13/04/1945: Hitler phát biểu từ boongke

Nguồn: Hitler bluffs from bunker as Russians advance and atrocities continue, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Adolf Hitler tuyên bố từ boongke ngầm của mình rằng chiến thắng trước quân Liên Xô đã gần kề và Berlin sẽ vẫn thuộc về nước Đức. “Lực lượng pháo binh hùng mạnh đang chờ đợi để chào đón kẻ thù,” ông nói. Continue reading “13/04/1945: Hitler phát biểu từ boongke”

11/04/1977: Tổng thống Carter tổ chức Lễ lăn trứng Phục sinh tại Nhà Trắng

Nguồn: President Carter hosts White House Easter egg roll, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter, cùng với Đệ nhất Phu nhân Rosalynn Carter, đã tiếp đón một nhóm trẻ em địa phương tại sự kiện “Lăn trứng Phục sinh” (Easter egg roll) truyền thống của Nhà Trắng.

Theo Bill Allman, Giám tuyển Nhà Trắng (White House curator), truyền thống lăn trứng trên bãi cỏ Nhà Trắng có nguồn gốc từ giữa đến cuối thế kỷ 19. Một số người cho rằng Đệ nhất Phu nhân Dolley Madison đã đề xuất ý tưởng tổ chức một sự kiện lăn trứng công cộng vào khoảng năm 1810, và một số gia đình tổng thống có lẽ đã tổ chức các sự kiện tương tự một cách riêng tư từ trước năm 1872. Continue reading “11/04/1977: Tổng thống Carter tổ chức Lễ lăn trứng Phục sinh tại Nhà Trắng”

09/04/2003: Baghdad thất thủ trước quân đội Mỹ

Nguồn: Baghdad falls to U.S. forces, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, chỉ ba tuần sau khi cuộc tấn công vào Iraq bắt đầu, quân đội Mỹ đã kéo đổ bức tượng đồng của Saddam Hussein tại Quảng trường Firdos ở Baghdad. Sự kiện này trở thành biểu tượng cho hồi kết của chế độ cai trị độc tài tàn bạo kéo dài của tổng thống Iraq, và là một chiến thắng bước đầu quan trọng của Mỹ. Continue reading “09/04/2003: Baghdad thất thủ trước quân đội Mỹ”

07/04/1945: Thiết giáp hạm Yamato của Nhật bị đánh chìm

Nguồn: Japanese battleship Yamato is sunk by Allied forces, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, thiết giáp hạm Yamato của Nhật Bản, một trong những thiết giáp hạm lớn nhất thời bấy giờ, đã bị đánh chìm trong chiến dịch phản công lớn đầu tiên của người Nhật trong trận chiến giành Okinawa. Continue reading “07/04/1945: Thiết giáp hạm Yamato của Nhật bị đánh chìm”

06/04/1970: Sam Sheppard qua đời

Nguồn: Sam Sheppard, the inspiration for “The Fugitive,” dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Sam Sheppard, một bác sĩ bị kết tội sát hại người vợ đang mang thai trong một phiên tòa gây sốt hồi thập niên 1950, đã qua đời vì suy gan. Sau 10 năm sống trong tù, Sheppard đã được trả tự do sau khi được xét xử lại. Câu chuyện của ông được cho là đã truyền cảm hứng cho loạt phim truyền hình và phim điện ảnh The Fugitive (Kẻ trốn chạy). Continue reading “06/04/1970: Sam Sheppard qua đời”

04/04/1933: Tai nạn khinh khí cầu ở New Jersey

Nguồn: Dirigible crash kills 73 in New Jersey, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, một khinh khí cầu điều khiển được (dirigible) đã bị rơi ở New Jersey, khiến 73 người thiệt mạng trong một trong những thảm họa hàng không đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Vào thời điểm nó có chuyến bay đầu tiên vào tháng 8/1931, Akron là khinh khí cầu lớn nhất từng được chế tạo tại Mỹ. Trong quãng đời ngắn ngủi chưa đến hai năm, nó đã liên quan đến hai tai nạn chết người. Continue reading “04/04/1933: Tai nạn khinh khí cầu ở New Jersey”

01/04/1918: Thành lập Không lực Hoàng gia Anh

Nguồn: RAF founded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Không lực Hoàng gia Anh (Royal Air Force, RAF) đã được thành lập thông qua việc hợp nhất Quân đoàn Không quân Hoàng gia (Royal Flying Corps, RFC) và Không lực Hải quân Hoàng gia (Royal Naval Air Service, RNAS). Kể từ đó, RAF trở thành một lực lượng quân sự riêng biệt với bộ phận phụ trách riêng, sánh ngang với Hải quân và Lục quân Anh. Continue reading “01/04/1918: Thành lập Không lực Hoàng gia Anh”

30/03/1836: Quân đội Mexico xử tử 417 nghĩa quân Texas tại Goliad

Nguồn: Mexican army executes 417 Texas revolutionaries at Goliad, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1836, trong một bước lùi thảm hại cho những người Texas chống lại chế độ của Santa Anna, quân đội Mexico đã đánh bại và xử tử 417 nghĩa quân Texas tại Goliad.

Sau khi đã quen với việc được hưởng quyền tự trị đáng kể trước các nhà cầm quyền Mexico, nhiều người định cư Texas gốc Anh đã dần trở nên lo ngại khi Antonio Lopez de Santa Anna tự xưng là nhà độc tài của Mexico vào năm 1835. Santa Anna ngay lập tức áp đặt thiết quân luật và cố gắng giải trừ vũ khí ở Texas. Tuy nhiên, động thái này chỉ đơn giản là châm thêm dầu vào ngọn lửa kháng chiến của người Texas. Continue reading “30/03/1836: Quân đội Mexico xử tử 417 nghĩa quân Texas tại Goliad”

28/03/1862: Trận Đèo Glorieta trong Nội chiến Mỹ

Nguồn: Union forces halt Confederates at Battle of Glorieta Pass, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, lực lượng Liên minh miền Bắc đã ngăn chặn cuộc xâm lược của Hợp bang miền Nam vào Lãnh thổ New Mexico sau khi đẩy lùi quân nổi dậy tại Đèo Glorieta.

Trận đánh này là một phần trong một chiến dịch rộng lớn hơn của quân miền Nam, nhằm chiếm New Mexico và các vùng khác ở miền tây nước Mỹ. Chiến thắng sẽ giúp phe Hợp bang giành được phần lãnh thổ mà họ cho là thuộc về họ một cách hợp pháp, nhưng đã bị từ chối bởi các thỏa hiệp chính trị được thực hiện trước Nội chiến Mỹ. Hơn nữa, quân miền Nam đang thiếu tiền mặt có thể sử dụng các mỏ ở miền tây để lấp đầy kho bạc của mình.  Continue reading “28/03/1862: Trận Đèo Glorieta trong Nội chiến Mỹ”

26/03/1920: “Bên này địa đàng” của F. Scott Fitzgerald được xuất bản

Nguồn: F. Scott Fitzgerald’s first novel published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, This Side of Paradise (tựa Việt: Bên này địa đàng) đã được xuất bản, ngay lập tức đưa F. Scott Fitzgerald, 23 tuổi, lên đỉnh cao danh vọng và giàu có.

Được đặt tên theo tổ tiên của mình là Francis Scott Key, tác giả của quốc ca Mỹ, The Star Spangled Banner (Lá cờ lấp lánh ánh sao), Fitzgerald sinh ra ở St. Paul, Minnesota, trong một gia đình trung lưu sa sút. Nhờ sự bảo trợ của một người dì khá giả, Fitzgerald đã được cho đi học trường nội trú ở New Jersey vào năm 1911, và hai năm sau theo học tại Đại học Princeton. Dù Fitzgerald tích cực tham gia các câu lạc bộ sân khấu, nghệ thuật, và các hoạt động khác của trường đại học, nhưng tiềm lực tài chính của ông thua xa so với các bạn cùng lớp, và địa vị kẻ ngoài cuộc, dù có thật hay chỉ tưởng tượng, đã khiến ông luôn cảm thấy cay đắng. Fitzgerald rời Princeton sau ba năm và gia nhập quân đội trong Thế chiến I. Continue reading “26/03/1920: “Bên này địa đàng” của F. Scott Fitzgerald được xuất bản”

24/03/1998: Thảm kịch xả súng tại trường học ở Jonesboro, Arkansas

Nguồn: A school shooting in Jonesboro, Arkansas, kills five, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1998, Mitchell Johnson, 13 tuổi, và Andrew Golden, 11 tuổi, đã nổ súng vào các bạn cùng lớp và các giáo viên của mình tại Jonesboro, Arkansas. Trước đó, Golden, cậu bé nhỏ tuổi hơn, đã xin phép ra khỏi lớp, sau đó kéo chuông báo cháy, rồi chạy đến gặp Johnson ở một khu vực có cây cối rậm rạp, cách phòng tập thể dục của trường khoảng 100m. Khi học sinh ùa ra khỏi tòa nhà, Johnson và Golden bắt đầu nổ súng, giết chết bốn học sinh và một giáo viên, trong khi mười em khác bị thương. Continue reading “24/03/1998: Thảm kịch xả súng tại trường học ở Jonesboro, Arkansas”

23/03/1983: Bệnh nhân được cấy ghép tim nhân tạo đầu tiên qua đời

Nguồn: First artificial heart patient dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, Barney Clark, một nha sĩ 61 tuổi, đã qua đời sau 112 ngày trở thành người đầu tiên trên thế giới được cấy ghép tim nhân tạo vĩnh viễn. Ông đã dành bốn tháng cuối đời nằm trên giường bệnh tại Trung tâm Y tế Đại học Utah ở Salt Lake City, được gắn với một thiết bị nặng gần 160kg, giúp bơm không khí vào và ra khỏi “quả tim” thay thế làm từ nhôm và nhựa thông qua hệ thống ống dẫn. Continue reading “23/03/1983: Bệnh nhân được cấy ghép tim nhân tạo đầu tiên qua đời”

21/03/1918: Đức mở cuộc tấn công lớn ở Mặt trận phía Tây

Nguồn: Germany begins major offensive on the Western Front, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, gần sông Somme ở Pháp, quân đội Đức đã mở cuộc tấn công lớn đầu tiên vào Mặt trận phía Tây sau hai năm.

Đầu năm 1918, người Đức đã xác lập vị thế vững chắc trên các chiến trường châu Âu. Quân đội nước này chiếm gần như toàn bộ Bỉ và phần lớn miền bắc nước Pháp. Với việc Romania, Nga và Serbia rút khỏi chiến tranh vào cuối năm 1917, xung đột ở phía đông đang đi đến hồi kết, theo đó cho phép Liên minh Trung tâm tập trung vào việc chống lại quân Anh và Pháp ở phía tây. Thật vậy, đến ngày 21/03/1918, việc Nga rút lui đã cho phép Đức điều ít nhất 44 sư đoàn sang Mặt trận phía Tây. Continue reading “21/03/1918: Đức mở cuộc tấn công lớn ở Mặt trận phía Tây”

19/03/1865: Trận Bentonville bắt đầu ở Bắc Carolina

Nguồn: Battle of Bentonville begins in North Carolina, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, trong trận Bentonville, Bắc Carolina, Tướng Hợp bang miền Nam Joseph Johnston đã nỗ lực tuyệt vọng nhằm chặn đà tiến quân qua Carolina của Tướng Liên minh miền Bắc William T. Sherman trong những ngày cuối cùng của Nội chiến Mỹ. Tuy nhiên, lực lượng đã kiệt sức của Johnston không thể ngăn cản bước tiến của đội quân hùng mạnh của Sherman. Continue reading “19/03/1865: Trận Bentonville bắt đầu ở Bắc Carolina”

17/03/1973: Bức ảnh đoạt giải Pulitzer, Burst of Joy, được chụp

Nguồn: Pulitzer Prize-winning photo “Burst of Joy” is takenHistory.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, nhiếp ảnh gia Slava “Sal” Veder của Associated Press đã ghi lại một cảnh tượng đầy xúc động trên đường băng của Căn cứ Không quân Travis, California: một tù nhân chiến tranh Mỹ vừa được giải thoát đang chạy về phía gia đình mình. Niềm vui tột cùng trong khoảnh khắc đó đã được thể hiện qua hình ảnh cô con gái tuổi teen với nụ cười trên môi và đôi tay hân hoan dang rộng khi cha cô trở về từ Việt Nam. Bức ảnh chụp Trung tá Robert L. Stirm và gia đình ông, được đặt tên là “Burst of Joy” (Niềm vui vỡ oà), sau đó đã giành giải Pulitzer vào năm 1974. Continue reading “17/03/1973: Bức ảnh đoạt giải Pulitzer, Burst of Joy, được chụp”

16/03/1802: Thành lập Học viện Quân sự West Point

Nguồn: U.S. Military Academy established, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1802, Học viện Quân sự Hoa Kỳ – trường quân sự đầu tiên của đất nước – đã được Quốc hội thành lập nhằm mục đích giáo dục và huấn luyện nam thanh niên về lý thuyết và thực hành khoa học quân sự. Học viện nằm ở West Point, New York, nên thường được gọi đơn giản là trường West Point.

Nằm trên bờ tây sông Hudson, New York, West Point từng là một pháo đài thời Cách mạng, được xây dựng để bảo vệ Thung lũng sông Hudson khỏi những đợt tấn công của quân Anh. Năm 1780, Tướng Benedict Arnold, chỉ huy của phe Ái Quốc, đã đồng ý giao West Point cho người Anh để nhận 6.000 bảng. Tuy nhiên, âm mưu đã bị phát giác trước khi pháo đài rơi vào tay người Anh, và Arnold phải chạy sang Anh để được bảo vệ. Continue reading “16/03/1802: Thành lập Học viện Quân sự West Point”

14/03/1967: Thi hài JFK được chuyển đến nơi an nghỉ cuối cùng

Nguồn: JFK’s body moved to permanent gravesite, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, thi hài của Tổng thống John F. Kennedy được di dời đến một vị trí cách nơi chôn cất ban đầu tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington chỉ vài mét. Vị tổng thống đã qua đời hơn ba năm trước đó, vào ngày 22/11/1963, do bị ám sát.

Dù JFK chưa bao giờ nói rõ ông muốn được chôn cất ở đâu, nhưng hầu hết các thành viên trong gia đình và bạn bè của ông đều cho rằng ông sẽ chọn một khu đất ở quê hương Massachusetts. Vì là cựu binh Thế chiến II, JFK đủ điều kiện để được chôn cất tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, nhưng ông cũng xứng đáng có một nơi chôn cất đặc biệt, phù hợp với vị thế tổng thống của mình. Continue reading “14/03/1967: Thi hài JFK được chuyển đến nơi an nghỉ cuối cùng”

12/03/1988: Mưa đá gây ra thảm họa giẫm đạp tại Nepal

Nguồn: Hail causes stampede at soccer match in Nepal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1988, một trận mưa đá bất ngờ đã khiến các cổ động viên tại một trận bóng đá ở Kathmandu, Nepal phải bỏ chạy. Thảm họa giẫm đạp sau đó đã khiến ít nhất 70 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.

Vào lúc đó, khoảng 30.000 người đang theo dõi trận đấu giữa đội Janakpur của Nepal và đội Muktijoddha của Bangladesh tại Sân vận động Quốc gia. Một cơn bão ập đến nhanh chóng và mưa đá bắt đầu trút xuống khán đài. Khi các cổ động viên hoảng loạn và lao về phía lối thoát, họ phát hiện các cánh cổng đã bị khóa, có lẽ là để ngăn những người không có vé vào sân vận động. Trong lúc người hâm mộ tiếp tục chen lấn, lối đi bắt đầu chật kín. Các nạn nhân của thảm họa giẫm đạp dần không thở được và đã bị đè bẹp đến chết. Continue reading “12/03/1988: Mưa đá gây ra thảm họa giẫm đạp tại Nepal”

10/03/1922: Mahatma Gandhi bị bắt vì tội kích động lật đổ

Nguồn: Mahatma Gandhi Arrested for Sedition, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1922, sau nhiều năm bị chính quyền thực dân Anh ở Ấn Độ bắt giam nhiều lần vì các hoạt động lãnh đạo trong phong trào đòi độc lập của đất nước, nhà hoạt động và lãnh đạo tinh thần Mohandas Karamchand Gandhi lại tiếp tục bị bắt tại Bombay với tội danh nghiêm trọng nhất cho đến đến thời điểm đó: kích động lật đổ. Gandi – người được gọi một cách tôn kính với tên Mahatma, có nghĩa là “linh hồn vĩ đại” – phải nhận bản án 6 năm tù vì tội phản đối chính quyền thực dân Anh. Continue reading “10/03/1922: Mahatma Gandhi bị bắt vì tội kích động lật đổ”

09/03/1916: Pancho Villa tấn công Columbus, New Mexico

Nguồn: Pancho Villa attacks Columbus, New Mexico, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, tức giận trước sự hỗ trợ của Mỹ dành cho các đối thủ trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát Mexico, thủ lĩnh cách mạng nông dân Pancho Villa đã tấn công thị trấn biên giới Columbus, New Mexico.

Năm 1913, cuộc nội chiến đẫm máu ở Mexico đã đưa tướng Victoriano Huerta lên nắm quyền. Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã khinh thường chế độ mới, gọi đó là “chính phủ đồ tể,” và tích cực hỗ trợ quân sự nhân vật đối lập, Venustiano Carranza. Thật không may, khi Carranza lên nắm quyền vào năm 1914, ông ta cũng trở thành một nỗi thất vọng khác và Wilson lại ủng hộ một lãnh đạo phiến quân khác, Pancho Villa. Continue reading “09/03/1916: Pancho Villa tấn công Columbus, New Mexico”