Đường chữ U của Trung Quốc ở biển Đông: phân tích bốn cách diễn giải

Tác giả: Dương Danh Huy | Biên dịch: Phạm Thanh Vân, Phan Văn Song

SCS claims

Việc Trung Quốc yêu sách vùng biển nằm ngoài 12 hải lý tính từ các các đảo tranh chấp ở biển Đông kể từ những năm 1990 và việc họ kèm một bản đồ vẽ đường chữ U trong các công hàm gửi đến Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) năm 2009 đã làm dấy lên nhiều quan ngại và tranh luận về ý nghĩa của đường này. Bài viết này xem xét một số cách diễn giải có thể có trong bối cảnh Bắc Kinh chưa có một sự giải thích rõ ràng. Continue reading “Đường chữ U của Trung Quốc ở biển Đông: phân tích bốn cách diễn giải”

#173 – Quyền lực và sự tương thuộc trong kỷ nguyên thông tin

Nguồn: Robert O. Keohane & Joseph S. Nye (1998). “Power and Interdependence in the Information Age”, Foreign Affairs, Vol. 77, No. 5 (Sep. – Oct.), pp. 81-94.

Biên dịch: Vũ Thị Thu | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Sự bền bỉ của các quốc gia

Trong suốt thế kỷ 20, những người theo trường phái hiện đại chủ nghĩa cho rằng công nghệ sẽ làm biến đổi chính trị thế giới. Năm 1910, Norman Angell từng khẳng định sự tương thuộc kinh tế sẽ làm cho chiến tranh trở thành điều phi lý và hướng tới viễn cảnh mà những cuộc chiến này chỉ còn là dĩ vãng. Continue reading “#173 – Quyền lực và sự tương thuộc trong kỷ nguyên thông tin”

Hoa Kỳ nên chia quyền với Trung Quốc?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

us_china_relations_onpage_c4

Thời gian qua, một số học giả, trong đó nổi bật là GS. Hugh White, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Úc và hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng thuộc Đại học Quốc gia Úc, đã lập luận rằng do Trung Quốc nổi lên trở thành một siêu cường ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đã đến lúc nước này được đóng một vai trò lớn hơn trong trật tự khu vực, tới một mức độ mà theo đó Mỹ nên từ bỏ vị thế bá chủ để chia sẻ vai trò lãnh đạo khu vực của mình với Trung Quốc. Continue reading “Hoa Kỳ nên chia quyền với Trung Quốc?”

Việt Nam giữa hai bờ Trung – Mỹ

120702103617_viet_trung_huunghi_464x261_getty_nocredit

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Một trong những thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong những năm 1990 là việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (1991) và Mỹ (1995).

Việc bình thường hóa với Trung Quốc giúp Việt Nam bước đầu phá thế bị bao vây cô lập, cho phép Việt Nam cải thiện quan hệ với ASEAN và Mỹ. Trong khi đó, việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ giúp Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử có quan hệ bình thường với tất cả các cường quốc trên thế giới. Continue reading “Việt Nam giữa hai bờ Trung – Mỹ”

Vai trò của “thể chế hóa” trong tranh chấp Biển Đông và lựa chọn chiến lược cho Việt Nam

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ, Lê Thành Lâm

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6-7 (104-105) . 2013

Tóm tắt:

“Thể chế hóa” có thể hiểu là đem luật, chuẩn tắc và thể chế vào nhằm quy định và kiểm soát hành vi của các chủ thể quan hệ. Một khu vực được cai trị bằng luật, hay bằng sự tương tác giữa những quy định và thang giá trị, về lý thuyết sẽ trật tự hơn, vì quan hệ giữa các thành viên cộng đồng có thể nhận diện bằng các tín hiệu được đoán trước. Đối với các nước nhỏ (hơn), “thể chế hóa” là một chiến lược khả dĩ, vì nó giúp giữ thế cân bằng với các nước mạnh hơn khi tất cả các bên đều phải ứng xử với nhau bằng luật và thể chế. Continue reading “Vai trò của “thể chế hóa” trong tranh chấp Biển Đông và lựa chọn chiến lược cho Việt Nam”

#172 – Lý Quang Diệu viết về Châu Âu

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Europe: Decline and Discord”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 94-123.

Biên dịch: Vương Thảo Vy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

CHÂU ÂU: Suy yếu và không hòa hợp

Số phận đồng Euro[1]

Vấn đề cơ bản của đồng Euro đó là không thể có được sự hội nhập tiền tệ khi không có hội nhập về tài khóa – đặc biệt trong một khu vực mà thói quen chi tiêu và tiết kiệm hết sức đa dạng như tại Đức và Hy Lạp. Sự không hòa hợp này rồi cũng sẽ phá vỡ hệ thống. Vì lý do này, đồng Euro chắc chắn sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng, với cái chết đã được báo trước ngay từ trong trứng nước. Chúng ta không nên xem những khó khăn trong những năm vừa qua của đồng tiền này bắt nguồn từ việc một hay hai chính phủ chi tiêu vượt giới hạn cho phép hay việc những quốc gia khác không cảnh báo họ về những mối nguy hiểm của việc này. Continue reading “#172 – Lý Quang Diệu viết về Châu Âu”

#170 – Điểm giới hạn của Nga và khủng hoảng Ukraine

Nguồn: Nicholas Redman (2014). “Russia’s Breaking Point”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 2, pp. 235-244.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?

“Những sự kiện đang diễn ra ở Ukraine là bi kịch của cả một đất nước … Mùa Xuân Arab đã lan tới thủ đô của một nước Châu Âu.”

– Mikhail Margelov, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga[1]

Tại sao Nga can thiệp vào Ukraine?

Phản ứng mạnh mẽ của Nga trước những sự kiện ở Ukraine không có gì đáng ngạc nhiên cả. Hai trong số những mỗi quan tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga trong thập kỷ trước là củng cố chính quyền trước sự công kích từ những người dân bất mãn và, từ góc nhìn của Matxcơva, trước nguy cơ bị can thiệp từ bên ngoài, Continue reading “#170 – Điểm giới hạn của Nga và khủng hoảng Ukraine”

#169 – Nhật Bản dưới thời Abe: Hướng tới xu hướng ôn hòa hay chủ nghĩa dân tộc?

Nguồn: Mike M. Mochizuki & Samuel Parkinson Porter (2013). “Japan under Abe: Toward Moderation or Nationalism?”, The Washington Quarterly,  Vol. 36, No. 4, pp. 25–41.>>PDF

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm| Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Bài liên quan: #99 – Nền chính trị mới của Nhật Bản 

Vào tháng 7 năm 2013, Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) và đối tác liên minh, Đảng Kōmeitō (Đảng Công Minh), đã giành được chiến thắng ấn tượng trong cuộc bầu cử Thượng viện. Trong tổng số 121 ghế tranh cử, LDP đã giành được 65 ghế và Đảng Kōmeitō giành được 11 ghế. Với chiến thắng này, liên minh cầm quyền LDP- Kōmeitō kiểm soát 135 ghế trong tổng số 242 ghế (chiếm khoảng 55%) của Thượng viện. Chiến thắng này tiếp sau chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện tháng 12 năm 2012 vốn đã đưa ông Shinzō Abe và LDP quay lại nắm quyền bằng việc giành được 294 ghế trong tổng số 480 ghế. Continue reading “#169 – Nhật Bản dưới thời Abe: Hướng tới xu hướng ôn hòa hay chủ nghĩa dân tộc?”

Crimea và nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 17/3/2014, Quốc hội Cộng hòa tự trị Crimea và thành phố Sevastopol tuyên bố độc lập khỏi Ukraine và đệ đơn xin gia nhập Liên bang Nga.

Theo đó, một hiệp ước cho phép Crimea sáp nhập vào Nga đã được Quốc hội Nga thông qua và sau đó được Tổng thống Nga Vladimir Putin phê chuẩn vào ngày 21/3. Hành động của Nga đã bị nhiều nước trên thế giới lên án và phản đối kịch liệt vì Nga đã vi phạm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton hay Ngoại trưởng Canada John Baird thậm chí còn so sánh hành động nuốt chửng Crimea của Nga với việc Đức Quốc xã thôn tính Sudetenland của Tiệp Khắc ngay trước Thế chiến II với cùng một lý do là bảo vệ các kiều dân của mình sống ở các vùng đất đó. Continue reading “Crimea và nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam”

#166 – Lý Quang Diệu viết về Bắc Triều Tiên

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “North Korea: A Grand Hoax”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 137-146.

Biên dịch và Hiệu đính: Tống Thị Thanh Duyên

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World 

BẮC TRIỀU TIÊN: Một cú lừa ngoạn mục

Tôi chưa bao giờ đến Bắc Triều Tiên. Tôi chưa bao giờ cảm thấy phải đến nơi ấy. Đó là một quốc gia bất thường bậc nhất. Ngay cả ở Trung Quốc, dân chúng cũng được sống với những quyền cơ bản nhất định. Ở Bắc Triều Tiên, người dân bị trấn áp hoàn toàn và cách ly triệt để khỏi thế giới bên ngoài. Nếu nói rằng nhà Kim đã xây nên nạn sùng bái cá nhân thì đó vẫn là một sự nói giảm trầm trọng. Để mê hoặc người dân Triều Tiên, gia tộc Kim đã trở thành những người bán thần thánh. Continue reading “#166 – Lý Quang Diệu viết về Bắc Triều Tiên”

APEC 2011 and the Future of Regional Architecture in Asia Pacific

Author: Vu, Le Thai Hoang, Ph.D. [1]

Source: International Studies, No. 24 (June – 2011), pp. 203-219.

Being the first-ever symbol of open regionalism[2] in Asia-Pacific since 1989, APEC with the principle of non-discrimination is seen as the premier forum to promote regional trade liberalization and economic integration while strengthening cooperation to address non-traditional security issues. In the overall regional strategy of the Obama Administration, APEC continues to serve as an important and most appropriate bridge to link US economic interests to regional economies, thereby helping the US achieve its short-term target of doubling exports within five years while delivering on its long-term “back-to-Asia” commitment and vision to consolidate leadership, at least economically, in the evolving two-pronged regional architecture to be founded on the East Asia Summit (EAS) (as the politico-security pillar) and APEC (as the economic pillar). 2011 when the US hosts APEC is a golden opportunity for the Obama Administration to create next breakthroughs in the grand journey to return to the region in all dimensions and in the immediate future earn significant points in the race for presidency for Obama himself. Continue reading “APEC 2011 and the Future of Regional Architecture in Asia Pacific”

Vietnam’s hedging strategy against China since normalization

Title: Vietnam’s hedging strategy against China since normalization

Author: Lê Hồng Hiệp

Source: Contemporary Southeast Asia, Volume 35, Number 3, December 2013, pp. 333-368.

Abstract:

Since the normalization of Sino-Vietnamese relations in 1991, Vietnam’s China policy has been shaped by a combination of approaches which can be best described as a multi-tiered, omni-directional hedging strategy. The article argues that hedging is the most rational and viable option for Vietnam to manage its relations with China given its historical experiences, domestic and bilateral conditions, as well as changes in Vietnam’s external relations and the international strategic environment. The article examines the four major components of this strategy, namely economic pragmatism, direct engagement, hard balancing and soft balancing. The article goes on to assess the significance of each component and details how Vietnam has pursued its hedging strategy towards China since normalization.

Download: >>PDF

#164 – Tác động chính trị của toàn cầu hóa

Nguồn: Suzanne Berger (2000). “Globalization and Politics”, American Review of Political Science, No. 3, pp. 43-62.

Biên dịch: Phạm Thị Thu Hà | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Bài liên quan: #28 – Hãy suy nghĩ lại: Toàn cầu hóa 

Chương này tập trung vào các vấn đề quan trọng được công chúng và các học giả quan tâm hiện nay, đó là ảnh hưởng của sự thay đổi kinh tế thế giới đến chính trị và xã hội của các quốc gia. Trong hai thập kỷ qua, đã có sự tăng trưởng đáng kể của vốn đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp nước ngoài và trao đổi thương mại qua biên giới song song với việc nhiều rào cản thương mại về hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia được gỡ bỏ. Continue reading “#164 – Tác động chính trị của toàn cầu hóa”

Việt Nam giữa ba tầng tranh chấp Biển Đông

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vấn đề tranh chấp Biển Đông hiện nay đang là thách thức lớn nhất về mặt an ninh – quốc phòng cũng như đối ngoại của Việt Nam, có ảnh hưởng to lớn đến tương lai hòa bình và phát triển của đất nước. Việc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông đòi hỏi ở Việt Nam sự khôn ngoan, kiên trì về chiến lược lẫn sự khéo léo, kịp thời về sách lược, nhất là khi cuộc tranh chấp ngày càng trở nên phức tạp và không chỉ liên quan đến Việt Nam, Trung Quốc mà còn cả các nước khác trong và ngoài khu vực. Continue reading “Việt Nam giữa ba tầng tranh chấp Biển Đông”

Việt Nam và “lời nguyền địa lý”

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Một số nhà nghiên cứu ví von Trung Quốc như một con gà trống, với bán đảo Triều Tiên là chiếc mỏ và Việt Nam là chân của con gà. Hình ảnh so sánh này một mặt cho thấy tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đối với Trung Quốc, đặc biệt là về an ninh, một mặt ám chỉ tới một thực tế rằng Việt Nam từ hàng ngàn năm qua đã gánh trên vai mình, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, sức nặng của Trung Quốc. Vấn đề là Việt Nam nếu muốn cũng không thể làm được gì để thay đổi thực tế này. Continue reading “Việt Nam và “lời nguyền địa lý””

#160 – Nhật Bản có thể giữ vững cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân hay không?

Nguồn: Nobumasa Akiyama & Kenta Horio, “Can Japan Remain Committed to Nonproliferation?”, The Washington Quarterly, Vol. 36, No. 2, pp. 151-165.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Trần Thị Thục Huyền

Bài liên quan: #66 – Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân

Chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân là một minh chứng tuyệt vời cho sự thành công của chủ nghĩa quốc tế tự do thời kì hậu chiến: mặc dù khả năng phát triển công nghệ hạt nhân ngày càng phổ biến, chỉ có chín quốc gia trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân. Chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân đã phần nào tạo điều kiện cho hợp tác quốc tế về sử dụng năng lượng hạt nhân một cách hoà bình bằng cách giảm các mối đe doạ và nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân. Continue reading “#160 – Nhật Bản có thể giữ vững cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân hay không?”

#158 – Sự tan vỡ của dàn xếp hậu Chiến tranh Lạnh

????????

Nguồn: Daniel Deudney & G. John Ikenberry (2009). “The Unravelling of the Cold War Settlement”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 51, No. 6, pp. 39-62.>>PDF

Biên dịch: Đặng Mạnh Tuân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi năm trước, khi Chiến tranh Lạnh sắp sửa kết thúc, các lãnh đạo của Mỹ và Nga đã cùng nhau nhìn thấy trước được một trật tự thế giới mới đang nổi lên. Họ cũng đã dự thảo một dàn xếp với các nguyên tắc và thỏa thuận nhằm thiết lập một nền hòa bình giữa các cường quốc cũng như mở rộng trật tự tự do quốc tế. Không giống với bất kì dàn xếp nào trước đó, trọng tâm của dàn xếp sau Chiến tranh Lạnh về kiểm soát vũ khí không phải dựa trên điểm mạnh của bên chiến thắng hay điểm yếu của bên bại trận mà dựa trên mối đe dọa chung mà cả hai phe đều phải đối mặt từ một loại vũ khí mới. Xuất hiện sau năm thập kỉ đối kháng và cạnh tranh mãnh liệt, sự tái thiết ngoại giao này giữa Nga và phương Tây dường như đã đánh dấu một bước ngoặt trọng đại trong chính trị thế giới. Continue reading “#158 – Sự tan vỡ của dàn xếp hậu Chiến tranh Lạnh”

#153 – Cuộc chiến máy bay không người lái của Obama

Nguồn: Trevor McCrisken (2013). “Obama’s Drone War”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 55, No. 2, pp. 97-122.

Biên dịch: Đinh Lê Na | Hiệu đính: Lâm Vũ

Ngay vào đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Barack Obama đã cam kết sẽ chống lại chủ nghĩa khủng bố một cách hiệu quả và chính trực hơn so với người tiền nhiệm. Ông nhấn mạnh rằng “chúng ta phải tuân thủ các giá trị của mình một cách nghiêm cẩn giống như cách chúng ta bảo vệ sự an toàn của bản thân  – không có bất kỳ một ngoại lệ nào”, và ra lệnh cho các cơ quan của Mỹ chấm dứt việc sử dụng biện pháp tra tấn (đối với tù binh – ND) và đóng cửa nhà tù tại Vịnh Guantanamo (Cuba).[1] Việc đạt được mục tiêu thứ hai đã được chứng minh là rất khó về mặt chính trị lẫn thực tế, Continue reading “#153 – Cuộc chiến máy bay không người lái của Obama”

#151 – Lý Quang Diệu viết về Hoa Kỳ

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “America: Troubled But Still on Top”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 68-93.

Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

HOA KỲ: Nhiều trở ngại nhưng vẫn giữ vị trí số 1

Cân bằng quyền lực đang chuyển đổi. Về phía châu Á của Thái Bình Dương, theo thời gian Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gây ảnh hưởng. Mọi chuyện sẽ không còn như trước. Địa lí là điểm mấu chốt trong trường hợp này. Trung Quốc có lợi thế hơn vì nằm trong khu vực và có khả năng phô trương sức mạnh dễ dàng hơn ở châu Á. Đối với Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng từ cách xa 8.000 dặm là một điều hoàn toàn khác. Continue reading “#151 – Lý Quang Diệu viết về Hoa Kỳ”

#150 – Vai trò của truyền thông kỹ thuật số trong cách mạng ở Ai Cập và Tunisia

Nguồn: Philip N. Howard & Muzammil M. Hussain (2011). “The Upheavals in Egypt and Tunisia: The Role of Digital Media”, Journal of Democracy, Vol. 22, No. 3, pp. 35-48.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nghĩa | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan: #132 – Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử 

Như những bài nghiên cứu từ trước đến nay thường nhận định, trên thực tế hiện nay thế giới vẫn còn một khu vực chưa hề bị tác động bởi làn sóng dân chủ thứ ba, đó là Bắc Phi và Trung Đông. Thế giới của người Ả Rập không chỉ thiếu vắng chế độ dân chủ, mà còn không có cả những phong trào quần chúng rộng lớn để thúc đẩy chế độ này. Continue reading “#150 – Vai trò của truyền thông kỹ thuật số trong cách mạng ở Ai Cập và Tunisia”