Đòn giáng của Brexit vào toàn cầu hóa

gloablisation

Nguồn: Carmen Reinhart, “Brexit’s Blow to Globalization”, Project Syndicate, 29/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc trưng cầu dân ý Brexit của Vương quốc Liên hiệp Anh đã làm chao đảo thị trường vốn và tài chính trên toàn thế giới. Giống như trong những hồi trước của cuộc rối loạn tài chính mang tính lây lan, chiến thắng của phe “Rời đi” đã dẫn các nhà đầu tư toàn cầu bất an tìm đến những nơi trú ẩn an toàn thường gặp. Trái phiếu chính phủ Mỹ lên giá; đồng dollar, franc Thụy Sĩ và yên Nhật cùng tăng giá một cách rõ rệt nhất so với đồng bảng Anh.

Khi thất bại của phe “Ở lại” đã trở nên rõ ràng, sự trượt giá của đồng bảng dường như diễn ra theo hướng lặp lại mức mất giá lịch sử 14% trong cuộc khủng hoảng đồng bảng năm 1967. Nhưng những hậu quả đầy biến động trong thị trường vốn toàn cầu mà chúng ta đang chứng kiến không phải chỉ diễn ra sau những sự kiện như Brexit. Continue reading “Đòn giáng của Brexit vào toàn cầu hóa”

Toàn cầu hóa (Globalization)

globalization-edudemic

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Xuất hiện từ những năm 1960, “toàn cầu hóa” đã trở thành một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành khoa học xã hội đương đại và đồng thời là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất. Toàn cầu hóa có thể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới cũng như sự hội nhập kinh tế và chính trị ở cấp độ toàn cầu. Theo đó, toàn cầu hóa làm lu mờ các đường biên giới quốc gia, thu hẹp các khoảng không gian trên các khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của thế giới. Continue reading “Toàn cầu hóa (Globalization)”

Tại sao Đức nên ngừng dự án Dòng chảy phương Bắc 2?

nordstream2

Nguồn: Juraj Mesík, “Germany’s Rash Rush for Russian Gas”, Project Syndicate, 02/06/2016

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong những hoàn cảnh nhất định, chúng ta có thể trở thành những gã ngốc cả tin – điều sẽ xảy ra trong trường hợp Liên minh châu Âu (EU) chấp nhận dự án ‘Dòng chảy phương bắc 2’ (Nord Stream 2) nhằm tăng gấp đôi lượng khí đốt tự nhiên do Nga cung cấp đến Đức qua biển Baltic. Năm công ty của EU tham gia dự án này (mỗi công ty có 10% cổ phần) cho biết sự hợp tác của họ với công ty Gazprom của Nga (sở hữu 50% cổ phần còn lại) chỉ đơn giản nhằm mục đích kinh doanh. Thực tế, sự hợp tác này có thể nguy hiểm hơn nhiều.

Một thập niên trước, khi thương vụ về đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc thứ nhất được công bố, Radek Sikorski, sau này là bộ trưởng ngoại giao Ba Lan, đã so sánh nó với hiệp ước Molotov – Ribbentrop năm 1939 (hiệp ước bất tương xâm giữa hai chính phủ của Hitler và Statlin). Khi EU ký thoả thuận này, Sikorski đã bị lên án vì sự cường điệu hoá của mình. Continue reading “Tại sao Đức nên ngừng dự án Dòng chảy phương Bắc 2?”

Đánh giá lại về “nguyên tắc Robin Hood”

aid

Nguồn: Angus Deaton, “Rethinking Robin Hood”, Project Syndicate, 13/06/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Viện trợ phát triển quốc tế được dựa trên nguyên tắc Robin Hood: lấy từ người giàu và trao cho người nghèo. Các cơ quan phát triển quốc gia, các tổ chức đa phương, và các tổ chức phi chính phủ hiện đang chuyển giao hơn 135 tỷ đô la mỗi năm từ các nước giàu sang các nước nghèo với suy nghĩ này.

Thuật ngữ trang trọng hơn cho nguyên tắc Robin Hood là “chủ nghĩa ưu tiên đại đồng” (“cosmopolitan prioritarianism”), nguyên tắc đạo đức cho rằng chúng ta nên nghĩ đến mọi người trên thế giới theo cùng một cách giống nhau, bất kể họ sống ở đâu, và sau đó tập trung sự giúp đỡ vào nơi mà nó phát huy nhiều tác dụng nhất. Những người nghèo hơn được ưu tiên hơn những người khá hơn. Triết lý này định hướng một cách âm thầm hoặc rõ ràng cho viện trợ phát triển kinh tế, viện trợ y tế, và viện trợ nhân đạo khẩn cấp. Continue reading “Đánh giá lại về “nguyên tắc Robin Hood””

Những mặt trái của Hiệp định TPP

tppok_mlxe

Nguồn: “The Trans-Pacific Shell Game”, Project Syndicate, 05/06/2016

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được mô tả là như một mối lợi cho cả 12 nước tham gia. Tuy nhiên, sự phản đối đối với hiệp định này có thể là điểm duy nhất được các ứng cử viên tổng thống Mỹ hiện nay đồng tình, và bộ trưởng thương mại Canada cũng bày tỏ những hoài nghi nghiêm túc về nó. Liệu những chỉ trích đối với TPP có phi lý hay không?

Câu trả lời chỉ có một từ, không. Rõ ràng, TPP có thể giúp Mỹ tiến gần hơn tới mục tiêu kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, được minh họa bằng tuyên bố của Tổng Thống Obama rằng, “Với TPP, Trung Quốc không phải là người tạo ra luật lệ ở khu vực đó mà là chúng ta”. Nhưng tình hình kinh tế thì không được mạnh mẽ như vậy. Sự thật là dù TPP sẽ đem lại một vài lợi ích, hầu hết lợi ích sẽ được dồn cho các tập đoàn lớn và những người dân thường sẽ phải trả giá. Continue reading “Những mặt trái của Hiệp định TPP”

Toàn cầu hóa có thực sự thúc đẩy chủ nghĩa dân túy?

Map and stethoscope, possible illustration for pandemic of aids,"pig flu", smoking or or maybe for global warming and ozone holes

Nguồn: Daniel Gros, “Is Globalization Really Fuelling Populism?”, Project Syndicate, 06/05/2016

Biên dịch: Đặng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương, chủ nghĩa dân túy của cánh tả và cánh hữu đang trên đà gia tăng. Người đại diện dễ thấy nhất ở Mỹ chính là Donald Trump, người được cho sẽ là ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa. Ở Châu Âu có rất nhiều thành phần, từ đảng cánh tả Podemos của Tây Ban Nha đến Đảng Mặt trận Quốc gia thuộc cánh hữu của Pháp, nhưng tất cả đều cùng phản đối những đảng trung dung và các đảng phái dòng chính nói chung. Vậy điều gì lí giải cho sự nổi dậy ngày càng tăng của các cử tri chống lại nguyên trạng hiện nay? Continue reading “Toàn cầu hóa có thực sự thúc đẩy chủ nghĩa dân túy?”

Nước Nga và nền kinh tế hậu dầu mỏ

rus oil-1

Nguồn: Vitaly Kazakov, “Russia and the Post-Oil Economy”, Project Syndicate, 10/06/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngành công nghiệp dầu mỏ có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Nga. Trên phương diện toàn cầu, nước Nga chẳng hề kém cạnh trong các lĩnh vực quốc phòng, vũ trụ, năng lượng hạt nhân, khoáng sản và công nghệ thông tin. Tuy vậy, không có ngành nào trong số này có thể sánh được với ngành xuất khẩu dầu khí. Đối với một người Nga bình thường, nền kinh tế quốc gia có vẻ được cơ cấu quanh việc đổi các thùng dầu để lấy xe hơi và điện thoại thông minh. Dĩ nhiên vấn đề là giá dầu đã giảm và các thùng dầu ấy ngày càng mua được ít hàng nhập khẩu hơn.

Doanh thu từ dầu cũng như doanh thu từ hầu hết các mặt hàng khác, đều mang tính chu kỳ, và những đợt sụt giảm bất ngờ cũng chẳng có gì bất thường. Nhưng sẽ là sai lầm đối với những nước như Nga khi cho rằng giá dầu sẽ lại tăng. Đợt giảm giá gần đây là dấu hiệu của một thay đổi về cơ cấu chưa từng có tiền lệ trong lĩnh vực năng lượng – điều sẽ có những hệ quả chính trị đáng kể đối với các nước xuất khẩu dầu mỏ. Continue reading “Nước Nga và nền kinh tế hậu dầu mỏ”

Trung Quốc sẽ đắc lợi nếu TPP sụp đổ

tpp1

Nguồn: Roger Cohen, “If the Trans-Pacific Partnership Crumbles, China Wins”, The New York Times, 02/06/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một người Mỹ đã sống ở Tp. Hồ Chí Minh được vài năm một hôm nói với tôi: “Ông biết không, ở đây người ta vẫn nhìn chúng ta theo cách chúng ta muốn. Nước Mỹ đồng nghĩa với cơ hội, dựng nghiệp và thành công. Điều đó không còn xảy ra ở nhiều nơi nữa”.

Bốn thập niên sau chiến tranh, trong một trong những điều khó hiểu nhưng gây an ủi nhất thế giới, Hoa Kỳ được cảm nhận hết sức tích cực tại Việt Nam, điều được phản ánh trong sự nồng nhiệt chào đón Tổng thống Obama trong chuyến thăm ba ngày hồi tháng trước. Ở đất nước 94 triệu người đang phát triển nhanh chóng này, nơi khoảng một phần ba dân chúng sử dụng Facebook, nước Mỹ là một đối trọng với kẻ thù lâu đời của Việt Nam là Trung Quốc, và là biểu tượng của sự thịnh vượng mà giới trẻ tìm kiếm. Continue reading “Trung Quốc sẽ đắc lợi nếu TPP sụp đổ”

Nguồn gốc thảm họa kinh tế của Venezuela

venez2

Nguồn: Ricardo Hausman, “Overdosing on Heterodoxy Can Kill You”, Project Syndicate, 30/05/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, người ta đã quá quen với việc ca thán các nhà kinh tế vì đã không dự đoán được thảm họa này, đưa ra các giải pháp phòng ngừa sai lệch, hoặc thất bại trong việc khắc phục khủng hoảng sau khi nó xảy ra. Người ta liên tiếp kêu gọi một tư duy kinh tế mới và điều này là thích đáng. Thế nhưng, những điều mới có thể không tốt và những cái tốt lại chưa chắc đã mới.

Dịp kỷ niệm lần thứ 50 Cách mạng Văn hóa Trung Quốc là một nhắc nhở về điều gì có thể xảy ra khi tất cả những quan điểm chính thống bị ném ra ngoài cửa sổ. Thảm họa hiện nay tại Venezuela là một minh chứng khác: Một quốc gia đáng lẽ phải giàu mạnh đang phải chịu đựng cuộc suy thoái trầm trọng nhất thế giới, lạm phát cao nhất và sự sa sút nặng nề các chỉ số xã hội. Người dân Venezuela dù sống trên trữ lượng dầu lớn nhất thế giới nhưng lại đang đói khát và chết dần vì thiếu thực phẩm, thuốc men. Continue reading “Nguồn gốc thảm họa kinh tế của Venezuela”

Các nhà kinh tế và nền dân chủ

economists

Nguồn: Dani Rodrik, “Economists and Democracy”, Project Syndicate, 11/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Gần đây tôi đang giới thiệu cuốn sách mới của mình với tựa đề The Globalization Paradox (Nghịch lý của toàn cầu hóa) tới nhiều nhóm khác nhau. Cho đến giờ, tôi đã quen với tất cả các kiểu bình luận từ phía độc giả. Nhưng tại một sự kiện ra mắt sách gần đây, nhà kinh tế học được giao nhiệm vụ thảo luận về cuốn sách làm tôi ngạc nhiên với một lời chỉ trích bất ngờ. “Rodrik muốn làm cho thế giới an toàn cho các chính trị gia,” ông ta gắt lên.

Để thông điệp không bị cuốn đi mất, ông ta sau đó đã minh họa cho quan điểm của mình bằng cách gợi các khán giả nhớ về “nguyên bộ trưởng nông nghiệp Nhật Bản, người đã tranh luận rằng Nhật Bản không thể nhập khẩu thịt bò vì ruột người Nhật dài hơn ruột người nước khác.” Continue reading “Các nhà kinh tế và nền dân chủ”

Tác động của Brexit lên nền kinh tế thế giới

brexit1

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Brexit’s Impact on the World Economy”, Project Syndicate, 17/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Triệu chứng “cảm sốt” của thị trường tài chính trước cuộc trưng cầu dân ý của Vương quốc Anh vào ngày 23/6 về việc có nên ở lại trong Liên minh châu Âu (EU) hay không cho thấy rằng kết quả sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế và chính trị thế giới sâu rộng hơn nhiều so với những gì có thể suy ra từ tỉ trọng 2,4% của Anh trong GDP toàn cầu. Có ba nguyên nhân dẫn đến tác động to lớn này.

Thứ nhất, trưng cầu dân ý về việc Anh rời EU (Brexit) là một phần của một hiện tượng toàn cầu: cuộc khởi nghĩa của các nhà dân túy chống lại các đảng phái chính trị dòng chính – chủ yếu được thúc đẩy bởi các cử tri lớn tuổi, nghèo, hoặc có trình độ giáo dục thấp – những người đang rất tức giận và muốn phá bỏ các thể chế hiện có, cũng như thách thức các chính trị gia và các chuyên gia kinh tế “dòng chính.” Đáng ngạc nhiên là hồ sơ nhân khẩu học của các cử tri ủng hộ Brexit cũng tương tự như của những người ủng hộ Donald Trump tại Mỹ, và những người ủng hộ Mặt trận Quốc gia tại Pháp. Continue reading “Tác động của Brexit lên nền kinh tế thế giới”

Hóa giải mối đe dọa toàn cầu đối với dân chủ

tax-avoidance-659x380

Nguồn: Ngaire Woods, “Confronting the Global Threat to Democracy”, Project Syndicate, 03/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trên khắp thế giới, các nhà dân túy đang thu hút phiếu bầu với lời hứa sẽ bảo vệ dân thường khỏi những thực tế khắc nghiệt của toàn cầu hóa. Để đạt được mục đích này, họ khẳng định giới chính trị gia dân chủ dòng chính là không đáng tin, vì họ còn quá bận rộn bảo vệ những người giàu có – một thói quen mà toàn cầu hóa chỉ tăng cường thêm.

Suốt nhiều thập niên, toàn cầu hóa đã hứa sẽ mang lại lợi ích cho tất cả. Trên phạm vi quốc tế, nó đã tạo điều kiện cho sự phát triển của những “con hổ châu Á” và các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), giúp tăng trưởng nhanh chóng ở khắp châu Phi, và tạo điều kiện cho sự bùng nổ ở các nước phát triển cho tới năm 2007. Nó cũng tạo ra những cơ hội mới và tăng trưởng ở nhiều quốc gia. Nhưng kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008, nhiều nước giàu đã phải thắt lưng buộc bụng; các nền kinh tế châu Á phát triển chậm lại; BRICS trì trệ; và nhiều nước châu Phi trở lại cảnh nợ nần. Continue reading “Hóa giải mối đe dọa toàn cầu đối với dân chủ”

Súng, dược phẩm, và các thị trường tài chính

finmar

Nguồn: Dani Rodrik, “Guns, Drugs, and Financial Markets”, Project Syndicate, 11/04/2008

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn đã một lần nữa chứng minh sự khó khăn của việc “thuần hóa” ngành tài chính, một ngành vừa là xương sống vừa là mối đe dọa nguy hiểm nhất của các nền kinh tế hiện đại. Trong khi điều này không phải là mới với các nền kinh tế mới nổi, những nước đã chịu nhiều cuộc khủng hoảng tài chính suốt ¼ thế kỷ vừa qua, thì nửa thế kỷ ổn định tài chính đã đẩy các nền kinh tế tiên tiến vào trạng thái tự mãn.

Sự ổn định đó đã phản ánh một sự “đánh đổi” đơn giản: sự điều tiết đổi lấy tự do vận hành. Chính phủ đặt các ngân hàng thương mại dưới sự điều tiết cẩn trọng để đổi lấy việc cung cấp công cộng việc bảo hiểm tiền gửi và chức năng người-cho-vay-cuối-cùng. Các thị trường chứng khoản bị buộc phải tuân theo các yêu cầu về công bố thông tin và minh bạch. Continue reading “Súng, dược phẩm, và các thị trường tài chính”

Kinh tế chính trị của việc chống bán phá giá

ThinkstockPhotos-BU010994

Nguồn: Dani Rodrik, “Fairness and Free Trade”, Project Syndicate, 12/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hệ thống thương mại toàn cầu sẽ đứng trước một bước ngoặt quan trọng vào cuối năm nay, một bước ngoặt đã bị trì hoãn khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cách đây gần 15 năm. Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu phải quyết định xem liệu họ có bắt đầu coi Trung Quốc như một “nền kinh tế thị trường” trong các chính sách thương mại của mình hay không. Thật không may là kể cả khi những tranh cãi đã leo thang trong suốt cả năm nay, những điều khoản xoay quanh lựa chọn này đảm bảo rằng sẽ chẳng có gì được thực hiện để giải quyết những khiếm khuyết ăn sâu trong chế độ thương mại toàn cầu. Continue reading “Kinh tế chính trị của việc chống bán phá giá”

Sự sốt sắng của châu Âu đối với đồng nhân dân tệ

rmber

Nguồn: Nicola Casarini & Miguel Otero-Iglesias, “Europe’s Reminbi Romance”, Project Syndicate, 04/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người Trung Quốc đang mất lòng tin vào đồng tiền của họ. Đối mặt với tăng trưởng kinh tế giảm sút, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tăng cường các nỗ lực để khôi phục sự ổn định cho đồng nhân dân tệ bằng cách dùng các nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ của mình để chống đỡ cho tỷ giá hối đoái và ngăn chặn dòng vốn chảy ra khỏi đất nước. Thống đốc PBOC Chu Tiểu Xuyên đã nhiều lần tuyên bố rằng không có cơ sở để đồng nhân dân tệ tiếp tục mất giá, nhưng dường như các tuyên bố này rất ít được lắng nghe ở trong nước. Chỉ trong quý cuối của năm 2015, dòng vốn ròng chảy ra lên đến 367 tỷ đô la Mỹ.

Tuy nhiên, niềm tin đang sụp đổ bên trong Trung Quốc đã không ngăn cản phương Tây – và đặc biệt là Châu Âu – tăng cường đánh cược vào đồng tiền này. Khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố vào tháng 12 rằng đồng nhân dân tệ sẽ tham gia cùng với đồng đô la Mỹ, bảng Anh, đồng euro và đồng yên Nhật trong rổ tiền tệ làm nền tảng cho đơn vị thanh toán của tổ chức này, còn gọi là Quyền Rút vốn Đặc biệt (SDR), thì rõ ràng quyết định này chỉ mang tính chính trị. Continue reading “Sự sốt sắng của châu Âu đối với đồng nhân dân tệ”

Cần cải cách hệ thống thương mại quốc tế như thế nào?

0,,16748212_303,00

Nguồn: Dani Rodrik, “A Progressive Logic of Trade”, Project Syndicate, 13/04/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt

Hệ thống thương mại toàn cầu chưa bao giờ được ưa thích rộng rãi tại Hoa Kỳ. Kể cả Tổ chức Thương mại Thế giới hay vô số các thỏa thuận thương mại khu vực như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đều không được công chúng Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ. Nhưng sự chống đối (thương mại toàn cầu) dù rộng khắp lại cũng rất phân tán.

Hiện nay sự khác biệt là thương mại quốc tế đã trở thành một tâm điểm trong các cuộc tranh luận chính trị. Các ứng viên Tổng thống Hoa Kỳ Bernie Sanders và Donald Trump đều biến việc phản đối các thỏa thuận thương mại thành nguyên tắc chủ yếu trong các chiến dịch vận động tranh cử của họ. Và xét theo giọng điệu của các ứng viên khác, việc công khai ủng hộ toàn cầu hóa trong bầu không khí chính trị hiện nay sẽ là hành động tự sát trong bầu cử. Continue reading “Cần cải cách hệ thống thương mại quốc tế như thế nào?”

Điều gì đằng sau cuộc nổi loạn chống hội nhập toàn cầu?

Cargo ships entering one of the busiest ports in the world, Singapore.

Nguồn: Lawrence Summers, “What’s behind the revolt against global integration?”, The Washington Post, 10/04/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi Thế Chiến II kết thúc, sự đồng thuận rộng rãi trong việc ủng hộ hội nhập kinh tế toàn cầu như là một nguồn lực hướng đến hòa bình và thịnh vượng đã là một trụ cột của trật tự quốc tế. Từ các thỏa thuận thương mại toàn cầu đến dự án Liên minh Châu Âu; từ hoạt động của Hệ thống Bretton Woods đến việc loại bỏ sự kiểm soát luồng vốn rộng khắp; từ sự mở rộng trên quy mô lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự gia tăng mạnh mẽ những dòng người di chuyển qua các biên giới, phương hướng chung đều vô cùng rõ ràng. Được thúc đẩy bởi tăng trưởng kinh tế trong nước, các công nghệ như vận tải bằng container và Internet vốn giúp tăng cường hội nhập, cũng như bởi các thay đổi về luật pháp trong nước và những thỏa thuận quốc tế giữa các quốc gia, thế giới trở nên nhỏ hơn và kết nối chặt chẽ hơn. Continue reading “Điều gì đằng sau cuộc nổi loạn chống hội nhập toàn cầu?”

Cần công nhận Fed là ngân hàng trung ương thế giới?

fed

Nguồn: Andrés Velasco, “The World’s Reluctant Central Banker”, Project Syndicate,        29/02/2016.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giai đoạn hiện nay được coi là kỷ nguyên của các ngân hàng trung ương quyền lực, luôn sẵn sàng gây ảnh hưởng khắp thế giới. Vậy mà ngân hàng quyền lực nhất trong số đó – Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) – lại chính là người tỏ ra ngần ngại nhất khi thừa nhận sức ảnh hưởng toàn cầu của mình.

Như tất cả các ngân hàng trung ương khác, Fed cũng có sứ mệnh với riêng đất nước mình, đó là tập trung bình ổn giá và duy trì việc làm trong nước. Tuy nhiên, điều khác biệt nằm ở chỗ, Fed còn có những trách nhiệm với cả thế giới. Mâu thuẫn này chính là gốc rễ của nhiều vấn đề đáng báo động mà nền kinh tế thế giới hiện nay đang phải đối mặt. Continue reading “Cần công nhận Fed là ngân hàng trung ương thế giới?”

Liệu nước Mỹ có chống lại thương mại tự do?

AppleMark

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Anti-Trade America?”, Project Syndicate, 07/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy chống thương mại trong chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 báo trước một cuộc rút lui nguy hiểm của Mỹ khỏi các vấn đề của thế giới. Nhân danh việc làm giảm tình trạng bất bình đẳng ở Mỹ, ứng viên tổng thống của cả hai đảng sẽ ngăn cản hy vọng gia nhập tầng lớp trung lưu của hàng trăm triệu người nghèo ở các nước đang phát triển. Nếu sức hấp dẫn chính trị của chính sách chống thương mại vẫn tiếp tục tồn tại, đây sẽ là bước ngoặt lịch sử trong các vấn đề kinh tế toàn cầu, một bước ngoặt mang tín hiệu xấu cho tương lai lãnh đạo của Mỹ. Continue reading “Liệu nước Mỹ có chống lại thương mại tự do?”

Kinh tế học trong thời kỳ bất ổn chính trị

27197_04bc_10

Nguồn: Michael Spence & David Brady, “Economics in a Time of Political Instability”, Project Syndicate, 23/03/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong vòng 35 năm qua, các nền dân chủ phương Tây đã phải chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của bất ổn chính trị, được thể hiện qua sự thay đổi liên tục các đảng cầm quyền lẫn các chương trình và triết lý của các đảng này, bắt nguồn một phần từ những chuyển đổi và khó khăn kinh tế. Câu hỏi hiện nay là làm cách nào để cải thiện thành tích kinh tế tại một thời điểm mà bất ổn chính trị đang cản trở quá trình hoạch định chính sách hiệu quả.

Trong một bài nghiên cứu gần đây, một trong hai người chúng tôi (David Brady) đã trình bày mối tương quan giữa gia tăng bất ổn chính trị và giảm hiệu suất kinh tế, chỉ ra rằng các quốc gia có hiệu suất kinh tế thấp hơn mức trung bình là những quốc gia có sự bất ổn bầu cử lớn nhất. Cụ thể hơn, những bất ổn đó tương ứng với sự giảm tỉ trọng của việc làm trong các ngành công nghiệp hoặc chế tạo ở những nước phát triển. Mặc dù mức độ suy giảm hiệu suất kinh tế thay đổi tùy theo quốc gia (ví dụ, mức độ giảm ở Đức ít mạnh hơn so với ở Mỹ), nhưng xu hướng này vẫn khá phổ biến. Continue reading “Kinh tế học trong thời kỳ bất ổn chính trị”