02/02/1943: Đức đầu hàng, trận Stalingrad kết thúc

stalingrad-german-pow

Nguồn:Battle of Stalingrad ends“, History.com (truy cập ngày 1/2/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1943, các binh sĩ cuối cùng của Đức tại thành phố Stalingrad của Liên Xô đã đầu hàng Hồng quân, kết thúc một trong những trận đánh then chốt của Thế chiến II.

Ngày 22 tháng 6 năm 1941, bất chấp các điều khoản của Hiệp ước bất tương xâm Xô – Đức năm 1939, phát xít Đức đã phát động một cuộc xâm lược lớn chống lại Liên Xô. Được hỗ trợ bởi lực lượng không quân hùng mạnh hơn, quân đội Đức đã nhanh chóng băng qua vùng đồng bằng Nga, gây tổn thương khủng khiếp cho Hồng quân và người dân Liên Xô. Với sự hỗ trợ của quân đội các nước đồng minh trong phe Trục, người Đức đã chinh phục được một vùng lãnh thổ rộng lớn, và tới giữa tháng 10, các thành phố lớn của nước Nga là Leningrad và Moskva đã bị bao vây. Tuy nhiên, Liên Xô tiếp tục cầm cự, và mùa đông sắp tới buộc Đức phải tạm dừng các cuộc tấn công. Continue reading “02/02/1943: Đức đầu hàng, trận Stalingrad kết thúc”

01/02/1908: Vua và thái tử Bồ Đào Nha bị ám sát

0000493e_medium

Nguồn:Portuguese king and heir assassinated“, History.com (truy cập ngày 31/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1908, vua Carlos I của Bồ Đào Nha và con trai cả của ông, Luis Filipe, đã bị ám sát bởi các nhà cách mạng khi đang ngồi trên một xe ngựa diễu hành qua các đường phố của Lisbon, thủ đô Bồ Đào Nha.

Carlos lên ngôi vua Bồ Đào Nha vào năm 1889 sau cái chết của cha mình, vua Louis I. Mặc dù ông có tài quản lý hành chính, nhưng vương quốc mà Carlos thừa hưởng đầy rẫy sự trì trệ cũng như các rắc rối về chính trị và tài chính, đặc biệt là liên quan đến sự suy giảm nhanh chóng đế chế thuộc địa của Bồ Đào Nha ở châu Phi. Continue reading “01/02/1908: Vua và thái tử Bồ Đào Nha bị ám sát”

31/01/1606: Guy Fawkes bị đưa ra hành quyết

guy-fawkes-king-james-i

Nguồn:The death of Guy Fawkes”, History.com (truy cập 30/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1606, tại Westminster ở London, Guy Fawkes, người chủ mưu trong một âm mưu làm nổ tung tòa nhà Quốc hội Anh, đã tự tử ít giây trước khi ông bị hành quyết vì tội phản quốc.

Vào đêm trước của một phiên họp quốc hội được dự kiến diễn ra ​​vào ngày 5 tháng 11 năm 1605, Sir Thomas Knyvett phát hiện ra Guy Fawkes đang ẩn nấp trong tầng hầm của tòa nhà Quốc hội. Fawkes bị bắt giam và tòa nhà bị lục soát kỹ lưỡng. Gần hai tấn thuốc súng đã được tìm thấy giấu trong hầm. Trong quá trình thẩm vấn, Fawkes tiết lộ rằng ông tham gia vào một âm mưu của lực lượng Công giáo Anh do Robert Catesby tổ chức nhằm tiêu diệt toàn bộ chính phủ Tin Lành của Anh, bao gồm cả vua James I. Nhà vua dự kiến sẽ tham dự kỳ họp Quốc hội vào ngày 5 tháng 11. Continue reading “31/01/1606: Guy Fawkes bị đưa ra hành quyết”

30/01/1968: Cuộc tấn công Tết Mậu Thân bắt đầu

cholon

Nguồn:Tet Offensive begins”, History.com (truy cập ngày 29/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Rạng sáng ngày đầu tiên của đợt ngừng bắn Tết Mậu Thân năm 1968, các lực lượng Việt Cộng – được hỗ trợ bởi một số lượng lớn quân Bắc Việt – đã bắt đầu các cuộc tấn công lớn nhất và được phối hợp tốt nhất trong Chiến tranh Việt Nam, đánh vào trung tâm của bảy thành phố lớn nhất của Nam Việt Nam và tấn công 30 tỉnh lị trải dài từ đồng bằng sông Cửu Long đến khu vực phi quân sự (DMZ).

Trong số các thành phố bị chiếm trong bốn ngày đầu tiên của cuộc tấn công có Huế, Đà Lạt, Kontum, và Quảng Trị; và ở phía Bắc (của Nam Việt Nam), tất cả năm thị xã tỉnh lỵ đã bị đánh chiếm. Đồng thời, lực lượng Việt Cộng đã pháo kích nhiều sân bay và các căn cứ của quân Đồng Minh. Continue reading “30/01/1968: Cuộc tấn công Tết Mậu Thân bắt đầu”

29/01/1979: Đặng và Carter ký thỏa thuận lịch sử

DengCarter

Nguồn:Deng Xiaoping and Jimmy Carter sign accords”, History.com (truy cập ngày 28/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1979, Đặng Tiểu Bình, phó thủ tướng Trung Quốc, đã gặp Tổng thống Jimmy Carter, và họ cùng nhau ký các thỏa thuận lịch sử mới, qua đó đảo ngược hàng thập kỷ chống Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Hoa Kỳ.

Đặng Tiểu Bình đã trải qua quá trình biến đổi đầy đủ và toàn diện của Trung Quốc. Là con trai của một địa chủ, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào năm 1920 và tham gia vào cuộc Vạn Lý Trường Chinh của Mao Trạch Đông vào năm 1934. Năm 1945, ông được bổ nhiệm vào Ủy ban Trung ương Đảng, và với chiến thắng năm 1949 của phe cộng sản trong cuộc Nội chiến Trung Quốc, ông trở thành lãnh đạo đảng tại khu vực Tây Nam Trung Quốc. Được điều về Bắc Kinh làm phó thủ tướng vào năm 1952, ông đã thăng tiến nhanh chóng, trở thành tổng bí thư ĐCSTQ vào năm 1954, và là thành viên của Bộ Chính trị cầm quyền vào năm 1955. Continue reading “29/01/1979: Đặng và Carter ký thỏa thuận lịch sử”

28/01/1915: Đức đánh chìm tàu buôn Mỹ

28012016

Nguồn:Germans sink American merchant ship“, History.com (truy cập ngày 27/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1915, trong cuộc tấn công đầu tiên của Đức chống lại các lợi ích hàng hải của Mỹ trên biển, thuyền trưởng của một tuần dương hạm Đức đã ra lệnh phá hủy tàu buôn Mỹ có tên William P. Frye.

William P. Frye, một tàu thép bốn cột buồm được đóng ở Bath, Maine, năm 1901 và được đặt tên theo tên Thượng nghị sĩ William Pierce Frye (1830-1911) nổi tiếng của Maine. Con tàu chờ lúa mì và đang trên đường tới Anh. Vào ngày 27/01, nó bị chặn bởi một tuần dương hạm của Đức ở phía Nam Đại Tây Dương ngoài khơi bờ biển Brazil và được lệnh phải vứt bỏ hàng hóa vì Đức cho rằng đó là hàng buôn lậu. Khi thủy thủ đoàn của con tàu Mỹ không thực hiện đầy đủ mệnh lệnh vào ngày hôm sau, thuyền trưởng người Đức đã ra lệnh phá hủy con tàu. Continue reading “28/01/1915: Đức đánh chìm tàu buôn Mỹ”

26/01/1788: Australia được thành lập

ausdayagain

Nguồn:Australia Day“, History.com (truy cập ngày 25/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1788, thuyền trưởng Arthur Phillip dẫn đầu một đội tàu 11 chiếc của Anh chở các tù nhân đến thuộc địa New South Wales, qua đó đặt nền móng cho nước Australia ngày nay. Sau khi vượt qua một giai đoạn khó khăn, thuộc địa non trẻ đã bắt đầu ăn mừng ngày lễ kỷ niệm này.

Australia, từng được gọi là New South Wales, ban đầu được dự định làm một thuộc địa cho các tù nhân. Tháng 10 năm 1786, chính phủ Anh bổ nhiệm thuyền trưởng Arthur Phillip của tàu HMS Sirius, và giao cho ông thành lập một trại lao động nông nghiệp cho tù nhân Anh ở đó. Do không biết rõ những gì mình có thể mong đợi từ các vùng đất bí ẩn và xa xôi kia, Phillip gặp khó khăn rất lớn trong việc tập hợp được đội tàu để bắt đầu cuộc hành trình. Continue reading “26/01/1788: Australia được thành lập”

25/01/1981: Giang Thanh bị kết án tử hình

Jiang Qing and Mao

Nguồn:Mao’s widow sentenced to death,” History.com (truy cập ngày 24/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1981, Giang Thanh, vợ nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông, đã bị kết án tử hình vì “các tội phản cách mạng” của bà trong Cách mạng Văn hóa.

Xuất thân là một diễn viên sân khấu và điện ảnh, cuộc hôn nhân của bà với Mao Trạch Đông năm 1939 đã bị nhiều người chỉ trích, do người vợ hai[1] của Mao, Hạ Tử Trân, là một cựu chiến binh nổi tiếng trong Vạn lý Trường chinh, và Mao đã ly dị bà trong khi bà nằm tiều tụy trong một bệnh viện ở Moskva. Vợ cả của Mao, Dương Khai Tuệ, đã bị Quốc Dân Đảng sát hại trong cuộc nội chiến Trung Quốc. Continue reading “25/01/1981: Giang Thanh bị kết án tử hình”

23/01/1973: Nixon tuyên bố đạt được giải pháp hòa bình ở Paris

kissinger-and-tho

Nguồn:Nixon announces peace settlement reached in Paris,” History.com (truy cập ngày 23/01/2015)

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1973, Tổng thống Hoa Kỳ Nixon tuyên bố rằng Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger và Lê Đức Thọ, trưởng đoàn đàm phán Bắc Việt, đã ký tắt một thỏa thuận hòa bình ở Paris “để chấm dứt chiến tranh và mang lại hòa bình trong danh dự ở Việt Nam và Đông Nam Á.”

Kissinger và ông Thọ đã tiến hành các cuộc đàm phán bí mật từ năm 1969. Sau khi Việt Nam Cộng Hòa đẩy lùi được cuộc tiến công lớn của Bắc Việt vào mùa xuân năm 1972, Kissinger và Bắc Việt cuối cùng đã đạt được một số bước tiến nhằm kết thúc chiến tranh. Tuy nhiên, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu đã ngoan cố đưa một số đòi hỏi vào đàm phán, khiến các nhà đàm phán Bắc Việt rời bàn đàm phán với Kissinger vào ngày 13 tháng 12 năm 1972. Continue reading “23/01/1973: Nixon tuyên bố đạt được giải pháp hòa bình ở Paris”

21/01/1924: Vladimir Lenin qua đời

Lenin

Nguồn:Vladimir Lenin dies,” History.com (truy cập ngày 20/01/2015)

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1924, Vladimir Lenin, kiến ​​trúc sư của cuộc cách mạng Bolshevik và nhà lãnh đạo đầu tiên của Liên Xô, qua đời vì xuất huyết não ở tuổi 54.

Trong đầu những năm 1890, Lenin từ bỏ nghề luật để dành thời gian nghiên cứu chủ nghĩa Marx và thúc đẩy các hoạt động cách mạng trong giai cấp công nhân Nga. Bị bắt và lưu đày đến Siberia vào năm 1897, sau đó ông đến Tây Âu, nơi vào năm 1903, ông thành lập phe Bolshevik của Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga. Bolshevik là đảng gồm các nhà cách mạng chuyên nghiệp chủ trương đấu tranh vũ trang lật đổ chính phủ sa hoàng và thành lập một chính phủ theo chủ nghĩa Marx. Continue reading “21/01/1924: Vladimir Lenin qua đời”

20/01/1981: Khủng hoảng con tin Iran chấm dứt

Iran hostage crisis

Nguồn:Iran Hostage Crisis ends,” History.com (truy cập ngày 19/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1981, ít phút sau khi Ronald Reagan nhậm chức tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ (ngày 20 tháng 1 theo giờ địa phương), 52 con tin người Mỹ bị giam giữ tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Teheran, Iran, đã được thả, chấm dứt cuộc khủng hoảng con tin Iran kéo dài 444 ngày.

Ngày mùng 4 tháng 11 năm 1979, cuộc khủng hoảng bắt đầu khi một nhóm sinh viên Iran, tức giận trước việc chính phủ Mỹ cho phép nhà vua bị lật đổ của Iran tới thành phố New York để điều trị y tế, đã chiếm đóng Đại sứ quán Mỹ ở Teheran. Continue reading “20/01/1981: Khủng hoảng con tin Iran chấm dứt”

18/01/1985: Mỹ phớt lờ Tòa án Công lý Quốc tế

contras troops

Nguồn:United States walks out of World Court case,” History.com (truy cập ngày 17/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1985, lần đầu tiên kể từ khi gia nhập Tòa án Công lý Quốc tế vào năm 1946, Mỹ đã rời bỏ một vụ kiện. Vụ kiện này có liên quan đến những hoạt động bán quân sự của Mỹ nhằm chống lại chính phủ Nicaragua.

Đối với chính quyền Reagan, những nỗ lực làm suy yếu chính phủ Sandinista ở Nicaragua là một yếu tố quyết định trong chính sách đối ngoại chống cộng của ông kể từ khi ông lên nắm quyền năm 1981. Những chính sách được thiết kế nhằm cô lập chính phủ Nicaragua về mặt kinh tế và ngoại giao được kết hợp với viện trợ bằng tiền và vật chất cho phe “Contras,” một lực lượng bán quân sự chống chính phủ đã thực hiện các cuộc tấn công vũ trang nhằm vào phe Sandinista. Mặc dù một số nỗ lực của Mỹ trong số này được công khai, phần còn lại vẫn là bí mật và tiếp tục được che giấu trước công chúng. Continue reading “18/01/1985: Mỹ phớt lờ Tòa án Công lý Quốc tế”

17/01/1972: Nixon cảnh báo TT Thiệu về đàm phán hòa bình

Nguồn:Nixon threatens President Thieu,” History.com (truy cập ngày 16/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã cảnh báo Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu trong một bức thư cá nhân rằng việc ông Thiệu từ chối ký bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào đã được đàm phán sẽ khiến Mỹ không thể tiếp tục viện trợ cho miền Nam Việt Nam.

Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger của Nixon đã làm việc sau hậu trường trong các cuộc đàm phán bí mật với đại diện Bắc Việt ở Paris để đạt được một giải pháp kết thúc chiến tranh. Tuy nhiên, ông Thiệu đã cương quyết từ chối thảo luận mọi đề xuất hòa bình trong đó công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam như một bên tham gia khả dĩ trong giải pháp chính trị hậu chiến tại Nam Việt Nam. Continue reading “17/01/1972: Nixon cảnh báo TT Thiệu về đàm phán hòa bình”

16/01/1991: Chiến tranh vùng Vịnh bùng nổ

US troops in Kuwait

Nguồn:The Persian Gulf War begins,” History.com (truy cập ngày 15/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Đúng nửa đêm ngày 16 tháng 1 năm 1991, hạn chót Liên Hợp Quốc đặt ra cho Iraq rút quân khỏi Kuwait kết thúc, và Lầu Năm Góc chuẩn bị bắt đầu các chiến dịch tấn công nhằm buộc Iraq chấm dứt cuộc chiếm đóng nước láng giềng giàu dầu lửa đã kéo dài năm tháng này. Lúc 16:30 giờ EST (4:30 sáng ngày hôm sau theo giờ Hà Nội), các máy bay chiến đấu đầu tiên đã cất cánh từ Ả-rập Xê-út và các tàu sân bay Mỹ và Anh trên vịnh Ba Tư để tiến hành sứ mệnh ném bom Iraq. Continue reading “16/01/1991: Chiến tranh vùng Vịnh bùng nổ”

14/01/1784: Quốc hội Lục địa phê chuẩn Hiệp ước Paris

PreliminaryTreatyOfParisPainting

Nguồn:Continental Congress ratifies the Treaty of Paris,” History.com (truy cập ngày 13/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1784, Quốc hội Lục địa Mỹ đã phê chuẩn Hiệp ước Paris II, chấm dứt cuộc chiến giành độc lập của 13 tiểu bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Trong văn kiện này, được gọi là Hiệp ước Paris II do Hiệp ước Paris cũng là tên hiệp ước đã chấm dứt Chiến tranh Bảy năm năm 1763, Anh chính thức đồng ý công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa cũ, thành lập nên Hợp chúng quốc Hoa Kỳ mới.

Ngoài ra, hiệp ước này còn giải quyết vấn đề biên giới giữa Hoa Kỳ và phần còn lại của lãnh thổ Bắc Mỹ thuộc Anh. Ngư dân Mỹ giành được quyền đánh bắt cá tại vùng Grand Banks, ngoài khơi Newfoundland, và trong vịnh Saint Lawrence. Hai bên đồng ý đảm bảo thanh toán cho các chủ nợ thuộc các quốc gia khác các khoản nợ phát sinh trong cuộc chiến và trao trả toàn bộ tù nhân chiến tranh. Continue reading “14/01/1784: Quốc hội Lục địa phê chuẩn Hiệp ước Paris”

13/01/1950: Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an LHQ

Yakov Malik

Nguồn:Soviets boycott United Nations Security Council,” History.com (truy cập ngày 12/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1950, lần thứ hai trong một tuần, đại sứ Liên Xô tại Liên Hợp Quốc Yakov Malik bực tức rời bỏ một cuộc họp của Hội đồng Bảo an, lần này là để phản ứng việc đề nghị trục xuất đại sứ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) của ông bị bác bỏ. Đồng thời, ông cũng công bố ý định tiếp tục tẩy chay các cuộc họp Hội đồng Bảo an của Liên Xô.

Ít ngày trước khi diễn ra cuộc họp ngày 13 tháng 1, Malik đã thể hiện sự không hài lòng về việc Liên Hợp Quốc từ chối trục xuất phái đoàn Trung Hoa Dân Quốc. Liên Xô đã công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo đường lối cộng sản là chính phủ thực sự của Trung Quốc, và muốn phái đoàn Trung Quốc thay thế các phái đoàn Trung Hoa Dân Quốc tại Liên Hiệp Quốc. Continue reading “13/01/1950: Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an LHQ”

12/01/1879: Chiến tranh Anh-Zulu bùng nổ

Battle of Isandhlwana

Nguồn:British-Zulu War begins,” History.com (truy cập ngày 11/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1879, chiến tranh Anh-Zulu bùng nổ khi quân đội Đế quốc Anh dưới quyền Trung tướng Frederic Augustus đã xâm lược Vương quốc Zulu từ hướng cộng hòa Natal ở miền Nam châu Phi.

Năm 1843, Anh thay thế người Boer cai trị Natal, vùng đất cai quản Zululand, vương quốc nằm cạnh Natal của người Zulu. Người Boer, còn được gọi là Afrikaner, là con cháu của những người định cư gốc Hà Lan đến Nam Phi từ thế kỷ 17. Zulu, tộc người di cư từ phương Bắc, cũng đến Nam Phi vào thế kỷ 17, và định cư quanh khu vực sông Tugela. Continue reading “12/01/1879: Chiến tranh Anh-Zulu bùng nổ”

11/01/1928: Stalin lưu đày Trotsky

Trotsky

Nguồn:Stalin banishes Trotsky,” History.com (truy cập ngày 10/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1928, Leon Trotsky, một nhà lãnh đạo của cuộc cách mạng Bolshevik và kiến trúc sư thời kỳ đầu của nhà nước Xô viết, đã bị trục xuất tới Alma-Ata ở vùng đất Liên Xô thuộc Trung Á xa xôi (nay là Almaty, thủ đô thương mại của Kazakhstan) theo lệnh của Stalin. Ông sống trong cảnh lưu đày ở đó một năm trước khi bị Stalin trục xuất vĩnh viễn khỏi Liên Xô.

Sinh ra ở Ukraine trong một gia đình mang dòng máu Nga-Do Thái năm 1879, Trotsky đi theo chủ nghĩa Marx khi còn là thiếu niên và sau này bỏ Đại học Odessa để giúp tổ chức Công đoàn Nam Nga (South Russian Workers’ Union) vốn hoạt động ngầm. Năm 1898, ông bị bắt giam vì các hoạt động cách mạng của mình. Năm 1900, ông bị lưu đày tới Siberia. Continue reading “11/01/1928: Stalin lưu đày Trotsky”

09/01/1945: Mỹ chiếm đảo Luzon từ tay Nhật

Douglas_MacArthur

Nguồn:United States invades Luzon in Philippines,” History.com (truy cập ngày 08/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Tướng Douglas MacArthur cùng Tập đoàn quân số 6 Lục quân Hoa Kỳ đã đổ bộ lên vịnh Lingayen thuộc đảo Luzon, tiến thêm một bước nữa trong việc chiếm quần đảo Philippines từ quân Đế quốc Nhật Bản.

Nhật Bản kiểm soát Philippines từ tháng 5 năm 1942, khi việc quân Mỹ thất trận đã dẫn tới việc Tướng MacArthur phải rút lui và Tướng Jonathan Wainwright bị bắt giữ. Nhưng đến tháng 10 năm 1944, hơn 100.000 lính Mỹ đã đổ bộ lên đảo Leyte để tiến hành một trong những trận đánh đẫm máu nhất của chiến tranh Thái Bình Dương – và báo trước sự khởi đầu cho quá trình thất bại của Nhật Bản. Continue reading “09/01/1945: Mỹ chiếm đảo Luzon từ tay Nhật”

07/01/1979: Pol Pot bị lật đổ

Vietnam troops in Cambodia

Nguồn:Pol Pot overthrown,” History.com (truy cập ngày 06/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1979, quân tình nguyện Việt Nam đã tiến vào thủ đô Phnom Penh của Campuchia, lật đổ chế độ tàn bạo của Pol Pot và Khmer Đỏ.

Khmer Đỏ, do Pol Pot tổ chức trong các khu rừng già Campuchia trong những năm 1960, chủ trương một cuộc cách mạng cộng sản triệt để nhằm loại bỏ mọi ảnh hưởng của phương Tây tại Campuchia và thiết lập một xã hội thuần nông nghiệp. Năm 1970, được sự hỗ trợ của quân đội Bắc Việt và Mặt trận Dân tộc Giải phóng, quân du kích Khmer Đỏ tiến hành một cuộc nổi dậy quy mô lớn chống lại các lực lượng chính phủ Campuchia, nhanh chóng giành quyền kiểm soát gần một phần ba diện tích đất nước. Continue reading “07/01/1979: Pol Pot bị lật đổ”