Tại sao đánh ISIS bằng bộ binh là ảo tưởng?

isis_20

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Blinded by ISIS”, Project Syndicate, 04/12/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Kể từ cuộc tàn sát ở Paris tháng trước, trong cộng đồng quốc tế xuất hiện một ý kiến dường như đang được nhiều người tán đồng: Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) chỉ có thể bị đánh bại bằng một cuộc xâm lược trên mặt đất nhằm thẳng vào “nhà nước” của chúng. Niềm tin này là ảo tưởng. Ngay cả khi phương Tây và các đồng minh tại khu vực này (bao gồm người Kurd, phe đối lập Syria, Jordan và các quốc gia Ả-rập Sunni khác) có thể nhất trí về việc bên nào sẽ cung cấp lực lượng bộ binh chủ lực, thì ISIS đã thay đổi cơ cấu chiến lược của chúng rồi. Nhà nước Hồi giáo giờ đây đã là một tổ chức toàn cầu, với các chi nhánh cơ sở ở khắp mọi nơi, đủ khả năng tàn phá các thủ đô của phương Tây. Continue reading “Tại sao đánh ISIS bằng bộ binh là ảo tưởng?”

Sự trỗi dậy của xu hướng phản-Havel

 ELI4b012c_zemanbesip

Nguồn: Aryeh Neier, “The Rise of the Anti-Havels, Project Syndicate, 18/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Duy Hiếu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

17 tháng 11 là một ngày quan trọng của Cộng hòa Séc. Đó là một ngày lễ quốc gia đánh dấu sự bắt đầu của cuộc “Cách mạng Nhung” vào năm 1989, dẫn đến sự kết thúc êm thấm và bất bạo động hơn bốn thập niên của chế độ cộng sản và sớm đưa Václav Havel, một nhà viết kịch , người ủng hộ nhân quyền nổi tiếng nhất đất nước, trở thành tổng thống. Lễ kỷ niệm năm nay là một sự lăng mạ đối với di sản của cuộc cách mạng.

Để kỷ niệm cuộc cách mạng, theo thông lệ, tổng thống Cộng hòa Séc sẽ có bài diễn văn trước công chúng. Lễ kỷ niệm năm ngoái đã diễn ra không thuận lợi cho Tổng thống Miloš Zeman, người nhậm chức vào năm 2013 sau khi đảm nhiệm vai trò Thủ tướng trước đó. Continue reading “Sự trỗi dậy của xu hướng phản-Havel”

Bước ngoặt chính trị ở Argentina

APTOPIX Argentina Elections

Nguồn: Andres Velasco, “Argentina’s Fresh Start”, Project Syndicate, 25/11/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong 99 năm qua, ghế tổng thống của Argentina luân phiên thay đổi giữa những người ủng hộ chủ nghĩa Peron – tức Juan Domingo Peron và những người ủng hộ chủ nghĩa dân túy của ông – và các tướng lĩnh phản động. Thi thoảng, những người theo đường lối trung dung từ Liên hiệp Nhân dân Cấp tiến (UCR) được bầu vào bộ máy nhưng nhiệm kỳ của họ lại kết thúc chóng vánh sau những lần từ chức hay các cuộc đảo chính.

Trong cuộc bầu cử hôm Chủ nhật (25/10/2015), các cử tri Argentina đã phá vỡ khuynh hướng đó: lần đầu tiên trong gần một thế kỷ, tổng thống sẽ không phải là một người theo chủ nghĩa Peron, hoặc một người của đảng UCR, hay một tướng lĩnh quân sự. Tầm quan trọng của sự kiện này là rất lớn. Theo Hector Schamis, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Georgetown, nếu một thay đổi chính trị tương tự diễn ra tại Pháp hoặc Brazil, thì người dân nơi đây sẽ ăn mừng sự ra đời của một nền cộng hòa mới. Continue reading “Bước ngoặt chính trị ở Argentina”

Tại sao Putin là đồng minh không đáng tin cậy?

AP_obama_putin_ml_141111_16x9_992

Nguồn: Paul R. Gregory, “Why Putin Makes a Bad Ally”, Project Syndicate, 03/12/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Sự can thiệp của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào cuộc khủng hoảng Syria từng được hoan nghênh bởi một số người, họ gọi đó là thời điểm để Điện Kremlin “bước ra khỏi vùng giá lạnh”. Theo họ, xung đột giữa Nga và Nhà nước Hồi giáo đã dẫn đến liên kết lợi ích quốc gia giữa Nga với các nước phương Tây. Thậm chí vụ bắn rơi máy bay Nga của Thổ Nhĩ Kỳ cũng không giảm bớt niềm tin này.

Thật vậy, trong một cuộc họp báo gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama lại thúc giục Putin tham gia liên minh chống Nhà nước Hồi giáo. Đồng thời, Tổng thống Pháp François Hollande cũng đã lên lịch trình cho chuyến thăm tới Moskva của mình, một nỗ lực để thiết lập một liên minh quốc tế rộng lớn chống lại các lực lượng khủng bố. Continue reading “Tại sao Putin là đồng minh không đáng tin cậy?”

Càng giống nhau, Trung Quốc và Mỹ lại càng xa nhau

A boy who is waiting to greet U.S. Secretary of State Clinton at the National Museum makes a face while holding the U.S. and Chinese flags in Beijing

Nguồn: Mark Leonard, “Why Convergence Breeds Conflict”, Foreign Affairs, September-October 2013.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Nhiều người lo ngại rằng trong một tương lai không xa, thế giới sẽ bị chia ra nhiều mảng vì hố sâu ngăn cách giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng nới rộng. Họ nêu lên câu hỏi, vì sao một chế độ độc tài cộng sản và một chế độ dân chủ tư bản có thể bắc một chiếc cầu để khắc phục khoảng cách giữa hai bên? Nhưng đã đến lúc ta nên từ bỏ cái tư duy cho rằng hai nước này đến từ những hành tinh khác nhau và những căng thẳng giữa chúng là sản phẩm của những dị biệt giữa hai quốc gia. Trên thực tế, cho đến tương đối gần đây, Trung Quốc và Mỹ khá hòa hợp với nhau – chính vì những lợi ích và thuộc tính của hai nước khác nhau. Ngày nay, chính những tương đồng ngày càng gia tăng, chứ không phải những dị biệt, đang đẩy hai nước cách xa nhau. Continue reading “Càng giống nhau, Trung Quốc và Mỹ lại càng xa nhau”

Quản lý một thế giới của các cường quốc

2010_G-20_Seoul_summit

Nguồn: Javier Solana, “Managing a World of Great Powers”, Project Syndicate, 30/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các cường quốc là một thực tế. Hoa Kỳ đang cạnh tranh với một nước Nga ngày càng tích cực và một Trung Quốc đang trỗi dậy. Trung Đông, Biển Đông, và Ukraine chỉ là ba sân khấu mà thực tế mới này diễn ra.

Sau khi đọc lại cuốn s­ách The Great Experiment (Cuộc thí nghiệm vĩ đại) của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Strobe Talbott, tôi có ấn tượng rằng hạt giống của những động lực ngày nay đã được gieo mầm từ trước. Cuốn sách miêu tả cuộc trò chuyện diễn ra vào năm 2000 giữa Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống mới đắc cử George W. Bush. Clinton nói rằng chiến dịch tranh cử của Bush cho thấy vấn đề an ninh được Bush quan tâm nhất chính là Saddam Hussein và việc xây dựng một hệ thống phòng thủ chống tên lửa qui mô lớn. “Hoàn toàn chính xác”, Bush nói. Continue reading “Quản lý một thế giới của các cường quốc”

Điều kiện để Anh ở lại Liên minh Châu Âu

eu-uk-n

Nguồn: Philippe Legrain, “The Battle for Britain”, Project Syndicate, 08/12/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc tấn công vào Paris tháng 11 vừa qua là cuộc khủng hoảng mới nhất làm trì hoãn nỗ lực của Anh trong việc đàm phán lại tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) trước khi diễn ra một cuộc trưng cầu dân ý được trù định về việc có giữ mối quan hệ với EU hay không. Đầu tiên là khủng hoảng Hy Lạp, sau đó là vấn đề nhập cư, và bây giờ là chủ nghĩa khủng bố đã chiếm hết chương trình nghị sự ngoại giao.

Vào ngày 3 tháng 12, Thủ tướng của Đảng Bảo thủ David Cameron chính thức dập tắt hi vọng đạt được một thoả thuận với các lãnh đạo EU tại hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra vào ngày 17-18 tháng 12. Giờ ông đang hướng đến một thoả thuận vào tháng 2 tới. Sự chậm trễ này gây nên một nỗi thất vọng lớn: Trong khi bản thân thoả thuận này khó có khả năng thuyết phục những người Anh đang lưỡng lự bỏ phiếu để ở lại EU, nhưng nó lại là điều kiện tiên quyết để Thủ tướng Cameron có thể bắt đầu chiến dịch vận động cho việc Anh ở lại khối này. Continue reading “Điều kiện để Anh ở lại Liên minh Châu Âu”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (16/12/2015)

bilde

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trong thời gian vừa qua, đã có nhiều cuộc tranh luận về chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD) của Trung Quốc. Tất cả đều dẫn đến một hình dung rằng các tàu sân bay của Hoa Kỳ sẽ rất dễ bị tổn thương nếu xảy ra xung đột giữa hai cường quốc ở Tây Thái Bình Dương. Điều đáng lo ngại ở đây chính là sự gia tăng tiềm lực tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc (PLAN) trong những năm gần đây. Chuyên gia phân tích cao cấp Ben Ho Wan Beng thuộc Chương trình Nghiên cứu Quân sự, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore đã có bài viết về vấn đề này. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (16/12/2015)”

Ảo tưởng cải cách dưới thời Tập Cận Bình

xi-jinping

Nguồn: Ian Johnson, “Xi’s China: The Illusion of Change”, The New York Review of Books, 29/11/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Người ta thường nhận xét Tập Cận Bình là lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua, thậm chí từ thời của Mao. Ông được công nhận, dù đôi lúc miễn cưỡng, rằng đã đeo đuổi một chính sách ngoại giao quyết liệt, các cải cách kinh tế, và một chiến dịch trấn áp tham nhũng mang tính lịch sử.

Nhưng khi Tập kết thúc năm thứ ba cầm quyền vào tháng này, sự đánh giá trên ngày càng trở nên sai lầm, khi Trung Quốc vẫn bị cầm chân bởi những điều cấm kỵ đã giới hạn những người tiền nhiệm của Tập. Điểm cốt lõi ở đây là một chính quyền độc đảng không muốn rút khỏi vai trò lãnh đạo đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Lĩnh vực duy nhất mà chính quyền cho thấy sự sáng tạo thực thụ là việc tìm ra những phương thức mới để hợp thức hóa sự cai trị của họ, thông qua cách lảng tránh những vấn đề mà đất nước thực sự đối mặt. Continue reading “Ảo tưởng cải cách dưới thời Tập Cận Bình”

Joseph Nye nói về quan hệ Mỹ – Trung

HBO_6101_UPDATE

Nguồn: Emanuel Pastreich, “Interview: Joseph Nye“, The Diplomat, 30/10/2015.

Biên dịch: Văn Cường

Cựu hiệu trưởng trường Quản lý Nhà nước Kennedy thuộc Đại học Harvard Joseph Nye là biểu tượng trung tâm của chính sách đối ngoại Mỹ trong suốt bốn thập kỷ vừa qua. Ông đã phục vụ trong Chính phủ Mỹ với vai trò Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách về an ninh quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách vấn đề hỗ trợ an ninh, khoa học và công nghệ. Ông là tác giả nhiều cuốn sách có ảnh hưởng như “Sức mạnh mềm: Những phương thức để thành công trong chính trị quốc tế”. Cuốn sách mới đây nhất của ông là “Kỷ nguyên Mỹ đã kết thúc?” (Wiley 2015) đưa ra luận điểm rằng Mỹ vẫn giữ vị trí cường quốc hàng đầu trên thế giới và các xu hướng hiện nay cho thấy Mỹ tiếp tục giữ vai trò đó, mặc dù bản chất của sức mạnh Mỹ sẽ có thay đổi. Continue reading “Joseph Nye nói về quan hệ Mỹ – Trung”

Hồi kết của chủ thuyết Corbyn

86258544

Nguồn: Andres Velasco, “The Dead-End of Corbynismo”, Project Syndicate, 30/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Vũ Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mỹ Latinh có thứ hàng xuất khẩu mới: Sự bùng phát tràn lan của chủ nghĩa dân túy. Đầu tiên nó tiến chiếm những bờ biển ấm áp và chào đón ở Địa Trung Hải, nuôi dưỡng sự ủng hộ dành cho phe cánh tả Syriza của Hy Lạp và Podemos ở Tây Ban Nha. Giờ đây nó lại cập bến Vương quốc Anh.

Chủ thuyết Corbyn (Corbynismo) – hệ tư tưởng của một thành viên nghị viện Anh từng bị cho ra rìa, người cổ vũ nhiệt tình cho tổng thống quá cố Hugo Chavez của Venezuela, cho rằng Vladimir Putin đã đúng khi xâm chiếm Ukraine, và giờ lại đang lãnh đạo Công đảng danh giá của nước Anh – nghe như quen tai với bất cứ ai hiểu biết về Mỹ Latinh. Continue reading “Hồi kết của chủ thuyết Corbyn”

Tình thế ngoại giao khó khăn của Thổ Nhĩ Kỳ

Turkey-Russia Boiling Point: Will Putin Retaliates for Downing Jet?

Nguồn: Ana Palacio, “Turkey’s Diplomatic Dogfight”, Project Syndicate, 25/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hà Quyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Nga dẫn tới nguy cơ mở ra một mặt trận mới trong cuộc chiến bạo lực đang chôn vùi Syria, qua đó xoá bỏ hy vọng về sự xích lại gần nhau giữa Nga và phương Tây vốn trỗi dậy sau vụ thảm sát ở Paris. Với việc Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan giờ lời qua tiếng lại kéo dài, và do viễn cảnh ác mộng về một điều tồi tệ hơn nào đó sẽ xảy ra, nên việc Liên minh châu Âu (EU) dùng mọi nỗ lực có thể để khôi phục quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ giờ quan trọng hơn bao giờ hết. Continue reading “Tình thế ngoại giao khó khăn của Thổ Nhĩ Kỳ”

Lịch sử và vai trò bị lãng quên của Ủy hội châu Âu

arton3955

Nguồn: Fabio Liberti, Why we need the Council of Europe, Le monde Diplomatique, 09/2012.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Ủy hội châu Âu (Council of Europe), có trụ sở tại Strasbourg, có lẽ là tổ chức bị hiểu lầm nhiều nhất của lục địa già. Ngay cả người hiểu biết cũng thường nhầm lẫn nó với Hội đồng châu Âu (European Council) – nơi gặp gỡ định kỳ giữa các lãnh đạo Nhà nước hoặc lãnh đạo Chính phủ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) – và với Hội đồng Liên minh châu Âu (Council of the European Union, tức Hội đồng Bộ trưởng châu Âu – ND) nơi các bộ trưởng từ mỗi quốc gia thành viên, cùng với Nghị viện châu Âu, có trách nhiệm thông qua các đạo luật và phê duyệt ngân sách EU. Continue reading “Lịch sử và vai trò bị lãng quên của Ủy hội châu Âu”

Singapore: Hiện diện của Mỹ là trọng yếu đối với khu vực

ng-eng-hen

Nguồn:US presence key to region’s security, says Ng”, Today Online, 11/12/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Trong tình hình bối cảnh khu vực đang thay đổi, sự hiện diện tiếp tục của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là điều cần thiết nhằm bảo đảm hòa bình và tiến bộ, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen tuyên bố như vậy ngày hôm qua (10 tháng 12).

Quyết tâm của Mỹ ‘nhằm tiếp tục vai trò của mình như là một “thế lực chủ đạo và ổn định” đối với khu vực này là rất quan trọng, ông nói. “Khu vực này – trừ việc ASEAN đóng vai trò trung tâm – còn lâu mới có các liên minh và các mối quan hệ đối tác vững chãi mà châu Âu đã hình thành, như EU (Liên minh châu Âu) và NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương),” Tiến sĩ Ng nói. Continue reading “Singapore: Hiện diện của Mỹ là trọng yếu đối với khu vực”

Cuộc tấn công Paris cho thấy sự đụng độ giữa các nền văn minh?

dungdo

Nguồn: Gideon Rachman, “Do Paris terror attacks highlight the clash of civilizations?”, The Financial Times, 16/11/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đa văn hóa không phải là một khát vọng tự do ngây thơ – đó là hiện thực của thế giới hiện đại.

Kể từ khi cố học giả Samuel Huntington dự đoán rằng nền chính trị quốc tế sẽ bị chi phối bởi “sự đụng độ giữa các nền văn minh“, lý thuyết của ông, lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1993, đã tìm thấy một số người ủng hộ mạnh mẽ nhất trong số các chiến binh Hồi giáo. Những kẻ khủng bố gây ra vụ giết người hàng loạt tại Paris là một phần trong phong trào cho rằng Hồi giáo và phương Tây chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi một cuộc chiến sinh tử.

Trái với điều đó, các chính trị gia hàng đầu của phương Tây đã gần như luôn luôn bác bỏ phân tích của Huntington. Ngay cả cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush cũng đã nói: “Không có sự đụng độ nào giữa các nền văn minh.” Và cuộc sống hàng ngày ở các nước phương Tây đa văn hóa, mà hầu hết trong số đó có những nhóm lớn của người Hồi giáo thiểu số, đã hàng ngày bác bỏ ý tưởng rằng các tôn giáo và các nền văn hóa khác nhau không thể sống và làm việc cùng nhau. Continue reading “Cuộc tấn công Paris cho thấy sự đụng độ giữa các nền văn minh?”

Loài bò thiêng và chủ nghĩa sô vanh Hindu ở Ấn Độ

120419014951-hindu-sacred-cow

Nguồn: Shashi Tharoor, “India’s Sacred Cows and Unholy Politics”, Project Syndicate, 09/11/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Báo chí Ấn Độ trong những tuần qua thường đăng những tin tức thật đáng kinh sợ. Điều ngạc nhiên là nhân vật chính trong phần lớn những câu chuyện lại là con bò, loài vật hiền lành và vô hại nhất.

Một người đàn ông theo đạo Hồi bị một đám đông đánh cho đến chết tại một thị trấn nhỏ cách New Delhi một tiếng chạy xe vì người ta đồn rằng anh đã giết và ăn thịt một con bò – loài vật linh thiêng của đạo Hindu. Một người khác đã chết sau khi bị dân làng tấn công vì họ tin rằng người này tham gia buôn lậu gia súc. Một người lái xe tải bị giết ở Udhampur, thuộc bang Jammu và Kashmir, vì tin đồn người này tham gia giết bò. Ba người chết chỉ trong vòng ba tuần. Continue reading “Loài bò thiêng và chủ nghĩa sô vanh Hindu ở Ấn Độ”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (09/12/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Các căn cứ tiền phương của Mỹ tại Châu Á – Thái Bình Dương đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì vị thế cường quốc của Washington tại khu vực. Kể từ Đạo luật Goldwater-Nicholas năm 1986, toàn bộ các quân chủng của quân đội Mỹ đã tiến hành tái cấu trúc và tăng cường khả năng thực hiện các chiến dịch hiệp đồng. Nền tảng của sức mạnh đó chính là các căn cứ không quân chiến lược tầm ngắn trên biển và trên đất liền của Mỹ được thiết lập xung quanh đối thủ, là cơ sở để các chiến dịch không quân được triển khai. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (09/12/2015)”

Đánh giá việc Mỹ triển khai P-8 Poseidon ở Singapore

poseidon

Nguồn: Jermyn Chow, “See P-8 deployment in perspective”, The Straits Time, 09/12/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Thông báo về việc Singapore cho phép Hoa Kỳ triển khai máy bay giám sát P-8 Poseidon ở nước này cho đến thứ hai tuần tới đã được giấu vào ở giữa một tuyên bố chung được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen gặp người đồng nhiệm Ashton Carter tại Lầu Năm Góc hôm thứ Hai vừa qua.

Nhưng các quan chức quốc phòng và các chuyên gia đang tìm hiểu về đợt triển khai luân phiên kéo dài một tuần này không thể bỏ qua thông điệp được gửi gắm, mặc dù tuyên bố tập trung nhiều hơn vào cách quân đội hai bên sẽ tăng cường quan hệ và đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực mới như hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, bảo vệ không gian mạng và an toàn sinh học. Continue reading “Đánh giá việc Mỹ triển khai P-8 Poseidon ở Singapore”

Phương Tây tạo ra khủng bố ở Trung Đông như thế nào?

Iraqi Shiite tribesmen brandish their weapons as they gather to show their willingness to join Iraqi security forces in the fight against Jihadist militants who have taken over several northern Iraqi cities, on June 17 2014, in the southern Shiite Muslim shrine city of Najaf. Fighting erupted at the northern approaches to Baghdad Tuesday as Iraq accused Saudi Arabia of backing militants who have seized swathes of territory in an offensive the UN says threatens its very existence. AFP PHOTO/HAIDAR HAMDANIHAIDAR HAMDANI/AFP/Getty Images

Nguồn: Jeffrey D.Sachs, “Ending Blowback Terrorism”, Project Syndicate, 19/11/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên  | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào dân thường vô tội, dù là vụ làm rơi một máy bay Nga trên bán đảo Sinai khiến 224 hành khách thiệt mạng, vụ thảm sát kinh hoàng tại Paris đã cướp đi 129 sinh mạng vô tội, hay vụ đánh bom đẫm máu ở Ankara làm chết 102 nhà hoạt động vì hòa bình, đều là những tội ác chống lại loài người. Thủ phạm của những vụ tấn công trên – Nhà nước Hồi Giáo (ISIS) – phải bị ngăn chặn. Làm được điều này đòi hỏi phải hiểu rõ nguồn gốc của mạng lưới những tín đồ Hồi Giáo tàn nhẫn này.

Có một sự thật đau lòng rằng, phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, phải chịu trách nhiệm khi đã tạo điều kiện để ISIS phát triển. Chỉ có thay đổi chính sách đối ngoại của Châu Âu và Hoa Kỳ đối với Trung Đông mới có thể làm giảm nguy cơ gia tăng khủng bố. Continue reading “Phương Tây tạo ra khủng bố ở Trung Đông như thế nào?”

Sergei Shoigu: Bậc thầy của những tình huống khẩn cấp 

20151107_EUP004_1

Nguồn:Master of emergencies”, The Economist, 07/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang – Nguyễn Thùy Dương

Vị Bộ trưởng Quốc phòng có uy tín là người duy nhất phục vụ cho mọi chính phủ Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Sergei Shoigu có thể trở thành vị tổng thống tiếp theo.

Vào ngày sinh nhật của Tổng thống Vladimir Putin hồi tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã tặng cho Putin một món quà: đó là báo cáo mới nhất về tình hình chiến dịch quân sự của Nga ở Syria. Báo cáo gồm thông tin về việc tên lửa hành trình phóng đi từ biển Caspi đã đâm trúng các mục tiêu cách xa gần 1.500 km. Tổng thống Putin hài lòng phụ họa “Chúng ta đều biết các hoạt động quân sự như vậy phức tạp đến nhường nào”. Tối hôm đó, tổng thống Nga và ngài bộ trưởng quốc phòng đã ăn mừng bằng việc chơi một ván khúc côn cầu trên băng cùng với câu lạc bộ nghiệp dư của hai người. Tổng thống Putin ghi được 7 bàn thắng và bộ trưởng Shoigu cũng ghi thêm được 1 bàn. Đội của họ đã giành thắng lợi dễ dàng. Continue reading “Sergei Shoigu: Bậc thầy của những tình huống khẩn cấp “