Ngoại giao nước nhỏ và bài học cho Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Thị Linh

Tháng 7/2016 tại Singapore nổ ra một cuộc bút chiến bàn luận về chủ đề ứng xử của nước nhỏ trong quan hệ quốc tế giữa các nhà ngoại giao kỳ cựu của nước này. Cuộc tranh luận thu hút sự chú ý của dư luận bên trong và bên ngoài Singapore bởi nó không chỉ phản ánh sự chia rẽ tư tưởng trong giới hoạch định chính sách đối ngoại Singapore hiện nay mà còn động chạm đến vấn đề cốt lõi liên quan đến bản sắc của một chủ thể hết sức đặc biệt trong chính trị quốc tế hiện đại. Singapore là một quốc đảo với dân số 5,6 triệu nhưng lại có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới và thành tích đối ngoại đáng khâm phục. Từng được coi là “một chấm đỏ” (little red dot), nhưng Singapore ứng xử với tư thế của một quốc gia độc lập, không ít lần từ chối những đề nghị của các cường quốc. Rõ ràng, đây không phải lần đầu tiên cuộc tranh luận nổ ra, và chắc cũng không phải lần cuối. Những ý kiến trong diễn đàn hết sức có giá trị để giới nghiên cứu chính sách của Việt Nam tham khảo. Continue reading “Ngoại giao nước nhỏ và bài học cho Việt Nam”

Thế giới sau khi nền Hòa bình kiểu Mỹ kết thúc

Nguồn: Ian Buruma, “Life After Pax Americana”, Project Syndicate, 06/06/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trật tự hậu 1945 do Mỹ thiết lập tại châu Âu và Đông Á đã bị lung lay đến nay đã một thời gian. Quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về khí hậu của Tổng thống Donald Trump chỉ khiến quá trình này diễn ra nhanh hơn mà thôi.

Lần đầu tiên kể từ sau những năm đầu nắm chức tổng thống của Tướng Charles de Gaulle ở Pháp, một nhà lãnh đạo lớn của phương Tây, Thủ tướng Đức Angela Merkel, đã công khai tuyên bố rằng châu Âu không còn có thể trông đợi vào vai trò lãnh đạo của Mỹ. Nghe có vẻ trớ trêu, khi tuyên bố này lại xuất phát từ một người Đức đồng thời là người ủng hộ quan hệ đối tác giữa Tây Âu và Hoa Kỳ (Atlanticist), song nó lại rất hợp lý, vì nước Đức, trong quá trình chuyển đổi từ chế độ độc tài hà khắc sang nền dân chủ tự do ôn hòa, cần Mỹ hơn bất cứ quốc gia nào khác. Continue reading “Thế giới sau khi nền Hòa bình kiểu Mỹ kết thúc”

Trung-Nga tập trận tại Baltic: Phương Tây nên hoan nghênh?

Nguồn:  The West need not fear China’s war games with Russia”, The Economist, 29/07/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Biên tập: Lê Hồng HIệp

Thực tế, hải quân Mỹ nên hợp tác với Trung Quốc nhiều hơn nữa.

Trong thời bình, rất hiếm có một quốc gia nào đạt được sức mạnh hải quân nhanh như Trung Quốc đã làm trong những năm gần đây. Chỉ mới 3 thập niên trước các tàu chiến của Trung Quốc chỉ có khả năng hoạt động gần bờ. Giờ đây, các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc đang xuất xưởng hàng loạt tàu chiến hiện đại với tốc độ chóng mặt. Một số chuyên gia tin rằng chỉ trong vài năm nữa Trung Quốc có thể sẽ sở hữu nhiều tàu chiến như Mỹ. Hải quân Trung Quốc đang mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu: trong tuần này 3 tàu Trung Quốc tiến hành tập trận với hải quân Nga tại vùng biển Baltic, cuộc tập trận chung đầu tiên của 2 nước tại vùng biển này. Thông điệp chuyển tới phương Tây rất rõ ràng. Cùng khó chịu trước sức mạnh của Mỹ, cả Trung Quốc và Nga đều đang trêu ngươi NATO tại vùng biển Baltic, cửa ngõ của NATO. Continue reading “Trung-Nga tập trận tại Baltic: Phương Tây nên hoan nghênh?”

Nhìn lại ASEAN sau 50 năm thành lập

Nguồn: Kishore Mahbubani, “ASEAN at 50,” Project Syndicate, 02/08/2017.

Biên dịch: Mạc Văn Thái | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chúng ta sống trong thời đại đầy gian truân, với tinh thần bi quan phủ bóng lên cả những khu vực thịnh vượng nhất của hành tinh. Nhiều người tin rằng trật tự quốc tế đang tan rã. Có người sợ rằng cuộc đụng độ giữa các nền văn minh nếu chưa bắt đầu thì cũng sắp xảy ra.

Nhưng giữa sự ảm đạm này, Đông Nam Á đã đem lại một tia hy vọng bất ngờ. Khu vực này đã có những tiến bộ phi thường trong những thập niên qua, đạt được một mức độ hòa bình và thịnh vượng vốn không thể hình dung được trước đây. Thành công đó có được phần lớn là nhờ Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tròn 50 năm thành lập vào tháng này. Continue reading “Nhìn lại ASEAN sau 50 năm thành lập”

Lửa trên nước: Trung Quốc, Mỹ và Tương lai của Thái Bình Dương

Tác giả: Đỗ Mạnh Hoàng

Cuốn “Lửa ở trên nước” [Fire on the Water: China, America, and the Future of the Pacific] (10 chương, 272 trang) là một nghiên cứu quan trọng về tác động của quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đối với Mỹ và đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tác giả Robert Haddick đã sử dụng 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu về xu hướng an ninh ở châu Á để phân tích sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc và chiến lược ứng phó của Mỹ và chỉ ra rằng chiến lược của Mỹ hiện không hiệu quả và có thể là một trong những nguyên nhân tiềm tàng gây xung đột tại khu vực. Tác giả cho rằng các ứng phó của Mỹ đối với chiến lược hiện đại hóa của Trung Quốc tạo điều kiện cho Trung Quốc ngày càng lấn tới, bắt nạt các nước nhỏ trong các yêu sách chủ quyền. Biện pháp tác chiến của Mỹ (dù được cải tiến) đã lỗi thời và không bắt kịp với tốc độ hiện đại hóa của Trung Quốc. Tác giả khuyến nghị một chiến lược quân sự mới giúp nâng cao năng lực tác chiến của Mỹ để đối phó hiệu quả với năng lực quốc phòng của Trung Quốc và duy trì ổn định khu vực. Continue reading “Lửa trên nước: Trung Quốc, Mỹ và Tương lai của Thái Bình Dương”

Bàn cờ mới ở Trung Đông

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Next Phase of Middle East Conflict”, Project Syndicate, 07/07/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Với việc các trận đánh ở Mosul và Raqqa đánh bật được tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ra khỏi thành trì của chúng ở Syria và Iraq, và việc nội chiến Syria trở thành cuộc chiến tiêu hao kéo dài, các cuộc xung đột khốc liệt nhất của Trung Đông đang biến chuyển nhanh chóng. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng sẽ sớm được giải quyết.

Vương quốc Hồi giáo tự xưng của IS chưa bao giờ là một nhà nước có thể bị dồn vào thế đầu hàng vô điều kiện, đồng nghĩa với việc các cuộc chiến ở Mosul và Raqqa chưa bao giờ mang tính chất quyết định, ngay cả khi những trận đánh này đã tiêu diệt được những nơi trú ẩn của IS. Như việc IS thâm nhập vào Libya và Bán đảo Sinai của Ai Cập cho thấy, có rất nhiều những vùng đất được kiểm soát lỏng lẻo mà chúng có thể thâm nhập. Continue reading “Bàn cờ mới ở Trung Đông”

Đằng sau làn sóng cổ phần hóa mới của Việt Nam

Nguồn: Le Hong Hiep, “Vietnam’s New Wave of SOE Equitization: Drivers and Implications,” ISEAS Perspective, No. 57 (2017).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Trong 30 năm qua, việc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một phần quan trọng trong các cải cách kinh tế của Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Tuy nhiên, đây cơ bản vẫn là một công việc còn dang dở. Sau khi các DNNN lớn như Vinashin và Vinalines sụp đổ gây tác động xấu lên nền kinh tế, từ năm 2011, cải cách DNNN một lần nữa nổi lên là một nhiệm vụ cấp bách của đất nước.

Sau Đại hội Đảng 12 hồi tháng Giêng năm 2016 và việc thành lập một chính phủ mới do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu ba tháng sau đó, đã có nhiều nỗ lực đáng kể để đẩy nhanh cải cách DNNN. Để chỉ đạo quá trình này, Hội nghị Trung ương 5 đã ban hành một nghị quyết về tái cấu trúc các DNNN. Trong số các biện pháp chủ chốt được thông qua có việc đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, và thoái vốn khỏi các DNNN đã cổ phần hoá nhưng nhà nước vẫn giữ cổ phần, vốn góp đa số. Continue reading “Đằng sau làn sóng cổ phần hóa mới của Việt Nam”

Cách mạng Tháng Hai và cơ hội bị Kerensky bỏ lỡ

Nguồn: John Quiggin, The February Revolution and Kerensky’s Missed Opportunity, The New York Times, 06/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cách mạng Tháng Hai là một trong những khoảnh khắc “giá như” lớn nhất của lịch sử. Nếu cuộc cách mạng này – xảy ra vào đầu tháng 03/1917 theo lịch Gregory của phương Tây (mà Liên Xô sau này mới sử dụng) – thành công trong việc tạo ra một nền dân chủ lập hiến thay thế cho đế chế của Sa hoàng, đúng như kỳ vọng của các nhà lãnh đạo nó, thì có lẽ thế giới đã trở thành một nơi rất khác.

Nếu người lãnh đạo chính phủ lâm thời, Aleksandr Kerensky, biết nắm lấy cơ hội từ cuộc bỏ phiếu ở Nghị viện Đức (Reichstag), mà hiện nay đã bị quên lãng, thì có lẽ Thế chiến I đã kết thúc trước khi quân Mỹ tiến vào châu Âu. Trong phiên bản lịch sử thay thế đó, Lenin và Stalin sẽ chỉ là những nhân vật bên lề, và Hitler sẽ chẳng thể làm gì khác ngoài một họa sĩ thất bại. Continue reading “Cách mạng Tháng Hai và cơ hội bị Kerensky bỏ lỡ”

Venezuela: Dân chủ hay là chết

Nguồn: Enrique ter Horst, “Death or Democracy in Venezuela,” Project Syndicate,           05/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các thiết chế dân chủ của Venezuela đang bị hủy hoại nghiêm trọng, kho bạc trống rỗng, người dân tìm thức ăn trong bãi rác. Người dân đất nước này đang chết vì đói, vì những căn bệnh có thể phòng ngừa và chữa trị (với tỷ lệ cao hơn nhiều so với mức trung bình của châu Mỹ Latinh), và vì bạo lực – trong đó có một số trường hợp bị thương do súng đạn từ chính chính phủ của họ.

Hơn ba phần tư trong số 31 triệu người Venezuela muốn giải phóng mình khỏi vòng kìm kẹp của những người cầm quyền, một nhóm nhỏ chỉ gồm 150 nhân vật không khác gì mafia (phần lớn là quân đội), những người đã cưỡng đoạt nền dân chủ của đất nước, cướp bóc người dân, và tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo kinh hoàng. Chế độ 18 tuổi đời này – do Hugo Chávez thành lập và giờ được điều hành bởi Tổng thống Nicolás Maduro – thà bắt toàn bộ đất nước làm con tin hơn là từ bỏ quyền lực và có khả năng phải trả lời những câu hỏi về tội ác chống nhân loại trước Tòa án Hình sự Quốc tế. Nhưng tình trạng này còn tiếp diễn được bao lâu? Continue reading “Venezuela: Dân chủ hay là chết”

Phạm Quỳnh: Yêu nước trước hết là yêu tiếng mẹ đẻ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Năm 1917, tạp chí Nam Phong đăng bài Văn Quốc ngữ và một số bài liên quan của nhà báo Phạm Quỳnh hai mươi nhăm tuổi. Một trăm năm sau, khi đọc lại mấy bài ấy người ta lại một lần nữa thấy tác giả thực là yêu nước và uyên bác.

Những người tinh hoa phát tiết sớm như Phạm Quỳnh rất hiếm.[1] Suốt 15 năm (1917-1932) làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Nam Phong, ông đã dùng tờ báo này trình bày quan điểm của mình trên lĩnh vực văn hóa-xã hội. Cho dù quan điểm chính trị của ông có thể không phù hợp với phong trào giải phóng dân tộc đương thời, nhưng rõ ràng ông là một nhà trí thức yêu nước đã hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp cao quý Dùng tiếng Việt và chữ Quốc ngữ để xây dựng nền Quốc học của nước nhà. Continue reading “Phạm Quỳnh: Yêu nước trước hết là yêu tiếng mẹ đẻ”

‘Trò chơi vương quyền’ của Ả Rập Saudi

Nguồn: Bernard Haykel, “Saudi Arabia’s Game of Thrones,” Project Syndicate, 24/06/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Quốc vương Salman của Ả Rập Saudi vừa thay thế Muhammad bin Nayif, 57 tuổi, bằng người con trai 31 tuổi của ông, Mohammed bin Salman, làm thái tử, hoàn tất một quá trình tập trung hóa quyền lực bắt đầu với việc Quốc vương Salman lên ngôi vào tháng 1 năm 2015.

Thái tử Mohammed, thường được gọi là MBS trong giới phương Tây, là con cưng của Quốc vương. Với việc phong Mohammed làm thái tử, Salman, người hiện 81 tuổi, đã tỏ ý cắt đứt một truyền thống kéo dài hàng thập niên là xây dựng sự đồng thuận giữa những người con trai đứng đầu của người sáng lập nhà nước Ả Rập Saudi, cố Quốc vương Abdulaziz Ibn Saud. Continue reading “‘Trò chơi vương quyền’ của Ả Rập Saudi”

Ấn Độ đối phó với chiến lược gặm nhấm biên giới của Trung Quốc

Nguồn: Bhama Chellaney, “Countering China’s High-Altitude Land Grab”, Project Syndicate, 15/06/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cắn những miếng to cả cây số, Trung Quốc đang nuốt dần đất vùng biên giới tại dãy Himalaya của Ấn Độ. Hàng thập niên qua, hai gã khổng lồ Châu Á đã có một cuộc chiến tranh không tiếng súng dọc theo tuyến biên giới vùng cao giữa hai nước. Dù vậy, gần đây Trung Quốc đang trở nên xác quyết hơn, đòi hỏi Ấn Độ phải có một chính sách kiềm chế mới.

Trung bình, mỗi ngày Trung Quốc tiến hành một đợt xâm nhập lén lút vào Ấn Độ. Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ, Kiren Rijiju, cho biết Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) chủ động xâm nhập vào các khu vực biên giới vắng người nhằm chiếm đóng. Và theo một cựu quan chức cấp cao thuộc Cơ quan Tình báo Ấn Độ, nước này đã mất gần 2.000 km2 do sự xâm chiếm của PLA trong vòng một thập niên qua. Continue reading “Ấn Độ đối phó với chiến lược gặm nhấm biên giới của Trung Quốc”

Câu chuyện về những phụ nữ chiến đấu cho Hà Nội

Nguồn: Elizabeth D. Herman, “The Women Who Fought for Hanoi”, The New York Times, 06/06/2017.

Biên dịch: Minh Châu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ba mươi sáu năm sau lần cuối cùng nhắm bắn với khẩu AK-47, điện thoại của bà Ngô Thị Thương đổ chuông.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh quân đội Việt Nam trong suốt cuộc chiến tranh, đã tìm kiếm người phụ nữ Việt Nam đã bắn hạ một máy bay ném bom của Mỹ vào tháng 6 năm 1968. Gần bốn thập niên trôi qua, người phụ nữ ấy đã trải qua biết bao công việc và nuôi ba đứa con khôn lớn. Chỉ có một số người bên ngoài gia đình từng được nghe những câu chuyện thời chiến của bà. Continue reading “Câu chuyện về những phụ nữ chiến đấu cho Hà Nội”

Đông Kinh Nghĩa Thục: Cuộc cách mạng giáo dục đầu tiên ở VN

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cách đây 110 năm, một số nhà trí thức yêu nước tiên tiến đã thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) tại Hà Nội, khởi đầu một phong trào yêu nước chống phong kiến chống thực dân với tính chất hoàn toàn mới chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. Ở đây, Nghĩa thục là trường tư thục (do tư nhân mở) vì nghĩa, tức vì lợi ích chung, không vì tư lợi, không thu tiền của người học. Đông Kinh là tên thành Thăng Long thời Hồ Quý Ly, tức Hà Nội hiện nay, địa điểm đặt trường.

ĐKNT do một nhóm sĩ phu Bắc Hà đồng sáng lập: Lương Văn Can (Thục trưởng, tức Hiệu trưởng), Nguyễn Quyền (Giám học) và Lê Đại, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Kỳ, Dương Bá Trạc, Vũ Hoành v.v… Họ đều là các nhà Nho, trong đó cử nhân Dương Bá Trạc mới 23 tuổi, cử nhân Nguyễn Hữu Cầu 28 tuổi, nhiều tuổi nhất là Lương Văn Can 53 tuổi. Continue reading “Đông Kinh Nghĩa Thục: Cuộc cách mạng giáo dục đầu tiên ở VN”

Tại sao chế độ quân chủ Nhật đang bị đe dọa?

Nguồn:Why is the Japanese monarchy under threat”, The Economist, 02/06/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chế độ quân chủ cha truyền con nối lâu đời nhất thế giới đang suy yếu dần.

Chế độ quân chủ cha truyền con nối lâu đời nhất trên thế giới không thuộc về nước Anh. Với 1.200 năm, nó chỉ là một đứa trẻ so với gia đình hoàng tộc Nhật Bản. Các sử gia nói rằng Akihito, Nhật hoàng hiện tại (thứ ba từ trái sang trong hình), có tổ tiên là Hoàng đế Jimmu (hậu duệ của nữ thần mặt trời Amaterasu) 2.600 năm trước. Cha của ông, Nhật hoàng Hirohito trong thời chiến tranh gây nhiều tranh cãi, được coi là arahito-gami – một vị thần trong hình dạng con người. Mặc dù có nguồn gốc tổ tiên thần thánh, vị Nhật hoàng thứ 125 của Nhật Bản đang phải chịu đựng nhiều bệnh tật nặng nề của con người: ở tuổi 83, ông sống sót sau khi mắc ung thư tiền liệt tuyến và một cuộc phẫu thuật tim. Ông đã đề nghị được thoái vị dù vẫn có thể thực hiện được các nhiệm vụ của mình, bao gồm việc khai mạc quốc hội và thực hiện các nghi lễ và nghi thức với tư cách là người đứng đầu Shinto, tôn giáo bản xứ của Nhật Bản. Điều đó đã gây ra nhiều lo lắng cho các nhà truyền thống chủ nghĩa. Tại sao họ lại lo lắng? Continue reading “Tại sao chế độ quân chủ Nhật đang bị đe dọa?”

Suy nghĩ lại về tương lai Trung Quốc

Nguồn: Stephen S. Roach, “Rethinking the Next China”, Project Syndicate, 25/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong 7 năm qua, tôi đã dạy một khóa được nhiều người theo học ở Yale có tên là “Tương lai Trung Quốc”. Ngay từ ban đầu, tôi tập trung vào những mệnh lệnh chuyển đổi trong nền kinh tế hiện đại của Trung Quốc, cụ thể là tiến trình chuyển đổi từ mô hình nhà sản xuất thành công lâu nay sang mô hình ngày càng được thúc đẩy bởi tiêu dùng của hộ gia đình. Tôi dành nhiều sự lưu tâm cho những rủi ro và cơ hội của sự tái cân bằng này cũng như những hệ quả liên quan đối với sự phát triển bền vững của Trung Quốc và nền kinh tế thế giới nói chung.

Trong khi nhiều “viên gạch” chủ chốt của tiến trình chuyển đổi của Trung Quốc đã được đặt vào đúng vị trí, đặc biệt là sự tăng trưởng vượt bực của ngành dịch vụ và tiến trình đô thị hóa nhanh chóng, thì rõ ràng đang xảy ra một chiều hướng chuyển đổi vừa mới mẻ vừa quan trọng khác: Trung Quốc đang chuyển đổi từ một kẻ tìm cách thích nghi với tiến trình toàn cầu hóa thành kẻ lèo lái tiến trình đó. Trên thực tế, Trung Quốc của tương lai đang đặt cược nhiều hơn vào mối liên kết của mình với một thế giới ngày càng hội nhập sâu rộng, và theo đó tạo ra một loạt những rủi ro và cơ hội mới. Continue reading “Suy nghĩ lại về tương lai Trung Quốc”

Những viễn cảnh cho việc Trump rời Nhà Trắng

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “The End of the Trump Administration?”, Project Syndicate, 15/06/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đánh giá của thế giới về chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thay đổi theo hướng xấu đi. Trên thực tế, hỗn loạn và tranh cãi gắn liền với quãng thời gian ngắn cầm quyền của Trump đã làm sâu sắc thêm những hoài nghi từ cả trong và ngoài nước Mỹ, rằng liệu Trump sẽ yên vị trong toàn bộ 4 năm của nhiệm kỳ Tổng thống hay không.

Nhận thức của châu Âu về vấn đề này được thể hiện rõ nhất qua các phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Sau hội nghị thượng đỉnh NATO đầy tranh cãi và cuộc họp G7 còn tồn tại bất đồng, bà Merkel đã kết luận rằng, nước Mỹ dưới thời của Trump có thể không còn được xem là một đối tác tin cậy. Bà cũng phát biểu sâu cay rằng: “Những quãng thời gian mà chúng ta có thể hoàn toàn dựa vào nhau đang dường như chấm dứt.” Continue reading “Những viễn cảnh cho việc Trump rời Nhà Trắng”

Một thế kỷ thăng trầm của chủ nghĩa cộng sản

Nguồn: David Priestland, “What’s Left of Communism”, The New York Times, 24/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một trăm năm sau Cách mạng Tháng Mười Nga, liệu phượng hoàng có vươn lên từ đống tro tàn của lịch sử?

“Ura! Ura! Ura!”[1] Tôi vẫn nhớ rất rõ âm thanh ấy, khi những người lính nghiêm trang trong quân phục xám đến chào chỉ huy của họ: “Chúc mừng kỷ niệm 70 năm Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Tháng Mười Vĩ đại!”

Năm 1987, khi còn là một sinh viên trao đổi ở Moskva, trong một sáng tháng 11 hanh khô, tôi đã đến Đường Gorky để xem một đoàn binh diễu hành đến Quảng trường Đỏ. Các quan chức cấp cao của Liên Xô và nước ngoài ngồi trên khán đài chủ trì buổi lễ trong khi những người lính trẻ tỏ lòng tôn kính của họ trước Lăng Lenin. Màn diễu binh ấn tượng này là nhằm thể hiện sức mạnh cách mạng lâu dài của chủ nghĩa cộng sản và phạm vi toàn cầu của nó. Continue reading “Một thế kỷ thăng trầm của chủ nghĩa cộng sản”

Có phải Lưu Hiểu Ba đã chết vô ích?

Nguồn: Minxin Pei, “Did Liu Xiaobo Die for Nothing?Project Syndicate, 16/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cái chết tương đối đột ngột của Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc bị giam cầm và là chủ nhân giải Nobel Hòa bình, là một tổn thất lớn. Đồng thời nó cũng gửi đi một thông điệp mạnh mẽ: giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đang quyết tâm bảo vệ độc quyền chính trị của mình bằng mọi phương tiện và bằng mọi giá.

Ông Lưu, 61 tuổi, từng là nhà phê bình văn học và người ủng hộ có tiếng cho các quyền con người và phản kháng bất bạo động, đã trải qua tám năm cuối đời sau song sắt vì những cáo buộc ngụy tạo về tội “lật đổ [chính quyền].” Tội trạng thực sự của ông là kêu gọi dân chủ ở Trung Quốc. Trước khi bị bắt giam, ông đã liên tục bị cảnh sát giám sát và sách nhiễu. Khi ông được trao giải Nobel năm 2010, chính quyền Trung Quốc không những ngăn cản gia đình ông đến Oslo nhận giải mà còn đặt vợ ông vào vòng quản thúc tại gia. Continue reading “Có phải Lưu Hiểu Ba đã chết vô ích?”

Hoa Kỳ đang đánh mất Châu Á vào tay Trung Quốc

Nguồn: Ely Ratner & Samir Kumar, “The United States Is Losing Asia to China”, Foreign Policy, 12/05/2017.

Biên dịch: Vũ Thành Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Với việc Washington đang ở trong tình trạng hỗn độn, Diễn đàn Vành đai và Con đường bắt đầu vào cuối tuần này ở Bắc Kinh là một sự báo động cho thấy vị thế lãnh đạo của Mỹ ở Châu Á đang gặp nguy hiểm. Trong hai ngày, Trung Quốc sẽ đón tiếp hơn 1.200 đại biểu đến từ 110 quốc gia, trong đó có 29 nguyên thủ quốc gia. Sự kiện sẽ tập trung vào chương trình “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc – gần đây đã được đổi tên thành “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (Belt and Road Initiative – BRI) – nhằm cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để kết nối Châu Á, Trung Đông và Châu Âu.

Theo thông báo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2013, BRI rất tham vọng, với kế hoạch đầu tư khoảng 1 nghìn tỷ USD vào hơn 65 nước. Mặc dù những hoài nghi đã được nêu lên về tính mới mẻ, giá trị và tính khả thi của nhiều dự án được đề xuất, nhưng các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới – với mong muốn đạt được triển vọng tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của họ – cũng đang phấn khởi tham gia. Đây là biểu hiện gần đây nhất của vai trò lãnh đạo của Trung Quốc vào thời điểm mà cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực này ít chắc chắn hơn bao giờ hết. Continue reading “Hoa Kỳ đang đánh mất Châu Á vào tay Trung Quốc”