Thế lưỡng nan của Trung Quốc ở Trung Đông

20160123_cnp003

Nguồn: “Well-wishing, The Economist, 23/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Kể từ khi lên lãnh đạo Trung Quốc năm 2012, Tập Cận Bình đã trở nên tất bật với những chuyến công du quốc tế. Năm ngoái, chủ tịch Tập đến thăm nhiều quốc gia hơn tổng thống Mỹ Barack Obama (14 so với 11), công du khắp nơi từ Mỹ đến Maldives và Zimbabwe, bất kể nước chủ nhà lớn mạnh, nhỏ yếu hay cô lập tới nhường nào. Mục đích của chủ tịch Tập là phô trương sức mạnh ngày một lớn của Trung Quốc – và vai trò trung tâm của chính ông trong việc thúc đẩy điều đó – tới người dân trong và ngoài nước. Nhưng mãi đến tuần vừa qua ông mới đặt chân đến Trung Đông với tư cách là chủ tịch Trung Quốc. Continue reading “Thế lưỡng nan của Trung Quốc ở Trung Đông”

Cuộc chiến tranh lạnh ở Trung Đông

sunni-shia

Nguồn: Bernard Haykel, “The Middle East’s Cold War,” Project Syndicate, 08/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sự rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa Iran và Ả-Rập Xê-út là một bước ngoặt nguy hiểm cho một khu vực vốn đã bất ổn và bị chiến tranh tàn phá. Nguyên do xuất phát từ việc Ả-rập Xê-út tử hình Nimr al-Nimr, một lãnh tụ người Shia có khuynh hướng bạo động vốn kêu gọi chấm dứt chế độ quân chủ ở quốc gia này. Nhưng sự tan vỡ đó lại có nguồn gốc từ sự thù địch chiến lược đang trải rộng trên khắp Trung Đông.

Tình trạng căng thẳng giữa hai quốc gia đã có từ nhiều thập niên, nhưng chúng trở nên đặc biệt gay gắt kể từ sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979 của Iran. Thủ lĩnh cuộc cách mạng, Ayatollah Ruhollah Khomeini, đã không giấu giếm sự khinh miệt của ông trước hoàng gia Ả-rập; ông nhanh chóng xây dựng vị thế của Iran với tư cách người bảo vệ “những người bị đàn áp” trước “các lực lượng ngạo mạn” – Mỹ và đồng minh của nó trong khu vực, Ả-Rập Xê-út và Israel. Continue reading “Cuộc chiến tranh lạnh ở Trung Đông”

Mỹ và Nga có thể hợp tác tại Syria không?

Russia-US-approaches-on-Syrian-crisis

Nguồn: Michael McFaul, “Can America and Russia Cooperate in Syria?Project Syndicate, 05/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Cẩm Tú | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Quyết định can thiệp vào Syria của Tổng thống Vladimir Putin đánh dấu một bước ngoặt lớn trong chính sách đối ngoại của Nga trong năm 2015. Suốt 15 năm qua, ông Putin đã ngày càng dựa vào việc sử dụng sức mạnh quân sự để đạt được các mục tiêu trong nước và chính sách đối ngoại của mình, bắt đầu bằng cuộc xâm lược Chechnya năm 1999, tại Gruzia năm 2008, và tại Ukraine năm 2014. Nước cờ Syria của Putin là một bước logic, nếu không nói là kịch tính, trong chính sách ngoại giao ngày càng hiếu chiến của Nga.

Tuy nhiên, Syria được cho là sẽ khác những cuộc can thiệp trước đây. Trong khi Putin đã tính toán chính xác rằng hầu hết các nước sẽ lên án hành vi quân sự của Nga tại Chechnya, Gruzia, và Ukraine, ông hy vọng nhận được sự đồng tình và ủng hộ từ cộng đồng quốc tế cho những hoạt động của mình tại Syria. Continue reading “Mỹ và Nga có thể hợp tác tại Syria không?”

Các cuộc chiến ở Trung Đông có phải là về tôn giáo?

Saudia-Arabia-vs-Iran

Nguồn: Ian Buruma, “Carpet Bombing History in America”, Project Syndicate,  08/01/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ted Cruz, một trong những ứng cử viên Đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống Mỹ, mới đây phát biểu rằng giải pháp của ông đối với những bất ổn ở Trung Đông là “rải thảm bom” lên Nhà nước Hồi giáo (ISIS) và để xem liệu “cát có thể phát sáng trong bóng tối” được hay không. Donald Trump, người đang dẫn đầu phía Đảng Cộng hòa, hứa sẽ “rải bom đánh bật ISIS”. Một ứng cử viên thứ ba, Chris Christie, đe dọa chiến tranh với Nga.

Với luận điệu như vậy từ các ứng cử viên, không có gì bất ngờ khi theo một cuộc thăm dò gần đây, khoảng 30% cử tri đảng Cộng hòa (và 41% số người ủng hộ Trump) ủng hộ việc ném bom Agrabah, một địa điểm trung tâm (và hư cấu) trong bộ phim hoạt hình Disney Aladdin. Tên của nơi này nghe rất Ả Rập, và thế là đủ. Continue reading “Các cuộc chiến ở Trung Đông có phải là về tôn giáo?”

Mớ bòng bong Syria của Thổ Nhĩ Kỳ

en092614williams

Nguồn: Javier Solana, “Turkey’s Syrian Tangle”, Project Syndicate, 31/12/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào cuối năm 2015, một bước tiến mới – dù nhỏ và chỉ là dự kiến – đã được thúc đẩy nhằm kết thúc cuộc chiến ở Syria. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 2254 để thể hiện sự ủng hộ đối với quá trình chuyển đổi nhằm xóa bỏ các cuộc xung đột, và Nhóm Hỗ trợ Syria Quốc tế (ISSG) đã định ngày cho cuộc họp tiếp theo sẽ được tổ chức vào tháng tới. Nhưng ISSG bao gồm cả các đồng minh và các quốc gia đối địch – chẳng hạn như Ả-rập Xê-út và Iran – đồng nghĩa với việc đạt được tiến bộ tiếp theo sẽ là một thách thức.

Hiện nay, hai quốc gia khác tham gia quá trình này, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, dường như cũng đang tiến tới viễn cảnh thù nghịch lẫn nhau. Với vị trí tiếp giáp Syria vốn tạo ra cả những thách thức và cơ hội, Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành xu thế diễn biến của tiến trình hòa bình. Nhưng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga trên biên giới với Syria hồi tháng trước đã châm ngòi cho một sự suy giảm nhanh chóng và rõ rệt trong quan hệ song phương, với việc Kremlin áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế trả đũa. Continue reading “Mớ bòng bong Syria của Thổ Nhĩ Kỳ”

Tại sao người Hồi giáo dòng Sunni thấy mình thua thiệt?

20151205_map505

Nguồn: “Why the Middle East’s Sunnis feel they are victims”, The Economist, 3/12/2015.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm    | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Đã có thời kỳ các tín đồ Hồi giáo dòng Shia, phân nhánh nhỏ hơn trong hai nhánh chính của đạo Hồi, than vãn rằng địa vị của họ chẳng khác gì kẻ thua cuộc bị truy đuổi khắp nơi và cầu nguyện đức Mahdi[1] quay trở lại để khôi phục vinh quang cho họ. Các vụ đánh bom tự sát đầu tiên trong những năm 1980 là do những người Shia thực hiện, với mong muốn rằng thế giới sau đó sẽ được cải thiện. Nhưng trong những thập kỷ gần đây, chính những tín đồ dòng Sunni, chiếm khoảng 85% trong tổng số 1,6 tỷ người theo đạo Hồi trên thế giới, lại thể hiện hình ảnh của mình như những nạn nhân. Làm thế nào mà bộ phận chiếm đa số trong tôn giáo lớn thứ hai thế giới lại đi đến tình trạng than thân trách phận như vậy? Continue reading “Tại sao người Hồi giáo dòng Sunni thấy mình thua thiệt?”

Saudi Arabia: Nỗ lực thoát khỏi sự lệ thuộc vào dầu lửa

saudi-arabia-oil

Nguồn: Gassan Al-Kibsi, “The Kingdom Beyond Oil”, Project Syndicate, 23/12/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng |Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trong mấy tuần qua, chính phủ Saudi Arabia đã tiến hành một cuộc tổng kết chính sách chiến lược chưa từng có tiền lệ có thể ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế và xã hội của quốc gia này. Chi tiết đầy đủ của cuộc tổng kết này được dự kiến công bố vào tháng 1/2016 nhưng rõ ràng là Saudi Arabia – nền kinh tế lớn thứ mười chín trên thế giới – đang cực kì cần một cuộc cải cách sâu rộng.

Có hai nguyên nhân lý giải tại sao việc thay đổi chính sách lại trở nên cấp thiết. Nguyên nhân đầu tiên là do giá dầu thế giới giảm đột ngột, từ trên 100 USD/thùng vào giữa năm 2014 xuống dưới 40 USD/thùng hiện nay. Với việc xuất khẩu dầu mỏ chiếm gần 90% thu nhập của chính phủ, nền tài chính của Saudi Arabia đang phải chịu áp lực cực lớn; cán cân tài chính chuyển từ thặng dư thấp năm 2013 sang thâm hụt hơn 21% GDP trong năm 2015, theo các dự đoán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Continue reading “Saudi Arabia: Nỗ lực thoát khỏi sự lệ thuộc vào dầu lửa”

“Giải độc” IS bằng tư tưởng thần học Trung Cổ

21akyol-master675

Nguồn: Mustafa Akyol, “The Medieval Antidote to ISIS”, The New York Times, 21/12/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc tàn sát gần đây ở Paris và San Bernardino, California một lần nữa cho thấy khả năng của cái gọi là Nhà nước Hồi Giáo trong việc lôi kéo những người Hồi Giáo bất mãn. Bằng cách sử dụng một sự pha trộn giữa việc diễn giải kinh Quran sát theo nghĩa đen và tự khẳng định “chính nghĩa” của mình, nhóm cực đoan này đã có thể thuyết phục các thanh niên, thiếu nữ từ khắp Pakistan đến Bỉ tuyên bố trung thành với nó và hành động bạo lực nhân danh nó.

Đây là lý do mà hệ tư tưởng tôn giáo của Nhà nước Hồi Giáo cần phải được xem xét nghiêm túc. Sẽ là sai lầm khi cho rằng những tư tưởng của nhóm này đại diện cho Hồi Giáo chính thống, như những người bài Hồi Giáo thường hay làm, và cũng không đúng khi nghĩ rằng Nhà nước Hồi Giáo “không liên quan gì đến đạo Hồi” như là những người Hồi Giáo sợ những người bài Hồi Giáo thường nói. Thực tế, những kẻ cầm đầu thánh chiến rất am hiểu tư tưởng và giáo lý Hồi Giáo cho dù chúng sử dụng hiểu biết của mình cho những mục đích lầm lạc và tàn ác. Continue reading ““Giải độc” IS bằng tư tưởng thần học Trung Cổ”

Giải pháp ‘một nhà nước’ cho Israel và Palestine là gì?

israelobama

Nguồn:Why is there talk of a “one-state solution” for Israelis and Palestinians?”, The Economist, 20/03/2013.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Tổng thống Barrack Obama gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ở Israel lần đầu tiên hồi tháng 3/2013. Họ đã trao đổi về nhiều vấn đề khác nhau, nhưng một mục tiêu đối ngoại của Mỹ là việc Tổng thống Obama sẽ nêu vấn đề tạo ra một nhà nước Palestine riêng biệt song song với Israel- tức giải pháp hòa bình “hai nhà nước” nổi tiếng ở Trung Đông. Tuy nhiên, gần đây người ta cũng đã thảo luận nhiều về một giải pháp “một nhà nước” cho vấn đề nan giải này. Điều gì đang xảy ra? Continue reading “Giải pháp ‘một nhà nước’ cho Israel và Palestine là gì?”

Vị giáo sĩ bị hành quyết ở Ả-rập Saudi là ai?

20160109_blp540

Nguồn:Who was the Shia cleric killed in Saudi Arabia?“, The Economist, 04/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Quan hệ giữa người Hồi giáo Sunni và Shia đã xấu đi ở rất nhiều nơi do việc hành quyết một giáo sĩ Shia tên là Nimr Baqr al-Nimr ở Ả-rập Saudi. Sau khi một đám đông xông vào Đại sứ quán Ả-rập Saudi tại Tehran để phản đối, nước này đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran; Bahrain và Sudan cũng cắt quan hệ theo, còn Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) đã hạ cấp quan hệ ngoại giao với nước này. Về phần mình, Iran cáo buộc Ả-rập Saudi sử dụng cuộc tấn công vào đại sứ quán nước này để gia tăng căng thẳng phe phái vốn đã dâng cao trước vụ hành quyết. Vậy người đàn ông đã bị hành quyết là ai? Continue reading “Vị giáo sĩ bị hành quyết ở Ả-rập Saudi là ai?”

Cuộc chiến chống khủng bố giả vờ của Ả-rập Xê-út

1031830831

Nguồn: Brahma Chellaney, “Saudi Arabia’s Phony War on Terror,” Project Syndicate, 21/12/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc ngăn chặn tai họa chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo là bất khả nếu không ngăn chặn được tư tưởng thúc đẩy nó: Chủ nghĩa Wahhab (đặt tên theo người sáng lập là Muhammad Ibn Abd al-Wahhab – NBT), một nhánh thuộc chủ nghĩa chính thống cực đoan dòng Sunni tôn thờ thánh Alah như vị chúa trời duy nhất cũng như tán dương các cuộc thánh chiến Hồi giáo mà sự bành trướng quốc tế của nó đã được bảo trợ bởi các quốc gia Hồi giáo giàu dầu mỏ, đặc biệt là Ả-rập Xê-út. Đó là lý do tại sao liên minh chống khủng bố do quốc gia này dẫn dắt mới được thông báo gần đây, Liên minh Quân sự Hồi giáo Chống Khủng bố, vấp phải sự hoài nghi sâu sắc. Continue reading “Cuộc chiến chống khủng bố giả vờ của Ả-rập Xê-út”

Saudi Arabia quy định trang phục phụ nữ như thế nào?

20150131_blp904

Nguồn: “Saudi Arabia’s dress code for women“, The Economist, 28/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Các nhà bình luận, chủ yếu không phải là người Saudi, đã bình luận ồn ào khi bà Michelle Obama, đệ nhất phu nhân của nước Mỹ, có mặt tại Saudi Arabia vào ngày 27 tháng Giêng trong một bộ quần áo rộng với màu sắc sặc sỡ và không mang khăn trùm đầu. Vương quốc giàu dầu mỏ này nổi tiếng với những phụ nữ mặc các bộ áo choàng dài màu đen được gọi là abaya, thường kết hợp với hijab (khăn trùm đầu) hay niqab (khăn trùm chỉ hở mắt), hoặc một bộ burqa (bộ đồ trùm từ đầu đến chân, chỉ hở đôi mắt). Vậy phụ nữ Saudi và nước ngoài thực sự nên ăn mặc như thế nào ở Saudi Arabia? Continue reading “Saudi Arabia quy định trang phục phụ nữ như thế nào?”

Lý thuyết gây tranh cãi của Piketty về sự trỗi dậy của ISIS

6582-1n8qj03

Nguồn: Jim Tankersley,”The most controversial theory for what’s behind the rise of ISIS”, The Washington Post, 30/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một năm sau khi tác phẩm gây bão dày 700 trang có tựa đề “Tư bản trong thế kỷ 21” dẫn đầu danh sách bán chạy nhất nước Mỹ, tác giả của nó – Thomas Piketty – đã đưa ra một luận điểm mới về bất bình đẳng thu nhập. Quan điểm này có thể còn gây nhiều tranh cãi hơn cả cuốn sách của ông, hiện vẫn tiếp tục gây ra nhiều cuộc tranh luận trong giới chính trị và kinh tế.

Quan điểm mới mà Piketty giải thích gần đây trên tờ báo tiếng Pháp Le Monde như sau: Bất bình đẳng là động lực chính gây ra nạn khủng bố Trung Đông, bao gồm những cuộc tấn công mà Nhà nước Hồi giáo (ISIS) gây ra tại Paris đầu tháng này – và các quốc gia phương Tây phải tự trách mình vì đã gây nên sự bất bình đẳng đó. Continue reading “Lý thuyết gây tranh cãi của Piketty về sự trỗi dậy của ISIS”

Tại sao đánh ISIS bằng bộ binh là ảo tưởng?

isis_20

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Blinded by ISIS”, Project Syndicate, 04/12/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Kể từ cuộc tàn sát ở Paris tháng trước, trong cộng đồng quốc tế xuất hiện một ý kiến dường như đang được nhiều người tán đồng: Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) chỉ có thể bị đánh bại bằng một cuộc xâm lược trên mặt đất nhằm thẳng vào “nhà nước” của chúng. Niềm tin này là ảo tưởng. Ngay cả khi phương Tây và các đồng minh tại khu vực này (bao gồm người Kurd, phe đối lập Syria, Jordan và các quốc gia Ả-rập Sunni khác) có thể nhất trí về việc bên nào sẽ cung cấp lực lượng bộ binh chủ lực, thì ISIS đã thay đổi cơ cấu chiến lược của chúng rồi. Nhà nước Hồi giáo giờ đây đã là một tổ chức toàn cầu, với các chi nhánh cơ sở ở khắp mọi nơi, đủ khả năng tàn phá các thủ đô của phương Tây. Continue reading “Tại sao đánh ISIS bằng bộ binh là ảo tưởng?”

Di sản của Đế chế Ottoman đối với trật tự Trung Đông

Ottoman_Empire_b

Nguồn: Carl Bildt, “Preserving the Ottoman Mosaic”, Project Syndicate, 30/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nguồn gốc sâu xa của rất nhiều xung đột tại Trung Đông nằm ở sự tan rã của Đế chế Ottoman vào đầu thế kỷ 20, cùng với đó là sự thất bại trong việc xây dựng một trật tự ổn định cho khu vực kể từ thời điểm nói trên. Trong quá trình hướng tới mục tiêu đảm bảo nền hòa bình bền vững cho toàn vùng, các nhà lãnh đạo của cộng đồng quốc tế cần ghi nhớ bài học lịch sử từ Đế chế Ottoman.

Ottoman – một đế chế từng trải dài từ thành phố Bihac của Bosnia ngày nay đến tận Basra, Iraq – là bức tranh đầy màu sắc bởi sự pha trộn văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ dưới quyền cai quản tối cao của vị Sultan[1] ở Istanbul. Đây từng là nơi đặc biệt ổn định, tạo ra nền tảng hòa bình cho toàn khu vực suốt hàng trăm năm. Tuy nhiên, khi sự tan rã bắt đầu nhen nhóm, nó đã khiến tình hình trở nên vô cùng bạo lực. Continue reading “Di sản của Đế chế Ottoman đối với trật tự Trung Đông”

Phương Tây tạo ra khủng bố ở Trung Đông như thế nào?

Iraqi Shiite tribesmen brandish their weapons as they gather to show their willingness to join Iraqi security forces in the fight against Jihadist militants who have taken over several northern Iraqi cities, on June 17 2014, in the southern Shiite Muslim shrine city of Najaf. Fighting erupted at the northern approaches to Baghdad Tuesday as Iraq accused Saudi Arabia of backing militants who have seized swathes of territory in an offensive the UN says threatens its very existence. AFP PHOTO/HAIDAR HAMDANIHAIDAR HAMDANI/AFP/Getty Images

Nguồn: Jeffrey D.Sachs, “Ending Blowback Terrorism”, Project Syndicate, 19/11/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên  | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào dân thường vô tội, dù là vụ làm rơi một máy bay Nga trên bán đảo Sinai khiến 224 hành khách thiệt mạng, vụ thảm sát kinh hoàng tại Paris đã cướp đi 129 sinh mạng vô tội, hay vụ đánh bom đẫm máu ở Ankara làm chết 102 nhà hoạt động vì hòa bình, đều là những tội ác chống lại loài người. Thủ phạm của những vụ tấn công trên – Nhà nước Hồi Giáo (ISIS) – phải bị ngăn chặn. Làm được điều này đòi hỏi phải hiểu rõ nguồn gốc của mạng lưới những tín đồ Hồi Giáo tàn nhẫn này.

Có một sự thật đau lòng rằng, phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, phải chịu trách nhiệm khi đã tạo điều kiện để ISIS phát triển. Chỉ có thay đổi chính sách đối ngoại của Châu Âu và Hoa Kỳ đối với Trung Đông mới có thể làm giảm nguy cơ gia tăng khủng bố. Continue reading “Phương Tây tạo ra khủng bố ở Trung Đông như thế nào?”

Ván roulette của Putin ở Syria

151007165249-putin-assad-syria-exlarge-169

Nguồn: Omar Ashour, “Putin’s Syrian Roulette”, Project Syndicate, 27/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai thảm kịch gần đây – vụ một máy bay dân sự Nga rơi trên bán đảo Sinai và vụ thảm sát khủng bố ở Paris hai tuần sau đó – có vẻ như đã khiến Nga và phương Tây thống nhất với nhau rằng: Nhà nước Hồi giáo (ISIS) phải bị tiêu diệt. Nhưng khi xem xét kỹ hơn các hoạt động quân sự của Nga tại Syria – chưa kể đến vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga – chúng ta lại thấy rằng vẫn còn quá sớm để kết luận Nga và phương Tây sẽ liên kết vì một mục tiêu chung.

Tất nhiên, Nga tuyên bố rằng sự can thiệp của họ vào Syria là nhằm đánh bại Nhà nước Hồi giáo và “các nhóm khủng bố khác.” Tuy nhiên, theo Bộ Ngoại giao Mỹ, hơn 90% các cuộc không kích của Nga cho đến nay đều không phải nhắm vào ISIS hay nhóm Jabhat al-Nusra – vốn được Al Qaeda bảo trợ, mà là vào các nhóm vũ trang đang chiến đấu chống lại cả ISIS và đồng minh của Nga, Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Thực tế, ISIS vẫn còn kiểm soát và chiếm ưu thế tại Aleppo kể từ khi các cuộc không kích bắt đầu. Continue reading “Ván roulette của Putin ở Syria”

Lý giải sự kình địch giữa Iran và Ả-rập Saudi

iransaudi-1

Nguồn: Nawaf Obaid, “Iran’s Syrian Power Grab”, Project Syndicate, 19/11/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc mời Iran tham gia vòng đàm phán kế tiếp về cuộc khủng hoảng Syria tại Thủ đô Vienna (Áo) – lời mời vốn đã được nhắc lại vào tuần trước – có những ảnh hưởng sâu rộng. Trên thực tế, chính quyền hiện tại của Iran đang cố gắng phá vỡ thế cân bằng quyền lực đã kéo dài khoảng 1.400 năm, còn Ả-rập Saudi, vốn là cái nôi là thế giới Hồi giáo, sẽ không chấp nhận điều này.

Sự chia rẽ giữa Iran và Ả-rập Saudi, hai cường quốc nổi bật nhất Trung Đông của hai nhánh Hồi giáo Shia và Sunni, có nguồn gốc sâu xa. Nếu chúng ta muốn hiểu được những gì thật sự đang diễn ra tại Trung Đông ngày nay – không chỉ ở Syria – thì cần phải nhắc lại nguồn gốc của sự phân chia hai dòng Sunni và Shia, sự chia rẽ giữa Ả-rập và Ba Tư, và những cuộc đấu tranh giành quyền lực trong quá khứ của Đạo Hồi. Continue reading “Lý giải sự kình địch giữa Iran và Ả-rập Saudi”

Bước đường cùng của Assad

24a96a9c

Nguồn: Bernard-Henry Lévy, “The Assad Dead End”, Project Syndicate, 05/11/2015.

Biên dịch: Đặng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hãy bỏ qua những nguyên tắc và đạo đức. Bỏ qua hoặc cố bỏ qua gần 250.000 cái chết mà Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm, trực tiếp hay gián tiếp, kể từ khi chọn cách đáp lại cuộc nổi dậy hòa bình của người dân Syria bằng bạo lực. Để sang một bên sự thật rằng các lực lượng của chính quyền Assad đã gây ra số người chết nhiều hơn gấp từ 10 đến 15 lần so với Nhà nước Hồi giáo (IS), những kẻ mà các clip hành quyết man rợ của chúng đã làm lu mờ những vụ thảm sát ít được biết tới của nhà độc tài ở Syria. Nhưng kể cả nếu bạn loại bỏ những điều này khỏi suy nghĩ của mình thì một chính sách Syria trong đó coi Assad là một sự “thay thế” cho IS vẫn đơn giản là không thể khả thi. Continue reading “Bước đường cùng của Assad”

Số phận Assad quyết định tương lai xung đột Syria

ST_20151124_VNASSAD_1861321

Nguồn:Assad’s fate pivotal to resolving Syrian conflict”, The Straits Times, 24/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Phần lớn thế giới đều đồng ý rằng Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria (ISIS) phải bị tiêu diệt. Nhưng đạt được điều đó bằng cách nào và liệu loại bỏ Tổng thống Syria Bashar al-Assad có giúp thúc đẩy hay cản trở tiến trình đó vẫn còn là một đề tài gây tranh cãi kịch liệt.

Các cuộc tấn công khủng bố tại Paris đã thúc đẩy các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết cuộc nội chiến ở Syria vốn góp phần dẫn tới sự trỗi dậy của ISIS, nhóm chiến binh chịu trách nhiệm về các cuộc tàn sát khiến 130 người thiệt mạng tại thủ đô nước Pháp.

Tuy nhiên, sau hơn 4 năm rưỡi, những trở ngại đối với hòa bình ở Syria vẫn không thay đổi, trong đó trở ngại lớn nhất là số phận của Tổng thống Bashar al-Assad. Continue reading “Số phận Assad quyết định tương lai xung đột Syria”