nồng ấm lên?”

Dân chủ và tăng trưởng có loại trừ lẫn nhau?

Supporters at political rally with patriotic ribbon and Vote pin

Nguồn: Harold James, “Democracy Versus Growth?Project Syndicate, 24/4/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tình trạng bất ổn hiện nay của châu Âu đã khơi lại cuộc tranh luận cũ về việc hình thức chính phủ nào sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế tốt hơn. Các chế độ chuyên chế, với khả năng ép buộc tiến hành những lựa chọn không phổ biến, liệu có hiệu quả hơn trong việc tạo ra tăng trưởng? Hay dân chủ tự do, với cơ chế kiểm soát và đối trọng, sẽ mang lại sự thịnh vượng vật chất lớn hơn?

Trong cuộc tranh luận này, các bằng chứng hỗ trợ dường như đã dao động từ bên này sang bên kia trong những thập niên gần đây. Trong những năm 1980, hoạt động kinh tế ở Chi-lê, dưới chế độ độc tài của Tướng Augusto Pinochet, và ở Singapore, dưới một chế độ ôn hòa hơn nhưng vẫn là chuyên chế của Lý Quang Diệu, là rất ấn tượng. Trong khi đó, các nước dân chủ của thế giới công nghiệp lại đang phải vật lộn với suy thoái và trì trệ. Continue reading “Dân chủ và tăng trưởng có loại trừ lẫn nhau?”

Thách thức từ sự suy thoái của Nga

economist-Putin-cover

Nguồn: Joseph S. Nye , “The Challenge of Russia’s Decline,” Project Syndicate, 14/04/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi châu Âu đang còn tranh cãi xem liệu có nên duy trì các biện pháp trừng phạt của họ đối với Nga hay không, chính sách xâm lược của Điện Kremlin đối với Ukraine vẫn tiếp tục không suy giảm. Nga đang ở trong cơn suy thoái dài hạn, nhưng nó vẫn đặt ra một mối đe dọa rất thực tế đối với trật tự quốc tế ở châu Âu và xa hơn nữa. Quả thực, sự suy thoái của Nga có thể khiến nó thậm chí còn nguy hiểm hơn.

Chắc chắn, những gì đang xảy ra ở Ukraine là sự xâm lược của Nga. Trò giả vờ của Tổng thống Vladimir Putin rằng quân đội Nga đã không tham gia vào cuộc chiến mới đây đã bị bại lộ khi một binh sĩ Nga ở Donetsk xác nhận với Đài BBC Nga ngữ rằng họ đang đóng vai trò quyết định trong những bước tiến của quân nổi loạn. Anh ta thuật lại rằng các sĩ quan Nga đã trực tiếp chỉ huy các hoạt động quân sự lớn ở miền Đông Ukraine, trong đó có cuộc bao vây và chiếm giữ trung tâm giao thông quan trọng của thành phố Debaltseve hồi tháng 2. Continue reading “Thách thức từ sự suy thoái của Nga”

Bầu cử ở Vương quốc Anh diễn ra như thế nào?

11Election-2015

Nguồn:How British elections work,” The Economist, 12/04/2015.

Biên dịch: Trần Mai Khánh Ngọc | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày mùng 7 tháng 5 sắp tới, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sẽ tiến hành tổng tuyển cử để bầu ra chính phủ mới. Đất nước này có một trong những hệ thống bầu cử lâu đời nhất trên thế giới, đã tồn tại và dần phát triển qua nhiều thế kỷ. Nhưng ngày nay nó diễn ra như thế nào?

Vương quốc Anh là nước quân chủ lập hiến, vì vậy cử tri sẽ chỉ đi bỏ phiếu để bầu ra nghị sĩ của địa phương mình thay vì bầu trực tiếp ra người đứng đầu nhà nước (chẳng hạn như Tổng thống ở Hoa Kỳ). Thủ tướng mới là người có khả năng chỉ huy đa số nghị sĩ ở Hạ viện và sau đó sẽ được bổ nhiệm bởi nguyên thủ quốc gia không qua bầu cử là Nữ hoàng Elizabeth. Continue reading “Bầu cử ở Vương quốc Anh diễn ra như thế nào?”

Trung Quốc và thách thức từ các “Con đường tơ lụa”

n_68655_1

Nguồn: Xue Li & Xu Yanzhou, “How China can Perfect its Silk Road Strategy”, The Diplomat, 09/04/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2014, “một vành đai và một con đường” (OBOR – One Belt, One Road), cụm từ chỉ Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa hàng hải thế kỷ 21, là từ khóa của chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Khi chiến lược OBOR trở thành mục tiêu chính của chính sách đối ngoại Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ xúc tiến sáng kiến ​​này về kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa trong tám đến mười năm tới. Trong giới học thuật Trung Quốc, người ta thường cho rằng năm 2013 đã đánh dấu sự nảy sinh ý tưởng OBOR, trong khi năm 2014 chứng kiến sự hiện thực hóa ý tưởng này. Năm 2015, nhiệm vụ chính sẽ là thực hiện đầy đủ OBOR. Continue reading “Trung Quốc và thách thức từ các “Con đường tơ lụa””

Cuộc chiến các giá trị với Nga

Ukraine

Nguồn: Anders Fogh Rasmussen, “A War of Values with Russia”, Project Syndicate, 20/04/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới chức Nga gần đây đã đe dọa nhắm tên lửa hạt nhân vào các tàu chiến Đan Mạch nếu Đan Mạch tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO. Đây rõ ràng là một mối đe dọa gây phẫn nộ nhằm vào một đất nước không có ý định tấn công Nga. Nhưng nó cũng phản ánh một yếu tố cơ bản hơn trong chính sách đối ngoại của Kremlin: sự tuyệt vọng trong nỗ lực duy trì ảnh hưởng chiến lược của Nga tại một thời điểm xuất hiện những thách thức chưa từng có đối với quyền lực của nó.

Tất nhiên, các nhà lãnh đạo của Nga biết rất rõ rằng phòng thủ tên lửa của NATO không nhằm trực tiếp vào đất nước của họ. Continue reading “Cuộc chiến các giá trị với Nga”

Vĩnh biệt những giá trị châu Á

Free-Speech-tombstone_0

Nguồn: Ian Buruma, “Asian Values RIP,” Project Syndicate, 04/04/2015.

Biên dịch: Trần Mai Khánh Ngọc | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Phương diện chính trị của các Giá trị châu Á

Rất ít chính trị gia nhận được nhiều sự tưởng nhớ cảm động từ phía công chúng sau khi qua đời như Lý Quang Diệu, người sáng lập và là cựu thủ tướng lâu năm của Singapore. Một người được Henry Kissinger coi như một nhà hiền triết, được Tổng thống Nga Vladimir Putin xem như một chính trị gia hình mẫu, và được Tổng thống Barack Obama mô tả là “người khổng lồ đích thực của lịch sử” thì chắc hẳn đã làm điều gì đó đúng đắn.

Có một điều không thể chối cãi: Ảnh hưởng của Lý Quang Diệu lớn hơn nhiều lần so với quyền lực chính trị thực tế của ông, thứ sẽ chẳng bao giờ vượt ra khỏi những đường biên giới chật hẹp của một thành bang (city-state) nhỏ bé ở Đông Nam Á. Ông rõ ràng đã chua xót nhận ra điều này năm 1965 khi Singapore tách khỏi Malaysia. Ảnh hưởng sâu sắc nhất của Lý Quang Diệu là ở Trung Quốc thời kỳ hậu Mao Trạch Đông, nơi các doanh nghiệp kinh tế đang bùng nổ và cùng tồn tại với một nhà nước độc đảng chuyên chế theo chủ nghĩa Lê-nin. Continue reading “Vĩnh biệt những giá trị châu Á”

Sự trỗi dậy của làn sóng chống Hồi giáo

muslims-islamophobia

Nguồn: Jame Piscatori, “Islamophobia in the era of Islamic State”, East Asia Forum, 05/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong hàng thập kỷ qua, và nhất là kể từ sự kiện 11/9/2001, nhiều học giả, nhà hoạch định chính sách và nhà hoạt động đã đấu tranh chống lại những gì họ cho là những cuộc công kích không thể chấp nhận vào các tín đồ Hồi giáo và vào chính đạo Hồi. Hơn một thập kỷ trước khi Tổng thống Obama sử dụng cùng những lời tương tự, Tổng thống Bush đã nói về Cuộc chiến Chống Khủng bố rằng “Cuộc chiến của chúng ta … không phải là một cuộc chiến chống lại đạo Hồi”. Giờ đây, rất bình thường khi phân biệt giữa đạo Hồi với các tín đồ cực đoan của nó như cả hai Tổng thống đã làm, và cũng bình thường khi nghi vấn các ý kiến như “gốc rễ của cơn thịnh nộ Hồi giáo” hay “sự va chạm giữa các nền văn minh” như những lời giải thích về nguyên nhân của bạo lực. Continue reading “Sự trỗi dậy của làn sóng chống Hồi giáo”

Món nợ thế kỷ của Đức với người Hy Lạp

?

Nguồn: Manfred Ertel, Katrin Kuntz and Walter Mayr, “Nazi Extortion: Study Sheds New Light on Forced Greek Loans”, Spiegel Online International, 21/03/2015.

Lược dịch: Trần Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Liệu nước Đức hiện đại có trách nhiệm phải chi trả khoản tiền mà Đức Quốc xã đã ép buộc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp phải cống nạp cho nó trong suốt thời kỳ Thế chiến II hay không? Một nghiên cứu mới vừa được xuất bản ở Hy Lạp hé lộ những bằng chứng mới đủ để gia tăng áp lực lên Berlin phải thanh toán khoản nợ thời chiến này.

Cách thủ đô Athens hai tiếng đi ô tô, nằm nép mình dưới những ngọn đồi nhỏ xung quanh, thị trấn Distomo là chứng nhân lịch sử cho một trong những tội ác tàn bạo nhất của Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Loukas Zizis, phó thị trưởng 48 tuổi của thị trấn, nói rằng dù được sinh ra rất lâu sau khi Thế chiến II kết thúc, nhưng ông vẫn thường xuyên bị ám ảnh bởi những gì người Đức đã làm đối với tổ tiên của mình trong cuộc thảm sát Distomo ngày 10/6/1944, cướp đi sinh mạng của 218 người dân thị trấn này, bao gồm cả nhiều trẻ nhỏ. Continue reading “Món nợ thế kỷ của Đức với người Hy Lạp”

Ai sẽ kiểm soát quá trình luân hồi của Dalai Lama?

_81862004_dalailama_getty

Nguồn: Evan Osnos, “Who Will Control Tibetan Reincarnation?The New Yorker, 13/3/2015.

Biên dịch: Phan Hoài Thương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tại Bắc Kinh tuần qua, các vị đại biểu của Quốc hội Trung Quốc đã dành một chút thời gian trong việc thảo luận các mục tiêu hàng năm về tỉ lệ lạm phát giá tiêu dùng (3%), tỉ lệ thất nghiệp (4,5%), cắt giảm nồng độ các bon (3,1%) để nhắc lại lập trường chính sách của họ về quá trình luân hồi chuyển kiếp của các linh hồn. Nói đúng hơn, không phải mọi linh hồn: chỉ linh hồn của Dalai Lama, nhà lãnh đạo Tây Tạng đang lưu vong, và của các vị Lama (Lạt-ma) Phật giáo Tây Tạng cấp cao khác.

Padma Choling, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Khu tự trị Tây Tạng, giải thích với báo giới rằng thẩm quyền xác định vị trí và thời gian tồn tại của linh hồn Dalai Lama trong tương lai là hoàn toàn thuộc về Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh. “Điều đó không phụ thuộc vào chính Dalai Lama,” Padma nói. Việc người hiện đang nắm giữ linh hồn Dalai Lama (tức Tenzin Gyatso, vị Dalai Lama hiện tại – NHĐ) đề nghị bất cứ điều gì khác là “báng bổ Phật giáo Tây Tạng,” ông nói thêm. Continue reading “Ai sẽ kiểm soát quá trình luân hồi của Dalai Lama?”

Trung Quốc và “Mô hình Singapore”

lee-kuan-yew-and-deng

Nguồn: Minxin Pei, “The Real Singapore Model”, Project Syndicate, 26/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Sự ra đi của Lý Quang Diệu, người cha lập quốc của Singapore, là một dịp để chúng ta suy nghĩ về di sản của ông – và có lẽ quan trọng hơn, để nhìn nhận xem liệu chúng ta đã hiểu đúng về di sản đó hay chưa.

Trong thời gian 31 năm làm thủ tướng, ông Lý đã tạo nên một bộ máy chính quyền độc nhất, cân bằng một cách tinh tế giữa chế độ chuyên chế với dân chủ và giữa chủ nghĩa tư bản nhà nước với thị trường tự do. Cách thức quản trị của ông Lý, được biết đến với tên gọi “Mô hình Singapore,” thường hay bị miêu tả sai thành hình ảnh một chế độ độc đảng độc tài đứng trên một nền kinh tế thị trường tự do. Continue reading “Trung Quốc và “Mô hình Singapore””

Ông Lý Quang Diệu như tôi được biết

ly-quang-dieu-0624

Tác giả: Vũ Khoan

Trong những ngày này, người dân Singapore đau buồn tiễn đưa về nơi vĩnh hằng ông Lý Quang Diệu – người được tôn vinh là người cha của quốc đảo phồn vinh, tươi đẹp, yên bình với một bộ máy quản lý hữu hiệu và trong sạch. Cả thế giới đều bày tỏ niềm tiếc thương một chính khách uyên thâm, tài ba đã ra đi.

Cá nhân tôi có may mắn được trực tiếp tiếp xúc, chuyện trò với ông Lý nhiều lần và không bao giờ quên những kỷ niệm sâu sắc về ông. Số là, đầu thập niên 1990, khi thoát dần khỏi thế bị bao vây, cấm vận, nước ta quyết định ưu tiên nối lại quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á, trong đó có Singapore. Với mục đích đó, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã dẫn đầu một Đoàn đại biểu Chính phủ ta đi thăm các nước trong khu vực và với tư cách Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, tôi đã được cử đi tiền trạm rồi tham gia Đoàn. Continue reading “Ông Lý Quang Diệu như tôi được biết”

Điều gì xảy ra sau khi Lý Quang Diệu qua đời?

leepic

Nguồn: Bill Emmott, “What Comes after Lee Kuan Yew?”, Project Syndicate, 25/03/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tất cả các nhà lãnh đạo chính trị đều lo lắng về các di sản của họ. Lý Quang Diệu – người đã nắm quyền lãnh đạo Singapore trực tiếp hoặc gián tiếp hơn nửa thế kỷ và vẫn duy trì được ảnh hưởng cho đến khi qua đời ở tuổi 91 – có nhiều thời gian cầm quyền hơn hầu hết các nhà lãnh đạo khác để làm việc đó. Nhiều cuốn hồi ký đã chứng thực mối bận tâm của Lý Quang Diệu về di sản của mình, mặc dù thành công phi thường của Singapore dưới sự lãnh đạo của ông là minh chứng cho di sản đó. Thích ông hay không – và có nhiều người đã không thích ông – thì không ai có thể phủ nhận sự thịnh vượng và ổn định lâu dài và nổi bật của quốc gia-thành phố này.

Tuy nhiên, nỗ lực đưa vào những cuốn hồi ký của người đàn ông đã tự gọi mình là “Bộ trưởng Cố vấn” trong những năm gần đây cung cấp một đầu mối về mối quan tâm chủ yếu của Lý Quang Diệu. Di sản của ông về sự thành công trong quá khứ của Singapore có thể rõ ràng, nhưng còn tương lai thì sao? Continue reading “Điều gì xảy ra sau khi Lý Quang Diệu qua đời?”

Mỹ nên dành chỗ cho Trung Quốc?

Nguồn: www.chinadaily.com.cn

Nguồn: Jim O’Neill, “Making Space for China”, Project Syndicate, 17/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Vương quốc Anh đồng ý trở thành một thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng vào đầu tháng 3, phần lớn các tiêu đề báo chí không phải tập trung vào sự kiện này mà vào những bất đồng giữa Anh và Mỹ do quyết định này gây ra.

Nhà Trắng đã đưa ra một tuyên bố thúc giục chính phủ Anh “sử dụng tiếng nói của mình để thúc đẩy đưa ra các tiêu chuẩn cao“ (đối với AIIB). Một viên chức cấp cao của Mỹ còn được trích lời là đã buộc bội Anh “liên tục thỏa hiệp với Trung Quốc, vốn không phải là cách tốt nhất để can dự với một cường quốc đang lên”. Tuy nhiên trên thực tế, chính Hoa Kỳ mới đang áp dụng một hướng tiếp cận sai lầm. Continue reading “Mỹ nên dành chỗ cho Trung Quốc?”

Di sản quý nhất của Lý Quang Diệu: Đảng Hành động Nhân dân

 15321544e

Tác giả: Hồ Anh Hải

Sử gia nổi tiếng Lord Acton từng nói: Quyền lực thì có xu hướng suy đồi; quyền lực tuyệt đối thì suy đồi tuyệt đối. Danh ngôn bất hủ này được lịch sử chứng minh là có tính quy luật phổ biến trên toàn cầu và đúng với hầu hết các trường hợp. Sự kiện Đảng Cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa của siêu cường Liên Xô tan rã là một thí dụ điển hình về sự suy đồi của quyền lực, cho dù Đảng và nhà nước này được vũ trang bằng hệ tư tưởng được coi là tiên tiến nhất và trên thực tế cũng từng giành được những thắng lợi vĩ đại trong cách mạng, trong chiến tranh chống xâm lược và trong xây dựng đất nước.

Singapore là một trường hợp không tuân theo quy luật lịch sử mà Lord Acton đã tổng kết. Đảng Hành động nhân dân tại đây liên tục sử dụng quyền lực tuyệt đối để lãnh đạo đất nước Singapore trong suốt hơn nửa thế kỷ qua mà không xảy ra suy thoái, tham nhũng biến chất. Trường hợp hi hữu này rất đáng để các nước nghiên cứu học tập. Continue reading “Di sản quý nhất của Lý Quang Diệu: Đảng Hành động Nhân dân”

Tại sao cần tái thiết quan hệ EU – Thổ Nhĩ Kỳ?

In-the-East-or-West-Turkey-and-the-Rest-of-the-World

Nguồn: Martti Ahtisaari, Emma Bonino & Albert Rohan, “An EU- Turkey Reset”, Project Syndicate, 13/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuối năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2015, cuộc họp thường niên lần thứ mười của nguyên thủ các quốc gia G20 . Sự nổi bật của nước này trên trường quốc tế lại diễn ra vào một thời điểm kỳ lạ, khi họ nhận ra mình bị bao vây bởi một vòng cung bất ổn đang mở rộng.

Thật vậy, hai trật tự địa chính trị đang dần đổ vỡ ở những nước lân cận của Thổ Nhĩ Kỳ: Tình trạng hòa dịu thời Hậu Chiến tranh Lạnh với Nga, và các đường biên giới quốc gia ở Trung Đông được xác định bởi Hiệp định Sykes-Picot 1916 và Hòa ước Versailles 1919. Chưa bao giờ Liên minh châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ lại cần nhau như lúc này, nhưng cũng hiếm khi họ lại xa cách như thế. Continue reading “Tại sao cần tái thiết quan hệ EU – Thổ Nhĩ Kỳ?”

Những câu nói nổi tiếng của Lý Quang Diệu

_81195609_020914365afp

Nguồn:In quotes: Lee Kuan Yew“, BBC, 22/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Lý Quang Diệu là chính khách nổi tiếng đã biến Singapore từ một thành phố cảng nhỏ thành một trung tâm tài chính toàn cầu.

Ông cho rằng người dân nên được uốn nắn bởi chính phủ để thành các quốc gia (hiệu quả) – và ông cũng không hối hận về những chính sách mà mình đã đề ra cho mục tiêu này.

Tách ra khỏi Malaysia

Trích từ một buổi họp báo đầy xúc cảm vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, sau khi Malaysia bỏ phiếu trục xuất Singapore: Continue reading “Những câu nói nổi tiếng của Lý Quang Diệu”

#248B – Lý Quang Diệu viết về những ngày cuối đời

LeeKuanYew

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Personal Life: Choosing when to Go”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 294-301.

Biên dịch: Nguyễn Tiến Chương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

Trình tự công việc hằng ngày của tôi đã được định sẵn. Tôi thức dậy, kiểm tra email, đọc tin tức, tập thể dục và ăn trưa. Sau đó, tôi đến văn phòng tại Instana, kiểm tra các văn bản và viết các bài báo hoặc bài phát biểu. Vào buổi chiều hoặc tối, tôi thỉnh thoảng có lịch phỏng vấn với các nhà báo, sau đó tôi có thể dành một hoặc hai giờ học tiếng Hoa.

Tôi tập thể dục như một thói quen hằng ngày. Ở tuổi 89, tôi có thể đứng lên mà không cần đến gậy đỡ. Khi tôi còn ở độ tuổi 30, tôi thích hút thuốc và uống bia. Tôi bỏ thuốc lá vì nó đã làm tôi mất giọng trong các chiến dịch tranh cử. Việc này xảy ra trước khi có những nghiên cứu y tế về việc hút thuốc có thể dẫn đến ung thư phổi và cổ họng. Kỳ lạ hơn, sau đó tôi trở nên dị ứng với thuốc lá. Continue reading “#248B – Lý Quang Diệu viết về những ngày cuối đời”