Thương điếm các nước Phương Tây ở Đại Việt TK 17

hoian

Tác giả: Đỗ Thanh Bình & Nguyễn Thị Thu Thủy

Đặt vấn đề

Thế kỷ XVI, XVII và XVIII là thời kỳ đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ngoại thương ở Đại Việt. Đặc biệt, thế kỷ XVII được coi là giai đoạn phát triển phồn thịnh nhất. Góp vào sự phồn thịnh của kinh tế ngoại thương nói riêng và cả nền kinh tế Đại Việt nói chung trong các thế kỷ này là sự xuất hiện của các thương điếm với vị trí như những trung tâm thương mại, tổ chức việc buôn bán giữa Đại Việt với các nước phương Tây. Sự có mặt của các thương điếm của thương nhân Hà Lan, Anh, Pháp ở những đô thị lớn, như Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến và Hội An…đã khiến cho diện mạo của nền kinh tế phong kiến vốn mang tính tự cấp, tự túc có những thay đổi đáng kể. Continue reading “Thương điếm các nước Phương Tây ở Đại Việt TK 17”

Trách nhiệm bảo vệ (Responsibility to Protect)

responsibility-to-protect1-640x360

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

“Trách nhiệm bảo vệ” (Responsibility to Protect – R2P) là một chuẩn tắc hay tập hợp các nguyên tắc cho rằng chủ quyền quốc gia không phải là một đặc quyền bất khả xâm phạm mà là một trách nhiệm, đặc biệt là trong việc bảo vệ người dân của quốc gia đó khỏi các thảm họa nhân đạo và các tội ác chống lại loài người. Trong trường hợp một quốc gia không thể đảm đương các trách nhiệm này, cộng đồng quốc tế có thể nghĩa vụ hỗ trợ hoặc can thiệp để giúp bảo vệ người dân khỏi các nguy cơ trên.

Thảm họa diệt chủng ở Rwanda năm 1994 khiến hơn 800.000 người chết một phần bắt nguồn từ sự chậm trễ và thất bại của Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế trong phản ứng đối với thảm họa này. Chính vì vậy, sau đó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã nêu lên vấn đề khi nào thì cộng đồng quốc tế cần can thiệp vào một quốc gia để bảo vệ cho người dân quốc gia đó trước các thảm họa nhân đạo? Continue reading “Trách nhiệm bảo vệ (Responsibility to Protect)”

Con trai cố TBT Lê Duẩn: ‘Lịch sử đã không công bằng với ông’

lekientrung

Tác giả: Tô Lan Hương (phỏng vấn)

Thiếu tướng Lê Kiên Trung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an đã có những chia sẻ thẳng thắng về cha mình – cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an, nên khi nhận lời trò chuyện với Chuyên đề An ninh thế giới Giữa tháng – Cuối tháng về Tổng Bí thư Lê Duẩn nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của ông, tôi đã nghĩ Tướng Lê Kiên Trung khó mà thẳng thắn, sòng phẳng với những câu hỏi mà tôi sẽ hỏi anh. Nhưng sau buổi trò chuyện 2 tiếng đồng hồ, tôi biết mình đã vội vàng khi dự đoán thế!

Cha tôi quyết đoán, nhưng không bất chấp

– Thưa Thiếu tướng Lê Kiên Trung, khác với nhiều người thân trong gia đình mình, anh hầu như chưa từng xuất hiện trên báo chí và chia sẻ những câu chuyện về Tổng bí thư (TBT) Lê Duẩn? Continue reading “Con trai cố TBT Lê Duẩn: ‘Lịch sử đã không công bằng với ông’”

Hai dòng họ Lý vượt biển tới Triều Tiên thế kỉ 12-13

lltuong

Tác giTrần Vinh

Vị trí nước ta khá xa nước Cao Li (Triều Tiên và Đại Hàn ngày nay), nhưng cùng chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa rất sâu sắc, nhất là về văn tự và nền đạo đức Khổng Mạnh. Cũng vì ‘thiên triều’ Trung Hoa là trung tâm các phiên quốc phải quy về, cho nên sứ giả nước Việt đã từng gặp gỡ sứ giả Cao Li. Chuyện kể học giả kiệt xuất Lê quý Đôn thi đậu tiến sĩ, làm quan đời vua Lê Hiển Tông; năm 1760-1762, ông đi sứ Tầu, đã cùng các danh sĩ Tầu và sứ thần các nước Nhật Bản, Cao Li xướng họa và được họ khâm phục. Riêng vị sứ thần Cao Li là trạng nguyên Hồng Khải Hi đã tặng quan sứ nước Việt một chiếc quạt và một bài thơ. Trạng nguyên Lê Quý Đôn làm thơ tặng lại:

Tản Viên khái tự Tùng sơn tú

Áp Lục ưng đồng Nội thủy trường…  Continue reading “Hai dòng họ Lý vượt biển tới Triều Tiên thế kỉ 12-13”

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

wto

Tác giả: Nguyễn Thị Tâm

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra đời từ tổ chức tiền thân là Hiệp định Chung về Thuế quan và Mậu dịch (General Agreement on Tariffs and Trade – GATT). WTO được thành lập theo Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới ký tại Marrakesh (Marốc) ngày 15/04/1994, và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995. Đây là tổ chức quốc tế duy nhất đề ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết. WTO có trụ sở chính ở Geneva, Thụy Sĩ. Cho tới tháng 7 năm 2016, tổ chức này có 162 nước thành viên. Vào ngày 11/01/2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này. Continue reading “Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”

Sự thất bại của di cư tự do

_87561217_migration1920

Nguồn: Robert Skidelsky, “The Failure of Free Migration”, Project Syndicate, 18/07/2016

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Cuộc tấn công khủng khiếp do một gã đàn ông Pháp gốc Tunisia tiến hành nhằm vào một đám đông ở Nice đang mừng Quốc khánh Pháp làm 84 người chết và hàng trăm người khác bị thương sẽ mang lại cho Marine Le Pen, nhà lãnh đạo của Mặt trận Quốc gia, sự gia tăng lợi thế lớn trong cuộc bầu cử tổng thống vào mùa xuân năm tới. Việc kẻ giết người, Mohamed Lahouaiej Bouhlel, có liên quan tới chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan hay không cũng không quan trọng. Trên khắp thế giới phương Tây, một sự kết hợp tai hại của sự mất an ninh tính mạng, kinh tế và văn hóa đã thúc đẩy cảm xúc và quan điểm chống nhập cư đúng vào thời điểm khi sự tan rã của các quốc gia hậu thuộc địa trên khắp thế giới Hồi giáo đang gây ra vấn đề người tị nạn trên một quy mô chưa từng thấy kể từ Thế chiến II. Continue reading “Sự thất bại của di cư tự do”

Tại sao Đức Giáo hoàng lại đến thăm Đất Thánh?

Pope

Nguồn:Why the Pope is going to the Holy Land“, The Economist, 20/05/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đức Giáo hoàng Francis sắp phải trải qua bài kiểm tra lớn nhất đối với các kỹ năng ngoại giao và giao tiếp của mình kể từ khi đảm nhận chức vụ cao nhất trong thế giới Thiên chúa giáo chỉ hơn một năm trước đây. Ngày 24/05/2014, Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm vùng Đất Thánh trong một chuyến đi kéo dài ba ngày, từ Jordan đến các vùng lãnh thổ Palestine và sau đó đến Israel. Đức Giáo Hoàng Francis sẽ theo bước những người tiền nhiệm của ông để đến thăm Bức tường phía Tây thành Jerusalem cũng như Đài tưởng niệm nạn diệt chủng Holocaust tại Yad Vashem. Khi Đức Giáo Hoàng Benedict thực hiện chuyến đi như vậy vào năm 2009, theo một cách nào đó Ngài đã khiến những người chủ nhà của mình thất vọng bằng cách đề cập chung chung đến “hàng triệu” người đã chết trong vụ thảm sát Holocaust (chứ không phải là con số chính xác 6 triệu người), và gọi nó là “bi kịch” chứ không phải là một tội ác. Điều đó cho thấy sự soi xét kỹ lưỡng đối với mỗi lời nói và cử chỉ của Đức Giáo Hoàng. Vậy tại sao Ngài lại đến thăm Đất Thánh? Continue reading “Tại sao Đức Giáo hoàng lại đến thăm Đất Thánh?”

Tổ chức Phi Chính phủ (NGOs)

ngo

Tác giả: Nguyễn Thị Tâm

Một trong những điểm quan trọng trong quan hệ quốc tế hiện đại là sự ra đời ngày càng nhiều của các tổ chức phi chính phủ. Tính liên kết ngày càng tăng, một phần nhờ vào sự cải thiện trong giao thông và liên lạc, đã thúc đẩy sự ra đời của hàng ngàn tổ chức, cơ quan và nhóm chuyên trách. Những cơ quan, tổ chức và nhóm này được thành lập bao gồm nhiều cá nhân, được trả tiền hoặc tình nguyện, cam kết giải quyết một loạt các vấn đề như bảo vệ môi trường, cải thiện mức sống của thế giới thứ ba, chấm dứt nạn xâm phạm nhân quyền, cung cấp lương thực và thuốc men cho những nơi diễn ra chiến tranh, tăng cường phát triển tôn giáo hay đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ. Một điểm nổi bật nhất của các tổ chức phi chính phủ là việc các tổ chức này tạo ra những hệ thống gắn kết và mạng lưới kết nối những cá nhân xuyên quốc gia. Continue reading “Tổ chức Phi Chính phủ (NGOs)”

Hợp tác hóa và nạn đói dưới thời Stalin

ukrainefam

Nguồn: Timothy Snyder, “Stalin, our contemporary”, Project Syndicate, 16/11/2010

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tám mươi năm trước, vào mùa thu năm 1930, Joseph Stalin đã áp đặt một chính sách làm chuyển dòng chảy lịch sử và đã gây nên cái chết của hàng chục triệu người trong nhiều thập niên và ở khắp thế giới. Trong một chiến dịch “Hợp tác hóa” quy mô lớn và đầy bạo lực, ông đã đặt quyền kiểm soát nền nông nghiệp Liên Xô vào tay nhà nước.

Stalin theo đuổi chính sách hợp tác hóa mặc cho những đợt chống đối quy mô lớn sau nỗ lực áp dụng chính sách lần đầu tiên của nhà chức trách Liên Xô vào mùa xuân trước đó. Giới lãnh đạo Liên Xô đã phụ thuộc vào những đợt bắn giết và trục xuất tới các trại gulag (lao động khổ sai) nhằm chặn trước những sự chống đối. Nhưng người dân Liên Xô vẫn chống cự với số lượng lớn; những người du mục Kazakh trốn qua Trung Quốc, còn những người nông dân Ukraine thì trốn qua Ba Lan. Continue reading “Hợp tác hóa và nạn đói dưới thời Stalin”

Các vùng lãnh thổ được mua bán ra sao?

russian-america

Tác giả: Đức Hoàng

Quốc tịch giờ đã là một món hàng có thể mua bán dễ dàng, điều không có gì phải ầm ĩ bởi lẽ xét cho cùng, ý niệm công dân, không giống như dân tộc, rốt cuộc chỉ là nhân tạo. Nhưng ngay chính nhà nước, và cả quốc gia nữa, cũng chỉ là những khái niệm mới mẻ của thời hiện đại. Các đường biên giới có thể thay đổi dễ dàng, không chỉ bởi hậu quả của những cuộc chiến tranh mà nhiều khi chỉ là sự đổi chác thuần túy.

Trong lịch sử thế giới, chủ quyền lãnh thổ từng là một món hàng dễ dàng mua bán giữa các đế quốc. Ngay cả trong thế kỷ 21, hiện tượng này vẫn tiếp diễn, dù dưới những hình thức phức tạp hơn. Và lời buộc tội “đồ bán nước” thật ra đã được nhiều lần thực hiện, theo đúng nghĩa đen, và hoàn toàn hợp pháp theo công pháp quốc tế. Continue reading “Các vùng lãnh thổ được mua bán ra sao?”

Tổ chức Liên Chính phủ (IGOs)

United Nations Nominates Next Secretary-General

Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Vân

Những tổ chức liên chính phủ đầu tiên ra đời vào thế kỷ 19. Thời kỳ đó chủ yếu là các tổ chức mang tính chất chuyên môn kỹ thuật như Ủy ban Trung ương sông Ranh, thành lập năm 1815; Liên minh Bưu chính Toàn cầu, thành lập năm 1874… Tổ chức toàn cầu đầu tiên có thẩm quyền chung là Hội Quốc Liên, thành lập năm 1919 với mục đích giữ gìn hòa bình quốc tế. Năm 1945 tổ chức này được thay thế bằng tổ chức Liên Hiệp Quốc. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai số lượng các tổ chức liên chính phủ đã tăng lên đáng kể. Với xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay thì việc mở rộng hợp tác giữa các quốc gia về mọi mặt của đời sống là điều tất yếu. Do đó, các mô hình hợp tác khác của quốc gia, đặc biệt là thông qua các tổ chức liên chính phủ, ngày càng được mở rộng và trở nên phong phú. Continue reading “Tổ chức Liên Chính phủ (IGOs)”

Giá trị của ‘Quốc gia quán quân’

uschina

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Dù ở thời đại nào, dù là Quốc gia quán quân kiểu loại nào, các Quốc gia quán quân đều có những đóng góp trên nhiều mặt cho lịch sử. Quốc gia quán quân có 7 giá trị như sau.

Thúc đẩy nền văn minh có bước tiến mới

Trong lịch sử thế giới cận đại, mỗi lần xuất hiện một Quốc gia quán quân mới bao giờ cũng đem lại cho thế giới một làn gió mới, thúc đẩy xã hội loài người tiến sang một giai đoạn lịch sử mới, mang lại cho nền văn minh trái đất một đợt khai hóa và tiến hóa, đem lại tin tốt lành cho loài người. Tuy rằng các Quốc gia quán quân kiểu thực dân và kiểu bá quyền cũng đem lại tai nạn và bất hạnh cho cộng đồng quốc tế, nhưng không thể vì thế mà phủ định công trạng mà các quốc gia đó đóng góp cho việc xây dựng cộng đồng quốc tế. Continue reading “Giá trị của ‘Quốc gia quán quân’”

Trung Quốc và giấc mơ ‘quốc gia quán quân’ của thế giới

chinaheg

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Quốc gia quán quân là quốc gia giàu mạnh nhất xuất hiện trong quá trình cạnh tranh giữa các quốc gia trên phạm vi toàn cầu kể từ sau khi hình thành hệ thống thế giới cận đại, là quốc gia dẫn đầu thế giới trong một thời gian, là quốc gia in dấu ấn sâu sắc trên toàn thế giới, có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.

Đổi ngôi Quán quân:  100 năm quay một vòng

Sự xuất hiện và thay thế Quốc gia quán quân có đặc điểm và quy luật của nó. Quốc gia quán quân loại hình khác nhau thì có những bộ mặt khác nhau. Địa vị và tác dụng của quốc gia đó thể hiện ở giá trị của nó đối với thế giới. Đại diện điển hình các Quốc gia quán quân xuất hiện trên thế giới cận đại trong 500 năm qua là Bồ Đào Nha ở thế kỷ 16, Hà Lan ở thế kỷ 17, Anh thế kỷ 18 và 19, Mỹ thế kỷ 20. Trung Quốc sẽ trở thành Quốc gia quán quân trong thế kỷ 21. Continue reading “Trung Quốc và giấc mơ ‘quốc gia quán quân’ của thế giới”

Nguồn gốc sự thịnh vượng của thế giới

worldgotrich

Nguồn: Deidre N. McCloskey, “How the West (and the Rest) Got Rich“, Wall Street Journal, 20/05/2016

Biên dịch: Hoàng Thảo Anh

Nguyên nhân chính dẫn tới Kỷ Đại Thịnh Vượng (The Great Enrichment) diễn ra từ cách đây 2 thế kỷ cho tới nay là gì? Vì sao, dù Châu Âu luôn thua thiệt so với các châu lục khác nếu so sánh về tài nguyên, nhân lực từ hàng thế kỷ trước lại là nơi bắt đầu của Kỷ Đại Thịnh Vượng?

Thực tế tươi đẹp?

Tại sao con người ngày nay lại giàu có đến vậy? Một người Mỹ trung bình kiếm được 130$ mỗi ngày, nhờ thế Mỹ đã ở trên đỉnh của bảng xếp hạng thu nhập cá nhân. Trung Quốc dừng ở mốc 20$/ngày (trên thực tế, khả năng mua điều chỉnh thu nhập tương đối này đi chút ít) và Ấn Độ là 10$/ngày; ngay cả khi sự trỗi dậy của chủ nghĩa xã hội trong những thập kỉ gần đây đã làm giảm thu nhập bình quân của thế giới đi 1$/ngày. Chỉ sau vài kỷ nguyên cải cách kinh tế nữa, các quốc gia còn lại này cũng sẽ trở nên thịnh vượng, và phép thử này đã được minh chứng trong lĩnh vực thương mại. Continue reading “Nguồn gốc sự thịnh vượng của thế giới”

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)

oecd

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development), viết tắt OECD, là một tổ chức liên chính phủ được thành lập theo một hiệp định ký tại Paris vào ngày 14 tháng 12 năm 1960 nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội của các nước thành viên và thế giới, tăng cường thương mại quốc tế. OECD có trụ sở chính đặt tại Paris (Pháp). Continue reading “Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)”

Quan điểm lịch sử của Putin về Thế chiến II

vladimir-putin-759

Nguồn: Alexander Etkind, “Putin’s History Lessons”, Project Syndicate, 15/09/2009

Biên dịch: Nguyễn Thùy Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ý thức hệ của Liên Xô từng luôn hướng về tương lai. Ngược lại, hệ tư tưởng chính thống của nước Nga ngày nay dường như chỉ tập trung nhìn về quá khứ.

Bài viết gần đây của Thủ tướng Nga Vladimir Putin đăng trên tờ Gazeta Wyborcza của Ba Lan nhằm tưởng niệm 60 năm ngày Phát xít Đức xâm chiếm Ba Lan đã thể hiện sự quyết tâm của ông nhằm khẳng định vai trò của Nga trong lịch sử châu Âu thế kỷ 20. Bài viết đã phản ánh những vấn đề sâu sắc vẫn còn tồn đọng trong kỷ nguyên của Putin: đó là việc thiếu khả năng phân định giữa quá khứ của Liên Xô với hiện tại của nước Nga; một sự kết hợp bừa bãi giữa chủ nghĩa bảo thủ chính trị và chủ nghĩa xét lại lịch sử; và thái độ thờ ơ, gần như không chịu tiếp thu, đối với các giá trị dân chủ cốt lõi. Continue reading “Quan điểm lịch sử của Putin về Thế chiến II”

24/07/1911: Di tích Machu Picchu được phát hiện

machupc

Nguồn: “Machu Picchu discovered”, History.com (truy cập ngày 24/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1911, nhà khảo cổ học người Mỹ Hiram Bingham đã nhìn thấy Machu Picchu lần đầu tiên. Đây là một khu định cư của người Inca cổ đại ở Peru và bây giờ là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch hàng đầu thế giới.

Nằm tách biệt ở vùng nông thôn nhiều núi đá về phía tây bắc thành phố Cuzco (Peru), Machu Picchu được tin là địa điểm nghỉ mát mùa hè dành cho các nhà lãnh đạo người Inca, những người mà nền văn minh của họ đã hầu như bị xóa sổ bởi những kẻ xâm lược Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ 16. Trong hàng trăm năm sau đó, sự tồn tại của nó là một bí mật mà chỉ những người nông dân sống trong khu vực biết đến. Tất cả điều đó đã thay đổi trong mùa hè năm 1911, khi Bingham đã đến với một nhóm nhỏ các nhà thám hiểm để tìm kiếm thành phố “bị thất lạc” nổi tiếng của người Inca. Continue reading “24/07/1911: Di tích Machu Picchu được phát hiện”

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)

sigla_nato_1

Tác giả: Lê Thành Lâm

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được phát triển từ Hiệp ước Phòng thủ tập thể Brussels do Anh, Pháp và ba nước Benelux (gồm Bỉ, Hà Lan và Luxembourg) ký tháng 3 năm 1948. Tổ chức này ra đời một phần do tâm lý lo sợ chiến tranh của các nước, nhất là sau cuộc khủng hoảng Tiệp Khắc. Mục đích chính của NATO là ngăn chặn Liên Xô, bảo vệ an ninh và duy trì ổn định ở Tây Âu. Ngày 04/04/1949, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký ở Washington và chính thức có hiệu lực vào tháng 8/1949. 12 quốc gia tham gia Hiệp ước bao gồm: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, ba nước Benelux, Ý, Bồ Đào Nha, Na Uy, Đan Mạch, Ai-len và Canada. Kể từ khi thành lập, NATO đã 6 lần mở rộng và hiện bao gồm 28 thành viên. Ngoài 12 thành viên ban đầu, các thành viên được kết nạp thêm gồm Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ (1952), Cộng hòa Liên bang Đức (1955), Tây Ban Nha (1982), Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hungary (1997), Bungari, Estonia, Litva, Latvia, Rumani, Slovakia, Slovenia (2004), Anbani và Croatia (2009).  Trụ sở chính của tổ chức được đặt tại thành phố Brussels (Bỉ). Continue reading “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)”

Tại sao người Trung Đông ít tin tưởng nhau?

middleeastpp1

Nguồn: Timur Kuran, “The Roots of Middle East Mistrust”, Project Syndicate, 08/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thật khó mà không nhận ra những ngờ vực đang lan tỏa khắp Trung Đông. Nhiều thí nghiệm có kiểm soát đã cho thấy: người Ả Rập có rất ít niềm tin vào người lạ, ở cả trong và ngoài nước, ít hơn rất nhiều so với người châu Âu chẳng hạn. Điều này cản trở sự tiến bộ trên nhiều mặt, từ phát triển kinh tế đến cải cách chính phủ.

Các xã hội có niềm tin thấp thường ít tham gia vào thương mại quốc tế và thu hút đầu tư cũng giảm. Và, quả thật, theo tổ chức World Values Survey cũng như các nghiên cứu có liên quan, sự tin tưởng giữa các cá nhân ở Trung Đông đã xuống thấp tới mức làm hạn chế giao dịch thương mại, chỉ còn lại giao dịch giữa những người đã biết nhau từ trước, hoặc là giao dịch thông qua người quen. Cũng vì thiếu lòng tin, người Ả Rập thường bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh béo bở nhờ vào các hoạt động trao đổi. Continue reading “Tại sao người Trung Đông ít tin tưởng nhau?”

Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố vấn Vĩnh Thụy

baodaihcm

Tác giả: Nguyễn Đắc Xuân

Từ hơn nửa thế kỷ qua, đối với người dân Huế, mỗi lần nhắc đến lịch sử Cách mạng tháng Tám năm 1945, người ta lại nhớ đến sự kiện vua Bảo Đại thoái vị chấm dứt thời đại quân chủ ở Việt Nam và nhớ đến chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc đã mời ông vua vừa thoái vị làm cố vấn cho Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1946). Là một người nghiên cứu Huế, nghiên cứu Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thừa Thiên Huế, tôi đã sưu tầm được khá nhiều tư liệu lịch sử có liên quan đến mối quan hệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Cố vấn Vĩnh Thụy. Tôi xin trích 4 tư liệu sau đây để độc giả thưởng lãm và nhớ đến Bác. Continue reading “Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố vấn Vĩnh Thụy”