Đất và máu: Nguồn gốc của Thế chiến II tại châu Á

osaka-sb01s

Nguồn: Panka J. Mishra, “Land and blood: The origins of the Second World War in Asia”, The New Yorker, 25/11/2013.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đánh giá lại tầm quan trọng của chiến tranh Trung – Nhật

“Chúng ta sẽ có một cuộc chiến của riêng mình”, W. H. Auden nói với Christopher Isherwood trong lúc họ đang trên đường đến Hồng Kông vào tháng 1/1938 để viết một cuốn sách về cuộc xâm lược Trung Quốc của Nhật. Trong khi cuộc nội chiến Tây Ban Nha, theo Isherwood, “đã đầy những nhà quan sát có tên tuổi”, thì ít ai ở Phương Tây biết đến những Guernica (một thành phố Tây Ban Nha bị tàn phá) của chiến tranh Trung-Nhật lần hai, bao gồm cuộc hãm hiếp và tàn sát hàng vạn dân thường tại Nam Kinh bởi lính Nhật. Auden, trong bài thơ “Trong thời chiến” (In Time of War) (1939) viết, “Bản đồ có thể chỉ những nơi/Mà cuộc sống giờ thật bạo tàn/Nam Kinh. Dachau.” Tại Vũ Hán, thủ đô thời chiến bị vây hãm của Trung Quốc, Isherwood có trực cảm rằng “ẩn chứa ở đây là tất cả những đầu mối vốn cho phép một chuyên gia nếu tìm ra được chúng sẽ có thể dự đoán được những sự kiện trong 50 năm tiếp theo.” Continue reading “Đất và máu: Nguồn gốc của Thế chiến II tại châu Á”

Bãi bỏ Hiệp ước Schengen có củng cố an ninh châu Âu?

0,,17150244_303,00

Nguồn: Daniel Gros, “Schengen and European Security”, Project Syndicate, 10/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một dự án then chốt của châu Âu đang bị đe dọa. Trải qua trên dưới hai thập niên kể từ khi kiểm soát biên giới lần đầu tiên được dỡ bỏ bởi Hiệp ước Schengen (hiện gồm 26 quốc gia, trong đó có 4 quốc gia không phải là thành viên của Liên minh châu Âu), Đức hiện đã thiết lập kiểm soát trở lại đối với biên giới với Áo, và Pháp cũng có hành động tương tự đối với Bỉ. Những sự kiểm soát kể trên chỉ mang tính tạm thời, đại đa số các đường biên giới khác vẫn được mở cửa. Tuy nhiên, dường như châu Âu hiện nay không hướng tới việc tiếp tục mở cửa biên giới, và đó sẽ là một vấn đề nghiêm trọng. Continue reading “Bãi bỏ Hiệp ước Schengen có củng cố an ninh châu Âu?”

Phản ứng của nhà Thanh khi được tin vua Quang Trung mất

quang-trung-nguyen-hue

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tìm hiểu nền bang giao Trung Việt; hầu như bất cứ lúc nào trong nước ta có biến, đều được Trung Quốc dòm ngó hết sức kỹ lưỡng. Lịch sử thường ghi nhận những cuộc xâm lăng của Trung Quốc được khởi đầu bởi những biến cố trong nước ta; hoặc do chính bàn tay Trung Quốc tạo ra, hoặc tự phát trong nội bộ.

Nếu cần phải dẫn chứng, thì nguyên nhân gần mở đầu cảnh ngàn năm đô hộ, phải kể đến việc Sứ giả Trung Quốc có mặt trong cung đình nhà Triệu, xúi dục mẹ con Cù Thị bán nước; việc không thành, xảy ra cuộc chính biến của Lữ Gia. Tiếp đó Hán Vũ Đế ra lệnh mang đại quân sang xâm lăng; biến lãnh thổ Nam Việt thành 9 quận của nhà Hán: Continue reading “Phản ứng của nhà Thanh khi được tin vua Quang Trung mất”

Bí quyết thành công của các nước Bắc Âu

Norway … the nice side, at least.

Nguồn: “The secret of their success“, The Economist, 02/02/2013.

Biên dịch và chú thích: Phạm Vũ Lửa Hạ

Các nước Bắc Âu có lẽ trị quốc tốt nhất thế giới

Cecil Rhodes[i] từng nhận xét rằng “sinh ra là người Anh coi như trúng số độc đắc”. Ngày nay ta cũng có thể nói như vậy về người sinh ra ở Bắc Âu. Các nước Bắc Âu không chỉ tránh được phần lớn những vấn nạn kinh tế đang làm rung chuyển vùng Địa Trung Hải; mà còn tránh được phần lớn những căn bệnh xã hội đang hành hạ nước Mỹ. Xét về bất cứ chỉ số nào đo lường tình trạng ổn định và lành mạnh của một xã hội – từ các chỉ số kinh tế như năng suất và đổi mới sáng tạo đến các chỉ số xã hội như tình trạng bất bình đẳng và tội ác – các nước Bắc Âu quần hội ở gần đầu bảng xếp hạng (xem bảng). Continue reading “Bí quyết thành công của các nước Bắc Âu”

Thêm nhiều dấu hiệu đàn áp tự do biểu đạt ở Trung Quốc

cyber-740x600

Nguồn:More general signs of a crackdown on expression,” The Economist, 05/12/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Giữa tháng 8 năm nay, Triệu Thiếu Lân (Zhao Shaolin), cựu ủy viên thường vụ tỉnh ủy Giang Tô, một tỉnh miền Đông Trung Quốc, đã bị bắt giữ bởi ủy ban chống tham nhũng của đất nước này. Không có gì bất thường trong sự kiện đó. Hàng chục ủy viên tỉnh ủy đã bị bắt giữ trong một chiến dịch chống tham nhũng trên phạm vi toàn quốc. Điều đáng ngạc nhiên là những tội danh mà ông Triệu bị cáo buộc. Những tội danh như thế này thường nhấn mạnh khối lượng tài sản khổng lồ được cho là đã bị bòn rút từ các hoạt động bất chính. Tuy nhiên, tội danh của ông Triệu, theo tờ Nhật báo Bắc Kinh, một tờ báo của đảng, là đã coi thường kỷ luật đảng bằng cách chỉ trích các chính sách của chính phủ. Theo lời giáo sư Tạ Xuân Đào (Xie Chuntao) của Trường Đảng Trung ương, một số người nghĩ “họ thông minh hơn Đảng, mà như thế thì không được phép.” Continue reading “Thêm nhiều dấu hiệu đàn áp tự do biểu đạt ở Trung Quốc”

Lý thuyết gây tranh cãi của Piketty về sự trỗi dậy của ISIS

6582-1n8qj03

Nguồn: Jim Tankersley,”The most controversial theory for what’s behind the rise of ISIS”, The Washington Post, 30/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một năm sau khi tác phẩm gây bão dày 700 trang có tựa đề “Tư bản trong thế kỷ 21” dẫn đầu danh sách bán chạy nhất nước Mỹ, tác giả của nó – Thomas Piketty – đã đưa ra một luận điểm mới về bất bình đẳng thu nhập. Quan điểm này có thể còn gây nhiều tranh cãi hơn cả cuốn sách của ông, hiện vẫn tiếp tục gây ra nhiều cuộc tranh luận trong giới chính trị và kinh tế.

Quan điểm mới mà Piketty giải thích gần đây trên tờ báo tiếng Pháp Le Monde như sau: Bất bình đẳng là động lực chính gây ra nạn khủng bố Trung Đông, bao gồm những cuộc tấn công mà Nhà nước Hồi giáo (ISIS) gây ra tại Paris đầu tháng này – và các quốc gia phương Tây phải tự trách mình vì đã gây nên sự bất bình đẳng đó. Continue reading “Lý thuyết gây tranh cãi của Piketty về sự trỗi dậy của ISIS”

Trung-Nhật cạnh tranh giành dự án đường sắt Indonesia

INDONESIA-INFRASTRUCTURE/ DTW102

Nguồn: Emirza Adi Syailendra, “Indonesia’s High Speed Rail: A China-Japan Scramble for Influence?”, RSIS Commentary, 09/12/2015.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

So với Nhật Bản, Trung Quốc thể hiện sự vượt trội của mình trong dự án đường sắt cao tốc đầu tiên tại Indonesia, điều phản ánh tham vọng hiện thực hóa sáng kiến Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21 của Bắc Kinh. Động thái này có ý nghĩa gì đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương?

Indonesia đã đưa ra quyết định lớn và rất quan trọng khi trao quyền xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung cho Trung Quốc thay vì Nhật Bản. Chính phủ Indonesia bối rối chọn lựa giữa Nhật Bản – “người bạn lâu năm đáng tin cậy” – và Trung Quốc – một cường quốc mới nổi – khi nước này đang chuẩn bị triển khai dự án đường sắt cao tốc vào đầu năm 2016 tới. Hai ‘gã khổng lồ’ trong khu vực Đông Á này trình ra những gói thỏa thuận rất cạnh tranh, trong đó mỗi bên đều đưa ra các điều khoản có lợi cho chính phủ Indonesia. Continue reading “Trung-Nhật cạnh tranh giành dự án đường sắt Indonesia”

Tại sao đánh ISIS bằng bộ binh là ảo tưởng?

isis_20

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Blinded by ISIS”, Project Syndicate, 04/12/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Kể từ cuộc tàn sát ở Paris tháng trước, trong cộng đồng quốc tế xuất hiện một ý kiến dường như đang được nhiều người tán đồng: Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) chỉ có thể bị đánh bại bằng một cuộc xâm lược trên mặt đất nhằm thẳng vào “nhà nước” của chúng. Niềm tin này là ảo tưởng. Ngay cả khi phương Tây và các đồng minh tại khu vực này (bao gồm người Kurd, phe đối lập Syria, Jordan và các quốc gia Ả-rập Sunni khác) có thể nhất trí về việc bên nào sẽ cung cấp lực lượng bộ binh chủ lực, thì ISIS đã thay đổi cơ cấu chiến lược của chúng rồi. Nhà nước Hồi giáo giờ đây đã là một tổ chức toàn cầu, với các chi nhánh cơ sở ở khắp mọi nơi, đủ khả năng tàn phá các thủ đô của phương Tây. Continue reading “Tại sao đánh ISIS bằng bộ binh là ảo tưởng?”

Về nguồn gốc lịch sử của Phật giáo Hòa Hảo

31_big

Tác giả: Pascal Bourdeaux | Biên dịch: Đặng Thế Đại

Từ lâu nay người ta đã biết và nhất trí với nhau rằng Huỳnh Phú Sổ thành lập Phật giáo Hòa Hảo vào ngày 18-5 năm Kỷ Mão (1939) ở quê hương ông – làng Hòa Hảo nay là làng Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.[1] Để hiểu rõ hơn lịch sử mới đây của tín ngưỡng này cũng như của cộng đồng tín đồ của nó, chúng tôi giới thiệu một tài liệu đầu tiên bằng tiếng Pháp nhắc đến cuộc đời của Huỳnh Phú Sổ và sự xuất hiện của phong trào tôn giáo mới do ông khởi xướng. Tài liệu ấy có đề cập đến vấn đề về sự hình thành giáo lí của phái Phật giáo này nhưng không vì thế mà có ý vén đi tấm màn linh thiêng bao phủ quanh nhân vật Huỳnh Phú Sổ. Continue reading “Về nguồn gốc lịch sử của Phật giáo Hòa Hảo”

Sự trỗi dậy của xu hướng phản-Havel

 ELI4b012c_zemanbesip

Nguồn: Aryeh Neier, “The Rise of the Anti-Havels, Project Syndicate, 18/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Duy Hiếu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

17 tháng 11 là một ngày quan trọng của Cộng hòa Séc. Đó là một ngày lễ quốc gia đánh dấu sự bắt đầu của cuộc “Cách mạng Nhung” vào năm 1989, dẫn đến sự kết thúc êm thấm và bất bạo động hơn bốn thập niên của chế độ cộng sản và sớm đưa Václav Havel, một nhà viết kịch , người ủng hộ nhân quyền nổi tiếng nhất đất nước, trở thành tổng thống. Lễ kỷ niệm năm nay là một sự lăng mạ đối với di sản của cuộc cách mạng.

Để kỷ niệm cuộc cách mạng, theo thông lệ, tổng thống Cộng hòa Séc sẽ có bài diễn văn trước công chúng. Lễ kỷ niệm năm ngoái đã diễn ra không thuận lợi cho Tổng thống Miloš Zeman, người nhậm chức vào năm 2013 sau khi đảm nhiệm vai trò Thủ tướng trước đó. Continue reading “Sự trỗi dậy của xu hướng phản-Havel”

So sánh thái độ học hỏi nước ngoài của Trung-Nhật

mk_map_of_east_asia

Tác giả: Hư Châu (Trung Quốc) | Biên dịch:  Nguyễn Hải Hoành

Nhật Bản có rất nhiều cái để Trung Quốc học, trong đó thái độ học tập của họ là cái đặc biệt đáng học.

Thái độ học tập khiêm tốn cẩn thận của Nhật Bản không xa lạ gì đối với Trung Quốc. Từ đời Hán trở đi, sự giao lưu văn hóa Trung Quốc-Nhật Bản dần dần tăng cường; thời nhà Tùy, nhà Đường, các sứ thần Nhật Bản nối tiếp nhau vượt biển sang Trường An [kinh đô Trung Quốc thời ấy].

Trước nền văn hóa Hán xán lạn, người Nhật mở to mắt và say sưa học văn hóa Hán. Không những họ bê nguyên xi về Nhật toàn bộ các điển chương, thể chế, văn hóa tư tưởng, phong tục tập quán của Trung Quốc mà cả đến chữ Hán họ cũng cứ thế mà dùng không sai một tý nào – chữ Katakana sau này người Nhật sử dụng tuy có khác với chữ khối vuông [của Hán tự] nhưng thực ra là dùng bộ thủ của chữ khối vuông. Continue reading “So sánh thái độ học hỏi nước ngoài của Trung-Nhật”

Bước ngoặt chính trị ở Argentina

APTOPIX Argentina Elections

Nguồn: Andres Velasco, “Argentina’s Fresh Start”, Project Syndicate, 25/11/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong 99 năm qua, ghế tổng thống của Argentina luân phiên thay đổi giữa những người ủng hộ chủ nghĩa Peron – tức Juan Domingo Peron và những người ủng hộ chủ nghĩa dân túy của ông – và các tướng lĩnh phản động. Thi thoảng, những người theo đường lối trung dung từ Liên hiệp Nhân dân Cấp tiến (UCR) được bầu vào bộ máy nhưng nhiệm kỳ của họ lại kết thúc chóng vánh sau những lần từ chức hay các cuộc đảo chính.

Trong cuộc bầu cử hôm Chủ nhật (25/10/2015), các cử tri Argentina đã phá vỡ khuynh hướng đó: lần đầu tiên trong gần một thế kỷ, tổng thống sẽ không phải là một người theo chủ nghĩa Peron, hoặc một người của đảng UCR, hay một tướng lĩnh quân sự. Tầm quan trọng của sự kiện này là rất lớn. Theo Hector Schamis, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Georgetown, nếu một thay đổi chính trị tương tự diễn ra tại Pháp hoặc Brazil, thì người dân nơi đây sẽ ăn mừng sự ra đời của một nền cộng hòa mới. Continue reading “Bước ngoặt chính trị ở Argentina”

Lần theo dấu vết một thời ngang dọc của Chế Bồng Nga

full_du_lich_ninh_thuan_thap_Po_Klong_Garai-771x510

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Không rõ năm sinh của Chế Bồng Nga [1] , nhưng vào năm Hồng Vũ thứ 2 (1369) khi vua Thái Tổ nhà Minh sai sứ báo tin cho các nước về việc nhà Minh giành ngôi từ nhà Nguyên, thì Chế Bồng Nga (tên ghi trong Minh Thực lục là Ha Đáp Ha Giả) đã làm vua và sai sứ sang triều cống Trung Quốc. Chế Bồng Nga bị quân nhà Trần bắn chết tại sông Hoàng Giang vào năm Hồng Vũ thứ 23 (1390), như vậy thời gian trị vì của vua họ Chế cũng xấp xỉ với vua Minh Thái Tổ. Riêng các vua nhà Trần nước ta thì một phần yểu mệnh, một phần gặp biến cố nên trong thời gian này tính có đến 6 đời vua: Dụ Tông, Dương Nhật Lễ, Nghệ Tông, Duệ Tông, Phế Đế, Thuận Tông. Continue reading “Lần theo dấu vết một thời ngang dọc của Chế Bồng Nga”

Càng giống nhau, Trung Quốc và Mỹ lại càng xa nhau

A boy who is waiting to greet U.S. Secretary of State Clinton at the National Museum makes a face while holding the U.S. and Chinese flags in Beijing

Nguồn: Mark Leonard, “Why Convergence Breeds Conflict”, Foreign Affairs, September-October 2013.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Nhiều người lo ngại rằng trong một tương lai không xa, thế giới sẽ bị chia ra nhiều mảng vì hố sâu ngăn cách giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng nới rộng. Họ nêu lên câu hỏi, vì sao một chế độ độc tài cộng sản và một chế độ dân chủ tư bản có thể bắc một chiếc cầu để khắc phục khoảng cách giữa hai bên? Nhưng đã đến lúc ta nên từ bỏ cái tư duy cho rằng hai nước này đến từ những hành tinh khác nhau và những căng thẳng giữa chúng là sản phẩm của những dị biệt giữa hai quốc gia. Trên thực tế, cho đến tương đối gần đây, Trung Quốc và Mỹ khá hòa hợp với nhau – chính vì những lợi ích và thuộc tính của hai nước khác nhau. Ngày nay, chính những tương đồng ngày càng gia tăng, chứ không phải những dị biệt, đang đẩy hai nước cách xa nhau. Continue reading “Càng giống nhau, Trung Quốc và Mỹ lại càng xa nhau”

Những điều bạn cần biết về việc Fed tăng lãi suất

traders-work-on-the-floor

Nguồn: Ann Williams, “Fed rate hike: What you need to know”, My Paper, 18/12/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã gặp nhau lần cuối cùng trong năm nay vào hôm thứ Tư và công bố đợt tăng lãi suất đầu tiên của Hoa Kỳ kể từ tháng 6 năm 2006, và bảy năm sau khi đã đẩy lãi suất cho vay tham chiếu (benchmark lending rate) của mình về 0% nhằm chống lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và cuộc Đại Suy thoái diễn ra sau đó .

Lãi suất cao hơn ở Mỹ sẽ có tác động sâu rộng đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế thế giới, từ các khoản vay mua nhà và xe hơi của bạn, chi phí đi vay của các chính phủ và các công ty, đến giá trị của các đồng tiền và hàng hóa cơ bản.

Dưới đây là 5 điều bạn cần biết về đợt tăng lãi suất này của Fed: Continue reading “Những điều bạn cần biết về việc Fed tăng lãi suất”

Triển vọng Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc

Pudong_Jakob-Montrasio_Flickr_800

Nguồn: Martin Feldstein, “China’s Latest Five-Year Plan”, Project Syndicate, 28/11/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tôi có mặt ở Bắc Kinh hồi tháng trước khi chính phủ Trung Quốc đưa ra bản tóm tắt sơ bộ của Kế hoạch 5 năm lần thứ 13. Đây là một tài liệu quan trọng để hiểu được lộ trình Trung Quốc đang hướng tới trong giai đoạn 2016-2020. Tuy vậy các kế hoạch 5 năm của Trung Quốc cũng không giống ngày trước nữa.

Nền kinh tế Trung Quốc không còn là hệ thống quốc doanh hay do nhà nước quản lý như 30 năm trước khi tôi tới đây lần đầu. Thời đó không có các doanh nghiệp tư nhân, và việc bất cứ ai ngoài chính phủ hoặc một doanh nghiệp nhà nước thuê nhân công là phi pháp. Giờ đây chỉ 20% số lao động ở Trung Quốc làm việc cho các doanh nghiệp nhà nước. Phần còn lại của nền kinh tế Trung Quốc năng động, phi tập trung, và thuộc sở hữu tư nhân. Các công ty đa quốc gia Mỹ và các doanh nghiệp nước ngoài khác là một mảng quan trọng của toàn cảnh nền kinh tế. Continue reading “Triển vọng Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc”

Điều kiện để Anh ở lại Liên minh Châu Âu

eu-uk-n

Nguồn: Philippe Legrain, “The Battle for Britain”, Project Syndicate, 08/12/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc tấn công vào Paris tháng 11 vừa qua là cuộc khủng hoảng mới nhất làm trì hoãn nỗ lực của Anh trong việc đàm phán lại tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) trước khi diễn ra một cuộc trưng cầu dân ý được trù định về việc có giữ mối quan hệ với EU hay không. Đầu tiên là khủng hoảng Hy Lạp, sau đó là vấn đề nhập cư, và bây giờ là chủ nghĩa khủng bố đã chiếm hết chương trình nghị sự ngoại giao.

Vào ngày 3 tháng 12, Thủ tướng của Đảng Bảo thủ David Cameron chính thức dập tắt hi vọng đạt được một thoả thuận với các lãnh đạo EU tại hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra vào ngày 17-18 tháng 12. Giờ ông đang hướng đến một thoả thuận vào tháng 2 tới. Sự chậm trễ này gây nên một nỗi thất vọng lớn: Trong khi bản thân thoả thuận này khó có khả năng thuyết phục những người Anh đang lưỡng lự bỏ phiếu để ở lại EU, nhưng nó lại là điều kiện tiên quyết để Thủ tướng Cameron có thể bắt đầu chiến dịch vận động cho việc Anh ở lại khối này. Continue reading “Điều kiện để Anh ở lại Liên minh Châu Âu”

Ảo tưởng cải cách dưới thời Tập Cận Bình

xi-jinping

Nguồn: Ian Johnson, “Xi’s China: The Illusion of Change”, The New York Review of Books, 29/11/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Người ta thường nhận xét Tập Cận Bình là lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua, thậm chí từ thời của Mao. Ông được công nhận, dù đôi lúc miễn cưỡng, rằng đã đeo đuổi một chính sách ngoại giao quyết liệt, các cải cách kinh tế, và một chiến dịch trấn áp tham nhũng mang tính lịch sử.

Nhưng khi Tập kết thúc năm thứ ba cầm quyền vào tháng này, sự đánh giá trên ngày càng trở nên sai lầm, khi Trung Quốc vẫn bị cầm chân bởi những điều cấm kỵ đã giới hạn những người tiền nhiệm của Tập. Điểm cốt lõi ở đây là một chính quyền độc đảng không muốn rút khỏi vai trò lãnh đạo đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Lĩnh vực duy nhất mà chính quyền cho thấy sự sáng tạo thực thụ là việc tìm ra những phương thức mới để hợp thức hóa sự cai trị của họ, thông qua cách lảng tránh những vấn đề mà đất nước thực sự đối mặt. Continue reading “Ảo tưởng cải cách dưới thời Tập Cận Bình”

Hồi kết của chủ thuyết Corbyn

86258544

Nguồn: Andres Velasco, “The Dead-End of Corbynismo”, Project Syndicate, 30/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Vũ Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mỹ Latinh có thứ hàng xuất khẩu mới: Sự bùng phát tràn lan của chủ nghĩa dân túy. Đầu tiên nó tiến chiếm những bờ biển ấm áp và chào đón ở Địa Trung Hải, nuôi dưỡng sự ủng hộ dành cho phe cánh tả Syriza của Hy Lạp và Podemos ở Tây Ban Nha. Giờ đây nó lại cập bến Vương quốc Anh.

Chủ thuyết Corbyn (Corbynismo) – hệ tư tưởng của một thành viên nghị viện Anh từng bị cho ra rìa, người cổ vũ nhiệt tình cho tổng thống quá cố Hugo Chavez của Venezuela, cho rằng Vladimir Putin đã đúng khi xâm chiếm Ukraine, và giờ lại đang lãnh đạo Công đảng danh giá của nước Anh – nghe như quen tai với bất cứ ai hiểu biết về Mỹ Latinh. Continue reading “Hồi kết của chủ thuyết Corbyn”

Di sản của Đế chế Ottoman đối với trật tự Trung Đông

Ottoman_Empire_b

Nguồn: Carl Bildt, “Preserving the Ottoman Mosaic”, Project Syndicate, 30/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nguồn gốc sâu xa của rất nhiều xung đột tại Trung Đông nằm ở sự tan rã của Đế chế Ottoman vào đầu thế kỷ 20, cùng với đó là sự thất bại trong việc xây dựng một trật tự ổn định cho khu vực kể từ thời điểm nói trên. Trong quá trình hướng tới mục tiêu đảm bảo nền hòa bình bền vững cho toàn vùng, các nhà lãnh đạo của cộng đồng quốc tế cần ghi nhớ bài học lịch sử từ Đế chế Ottoman.

Ottoman – một đế chế từng trải dài từ thành phố Bihac của Bosnia ngày nay đến tận Basra, Iraq – là bức tranh đầy màu sắc bởi sự pha trộn văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ dưới quyền cai quản tối cao của vị Sultan[1] ở Istanbul. Đây từng là nơi đặc biệt ổn định, tạo ra nền tảng hòa bình cho toàn khu vực suốt hàng trăm năm. Tuy nhiên, khi sự tan rã bắt đầu nhen nhóm, nó đã khiến tình hình trở nên vô cùng bạo lực. Continue reading “Di sản của Đế chế Ottoman đối với trật tự Trung Đông”