Phân tích Phán quyết vụ VN kiện Indonesia về biện pháp tự vệ lên một số sản phẩm sắt thép

Tác giả: Khuất Duy Lê Minh

Ngày 18/08/2017, Ban hội thẩm vụ Việt Nam, Đài Loan kiện Indonesia về các biện pháp tự vệ lên một số sản phẩm sắt và thép đã ban hành Báo cáo, kết luận việc Indonesia áp thuế lên sản phẩm thép cán nhập khẩu theo Quy định số 137.1/PMK.011/2014 (Quy định 137) không phải là biện pháp tự vệ theo Điều 1 Hiệp định về tự vệ, và việc áp thuế lên mặt hàng thép cán nhập khẩu có nguồn gốc từ tất cả các nước, loại trừ 120 nước được liệt kê theo Quy định 137, là trái với nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc được nêu trong Điều I.1 Hiệp định GATT 1994; Indonesia cần phải điều chỉnh để tuân thủ nghĩa vụ theo Hiệp định GATT 1994.

Mặc dù theo kết luận của Ban hội thẩm, Indonesia đã vi phạm các nghĩa vụ thành viên WTO, nhưng những phân tích của Ban hội thẩm trong vụ kiện có thể có một số tranh luận về khía cạnh pháp lý. Continue reading “Phân tích Phán quyết vụ VN kiện Indonesia về biện pháp tự vệ lên một số sản phẩm sắt thép”

Eurozone: Cải cách hay là chết?

Nguồn: Kenneth Rogoff, “The Eurozone Must Reform or Die”, Project Syndicate, 14/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Với sự đắc cử của một Tổng thống trung dung có tư tưởng cải cách ở Pháp và nhiều khả năng là sự tái đắc cử của Thủ tướng Đức Angela Merkel, liệu có hy vọng nào cho dự án đồng tiền chung đang bị bế tắc ở châu Âu? Có thể, nhưng thêm một thập niên nữa tăng trưởng chậm, bị ngắt quãng bởi các biến động chu kỳ liên quan đến nợ vẫn nhiều khả năng xảy ra. Bằng một động thái kiên quyết hướng tới sự hội nhập về tài khóa lẫn ngân hàng, mọi thứ có thể sẽ tốt hơn nhiều. Nhưng với việc thiếu đi các chính sách tăng cường sự ổn định và bền vững, những nguy cơ sụp đổ sau cùng vẫn lớn hơn.

Đúng vậy, trong ngắn hạn, có nhiều lý do để lạc quan. Năm vừa qua, khu vực đồng Euro đang trải qua một sự phục hồi vững chắc theo chu kỳ, vượt quá mong đợi hơn bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác. Và không nghi ngờ gì nữa: sự đắc cử của Emmanuel Macron là một sự kiện cột mốc, làm gia tăng hy vọng rằng nước Pháp sẽ tái thúc đẩy nền kinh tế của họ một cách hiệu quả để trở thành một đối tác hoàn chỉnh và bình đẳng với nước Đức trong việc quản lý khu vực đồng Euro. Continue reading “Eurozone: Cải cách hay là chết?”

Giá dầu thấp và bài toán cải cách cơ cấu của Trung Đông

Nguồn: Ishac Diwan, “The Middle East’s Oil-Price Problem”, Project Syndicate, 07/06/2017

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Từ 2014 đến 2016, thu nhập của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông đã giảm trung bình hơn 1/3 – tương đương 15% GDP – và thặng dư tài khoản vãng lai của các nước này đã chuyển thành thâm hụt ở mức hai con số. Bất chấp việc giá dầu tăng nhẹ gần đây, hầu hết các báo cáo đều cho rằng giá dầu sẽ duy trì ở mức giá hiện tại trong dài hạn. Nếu như vậy, điều này sẽ tạo ra một cú sốc kinh tế vĩ mô mang tầm lịch sử và thay đổi sâu sắc khu vực Trung Đông.

Hầu hết các nước sản xuất dầu mỏ đã bắt đầu cắt giảm chi tiêu, vay mượn và rút tiền dự trữ. Tuy nhiên, các nước thâm hụt thương mại lớn, dự trữ ít hoặc nợ cao nếu chưa thì cũng sẽ cảm thấy bị áp lực tài chính ngày càng nặng nề. Giá dầu thấp sẽ ảnh hưởng đến Algeria, Bahrain, Iraq, Iran, Oman và các quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh như Libya và Yemen trước khi tác động đến những quốc gia giàu có hơn của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Nhưng sau cùng, số phận kinh tế của từng nước sẽ phụ thuộc vào các lựa chọn mà mỗi nước đưa ra ngày hôm nay. Continue reading “Giá dầu thấp và bài toán cải cách cơ cấu của Trung Đông”

Tại sao kinh tế Australia 25 năm không suy thoái?

Nguồn:How Australia has gone 25 years without a recession”, The Economist, 16/03/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc cải cách đã giúp nền kinh tế chịu đựng được các chu kỳ bùng nổ và suy thoái.

Quặng sắt của bang Tây Australia và than của Queensland là trung tâm của sự bùng nổ ngành khai thác mỏ gần đây của Australia, được nhóm lên bởi sự tăng trưởng nóng của ngành sản xuất thép Trung Quốc. Tại đỉnh cao vào khoảng 5 năm trước đây, đầu tư vào khai thác mỏ chiếm đến 9% GDP toàn quốc. Nhưng khi đầu tư bắt đầu giảm vào năm 2013, nợ của Tây Australia đã tăng vọt. Ở mức 6,5%, tỷ lệ thất nghiệp của bang này giờ đây là mức cao nhất của Australia. Nếu theo cùng một mô hình với những cuộc bùng nổ trước đó, tình hình của Tây Australia sẽ lan rộng trên cả nước và kết thúc bằng một cuộc suy thoái toàn quốc. Tuy nhiên, tăng trưởng của nền kinh tế vẫn nguyên vẹn, kéo dài 25 năm mà không có bất cứ một cuộc suy thoái nào. Làm thế nào Australia đạt được kỳ tích vốn đã thách thức hầu hết các quốc gia giàu có khác? Continue reading “Tại sao kinh tế Australia 25 năm không suy thoái?”

Hãy thay đổi cách tiếp cận đối với chính sách tiền tệ

Nguồn: Michael Heise, “Rewriting the Monetary-Policy Script,” Project Syndicate, 02/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Các ngân hàng trung ương lớn sẽ còn tiếp tục mù quáng dựa vào những luật lệ cứng nhắc để kiểm soát lạm phát và kích thích tăng trưởng trong bao lâu nữa? Với những lợi ích rõ ràng của chính sách tiền tệ linh hoạt, các nhà điều hành ngân hàng trung ương cần nhìn vào những cơ hội mà sự linh hoạt có thể mang lại.

Từ lâu, quy tắc vàng của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ là nếu lạm phát xuống dưới khoảng mục tiêu chính thức, lãi suất ngắn hạn sẽ được điều chỉnh xuống một mức có thể thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư. Cách tiếp cận này có nghĩa là một khi lãi suất ngân hàng xuống gần đến hoặc đến mức 0%, các ngân hàng trung ương sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kích hoạt các chương trình mua tài sản lớn với nhiệm vụ kích cầu. Khi tình huống này xảy ra, các nhà hoạch định chính sách tự động đi theo các kịch bản định trước của các mô hình kinh tế tân Keynes. Continue reading “Hãy thay đổi cách tiếp cận đối với chính sách tiền tệ”

Giải mã cuộc khủng hoảng của kinh tế học

Nguồn: Paola Subacci, “Economic Crises and the Crisis of Economics”, Project Syndicate, 13/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Có thật là ngành kinh tế học “đang gặp khủng hoảng”? Nhiều người làm chính sách, như là Andy Haldane, kinh tế trưởng của Ngân hàng Anh, tin rằng điều đó là sự thật. Thật vậy, một thập niên trước, các nhà kinh tế học đã không dự báo được một cơn bão lớn sắp xảy ra, cho đến khi nó trở thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lớn nhất trong gần 80 năm. Gần đây hơn, họ đã nhận định sai về những ảnh hưởng tức thời mà cuộc trưng cầu Brexit sẽ gây ra cho nền kinh tế Anh.

Dĩ nhiên là những dự báo hậu Brexit không hẳn là sai hoàn toàn, nhưng với điều kiện là chúng ta nhìn vào ảnh hưởng dài hạn của cuộc trưng cầu Brexit. Đúng là một số nhà kinh tế học cho rằng nền kinh tế Anh sẽ sụp đổ trong sự hoảng loạn diễn ra sau kết quả trưng cầu, nhưng các hoạt động kinh tế đã chứng minh rằng nó tương đối vững vàng, với GDP tăng khoảng 2,1% trong năm 2016. Nhưng giờ đây khi Thủ tướng Anh Theresa May ngụ ý rằng bà muốn một Brexit “cứng”, tiên lượng dài hạn ảm đạm dường như là nhận định đúng. Continue reading “Giải mã cuộc khủng hoảng của kinh tế học”

Cơ hội thuần hóa các chaebol của Hàn Quốc

Nguồn: Lee Jong-Wha, “Taming the Chaebols”, Project Syndicate, 19/01/2017.

Biên dịch: Lâm Minh Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cáo buộc hình sự đối với Lee Jae-yong (trong hình), người thừa kế Tập đoàn Samsung, chỉ là một tình tiết bùng nổ mới nhất trong vụ bê bối chính trị đã làm rung chuyển Hàn Quốc. Quốc hội đã bỏ phiếu để luận tội Tổng thống Park Geun-hye, con gái của cố Tổng thống Park Chung-hee, vào ngày 9 tháng 12. Tòa án Hiến pháp hiện có sáu tháng để củng cố hồ sơ cho việc phế truất Tổng thống. Tùy thuộc vào quyết định của tòa, một cuộc bầu cử Tổng thống có thể được tổ chức trong vài tháng tới.

Tuy nhiên, như cáo buộc đối với Lee cho thấy, Tổng thống không phải là người duy nhất đang bị đe dọa trong cuộc khủng hoảng này. Trung tâm của vụ bê bối là mối quan hệ có đi có lại giữa các chính trị gia và các chaebol, các tập đoàn gia đình khổng lồ ở Hàn Quốc. Nếu chính phủ nhân cơ hội này để sửa đổi cơ cấu nền kinh tế vốn chịu sự thống trị của các tập đoàn này, chính phủ sẽ có thể định hình lại tương lai kinh tế của đất nước – theo chiều hướng tốt hơn. Continue reading “Cơ hội thuần hóa các chaebol của Hàn Quốc”

Tại sao việc làm ngành chế tạo kiểu cũ sẽ không quay lại phương Tây?

Nguồn:Why old-fashioned manufacturing jobs won’t return to the West“, The Economist, 20/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngành chế tạo có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến các chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách tại các nước giàu. Trong số những người đó, Donald Trump muốn mang các việc làm ngành chế tạo từ các quốc gia có chi phí thấp trở về Mỹ. Ngành chế tạo xứng đáng nhận được sự chú ý về mặt chính trị. Các doanh nghiệp ngành chế tạo nhiều khả năng cũng là các nhà xuất khẩu hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác, và các doanh nghiệp này có xu hướng đạt hiệu suất cao hơn so với các doanh nghiệp không xuất khẩu. Nhưng khi các chính trị gia nói về ngành chế tạo, họ có xu hướng nói về các dây chuyền sản xuất: lắp ráp các bộ phận vào ô tô, máy giặt hay máy bay, hoạt động vốn tạo ra ít giá trị gia tăng hơn trước đây. Ngày nay, chính các quá trình đi cùng việc lắp ráp – như thiết kế, quản lý chuỗi cung ứng, và dịch vụ – mới mang lại giá trị gia tăng. Chế tạo, và các công việc trong ngành chế tạo, đã thay đổi theo những cách mà theo đó các công việc cũ sẽ không bao giờ quay trở lại các nước giàu. Continue reading “Tại sao việc làm ngành chế tạo kiểu cũ sẽ không quay lại phương Tây?”

Tác động của Trump lên kinh tế và tài chính toàn cầu

Nguồn: Andrew Sheng, Xiao Geng, “Trump’s Global Strength”, Project Syndicate, 19/12/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã có nhiều nỗ lực nhằm giải thích chiến thắng bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tuy vậy, có lẽ cách giải thích đơn giản nhất lại là cách chính xác nhất: tất cả những đối thủ của Trump đều đã bị lừa. Từ Ngoại trưởng Hillary Clinton, người rõ ràng được tất cả cho là sẽ đắc cử cho đến những đảng viên Đảng Cộng hòa phản đối việcTrump ứng cử, người ta đã đánh giá tân Tổng thống quá thấp. Những cường quốc trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Á, không nên lặp lại sai lầm này.

Trong chiến dịch tranh cử, Trump hiểu rất rõ  về Clinton: thông minh và giàu kinh nghiệm, nhưng thiếu sự láu cá và sức thu hút Trump có. Vì vậy ông ta đã đóng giả làm kẻ ngốc, tổ chức chiến dịch tranh cử ở những bang mà nhiều người coi là một sự lãng phí thời gian, trong khi Clinton theo đuổi một chiến dịch dựa vào dữ liệu. Cách làm của Hillary đã giúp bà giành được nhiều hơn Trump 2.7 triệu phiếu bầu. Nhưng cách làm của Trump đã giúp ông đắc cử chức tổng thống. Continue reading “Tác động của Trump lên kinh tế và tài chính toàn cầu”

Thảm họa đổi tiền của Ấn Độ

Nguồn: Shashi Tharoor, “India’s Demonetization Disaster,” Project Syndicate, 06/12/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 8 tháng 11, lúc nửa đêm, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi tuyên bố các tờ tiền mệnh giá 500 và 1000 rupee với tổng trị giá khoảng 14 nghìn tỷ rupee – tương đương 86% lượng tiền lưu thông – sẽ không còn giá trị pháp lý. Cùng với đó, nền kinh tế Ấn Độ rơi vào hỗn loạn.

Mục đích mà ông Modi tuyên bố là giữ lời hứa trong chiến dịch tranh cử là chống lại “tiền đen”: các khoản thu bất chính – thường được giữ dưới dạng tiền mặt – ví dụ như tiền trốn thuế, phạm tội, và tham nhũng. Ông cũng hy vọng vô hiệu hóa những tờ tiền giả được cho là do phía Pakistan in nhằm ủng hộ khủng bố chống Ấn Độ. Tuy nhiên, gần một tháng sau, tất cả những gì mà động thái phi tiền tệ hóa (demonetize – tức rút tiền mặt khỏi lưu thông) này đạt được là sự rối loạn kinh tế trầm trọng. Quyết định của Modi không phải một quyết định lỗi lạc, mà dường như là một tính toán sai trầm trọng. Continue reading “Thảm họa đổi tiền của Ấn Độ”

Kinh tế thế giới: Đừng thấy cây mà không thấy rừng!

Nguồn: J. Bradford Delong, “Missing the Economic Big Picture,” Project Syndicate, 28/11/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Gần đây tôi nghe cựu Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy nhắc lại một câu cách ngôn kinh điển của Phật giáo, trong đó vị thế tổ thứ sáu của Thiền tông là Huệ Năng nói với ni cô Vô Tận Tạng: “Trí giả chỉ trăng, ngu giả chỉ thấy ngón tay mà không thấy trăng.” Lamy nói thêm, “Chủ nghĩa tư bản thị trường là mặt trăng. Toàn cầu hóa là ngón tay.”

Với việc tư tưởng chống toàn cầu hóa ngày càng tăng ở phương Tây, năm nay quả là một năm mà người ta chỉ thấy ngón tay. Trong cuộc trưng cầu dân ý Brexit ở Anh, “những người Anh nhỏ bé” đã bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu; và ở Mỹ, Donald Trump thắng cử tổng thống bởi vì ông đã thuyết phục được đủ số cử tri ở những bang quan trọng rằng ông sẽ “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại,” nhất là bằng cách đàm phán những “thỏa thuận” thương mại rất khác cho đất nước. Continue reading “Kinh tế thế giới: Đừng thấy cây mà không thấy rừng!”

Ba mối đe dọa đối với nền kinh tế Trung Quốc

china-economy-2

Nguồn: Zhang Jun, Three Threats to China’s Economy, Project Syndicate, 28/10/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau nhiều thập niên “tăng trưởng thần kỳ”, nền kinh tế Trung Quốc gần đây lại trở thành một mối lo. Vài yếu tố đã nhận được rất nhiều sự chú ý, chẳng hạn như những món nợ chồng chất của các tập đoàn, hay công suất dư thừa của khu vực kinh tế nhà nước. Nhưng ba xu hướng ít được bàn luận tới dưới đây sẽ chỉ ra những mối đe dọa khác đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Đầu tiên, bất chấp sự suy giảm của tăng trưởng GDP, tổng tài chính xã hội – và đặc biệt là tín dụng ngân hàng – đã tăng lên. Điều này liên quan trực tiếp đến vấn đề nợ của Trung Quốc: việc các khoản nợ lớn được quay vòng giãn nợ đòi hỏi phải liên tục có thanh khoản, thậm chí ngay cả khi đầu tư thực tế không tăng. Những kiểu “mở rộng tín dụng” như vậy – mà thực sự là chỉ là nợ chồng nợ – là không bền vững. Continue reading “Ba mối đe dọa đối với nền kinh tế Trung Quốc”

Sự trở lại của tình trạng ‘Thiếu hụt đô la’

dollar

Nguồn: Carmen Reinhart, “The Return of Dollar Shortages”, Project Syndicate, 24/10/2016.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngay sau khi Thế Chiến II kết thúc, một cụm từ mới được đưa vào kho từ vựng kinh tế: “Sự thiếu hụt đô la” (dollar shortage). Các nền kinh tế châu Âu đang phải đối mặt với những hậu quả ngày càng gia tăng mà chiến tranh để lại, và hàng tá những cản trở ngăn mọi nỗ lực của họ nhằm tái xây dựng nền tảng công nghiệp. Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ là nhà cung cấp duy nhất các thiết bị vốn[1] nhằm tái xây dựng. Vì vậy, không tiếp cận được với đồng đô la Mỹ, châu Âu không thể có được lượng tư bản cần thiết để thúc đẩy xuất khẩu của mình. Continue reading “Sự trở lại của tình trạng ‘Thiếu hụt đô la’”

Có phải Fed đang tác động tới bầu cử tổng thống Mỹ?

yellen

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Is the Fed Playing Politics?,” Project Syndicate, 03/10/2016.

Biên dịch: Dương Huy Quang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong cuộc tranh luận gần đây với đối thủ Hillary Clinton, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump khẳng định Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen có động cơ chính trị. Cụ thể, ông Trump tố Fed đang lạm dụng kích thích tiền tệ để mê hoặc cử tri và khiến họ tin rằng việc phục hồi nền kinh tế Mỹ đang diễn ra.

Đây không hoàn toàn là một ý tưởng điên rồ, nhưng bản thân tôi lại không nhận thấy điều đó. Nếu Yellen quyết tâm đến vậy trong việc duy trì lãi suất siêu thấp thì tại sao trong những tháng gần đây bà lại liên tục tuyên bố theo hướng tăng các mức lãi suất dài hạn hơn bằng cách khẳng định Fed rất có thể sẽ nâng lãi suất nhanh hơn những kỳ vọng hiện tại của thị trường? Continue reading “Có phải Fed đang tác động tới bầu cử tổng thống Mỹ?”

Thách thức từ nợ doanh nghiệp của Trung Quốc

chinadebt

Nguồn: David Lipton, “China’s Corporate-Debt Challenge”, Project Syndicate, 18/08/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nền kinh tế Trung Quốc đã chậm lại trong những năm gần đây, tuy vậy Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng tốt khi chiếm khoảng một phần ba tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nước này cũng dần phát triển bền vững hơn với việc dịch chuyển mô hình tăng trưởng từ dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang nhu cầu nội địa và dịch vụ.

Trong quá trình chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G20 tháng tới tại Hàng Châu, Trung Quốc đã mạnh mẽ kêu gọi những cam kết mới trong việc cải cách cấu trúc để kích thích tăng trưởng ở những nền kinh tế tiên tiến và mới nổi. Nhưng Trung Quốc cũng đối mặt với những khó khăn nội tại. Nổi bật nhất là vấn đề tín dụng nội địa tiếp tục gia tăng ở một mức độ không bền vững và khối nợ của các doanh nghiệp tích tụ tới mức độ nguy hiểm. Continue reading “Thách thức từ nợ doanh nghiệp của Trung Quốc”

‘Toàn cầu hóa và những mặt trái’ phiên bản mới

globalizationdis

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Globalization and its New Discontents”, Project Syndicate, 05/08/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mười lăm năm trước, tôi có viết một cuốn sách nhỏ với nhan đề “Toàn cầu hóa và những mặt trái” (Globalization and its Discontents) bàn về sự phản đối ngày càng gay gắt đối với các cải cách theo hướng toàn cầu hóa ở những nước đang phát triển. Điều này có vẻ khó hiểu vì người dân ở các nước đang phát triển được giảng giải rằng toàn cầu hóa sẽ làm tăng thêm sự thịnh vượng chung. Vậy thì tại sao nhiều người lại chống đối quá trình này?

Hiện tại, những người phản đối toàn cầu hóa tại các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển đã được gia nhập bởi hàng chục triệu người ở những nước phát triển. Nhiều khảo sát ý kiến, trong đó có một công trình nghiên cứu tỉ mỉ của Stanley Greenberg và các cộng sự tại Viện Roosevelt, cho thấy rằng thương mại là một trong những nguyên nhân chính gây bất mãn cho phần lớn người Mỹ. Ở Châu Âu, người dân cũng có quan điểm tương tự. Continue reading “‘Toàn cầu hóa và những mặt trái’ phiên bản mới”

Phép màu kinh tế Trung Quốc đang chấm dứt ra sao?

chinaeco

Nguồn: Ruchir Sharma, “How China Fell Off the Miracle Path”, The New York Times, 03/06/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Donald J. Trump đã gióng chuông báo động về Trung Quốc trong nhiều năm qua, gán cho họ biệt danh là một kẻ “côn đồ” về kinh tế lâu nay đã “ăn vụng bữa trưa của chúng ta.” Trọng tâm chính trong những đòn tấn công của ông Trump là Bắc Kinh đã thao túng đồng tiền của mình để giữ tỷ giá rẻ và giúp các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc có lợi thế không công bằng. Nhưng câu chuyện này đã lỗi thời. Trung Quốc bây giờ là một mối đe dọa đối với nước Mỹ không phải vì họ mạnh mà bởi vì họ mong manh.

Bốn tác động chính đã định hình sự hưng thịnh và suy vong của các quốc gia kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, và không có điều nào có lợi cho Trung Quốc. Continue reading “Phép màu kinh tế Trung Quốc đang chấm dứt ra sao?”

Những mặt trái của Hiệp định TPP

tppok_mlxe

Nguồn: “The Trans-Pacific Shell Game”, Project Syndicate, 05/06/2016

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được mô tả là như một mối lợi cho cả 12 nước tham gia. Tuy nhiên, sự phản đối đối với hiệp định này có thể là điểm duy nhất được các ứng cử viên tổng thống Mỹ hiện nay đồng tình, và bộ trưởng thương mại Canada cũng bày tỏ những hoài nghi nghiêm túc về nó. Liệu những chỉ trích đối với TPP có phi lý hay không?

Câu trả lời chỉ có một từ, không. Rõ ràng, TPP có thể giúp Mỹ tiến gần hơn tới mục tiêu kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, được minh họa bằng tuyên bố của Tổng Thống Obama rằng, “Với TPP, Trung Quốc không phải là người tạo ra luật lệ ở khu vực đó mà là chúng ta”. Nhưng tình hình kinh tế thì không được mạnh mẽ như vậy. Sự thật là dù TPP sẽ đem lại một vài lợi ích, hầu hết lợi ích sẽ được dồn cho các tập đoàn lớn và những người dân thường sẽ phải trả giá. Continue reading “Những mặt trái của Hiệp định TPP”

Tại sao lãi suất âm không có tác dụng?

negative ir

Nguồn: Robert Skidelsky, “The False Promise of Negative Interest Rates”, Project Syndicate, 24/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Là người viết tiểu sử và một tín đồ của John Maynard Keynes, tôi thường được mọi người hỏi rằng: “Liệu Keynes sẽ nghĩ gì về lãi suất âm?”

Đó là một câu hỏi thú vị, gợi nhớ tới một đoạn trong tác phẩm “Lý thuyết tổng quát” (General Theory) của Keynes, trong đó ông chú thích rằng nếu chính phủ không thể nghĩ ra biện pháp nào hợp lý hơn để giải quyết tình trạng thất nghiệp (ví dụ như xây thêm nhà cửa), thì việc đút tiền vào chai rồi chôn xuống đất, xong lại đào lên vẫn tốt hơn là không làm gì cả. Ông có thể sẽ nói điều tương tự về lãi suất âm: một biện pháp tuyệt vọng của những chính phủ không thể nghĩ ra một giải pháp nào khác. Continue reading “Tại sao lãi suất âm không có tác dụng?”

Súng, dược phẩm, và các thị trường tài chính

finmar

Nguồn: Dani Rodrik, “Guns, Drugs, and Financial Markets”, Project Syndicate, 11/04/2008

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn đã một lần nữa chứng minh sự khó khăn của việc “thuần hóa” ngành tài chính, một ngành vừa là xương sống vừa là mối đe dọa nguy hiểm nhất của các nền kinh tế hiện đại. Trong khi điều này không phải là mới với các nền kinh tế mới nổi, những nước đã chịu nhiều cuộc khủng hoảng tài chính suốt ¼ thế kỷ vừa qua, thì nửa thế kỷ ổn định tài chính đã đẩy các nền kinh tế tiên tiến vào trạng thái tự mãn.

Sự ổn định đó đã phản ánh một sự “đánh đổi” đơn giản: sự điều tiết đổi lấy tự do vận hành. Chính phủ đặt các ngân hàng thương mại dưới sự điều tiết cẩn trọng để đổi lấy việc cung cấp công cộng việc bảo hiểm tiền gửi và chức năng người-cho-vay-cuối-cùng. Các thị trường chứng khoản bị buộc phải tuân theo các yêu cầu về công bố thông tin và minh bạch. Continue reading “Súng, dược phẩm, và các thị trường tài chính”