Toàn cầu hóa (Globalization)

globalization-edudemic

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Xuất hiện từ những năm 1960, “toàn cầu hóa” đã trở thành một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành khoa học xã hội đương đại và đồng thời là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất. Toàn cầu hóa có thể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới cũng như sự hội nhập kinh tế và chính trị ở cấp độ toàn cầu. Theo đó, toàn cầu hóa làm lu mờ các đường biên giới quốc gia, thu hẹp các khoảng không gian trên các khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của thế giới. Continue reading “Toàn cầu hóa (Globalization)”

Tại sao Đức nên ngừng dự án Dòng chảy phương Bắc 2?

nordstream2

Nguồn: Juraj Mesík, “Germany’s Rash Rush for Russian Gas”, Project Syndicate, 02/06/2016

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong những hoàn cảnh nhất định, chúng ta có thể trở thành những gã ngốc cả tin – điều sẽ xảy ra trong trường hợp Liên minh châu Âu (EU) chấp nhận dự án ‘Dòng chảy phương bắc 2’ (Nord Stream 2) nhằm tăng gấp đôi lượng khí đốt tự nhiên do Nga cung cấp đến Đức qua biển Baltic. Năm công ty của EU tham gia dự án này (mỗi công ty có 10% cổ phần) cho biết sự hợp tác của họ với công ty Gazprom của Nga (sở hữu 50% cổ phần còn lại) chỉ đơn giản nhằm mục đích kinh doanh. Thực tế, sự hợp tác này có thể nguy hiểm hơn nhiều.

Một thập niên trước, khi thương vụ về đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc thứ nhất được công bố, Radek Sikorski, sau này là bộ trưởng ngoại giao Ba Lan, đã so sánh nó với hiệp ước Molotov – Ribbentrop năm 1939 (hiệp ước bất tương xâm giữa hai chính phủ của Hitler và Statlin). Khi EU ký thoả thuận này, Sikorski đã bị lên án vì sự cường điệu hoá của mình. Continue reading “Tại sao Đức nên ngừng dự án Dòng chảy phương Bắc 2?”

Đánh giá lại về “nguyên tắc Robin Hood”

aid

Nguồn: Angus Deaton, “Rethinking Robin Hood”, Project Syndicate, 13/06/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Viện trợ phát triển quốc tế được dựa trên nguyên tắc Robin Hood: lấy từ người giàu và trao cho người nghèo. Các cơ quan phát triển quốc gia, các tổ chức đa phương, và các tổ chức phi chính phủ hiện đang chuyển giao hơn 135 tỷ đô la mỗi năm từ các nước giàu sang các nước nghèo với suy nghĩ này.

Thuật ngữ trang trọng hơn cho nguyên tắc Robin Hood là “chủ nghĩa ưu tiên đại đồng” (“cosmopolitan prioritarianism”), nguyên tắc đạo đức cho rằng chúng ta nên nghĩ đến mọi người trên thế giới theo cùng một cách giống nhau, bất kể họ sống ở đâu, và sau đó tập trung sự giúp đỡ vào nơi mà nó phát huy nhiều tác dụng nhất. Những người nghèo hơn được ưu tiên hơn những người khá hơn. Triết lý này định hướng một cách âm thầm hoặc rõ ràng cho viện trợ phát triển kinh tế, viện trợ y tế, và viện trợ nhân đạo khẩn cấp. Continue reading “Đánh giá lại về “nguyên tắc Robin Hood””

Phép màu kinh tế Trung Quốc đang chấm dứt ra sao?

chinaeco

Nguồn: Ruchir Sharma, “How China Fell Off the Miracle Path”, The New York Times, 03/06/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Donald J. Trump đã gióng chuông báo động về Trung Quốc trong nhiều năm qua, gán cho họ biệt danh là một kẻ “côn đồ” về kinh tế lâu nay đã “ăn vụng bữa trưa của chúng ta.” Trọng tâm chính trong những đòn tấn công của ông Trump là Bắc Kinh đã thao túng đồng tiền của mình để giữ tỷ giá rẻ và giúp các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc có lợi thế không công bằng. Nhưng câu chuyện này đã lỗi thời. Trung Quốc bây giờ là một mối đe dọa đối với nước Mỹ không phải vì họ mạnh mà bởi vì họ mong manh.

Bốn tác động chính đã định hình sự hưng thịnh và suy vong của các quốc gia kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, và không có điều nào có lợi cho Trung Quốc. Continue reading “Phép màu kinh tế Trung Quốc đang chấm dứt ra sao?”

Những mặt trái của Hiệp định TPP

tppok_mlxe

Nguồn: “The Trans-Pacific Shell Game”, Project Syndicate, 05/06/2016

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được mô tả là như một mối lợi cho cả 12 nước tham gia. Tuy nhiên, sự phản đối đối với hiệp định này có thể là điểm duy nhất được các ứng cử viên tổng thống Mỹ hiện nay đồng tình, và bộ trưởng thương mại Canada cũng bày tỏ những hoài nghi nghiêm túc về nó. Liệu những chỉ trích đối với TPP có phi lý hay không?

Câu trả lời chỉ có một từ, không. Rõ ràng, TPP có thể giúp Mỹ tiến gần hơn tới mục tiêu kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, được minh họa bằng tuyên bố của Tổng Thống Obama rằng, “Với TPP, Trung Quốc không phải là người tạo ra luật lệ ở khu vực đó mà là chúng ta”. Nhưng tình hình kinh tế thì không được mạnh mẽ như vậy. Sự thật là dù TPP sẽ đem lại một vài lợi ích, hầu hết lợi ích sẽ được dồn cho các tập đoàn lớn và những người dân thường sẽ phải trả giá. Continue reading “Những mặt trái của Hiệp định TPP”

Phân tích Phán quyết về Thẩm quyền của PCA

pca2

Tác giả: Nguyễn Ngọc Lan

3 yêu cầu của Philippines

Ngày 22/1/2013, Philippines đã nộp bản Thông báo và Tuyên bố khởi kiện để khởi kiện ra trọng tài chống lại Trung Quốc trong một vụ kiện về “Thẩm quyền trên các vùng biển của Philippines đối với Biển Tây Philippines” theo các quy định của Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Ngày 19 tháng 2 năm 2013, Trung Quốc đưa ra Công hàm “Quan điểm của Trung Quốc đối với các vấn đề ở Biển Nam Trung Hoa” từ chối và trả lại bản Thông báo của Philippines, cũng như tuyên bố rằng nước này sẽ không tham gia vụ kiện. Mặc dù Trung quốc từ chối tham gia vào tiến trình trọng tài, theo Điều 9 Phụ lục VII CƯLB tiến trình trọng tài sẽ vẫn được tiếp tục và Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đã được chọn làm Ban thư ký cho tòa trọng tài trong vụ kiện này. Continue reading “Phân tích Phán quyết về Thẩm quyền của PCA”

Toàn cầu hóa có thực sự thúc đẩy chủ nghĩa dân túy?

Map and stethoscope, possible illustration for pandemic of aids,"pig flu", smoking or or maybe for global warming and ozone holes

Nguồn: Daniel Gros, “Is Globalization Really Fuelling Populism?”, Project Syndicate, 06/05/2016

Biên dịch: Đặng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương, chủ nghĩa dân túy của cánh tả và cánh hữu đang trên đà gia tăng. Người đại diện dễ thấy nhất ở Mỹ chính là Donald Trump, người được cho sẽ là ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa. Ở Châu Âu có rất nhiều thành phần, từ đảng cánh tả Podemos của Tây Ban Nha đến Đảng Mặt trận Quốc gia thuộc cánh hữu của Pháp, nhưng tất cả đều cùng phản đối những đảng trung dung và các đảng phái dòng chính nói chung. Vậy điều gì lí giải cho sự nổi dậy ngày càng tăng của các cử tri chống lại nguyên trạng hiện nay? Continue reading “Toàn cầu hóa có thực sự thúc đẩy chủ nghĩa dân túy?”

Nước Nga và nền kinh tế hậu dầu mỏ

rus oil-1

Nguồn: Vitaly Kazakov, “Russia and the Post-Oil Economy”, Project Syndicate, 10/06/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngành công nghiệp dầu mỏ có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Nga. Trên phương diện toàn cầu, nước Nga chẳng hề kém cạnh trong các lĩnh vực quốc phòng, vũ trụ, năng lượng hạt nhân, khoáng sản và công nghệ thông tin. Tuy vậy, không có ngành nào trong số này có thể sánh được với ngành xuất khẩu dầu khí. Đối với một người Nga bình thường, nền kinh tế quốc gia có vẻ được cơ cấu quanh việc đổi các thùng dầu để lấy xe hơi và điện thoại thông minh. Dĩ nhiên vấn đề là giá dầu đã giảm và các thùng dầu ấy ngày càng mua được ít hàng nhập khẩu hơn.

Doanh thu từ dầu cũng như doanh thu từ hầu hết các mặt hàng khác, đều mang tính chu kỳ, và những đợt sụt giảm bất ngờ cũng chẳng có gì bất thường. Nhưng sẽ là sai lầm đối với những nước như Nga khi cho rằng giá dầu sẽ lại tăng. Đợt giảm giá gần đây là dấu hiệu của một thay đổi về cơ cấu chưa từng có tiền lệ trong lĩnh vực năng lượng – điều sẽ có những hệ quả chính trị đáng kể đối với các nước xuất khẩu dầu mỏ. Continue reading “Nước Nga và nền kinh tế hậu dầu mỏ”

Phán quyết của PCA: Bước ngoặt tranh chấp Biển Đông?

pca

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sự kiện có lẽ là quan trọng nhất trong năm 2016 đối với tranh chấp Biển Đông sẽ diễn ra khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Haye dự kiến ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc liên quan đến một số yêu sách của nước này trên Biển Đông. Kết quả vụ kiện sẽ có tác động quan trọng tới không chỉ hai nước mà còn cả tình hình tranh chấp Biển Đông và an ninh khu vực nói chung.

Sơ lược về vụ kiện

Vào ngày 22/01/2013, Philippines đã khởi đầu quy trình trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) tại PCA bằng cách gửi cho Trung Quốc Thông báo và Bản yêu sách “liên quan đến tranh chấp với Trung Quốc về quyền tài phán trên biển của Philippines” ở Biển Đông. Vào ngày 19/02/2013, Bắc Kinh  đưa ra “quan điểm của Trung Quốc đối với các vấn đề ở Biển Đông”, qua đó bác bỏ và trả lại Thông báo của Philippines, đồng nghĩa với việc từ chối tham gia quá trình trọng tài. Continue reading “Phán quyết của PCA: Bước ngoặt tranh chấp Biển Đông?”

Trung Quốc sẽ đắc lợi nếu TPP sụp đổ

tpp1

Nguồn: Roger Cohen, “If the Trans-Pacific Partnership Crumbles, China Wins”, The New York Times, 02/06/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một người Mỹ đã sống ở Tp. Hồ Chí Minh được vài năm một hôm nói với tôi: “Ông biết không, ở đây người ta vẫn nhìn chúng ta theo cách chúng ta muốn. Nước Mỹ đồng nghĩa với cơ hội, dựng nghiệp và thành công. Điều đó không còn xảy ra ở nhiều nơi nữa”.

Bốn thập niên sau chiến tranh, trong một trong những điều khó hiểu nhưng gây an ủi nhất thế giới, Hoa Kỳ được cảm nhận hết sức tích cực tại Việt Nam, điều được phản ánh trong sự nồng nhiệt chào đón Tổng thống Obama trong chuyến thăm ba ngày hồi tháng trước. Ở đất nước 94 triệu người đang phát triển nhanh chóng này, nơi khoảng một phần ba dân chúng sử dụng Facebook, nước Mỹ là một đối trọng với kẻ thù lâu đời của Việt Nam là Trung Quốc, và là biểu tượng của sự thịnh vượng mà giới trẻ tìm kiếm. Continue reading “Trung Quốc sẽ đắc lợi nếu TPP sụp đổ”

Nguồn gốc thảm họa kinh tế của Venezuela

venez2

Nguồn: Ricardo Hausman, “Overdosing on Heterodoxy Can Kill You”, Project Syndicate, 30/05/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, người ta đã quá quen với việc ca thán các nhà kinh tế vì đã không dự đoán được thảm họa này, đưa ra các giải pháp phòng ngừa sai lệch, hoặc thất bại trong việc khắc phục khủng hoảng sau khi nó xảy ra. Người ta liên tiếp kêu gọi một tư duy kinh tế mới và điều này là thích đáng. Thế nhưng, những điều mới có thể không tốt và những cái tốt lại chưa chắc đã mới.

Dịp kỷ niệm lần thứ 50 Cách mạng Văn hóa Trung Quốc là một nhắc nhở về điều gì có thể xảy ra khi tất cả những quan điểm chính thống bị ném ra ngoài cửa sổ. Thảm họa hiện nay tại Venezuela là một minh chứng khác: Một quốc gia đáng lẽ phải giàu mạnh đang phải chịu đựng cuộc suy thoái trầm trọng nhất thế giới, lạm phát cao nhất và sự sa sút nặng nề các chỉ số xã hội. Người dân Venezuela dù sống trên trữ lượng dầu lớn nhất thế giới nhưng lại đang đói khát và chết dần vì thiếu thực phẩm, thuốc men. Continue reading “Nguồn gốc thảm họa kinh tế của Venezuela”

Các nhà kinh tế và nền dân chủ

economists

Nguồn: Dani Rodrik, “Economists and Democracy”, Project Syndicate, 11/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Gần đây tôi đang giới thiệu cuốn sách mới của mình với tựa đề The Globalization Paradox (Nghịch lý của toàn cầu hóa) tới nhiều nhóm khác nhau. Cho đến giờ, tôi đã quen với tất cả các kiểu bình luận từ phía độc giả. Nhưng tại một sự kiện ra mắt sách gần đây, nhà kinh tế học được giao nhiệm vụ thảo luận về cuốn sách làm tôi ngạc nhiên với một lời chỉ trích bất ngờ. “Rodrik muốn làm cho thế giới an toàn cho các chính trị gia,” ông ta gắt lên.

Để thông điệp không bị cuốn đi mất, ông ta sau đó đã minh họa cho quan điểm của mình bằng cách gợi các khán giả nhớ về “nguyên bộ trưởng nông nghiệp Nhật Bản, người đã tranh luận rằng Nhật Bản không thể nhập khẩu thịt bò vì ruột người Nhật dài hơn ruột người nước khác.” Continue reading “Các nhà kinh tế và nền dân chủ”

Tác động của Brexit lên nền kinh tế thế giới

brexit1

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Brexit’s Impact on the World Economy”, Project Syndicate, 17/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Triệu chứng “cảm sốt” của thị trường tài chính trước cuộc trưng cầu dân ý của Vương quốc Anh vào ngày 23/6 về việc có nên ở lại trong Liên minh châu Âu (EU) hay không cho thấy rằng kết quả sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế và chính trị thế giới sâu rộng hơn nhiều so với những gì có thể suy ra từ tỉ trọng 2,4% của Anh trong GDP toàn cầu. Có ba nguyên nhân dẫn đến tác động to lớn này.

Thứ nhất, trưng cầu dân ý về việc Anh rời EU (Brexit) là một phần của một hiện tượng toàn cầu: cuộc khởi nghĩa của các nhà dân túy chống lại các đảng phái chính trị dòng chính – chủ yếu được thúc đẩy bởi các cử tri lớn tuổi, nghèo, hoặc có trình độ giáo dục thấp – những người đang rất tức giận và muốn phá bỏ các thể chế hiện có, cũng như thách thức các chính trị gia và các chuyên gia kinh tế “dòng chính.” Đáng ngạc nhiên là hồ sơ nhân khẩu học của các cử tri ủng hộ Brexit cũng tương tự như của những người ủng hộ Donald Trump tại Mỹ, và những người ủng hộ Mặt trận Quốc gia tại Pháp. Continue reading “Tác động của Brexit lên nền kinh tế thế giới”

Hóa giải mối đe dọa toàn cầu đối với dân chủ

tax-avoidance-659x380

Nguồn: Ngaire Woods, “Confronting the Global Threat to Democracy”, Project Syndicate, 03/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trên khắp thế giới, các nhà dân túy đang thu hút phiếu bầu với lời hứa sẽ bảo vệ dân thường khỏi những thực tế khắc nghiệt của toàn cầu hóa. Để đạt được mục đích này, họ khẳng định giới chính trị gia dân chủ dòng chính là không đáng tin, vì họ còn quá bận rộn bảo vệ những người giàu có – một thói quen mà toàn cầu hóa chỉ tăng cường thêm.

Suốt nhiều thập niên, toàn cầu hóa đã hứa sẽ mang lại lợi ích cho tất cả. Trên phạm vi quốc tế, nó đã tạo điều kiện cho sự phát triển của những “con hổ châu Á” và các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), giúp tăng trưởng nhanh chóng ở khắp châu Phi, và tạo điều kiện cho sự bùng nổ ở các nước phát triển cho tới năm 2007. Nó cũng tạo ra những cơ hội mới và tăng trưởng ở nhiều quốc gia. Nhưng kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008, nhiều nước giàu đã phải thắt lưng buộc bụng; các nền kinh tế châu Á phát triển chậm lại; BRICS trì trệ; và nhiều nước châu Phi trở lại cảnh nợ nần. Continue reading “Hóa giải mối đe dọa toàn cầu đối với dân chủ”

Tại sao lãi suất âm không có tác dụng?

negative ir

Nguồn: Robert Skidelsky, “The False Promise of Negative Interest Rates”, Project Syndicate, 24/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Là người viết tiểu sử và một tín đồ của John Maynard Keynes, tôi thường được mọi người hỏi rằng: “Liệu Keynes sẽ nghĩ gì về lãi suất âm?”

Đó là một câu hỏi thú vị, gợi nhớ tới một đoạn trong tác phẩm “Lý thuyết tổng quát” (General Theory) của Keynes, trong đó ông chú thích rằng nếu chính phủ không thể nghĩ ra biện pháp nào hợp lý hơn để giải quyết tình trạng thất nghiệp (ví dụ như xây thêm nhà cửa), thì việc đút tiền vào chai rồi chôn xuống đất, xong lại đào lên vẫn tốt hơn là không làm gì cả. Ông có thể sẽ nói điều tương tự về lãi suất âm: một biện pháp tuyệt vọng của những chính phủ không thể nghĩ ra một giải pháp nào khác. Continue reading “Tại sao lãi suất âm không có tác dụng?”

Súng, dược phẩm, và các thị trường tài chính

finmar

Nguồn: Dani Rodrik, “Guns, Drugs, and Financial Markets”, Project Syndicate, 11/04/2008

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn đã một lần nữa chứng minh sự khó khăn của việc “thuần hóa” ngành tài chính, một ngành vừa là xương sống vừa là mối đe dọa nguy hiểm nhất của các nền kinh tế hiện đại. Trong khi điều này không phải là mới với các nền kinh tế mới nổi, những nước đã chịu nhiều cuộc khủng hoảng tài chính suốt ¼ thế kỷ vừa qua, thì nửa thế kỷ ổn định tài chính đã đẩy các nền kinh tế tiên tiến vào trạng thái tự mãn.

Sự ổn định đó đã phản ánh một sự “đánh đổi” đơn giản: sự điều tiết đổi lấy tự do vận hành. Chính phủ đặt các ngân hàng thương mại dưới sự điều tiết cẩn trọng để đổi lấy việc cung cấp công cộng việc bảo hiểm tiền gửi và chức năng người-cho-vay-cuối-cùng. Các thị trường chứng khoản bị buộc phải tuân theo các yêu cầu về công bố thông tin và minh bạch. Continue reading “Súng, dược phẩm, và các thị trường tài chính”

Nobel Kinh tế 2015 Angus Deaton: Thân thế và sự nghiệp

angusdeaton1

Tác giả: Nguyễn Hoàng Hà

Thân thế

Angus Steward Deaton sinh ngày 19 tháng 10 năm 1945 tại Edinburgh (Scotland) trong một gia đình lao động. Bố của ông là Leslie Harold Deaton được sinh trưởng trong gia đình có nhiều đời làm nghề thợ mỏ ở vùng South Yorkshire và mẹ của ông, Lily Wood, là con gái của người thợ mộc ở Galashies. Họ cưới nhau sau khi ông Leslie giải ngũ vào năm 1942.

Hồi nhỏ, cậu bé Angus luôn có mơ ước được thoát khỏi cảnh nghèo khó, lạnh lẽo và ẩm ướt ở nơi mình sống của xứ Scotland. Angus đã tìm thấy một ví dụ tuyệt vời khi chứng kiến sự nỗ lực không mệt mỏi, quyết vươn lên để có cuộc sống tốt hơn từ người cha. Ông Leslie đã không cam phận trở thành người thợ mỏ như những thế hệ trước và những người bạn cùng trang lứa. Trong bối cảnh của Thế chiến II và gặp vô vàn khó khăn, ông Leslie vẫn luôn cố gắng học, kể cả vào buổi tối để trở thành một kỹ sư. Continue reading “Nobel Kinh tế 2015 Angus Deaton: Thân thế và sự nghiệp”

Hiệp ước San Francisco và tranh chấp Biển Đông

JAPAN - U.S.  PACKTS  AND TREATIES

Nguồn: Masahiro Matsumura, “From San Francisco to the South China Sea”, Project Syndicate, 08/03/2013

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Những tranh chấp biển và lãnh thổ giữa Trung Quốc, Đài Loan và một số nước Đông Nam Á đang tạo ra nhiều bất ổn trong khu vực Biển Đông; với rất ít triển vọng rằng các vấn đề này sẽ được giải quyết trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, nguyên trạng dù khó khăn hiện nay sẽ vẫn có thể được duy trì miễn là các bên tranh chấp thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin thông qua các diễn đàn đa phương, đồng thời tiếp tục kiên trì những chính sách răn đe đối với Trung Quốc và cam kết không sử dụng vũ lực.

Dễ hiểu là Trung Quốc rất muốn loại bỏ sự can thiệp vào tranh chấp bởi các cường quốc ngoài khu vực, đặc biệt là Mỹ, và nước này thích đàm phán song phương với những bên tuyên bố chủ quyền yếu thế hơn trong khu vực vốn dễ bị áp đảo. Nhưng các cường quốc ngoài khu vực lại viện dẫn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, đặc biệt là điều khoản về tự do hàng hải và quyền qua lại vô hại, để biện luận cho việc can dự vào tranh chấp ở Biển Đông. Continue reading “Hiệp ước San Francisco và tranh chấp Biển Đông”

Kinh tế chính trị của việc chống bán phá giá

ThinkstockPhotos-BU010994

Nguồn: Dani Rodrik, “Fairness and Free Trade”, Project Syndicate, 12/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hệ thống thương mại toàn cầu sẽ đứng trước một bước ngoặt quan trọng vào cuối năm nay, một bước ngoặt đã bị trì hoãn khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cách đây gần 15 năm. Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu phải quyết định xem liệu họ có bắt đầu coi Trung Quốc như một “nền kinh tế thị trường” trong các chính sách thương mại của mình hay không. Thật không may là kể cả khi những tranh cãi đã leo thang trong suốt cả năm nay, những điều khoản xoay quanh lựa chọn này đảm bảo rằng sẽ chẳng có gì được thực hiện để giải quyết những khiếm khuyết ăn sâu trong chế độ thương mại toàn cầu. Continue reading “Kinh tế chính trị của việc chống bán phá giá”

Koh Tral/Phú Quốc: Giấc mơ tuyệt vọng của Campuchia

phuquoc

Nguồn: Jeff Mudrick, “Cambodia’s Impossible Dream: Koh Tral,” The Diplomat, 17/06/2014.

Biên dịch: Thái Khánh Phương | Hiệu đính: Thái Khánh Phong

Lịch sử không ủng hộ yêu sách của phe đối lập Campuchia đối với đảo Phú Quốc của Việt Nam.

Trong giới blogger Khmer, hay trong các bài hát phổ biến và các đoạn nhật ký du lịch trên YouTube, quan điểm phổ biến của người Khmer về đảo Koh Tral, mà người Việt Nam gọi là Phú Quốc, là hòn đảo này là của người Khmer từ xa xưa và Campuchia chưa bao giờ từ bỏ yêu sách lãnh thổ của mình, rằng Koh Tral được trao cho Việt Nam vào năm 1954 một cách bất công bất chấp sự phản đối của Campuchia, và rằng vì biên giới biển sử dụng một đường quản lý hành chính của thực dân Pháp năm 1939 (“đường Brevie “) không có mục đích phản ánh chủ quyền nên luật pháp quốc tế phải ra phán quyết trả lại hòn đảo này cho Campuchia. Continue reading “Koh Tral/Phú Quốc: Giấc mơ tuyệt vọng của Campuchia”