Quan hệ chiến lược Mỹ-Trung và tương lai trật tự khu vực

Nguồn:Disorder Under Heaven: America and China’s Strategic Relationship,” The Economist, 22/04/2017.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư & Vũ Hồng Trang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Sau bảy thập niên bá quyền ở châu Á, giờ đây Mỹ phải thích ứng với một Trung Quốc ngày một lớn mạnh. Liệu chính quyền Donald Trump có làm được điều đó hay không?

Lần cuối cùng Trung Quốc tự cho là mình lớn mạnh như cách mà đất nước này tự nhận ngày nay là khi Abraham Lincoln còn làm chủ Nhà Trắng. Ở thời điểm đó, bất chấp bằng chứng ngày càng tăng về sự cướp phá của phương Tây, hoàng đế Trung Quốc vẫn bám vào niềm tin từ xa xưa rằng Trung Quốc thống trị thiên hạ, một trật tự thế giới của riêng mình. Trung Quốc chưa bao giờ có đồng minh theo cách hiểu của phương Tây, mà chỉ có các quốc gia triều cống cho mình để đổi lấy giao thương. Hoàng đế Trung Quốc đã viết cho Lincoln rằng cả Trung Quốc lẫn “các ngoại bang” tạo nên “một gia đình, không có khác biệt”. Continue reading “Quan hệ chiến lược Mỹ-Trung và tương lai trật tự khu vực”

‘Một vành đai, một con đường’ thách thức trật tự do Mỹ lãnh đạo

Nguồn: Hugh White, “China’s One Belt, One Road to challenge US-led order“, The Straits Time, 25/04/2017.

Biên dịch: Mỹ Anh

Vào tháng 5/2017, một hội nghị thượng đỉnh quốc tế có thể lớn nhất năm nay sẽ được nhóm họp tại Bắc Kinh để thảo luận dự án tham vọng nhất thế giới. Sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường” (OBOR) của Trung Quốc nhằm định hình lại kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21 bằng việc kết nối các nền kinh tế Á – Âu – Phi thông qua một mạng lưới giao thông và cơ sở hạ tầng mạnh mẽ chưa từng có.

Theo ước tính của một số nhà phân tích, với chi phí khoảng 1.000 tỷ USD, OBOR đã trở thành một trong những chương trình phát triển kinh tế lớn nhất trong lịch sử của Trung Quốc, vượt xa Kế hoạch Marshall (nhằm tái thiết châu Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai) của Mỹ. Dự kiến, Trung Quốc sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh quốc tế lớn nhất trong năm 2017 tại thủ đô Bắc Kinh vào ngày 14-15/5 tới để thảo luận về OBOR với sự tham gia của rất nhiều lãnh đạo các nước trên thế giới. Continue reading “‘Một vành đai, một con đường’ thách thức trật tự do Mỹ lãnh đạo”

#268 – Sự sỉ nhục quốc gia qua bản đồ và sự xuất hiện hình thù địa lý TQ

Nguồn: William Callahan, “The Cartography of National Humiliation and the Emergence of China’s Geobody”, Public Culture 21(1), 2009, pp. 141-173.

Biên dịch: Tuấn Anh | Hiệu đính: Đỗ Thị Thủy

Tóm tắt

Bản đồ là một phần quan trọng trong việc tạo dựng và sử dụng hình ảnh quốc gia. Bài viết này nghiên cứu những bản đồ hiện đại của Trung Quốc để chỉ ra cách mà những biên giới rất cụ thể giữa không gian trong và ngoài nước là kết quả tự nhiên của các công trình biểu tượng của địa lý học lịch sử và những quy ước của bản đồ học Trung Quốc. Những tấm bản đồ này không chỉ dừng ở việc ngợi ca phạm vi chủ quyền của Trung Quốc mà còn đau đớn trước mất mát lãnh thổ quốc gia thông qua bản đồ học về sự sỉ nhục quốc gia. Mục tiêu của bài viết này là hướng sự chú ý của chúng ta từ các vấn đề ngoại giao về biên giới quốc tế sang nghiên cứu những gì mà bản đồ Trung Quốc của Trung Quốc có thể cho chúng ta biết về những hi vọng và những lo sợ của người Trung Quốc, không chỉ trong quá khứ hay hiện tại mà còn ở tận tương lai. Bài viết này có hai mục tiêu tổng quát: (1) giải thích những bản đồ quốc gia hiện tại của Trung Quốc đã xuất hiện như thế nào thông qua sự va chạm sáng tạo giữa lãnh thổ phong kiến không giới hạn và lãnh thổ có chủ quyền bị giới hạn, và (2) cho thấy cách mà bản đồ học về sự sỉ nhục quốc gia thể hiện chính trị sinh học của hình thù địa lý. Bài viết kết luận rằng kinh nghiệm thường là độc nhất vô nhị của Trung Quốc có thể cho chúng ta thấy bản đồ học cũng có vị trí quan trọng như thế nào trong cuộc đấu tranh của các dân tộc khác. Continue reading “#268 – Sự sỉ nhục quốc gia qua bản đồ và sự xuất hiện hình thù địa lý TQ”

Nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Ấn Độ- Bhutan

bhutan

Nguồn: Udisha Saklani & Cecilia Tortajada, “The China factor in India–Bhutan relations”, East Asia Forum, 15/10/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vòng 24 của cuộc đàm phán biên giới Trung Quốc- Bhutan diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng 8 năm 2016 đã đưa một số khía cạnh địa chính trị của Nam Á thành tâm điểm. Mối quan hệ ngày càng thân thiết giữa Trung Quốc với Pakistan, và gần đây hơn là Nepal, đã luôn khiến Ấn Độ quan ngại trong nhiều năm qua. Có vẻ như hiện giờ quốc gia này đang mở rộng sự hiện diện của mình trong dãy Himalaya thông qua những đàm phán với một quốc gia láng giềng khác của Ấn Độ: Bhutan.

Gần đây có bằng chứng đáng kể về sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Nam Á. Vào tháng 8 năm 2015, Trung Quốc đã ký một loạt hiệp ước song phương với Nepal, sau khi Ấn Độ lên tiếng phản đối hiến pháp mới của Nepal và tạm thời chặn việc vận chuyển hàng hóa và nhiên liệu của Ấn Độ đến Nepal. Continue reading “Nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Ấn Độ- Bhutan”

Cuộc phiêu lưu của Trung Quốc tại Địa Trung Hải

greece-port

Nguồn: Elodie Sellier, “China’s Mediterranean Odyssey“, The Diplomat, 19/04/2016.

Biên dịch: Văn Cường

Ngày 8/4, sau khi ký thỏa thuận mua cảng Piraeus của Hy Lạp, nằm ở phía Tây Nam thủ đô Athens, Chủ tịch Tập đoàn Vận tải Đường biển Trung Quốc (COSCO) Xu Lirong đã phát biểu: “Hãy để tàu căng buồm và mang Bộ lông cừu vàng về đây”. Bên cạnh truyền thuyết lãng mạn về các anh hùng Jason và Argonauts của Hy Lạp, “bộ lông cừu vàng” kiểu Trung Quốc (hợp đồng giữa COSCO với Hy Lạp) có giá trị không dưới 368,5 triệu Euro và một cam kết đầu tư 350 triệu Euro trong thập kỷ tới.

Trung Quốc đang ngày càng tiến về phía Tây, khi đưa ra hàng loạt đề nghị với các đối tác Châu Âu nhằm hiện thực chiến lược làm sống lại các tuyến đường tơ lụa của mình. Dưới con mắt của Bắc Kinh, việc mua cảng Piraeus là một bước tiến lớn trong dự án “Một Vành đai Một Con đường”, một mạng lưới cơ sở hạ tầng và đầu tư với mục tiêu xây dựng “một cây cầu mới của tình hữu nghị và hợp tác”. Gần đây, Trung Quốc đang ngày càng mong muốn gắn kết các nền kinh tế năng động của hai đầu con đường tơ lụa, là khu vực Đông Á và Tây Âu. Continue reading “Cuộc phiêu lưu của Trung Quốc tại Địa Trung Hải”

Thách thức đối với ‘Một vành đai, một con đường’ của TQ

obor

Tác giả: Nguyễn Tăng Nghị

Tham vọng của Trung Quốc là từ một cường quốc khu vực có ảnh hưởng toàn cầu thành một cường quốc toàn diện. Một trong những công cụ chủ yếu thực hiện tham vọng đó là dự án “một vành đai, một con đường”. Tuy nhiên sự trỗi dậy mạnh mẽ này đang vấp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các cường quốc như Mỹ, Nga, Ấn Độ và EU cũng như những quan ngại của các quốc gia láng giềng có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc. Vì vậy quá trình triển khai, tư duy theo kiểu “dò đá sang sông” sẽ là nền tảng cơ bản để đi đến thành công. Cùng với đó Trung Quốc sẽ từng bước hóa giải những thách thức, cản trở khi thực hiện dự án này. Đây chính là những vấn đề mà bài viết sẽ tập trung phân tích. Đồng thời tác giả cũng sẽ đưa ra những dự báo về cách thức lựa chọn để giải quyết những thách thức ấy. Continue reading “Thách thức đối với ‘Một vành đai, một con đường’ của TQ”

Cuộc chiến tranh lạnh ở Trung Đông

sunni-shia

Nguồn: Bernard Haykel, “The Middle East’s Cold War,” Project Syndicate, 08/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sự rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa Iran và Ả-Rập Xê-út là một bước ngoặt nguy hiểm cho một khu vực vốn đã bất ổn và bị chiến tranh tàn phá. Nguyên do xuất phát từ việc Ả-rập Xê-út tử hình Nimr al-Nimr, một lãnh tụ người Shia có khuynh hướng bạo động vốn kêu gọi chấm dứt chế độ quân chủ ở quốc gia này. Nhưng sự tan vỡ đó lại có nguồn gốc từ sự thù địch chiến lược đang trải rộng trên khắp Trung Đông.

Tình trạng căng thẳng giữa hai quốc gia đã có từ nhiều thập niên, nhưng chúng trở nên đặc biệt gay gắt kể từ sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979 của Iran. Thủ lĩnh cuộc cách mạng, Ayatollah Ruhollah Khomeini, đã không giấu giếm sự khinh miệt của ông trước hoàng gia Ả-rập; ông nhanh chóng xây dựng vị thế của Iran với tư cách người bảo vệ “những người bị đàn áp” trước “các lực lượng ngạo mạn” – Mỹ và đồng minh của nó trong khu vực, Ả-Rập Xê-út và Israel. Continue reading “Cuộc chiến tranh lạnh ở Trung Đông”

Các cuộc chiến ở Trung Đông có phải là về tôn giáo?

Saudia-Arabia-vs-Iran

Nguồn: Ian Buruma, “Carpet Bombing History in America”, Project Syndicate,  08/01/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ted Cruz, một trong những ứng cử viên Đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống Mỹ, mới đây phát biểu rằng giải pháp của ông đối với những bất ổn ở Trung Đông là “rải thảm bom” lên Nhà nước Hồi giáo (ISIS) và để xem liệu “cát có thể phát sáng trong bóng tối” được hay không. Donald Trump, người đang dẫn đầu phía Đảng Cộng hòa, hứa sẽ “rải bom đánh bật ISIS”. Một ứng cử viên thứ ba, Chris Christie, đe dọa chiến tranh với Nga.

Với luận điệu như vậy từ các ứng cử viên, không có gì bất ngờ khi theo một cuộc thăm dò gần đây, khoảng 30% cử tri đảng Cộng hòa (và 41% số người ủng hộ Trump) ủng hộ việc ném bom Agrabah, một địa điểm trung tâm (và hư cấu) trong bộ phim hoạt hình Disney Aladdin. Tên của nơi này nghe rất Ả Rập, và thế là đủ. Continue reading “Các cuộc chiến ở Trung Đông có phải là về tôn giáo?”

Bốn rủi ro địa chính trị của nền kinh tế toàn cầu

Earth grenade

Nguồn: Martin Feldstein, “The Global Economy Confronts Four Geopolitical Risks”, Project Syndicate, 28/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Cuối năm là thời điểm thích hợp để chúng ta cân nhắc về những rủi ro ở phía trước. Đương nhiên tồn tại những rủi ro kinh tế nghiêm trọng, bao gồm: định giá tài sản sai lệch do lãi suất cực thấp kéo dài suốt một thập niên, sự thay đổi cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc kéo theo những thay đổi trong nguồn cầu, và sự yếu kém dai dẳng của nền kinh tế châu Âu. Nhưng những rủi ro dài hạn cốt yếu thuộc về địa chính trị, chúng đến từ bốn nguồn: Nga, Trung Quốc, Trung Đông, và không gian mạng.

Mặc dù Liên Xô không còn tồn tại, nhưng Nga vẫn là một cường quốc hạt nhân hùng mạnh với khả năng triển khai lực lượng đến bất cứ nơi nào trên thế giới. Nền kinh tế Nga cũng suy yếu vì phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu trong thời điểm giá dầu đang sụt giảm đáng kể. Tổng thống Vladimir Putin đã cảnh báo người dân Nga rằng họ sẽ phải đối mặt với tình cảnh thắt lưng buộc bụng, vì chính phủ sẽ không còn đủ khả năng tái phân bổ phúc lợi như những năm gần đây. Continue reading “Bốn rủi ro địa chính trị của nền kinh tế toàn cầu”

Lý giải sự kình địch giữa Iran và Ả-rập Saudi

iransaudi-1

Nguồn: Nawaf Obaid, “Iran’s Syrian Power Grab”, Project Syndicate, 19/11/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc mời Iran tham gia vòng đàm phán kế tiếp về cuộc khủng hoảng Syria tại Thủ đô Vienna (Áo) – lời mời vốn đã được nhắc lại vào tuần trước – có những ảnh hưởng sâu rộng. Trên thực tế, chính quyền hiện tại của Iran đang cố gắng phá vỡ thế cân bằng quyền lực đã kéo dài khoảng 1.400 năm, còn Ả-rập Saudi, vốn là cái nôi là thế giới Hồi giáo, sẽ không chấp nhận điều này.

Sự chia rẽ giữa Iran và Ả-rập Saudi, hai cường quốc nổi bật nhất Trung Đông của hai nhánh Hồi giáo Shia và Sunni, có nguồn gốc sâu xa. Nếu chúng ta muốn hiểu được những gì thật sự đang diễn ra tại Trung Đông ngày nay – không chỉ ở Syria – thì cần phải nhắc lại nguồn gốc của sự phân chia hai dòng Sunni và Shia, sự chia rẽ giữa Ả-rập và Ba Tư, và những cuộc đấu tranh giành quyền lực trong quá khứ của Đạo Hồi. Continue reading “Lý giải sự kình địch giữa Iran và Ả-rập Saudi”

Ván cờ mới của các cường quốc

20151017_LDP002_0

Nguồn:The new game”, The Economist, 17/10/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một châu lục phân cách những chiến trường đẫm máu của Syria với những rạn san hô và bãi cát ngầm ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo những cách thức khác nhau, cả hai nơi này đều đang chứng kiến sự chuyển dịch đáng kể trong các mối quan hệ giữa các cường quốc kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ.

Ở Syria, lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Lạnh, Nga triển khai lực lượng ra xa bên ngoài lãnh thổ để dập tắt một cuộc cách mạng và hỗ trợ một chính quyền phụ thuộc. Trên vùng biển nằm giữa Việt Nam và Philippines, Mỹ sẽ sớm gửi tín hiệu rằng nước này không công nhận các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hàng loạt các đảo đá và bãi ngầm bằng cách thi hành quyền tự do hàng hải trong phạm vi vùng biển 12 hải lí xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Continue reading “Ván cờ mới của các cường quốc”

Chiến dịch của Putin ở Syria: Hiệu quả đi kèm rủi ro

Russian-jet-Syria-jpg

Nguồn: Thomas Graham, “Putin’s Dramatic Syria Move Raises Russian Profile – With Risks,” YaleGlobal, 06/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Putin muốn ổn định Syria, ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan, và làm suy yếu ảnh hưởng của Hoa Kỳ, nhưng chiến lược này có thể phản tác dụng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tái định hình Trung Đông bằng cách táo bạo tạo ra các sự kiện trên thực địa. Sự tăng cường quân sự gần đây và những cuộc không kích ban đầu nhằm vào các mục tiêu trong lãnh thổ Syria đánh dấu sự trở lại của Nga trong vai trò một chủ thể chiến lược lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 khi các quốc gia Ả Rập đọ sức với Israel.

Điện Kremlin đang khó lòng che giấu được thái độ tự hài lòng với sự can thiệp quân sự nhanh chóng của mình ở Syria. Về mặt chiến thuật nó đã khiến Hoa Kỳ hoàn toàn bất ngờ – đến giờ ngay cả Washington cũng tuyên bố không biết Nga có ý đồ gì – và Putin chắc hẳn cũng sửng sốt khi Washington đang loay hoay tìm cách phản ứng, đưa ra những lời đe dọa và cảnh báo sáo rỗng mà không có hành động cụ thể nào để hỗ trợ các tuyên bố đó. Continue reading “Chiến dịch của Putin ở Syria: Hiệu quả đi kèm rủi ro”

Nga bảo trợ cho các “tiểu nhà nước”: Lý do và rủi ro

russian-troops

Nguồn: Reva Bhalla, “The Logic and Risks Behind Russia’s Statelet Sponsorship,” Stratfor, 15/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Nước mẹ Nga có thể khá hào phóng với các tiểu nhà nước của mình. Đầu những năm 1990, khi nước Nga suy thoái không còn lựa chọn nào khác ngoài co hẹp các đường biên giới của mình, Điện Kremlin dù phân rã nghiêm trọng nhưng vẫn có thời gian và tiền bạc để thúc đẩy và viện trợ cho các vùng lãnh thổ ly khai còn non trẻ như Nam Ossetia và Abkhazia ở Gruzia, và Transdniestria ở Moldova. Và khi nền kinh tế Nga dần được củng cố theo thời gian, số lượng lính Nga hiện diện trong các vùng lãnh thổ này cũng tăng lên, và một khoản chi ngân sách lớn hơn đã được Nga dùng để viện trợ cho các chủ thể gần giống quốc gia (quasi-state) này.

Các quốc gia nhỏ hậu Xô viết này có nhiều điểm chung. Tất cả đều nhỏ – Nam Ossetia rộng gần 3.900 km2 và có dân số khoảng 40.000 người; Abkhazia rộng 8.500 km2 và có dân số khoảng 240.000 người; còn Transdniestria rộng 4.100 km2 và có dân số 555.000 người. Tất cả đều bị cô lập về kinh tế, dẫn đến kinh tế kém phát triển, và chủ yếu phụ thuộc vào viện trợ tài chính từ Nga để tồn tại. Continue reading “Nga bảo trợ cho các “tiểu nhà nước”: Lý do và rủi ro”

Trật tự châu Âu mới sẽ ra đời từ khủng hoảng Ukraine?

Ukraine-Crisis

Nguồn: Jacques Lévesque, “La crise russo-ukrainienne accouchera-t-elle d’un nouvel ordre européen?Le Monde diplomatique, 06/2015.

Biên dịch: Lý Vân Anh | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Bất chấp những bất đồng giữa các nước Tây Âu và sự do dự của Washington, Thỏa thuận Minsk 2 nhằm chấm dứt xung đột ở miền đông Donbass đã được ký kết ngày 11 tháng 2 vừa qua nhờ sáng kiến của Pháp và Đức. Nếu thỏa thuận dù vẫn rất mong manh này cho phép ngăn chặn xung đột tái diễn ở Ukraine, nó sẽ mang lại cơ may cuối cùng cho việc cải cách trật tự châu Âu, bởi thỏa thuận này đã đặt nền móng cho một kiểu quan hệ mới giữa phương Tây với Nga, trong đó, Pháp và Đức, hai trụ cột của châu Âu, có thể đóng vai trò lịch sử. Trước hết, ta hãy cùng xem xét những nhân tố cho phép đánh giá mức độ thực hiện Thỏa thuận Minsk. Continue reading “Trật tự châu Âu mới sẽ ra đời từ khủng hoảng Ukraine?”

Vượt qua bối cảnh địa chính trị phức tạp và mơ hồ của khu vực

001372acd7d31351d55e04

Nguồn: Bilahari Kausikan, “Navigating complex, ambiguous geopolitics in the region”, Today Online, 10/07/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thế giới có đang thực sự tiến tới một trật tự đa cực? Không ai có thể tiên đoán được tương lai, nhưng dựa trên những bằng chứng hiện thời, tôi nghi ngờ điều đó.

Rõ ràng là những ảo tưởng về một thế giới đơn cực xuất hiện trong thời kỳ ngay sau Chiến tranh Lạnh đã không còn. Tuy nhiên, vẫn chỉ duy nhất Hoa Kỳ mới đủ khả năng hành động chiến lược một cách nhất quán trên quy mô toàn cầu. Đồng thời, những sự kiện trong khoảng một thập niên vừa qua, đặc biệt là tại Trung Đông, đã cho thấy rằng quyền lực của Hoa Kỳ không thể tự động chuyển thành ảnh hưởng, nhất là khi được sử dụng đơn phương. Hoa Kỳ không thể tạo được hiệu quả khi hoạt động một mình, mà cần phải lập ra những liên minh như đã làm trong Chiến tranh Lạnh. Continue reading “Vượt qua bối cảnh địa chính trị phức tạp và mơ hồ của khu vực”

Ba thách thức lớn nhất đối với Châu Âu hiện nay

Map and stethoscope, possible illustration for pandemic of aids,"pig flu", smoking or or maybe for global warming and ozone holes

Nguồn: Mohamed A. El-erian, “Shelter from the Storm in Europe”, Project Syndicate, 20/06/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Mây đen đang bao phủ tương lai kinh tế của châu Âu khi ba cơn bão đang cùng ập đến: khủng hoảng Hy Lạp, Nga xâm phạm Ukraine và sự nổi lên của các đảng chính trị theo chủ nghĩa dân túy. Mặc dù mỗi cơn bão này đều để lại hậu quả nghiêm trọng, nhưng nền kinh tế vốn được tiếp sức bởi một sự cải thiện theo chu kỳ gần đây cho thấy châu Âu có khả năng đối phó với từng cơn bão một, với nguy cơ chỉ là một số các gián đoạn kinh tế nhất thời. Tuy nhiên, nếu những cơn bão này cùng cộng hưởng với nhau tạo thành một “siêu bão,” thì sự trở lại những ngày nắng ấm sẽ rất khó đoán định được trong tương lai gần.

Thực tế cho thấy ba cơn bão này đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Cuộc khủng hoảng Hy Lạp, vốn nhức nhối nhiều năm nay, đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất. Không chỉ có nguy cơ trở thành thành viên đầu tiên bị loại khỏi khu vực đồng Euro, Hy Lạp còn đứng trước nguy cơ rơi vào trạng thái quốc gia thất bại (failed state) – một kết quả có thể kéo theo hệ lụy đa chiều đối với các quốc gia còn lại ở châu Âu. Việc giảm thiểu những hệ quả nhân đạo bất lợi (liên quan đến việc di cư qua biên giới) và ảnh hưởng địa chính trị của cơn bão này sẽ không phải là một việc dễ dàng. Continue reading “Ba thách thức lớn nhất đối với Châu Âu hiện nay”

Đã đến lúc G2 thay thế G7?

us_china_flags-100525862-primary.idge

Nguồn: Joschka Fischer, “The Irrelevant Seven”, Project Syndicate, 23/06/2015.

Biên dịch: Hoàng Hải Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hội nghị thượng đỉnh G7 mới nhất đã diễn ra và kết thúc trong khung cảnh thơ mộng của vùng núi An-pơ, thuộc vùng Garmisch‑Partenkirchen nước Đức. Nhóm G8 không còn tồn tại nữa do nước Nga đã bị loại bỏ, diễn đàn nay chỉ bao gồm các cường quốc phương Tây cũ. Ở thời điểm mà việc xuất hiện của một số nền kinh tế lớn và đông dân như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia đang thách thức sự thống trị của các nước phương Tây, nhiều người tin rằng hệ thống quốc tế hiện tại đã đến lúc cần phải đại tu.

Thực tế, một trật tự thế giới mới gần như chắc chắn và sẽ sớm xuất hiện.  Hình hài của nó sẽ được quyết định bởi hai hiện tượng chính yếu là toàn cầu hóa và số hóa.

Toàn cần hóa đang làm cho các nền kinh tế vốn chưa công nghiệp hóa hoàn toàn được hưởng những lợi ích của công nghiệp hóa và trở nên hội nhập với thị trường toàn cầu – một xu hướng đã xác định lại sự phân công lao động toàn cầu và làm biến đổi các chuỗi giá trị. Cuộc cách mạng trong công nghệ truyền thông số củng cố thêm sự chuyển biến này. Continue reading “Đã đến lúc G2 thay thế G7?”

Lý Quang Diệu nói về tương lai Quan hệ Mỹ – Trung

Lee Kuan Yew

Nguồn: Graham Allison & Robert D. Blackwill, Interview: Lee Kuan Yew on the Future of U.S.- China Relations“, The Atlantic, 05/03/2013.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong trích đoạn này của cuốn sách, một trong những chính khách vĩ đại nhất của Châu Á cho rằng cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ là không thể tránh khỏi, nhưng xung đột thì không.

Rất ít cá nhân có vai trò hệ trọng trong lịch sử nước họ như Lý Quang Diệu, người thủ tướng đã khai sinh ra Singapore. Trong nhiệm kì dài hơn ba thập niên của mình, ông đã góp phần biến Singapore từ một thuộc địa nghèo khó, thiếu tài nguyên của Anh thành một trong những quốc gia giàu có và phát triển nhất Châu Á. Qua năm tháng, Ông Lý cũng trở thành một trong những nhà trí thức gần gũi với công chúng và xuất chúng nhất của châu Á, người có được những hiểu biết sâu sắc về những xu hướng của châu lục nhờ vào kinh nghiệm và góc nhìn độc đáo của mình.

Trong cuộc nói chuyện dưới đây, ông Lý tập trung vào vấn đề địa chính trị quan trọng nhất trong thời đại của chúng ta: sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ông cho rằng Hoa Kỳ nên cùng với Trung Quốc tạo ra một trật tự thế giới mới một cách xây dựng hơn thay vì tìm cách ngăn trở việc Trung Quốc nổi lên như một siêu cường toàn cầu. Continue reading “Lý Quang Diệu nói về tương lai Quan hệ Mỹ – Trung”

Cuộc hôn nhân Nga – Trung và trật tự “Đại Á – Âu”

8BFDBBC6-36C6-4E92-99CA-3BC52DE92521_mw1024_s_n

Nguồn: Robert Skidelsky, “The Sino – Russian Marriage”, Project Syndicate, 18/6/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người Trung Quốc là những người ý thức sâu sắc về lịch sử nhất. Trong cuộc tranh giành quyền lực của mình, Mao Trạch Đông đã sử dụng binh pháp của Tôn Tử, người sống vào khoảng năm 500 trước Công nguyên; Nho giáo, cũng xuất hiện trong khoảng thời gian đó, hiện vẫn nắm giữ vị trí trung tâm trong tư duy xã hội Trung Quốc, bất chấp những nỗ lực đầy tàn nhẫn của Mao Trạch Đông nhằm kiềm chế nó.

Vì vậy, khi Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến “Con đường tơ lụa mới” vào năm 2013, chẳng có ai ngạc nhiên bởi những viện dẫn lịch sử của họ. “Hơn hai ngàn năm trước,” Ủy ban Phát triển và Cải cách nhà nước Trung Quốc (NDRC) giải thích, “những người Á – Âu siêng năng và can đảm đã khám phá và mở ra một số tuyến đường giao lưu thương mại và văn hóa, nhờ đó đã liên kết các nền văn minh lớn của châu Á, châu Âu, và châu Phi, mà thế hệ sau này gọi chung là Con đường tơ lụa.” Ở Trung Quốc, sử cũ thường được viện dẫn để hỗ trợ cho học thuyết mới. Continue reading “Cuộc hôn nhân Nga – Trung và trật tự “Đại Á – Âu””

Chuyến thăm của Modi và các tồn tại trong quan hệ Trung – Ấn

Nguồn: Brahma Chellaney, “Modi in China“, Project Syndicate, 18/05/2015.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

Trung Quốc và Ấn Độ có một mối quan hệ không mấy tốt đẹp, với đặc trưng là những tranh chấp nhức nhối, mất lòng tin sâu sắc và sự do dự về hợp tác chính trị đến từ cả hai phía. Sự bùng nổ thương mại song phương, vốn còn xa mới có thể giúp khép lại những rạn nứt cũ,  luôn song hành cùng sự gia tăng các cuộc đụng độ biên giới, căng thẳng quân sự và cạnh tranh địa chính trị, cũng như những bất đồng về các vấn đề ven sông và trên biển.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm ngoái, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, người đã tìm cách thay đổi mối quan hệ của nước mình với Trung Quốc, lập luận rằng triển vọng của Châu Á “trong một phạm vi nào đó” sẽ xoay quanh những điều mà hai quốc gia có tổng số dân chiếm 1/3 dân số thế giới này “tự mình đạt được” và “cùng nhau thực hiện”. Tuy nhiên, chuyến thăm vừa mới kết thúc của ông Modi tới Trung Quốc đã chỉ ra rằng những vấn đề gây chia rẽ hai “người khổng lồ về dân số” này vẫn còn rất lớn. Continue reading “Chuyến thăm của Modi và các tồn tại trong quan hệ Trung – Ấn”