Iran trong lịch sử và sự giằng xé tâm lý của giới tinh hoa trí thức hiện nay

Nguồn: Mục Hoành Yến, 穆宏燕:亲西方?被渗透?伊朗知识精英为何陷入痛苦的“心理撕裂”, Guancha, 18/10/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Gần đây, bộ phim Trận chiến hồ Trường Tân phản ánh lịch sử chống lại quân Mỹ và giúp đỡ Triều Tiên của Trung Quốc đã được trình chiếu tại “Tuần lễ phim Trung Quốc” ở Iran và thu hút được sự hưởng ứng nhiệt liệt từ người dân Iran. Sau khi bộ phim kết thúc, toàn bộ khán giả đã đứng lên bày tỏ sự tôn trọng, các phương tiện truyền thông Iran cũng đưa tin rất nhiều về việc này.

Nguyên nhân của sự nhiệt thành này trước hết liên quan mật thiết đến tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông, đặc biệt là khi Iran đang đứng trước khả năng xảy ra xung đột quân sự trên quy mô lớn với Israel – quốc gia được Mỹ hậu thuẫn, tình cảm dân tộc của Iran đang dâng cao; thứ hai, Iran trong lịch sử đã từng có cả những thắng lợi vẻ vang lẫn những thất bại thê thảm trong cuộc đối đầu quân sự với phương Tây. Những tình cảm dân tộc phức tạp được tạo ra trong sự đan xen giữa chiến thắng và thất bại đã khiến bộ phim Trung Quốc Trận chiến hồ Trường Tân chẳng khác nào một thước phim khơi dậy tinh thần và ý chí dân tộc đối với người dân Iran. Continue reading “Iran trong lịch sử và sự giằng xé tâm lý của giới tinh hoa trí thức hiện nay”

Cuộc đàn áp Hồi giáo của Bắc Kinh đang nhắm đến trẻ em

Nguồn: Ruslan Yusupov, “Beijing’s Crackdown on Islam Is Coming for Kids,” Foreign Policy, 17/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các kỹ thuật từng được phát triển ở Tân Cương đang được bình thường hóa để chống lại các mục tiêu mới.

Vào ngày 15/03 vừa qua, ngày thứ ba của tháng ăn chay Ramadan linh thiêng của người Hồi giáo, những người Hồi giáo sống ở Ngọc Khê, một thành phố thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, đã thức dậy với một tin nhắn bất thường lan truyền trên trang WeChat của họ. Cục Sự vụ Dân tộc và Tôn giáo của tỉnh đã ban hành một “thông báo công khai khẩn cấp” cho phép giám sát việc nhịn ăn của học sinh. Continue reading “Cuộc đàn áp Hồi giáo của Bắc Kinh đang nhắm đến trẻ em”

Không khí Ramadan u ám ở Tân Cương

Nguồn:What Ramadan is like in XinjiangThe Economist, 11/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đảng Cộng sản Trung Quốc có một thông điệp dành riêng cho công dân Hồi giáo. Nhà nước trân trọng quyền tự do tôn giáo của họ — trong đó đặc biệt là quyền tự do không theo tín ngưỡng nào. Quyền thế tục được chính quyền Trung Quốc nhất quán xem như quyền căn bản trong các quy định tôn giáo được ban hành trong năm nay tại Tân Cương, nơi sinh sống của khoảng 12 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác. Các quy định mới kiểm soát mọi thứ, từ giảng dạy tôn giáo đến kiến trúc nhà thờ Hồi giáo, theo đó phải phản ánh phong cách Trung Quốc. Các quy định cũng nói về những kẻ cực đoan thao túng tư duy của người dân và thúc đẩy khủng bố. Để ngăn chặn điều này, các quy định nêu rõ, không tổ chức hoặc cá nhân nào được xúi giục hoặc ép buộc người dân địa phương tin hoặc không tin vào bất kỳ tôn giáo nào. Continue reading “Không khí Ramadan u ám ở Tân Cương”

Cuộc chiến xác định người kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma

Nguồn: Lobsang Sangay, “The Battle for the Soul of the Dalai Lama,” Foreign Affairs, 6/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để kiểm soát Tây Tạng, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến vào cõi tâm linh.

Năm 1954, Mao Trạch Đông, nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, đã gặp Tenzin Gyatso, khi đó mới 19 tuổi và đang là Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, nhà lãnh đạo tinh thần và thế tục của Tây Tạng. “Tôn giáo là thuốc độc,” Mao nói với Đức Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi một cách gay gắt. Năm năm sau, quân Trung Quốc tràn vào Tây Tạng và chiếm đóng nước này, đẩy Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều người dân Tây Tạng khác vào cảnh lưu vong. Phe cộng sản, những người tán dương chủ nghĩa vô thần và thường chế nhạo các tôn giáo, đã tìm cách trói buộc Tây Tạng vào Trung Quốc bằng cách đàn áp văn hóa địa phương và các truyền thống lịch sử; phá hủy các tu viện, ni viện, cùng nhiều hiện vật văn hóa Phật giáo Tây Tạng; đồng thời ngăn cấm việc thực hành tín ngưỡng Phật giáo Tây Tạng. Continue reading “Cuộc chiến xác định người kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma”

Phong trào “Me Too” đánh đổ hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Phong trào Me Too – phong trào chống quấy rối và bạo hành tình dục đang lan tỏa nhanh chóng trên các phương tiện truyền thông xã hội khắp thế giới từ tháng 10/2017 – đã trở thành một sức mạnh khiến các thế lực đen tối run sợ và chùn bước.

“Me Too”, tiếng Anh nghĩa là “Tôi cũng thế”, lần đầu tiên được một phụ nữ hoạt động xã hội tên là Tarana Burke sử dụng năm 2006 trên mạng xã hội Myspace nhằm gây sức mạnh thông qua sự đồng cảm giữa các phụ nữ da màu thuộc cộng đồng yếu thế thường bị quấy rối tình dục. “Me Too”, nay được viết thành hashtag #MeToo, tái xuất hiện sau khi một phụ nữ tố cáo trên mạng xã hội hành vi quấy rối tình dục do Harvey Weinstein gây ra đối với mình. Continue reading “Phong trào “Me Too” đánh đổ hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc”

Tại sao các giáo hội Chính thống giáo Ukraine hiềm khích với nhau?

Nguồn: Why Ukraine’s Orthodox churches are at loggerheads”, The Economist, 21/10/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Không phải đức tin, chính trị mới là yếu tố chia rẽ hai dòng giáo hội.

Cuối tháng 7, một người đàn ông lớn tuổi mặc áo chùng đen đã hung hăng lao vào Cha Anatoliy Dudko khi ông đang đọc lời nguyện cho một người lính vừa hi sinh gần thành phố Vinnytsia (miền trung Ukraine). Người đàn ông gắng sức giật lấy cây thập tự mà Dudko đang mang, trước khi đánh Cha bằng chính cây thánh giá của mình. Cả hai đều là những linh mục Chính thống giáo nhưng đến từ hai giáo hội khác nhau: Dudko theo Giáo hội Chính thống giáo Ukraine (Orthodox Church of Ukraine – OCU), trong khi người tấn công ông theo Giáo hội Chính thống Ukraine (Ukrainian Orthodox Church – UOC). Chưa kể đến hai cái tên từa tựa nhau, hai giáo hội có chung gần như mọi nghi thức và tín ngưỡng nhưng đối nghịch nhau bởi một mối thù chung. Cuộc chiến của Nga tại Ukraine càng làm cho mối hiềm khích càng sâu sắc hơn. Vì sao như thế? Continue reading “Tại sao các giáo hội Chính thống giáo Ukraine hiềm khích với nhau?”

Tại sao Giáo hội Công giáo nên bỏ yêu cầu linh mục phải độc thân?

Nguồn: The Catholic Church should scrap the requirement for priestly celibacy”, The Economist, 14/07/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Điều đó sẽ giúp họ có được những giáo sĩ không lạm dụng trẻ em.

Giáo hoàng không có thói quen lấy lời khuyên từ báo chí. Sau tất cả thì Giáo hội Công giáo La Mã chỉ nhận lời giáo huấn từ đấng sáng thế. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Francis đã mở ra một tiến trình nơi tất cả 1,4 tỷ giáo dân đều có thể có tiếng nói về tương lai đức tin của mình. Nếu muốn giảm thiểu vấn nạn lạm dụng tình dục từ các linh mục, giáo hội nên chấm dứt quy tắc đòi hỏi họ phải độc thân.

Chúng tôi (The Economist) sẽ không quan tâm nếu đây chỉ là một vấn đề thần học, nhưng không phải thế. Từ giáo xứ này đến giáo xứ khác, trường học này đến trường học khác, giáo phận này đến giáo phận khác, đều có các linh mục Công giáo lạm dụng trẻ em. Mỹ, Úc, Pháp, Đức và Ireland cùng nhiều nước khác đã tiến hành thống kê, cho thấy chỉ riêng ở Pháp, số nạn nhân ước tính lên đến 216.000 người trong vòng 70 năm cho đến năm 2020. Hiện các nước như Ba Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cũng đang điều tra. Lạm dụng tình dục của các giáo sĩ Công giáo không chỉ là một vài hiện tượng đơn lẻ, mà là vấn nạn của cả cộng đồng. Continue reading “Tại sao Giáo hội Công giáo nên bỏ yêu cầu linh mục phải độc thân?”

Tại sao Giáo hội Chính thống giáo của Ukraine và Nga chia rẽ?

Nguồn:Why did the Russian and Ukrainian Orthodox churches split?”, The Economist, 06/01/2022.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào ngày 7 tháng Giêng, những người theo Chính thống giáo ở Nga và Ukraine, cùng những nơi khác, đã tổ chức mừng lễ Giáng sinh. Hầu hết các nhánh của Chính thống giáo đều tiếp tục sử dụng lịch Julian, tiền thân của lịch Gregory hiện được sử dụng ở hầu hết các nước,[1] vốn xác định lễ Giáng sinh rơi vào ngày 25 tháng 12. Trong những năm gần đây, trước các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, việc tổ chức ngày lễ này đã có thêm một ý nghĩa mới. Trong nhiều thập niên, chi nhánh Chính thống giáo trực thuộc Nga là chi nhánh duy nhất ở Ukraine được các nhà lãnh đạo Chính thống giáo công nhận. Nhưng vào ngày 5 tháng 1 năm 2019, Giáo hội Chính thống giáo Ukraine (the Orthodox Church of Ukraine), một giáo hội riêng biệt không có quan hệ với Nga, đã được người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo ở Constantinople (Thổ Nhĩ Kỳ) cấp quy chế tự quản. Điều gì đã gây ra sự chia rẽ này và nó ảnh hưởng như thế nào đến căng thẳng giữa hai nước hiện nay? Continue reading “Tại sao Giáo hội Chính thống giáo của Ukraine và Nga chia rẽ?”

Xuất xứ và ý nghĩa của hai từ “lương dân” – “giáo dân”

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ

Chúng ta thường nghe nói “Đoàn kết Lương- Giáo”, nhưng khi hỏi xuất xứ cũng như ý nghĩa của hai chữ “Lương- Giáo” thì rất ít người hiểu thấu đáo.

Theo sách Khâm định Việt sử, thì từ năm Nguyên Hòa nguyên niên đời vua Trang Tông nhà Lê (1533) có người Tây tên là I-nê-khu đi đường bể vào giảng đạo Thiên Chúa ở làng Ninh Cường, làng Quần Anh, thuộc huyện Nam Chân (tức Nam Trực) và ở làng Trà Lũ, thuộc huyện Giao Thủy.[1] Continue reading “Xuất xứ và ý nghĩa của hai từ “lương dân” – “giáo dân””

Thiên Nhãn: Giải mã một biểu tượng bí ẩn

Tác giả: Matthew Wilson

‘Thiên Nhãn’ (Eye of Providence) – hình ảnh con mắt độc nhất nằm trong hình tam giác – là một trong những biểu tượng như thế, được gắn không chỉ với hội Tam Điểm (Freemasonry) mà cả với hội Khai Sáng (Illuminati), một hội kín gồm những cá nhân ưu tú được cho là đang tìm cách kiểm soát các vấn đề toàn cầu.

Biểu tượng Thiên nhãn có sức hút lớn đối với các tín đồ thuyết âm mưu, bởi nó ẩn mình ở khắp nơi: không chỉ xuất hiện tại vô số nhà thờ và các toà nhà có liên quan đến hội Tam Điểm trên khắp thế giới, mà nó còn được in trên mặt sau của tờ Một đô la của Mỹ cũng như đã từng là biểu tượng trên Đại Ấn của Hoa Kỳ (The Great Seal of the United States). Continue reading “Thiên Nhãn: Giải mã một biểu tượng bí ẩn”

Tìm hiểu tục đa thê từ góc độ tôn giáo

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Đầu tháng 4/2008, dư luận Mỹ xôn xao trước tin chính quyền bang Texas tiến hành điều tra nạn lạm dụng tình dục trẻ em trong trang trại của giáo phái Fundamentalist Church of Latter Day Saints (FLDS) ở thị trấn El Dorado. Cảnh sát đã xông vào trang trại này sau khi nhận được yêu cầu xin giải cứu của một em gái 16 tuổi vừa sinh con với lão chồng 50 tuổi mà cô bé bị ép lấy (theo luật của bang Texas, phụ nữ dưới 16 tuổi không được phép kết hôn, dù được cha mẹ đồng ý). Họ giải cứu được 439 em gái dưới 18 tuổi và 60 phụ nữ, và tạm giữ 400 tín đồ để thẩm vấn.

Chủ trại là Warren Jeffs, trùm giáo phái FDLS, tháng 8/2006 từng bị Toà án bang Utah kết án 10 năm tù vì tội đồng loã hiếp dâm khi ép một cô gái 14 tuổi phải kết hôn với người anh họ 19 tuổi, gã này còn đang hầu toà ở bang Arizona về các tội khác. Viện cớ là “hậu duệ” của Chúa Jesus và Josepth Smith (người sáng lập đạo Mormon), do đó phải có nhiều vợ để bảo tồn “dòng máu linh thiêng”, Jeffs mới ngoài 50 tuổi đã có 70 vợ và hơn 100 con. Dư luận cho rằng lâu nay chính quyền địa phương đã làm ngơ để Jeffs công khai thực thi chế độ đa thê bất hợp pháp; họ đòi cấm giáo phái này. Năm 2011, Warren Jeffs bị kết án tù chung thân. Continue reading “Tìm hiểu tục đa thê từ góc độ tôn giáo”

07/02/2002: Tổng thống Bush công bố ‘các sáng kiến dựa trên tín ngưỡng’

Nguồn: President George W. Bush announces plan for “faith-based initiatives”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2002, Tổng thống George W. Bush công bố kế hoạch tài trợ cho “các sáng kiến dựa trên tín ngưỡng” (faith-based initiatives).

Bush bắt đầu tại sự kiện Sáng Cầu nguyện Quốc gia (National Prayer Breakfast) được tổ chức trong phòng khiêu vũ của khách sạn Washington Hilton, nơi ông giải thích triết lý cơ bản đằng sau kế hoạch của mình. Ông nói, khi phục vụ người khác, chúng ta sẽ nhận ra cảm giác thỏa mãn sâu sắc trong mình. Và khi các hành động phục vụ được nhân lên, đất nước sẽ trở nên tốt lành hơn. Cuối ngày hôm đó, từ Phòng Bầu dục, ông đã thông báo chính sách mới trước sự chứng kiến của các thành viên hàng đầu của Quốc hội cùng báo giới. Continue reading “07/02/2002: Tổng thống Bush công bố ‘các sáng kiến dựa trên tín ngưỡng’”

Mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và các tín đồ Thiên chúa giáo

Nguồn: Walter Russell Mead, “Beijing’s Collision With Christians”, WSJ, 21/12/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Với việc Nghị viện châu Âu đe dọa ngăn chặn một hiệp định đầu tư với Trung Quốc vì Bắc Kinh đàn áp người Hồi giáo ở Tân Cương, dư âm cuộc đàn áp Hồng Kông vẫn còn vang dội, và việc tranh luận về chính sách Trung Quốc của chính quyền Mỹ tiếp theo đang nóng lên, đây có vẻ là một thời điểm không phù hợp để Bắc Kinh bắt đầu một cuộc cãi vã quốc tế lớn khác về nhân quyền.

Nhưng logic đó không mấy quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc ngày nay; việc dập tắt bất đồng chính kiến ​​trong nước được ưu tiên hơn so với việc cải thiện hình ảnh quốc tế của đất nước. Đây là một tin xấu đối với những người theo đạo Thiên chúa ở Trung Quốc, những người đang đối mặt với sự thù địch ngày càng tăng từ một đảng cầm quyền mà cho đến vài năm trước vẫn sẵn sàng làm ngơ trước sự gia tăng của các “nhà thờ tư gia” không chính thức trên khắp đất nước. Continue reading “Mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và các tín đồ Thiên chúa giáo”

Những điều ít biết về đội vệ binh Thụy Sĩ của Tòa Thánh Vatican

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ai đến thăm Toà Thánh Vatican đều không thể không tìm đến ngắm nhìn đội vệ binh Thuỵ Sĩ cao lớn oai nghiêm mặc quân phục cổ xưa ba màu vàng lam đỏ, tay cầm giáo dài, chuyên canh gác cổng ra vào của quốc gia nhỏ nhất thế giới này.

Vatican nằm trên lãnh thổ Italy tại sao không dùng người Italy làm vệ binh mà lại dùng người Thuỵ Sĩ và đã dùng họ suốt 5 thế kỷ qua? Đây thật là một câu hỏi thú vị không phải bất cứ ai cũng biết lời giải đáp. Continue reading “Những điều ít biết về đội vệ binh Thụy Sĩ của Tòa Thánh Vatican”

Tranh giành quyền lực tại Tòa thánh Vatican

Nguồn: Tony Barber, “Power struggles entangle the Vatican”, Financial Times, 09/10/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đôi khi vì những lý do chính đáng, các tổng thống và thủ tướng ở các nền dân chủ phải đối đầu với các âm mưu nhằm loại bỏ họ hoặc buộc họ thay đổi các chính sách cơ bản. Triều đại của Giáo hoàng Francis, hiện đã bước sang năm thứ tám, minh chứng cho thực tế là các cuộc tranh giành quyền lực tàn khốc cũng đang diễn ra ở Vatican.

Các cuộc đấu đá nội bộ xoay quanh các cáo buộc vi phạm tài chính, bê bối lạm dụng tình dục, tranh chấp giáo lý và nỗ lực của Giáo hoàng Francis nhằm cải cách bộ máy hành chính của Vatican. Tất cả đều được bị vũ khí hóa trong một cuộc tranh giành quyền kiểm soát Giáo hội Công giáo La Mã vốn diễn ra dai dẳng kể từ sau cái chết của Giáo hoàng John Paul II vào năm 2005, vị giáo hoàng tại vị lâu thứ hai trong lịch sử hơn 2.000 năm của Giáo hội. Continue reading “Tranh giành quyền lực tại Tòa thánh Vatican”

Tây Tạng trở thành mặt trận mới trong căng thẳng Mỹ – Trung

Nguồn: America’s pressure on China over Tibet will come to nought”, The Economist, 12/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thượng viện Mỹ chuẩn bị đặt thêm một viên gạch nữa lên bức Vạn lý trường thành của sự nghi ngờ và đổ lỗi lẫn nhau vốn đang chia rẽ Trung Quốc và Hoa Kỳ. Rào cản ngày càng tăng này đã xuất hiện trên các vấn đề thương mại, gián điệp mạng, Đài Loan, sự quân sự hoá Biển Đông của Trung Quốc và nguồn gốc của Covid-19. Nay sẽ thêm một khía cạnh mới của một vấn đề cũ, lần này là về Tây Tạng. Vào ngày 14 tháng 5 này, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện sẽ thảo luận về Đạo luật Hỗ trợ và Chính sách Tây Tạng, một đạo luật của lưỡng đảng đã được Hạ viện thông qua hồi tháng 1. Khi nó trở thành luật, một điều có khả năng cao, Trung Quốc hẳn sẽ rất tức giận. Trung Quốc coi hành vi của mình ở Tây Tạng là một lĩnh vực không thể bị chỉ trích bởi các cường quốc bên ngoài. Continue reading “Tây Tạng trở thành mặt trận mới trong căng thẳng Mỹ – Trung”

Hoạt động chính trị của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975

Nguồn: Nguyen-Marshall, V. (2009). “Tools of Empire? Vietnamese Catholics in South Vietnam”, Journal of the Canadian Historical Association20 (2), 138–159.

Biên dịch: Lê Văn Luận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong khi nhiều hoạt động công khai của người Công Giáo hướng đến khía cạnh trợ giúp xã hội, một số hoạt động còn liên quan đến khía cạnh chính trị. Theo Allan Goodman, dù Phật Giáo chiếm đa số ở Việt Nam, Công Giáo được đánh giá có tính tổ chức tốt hơn về mặt chính trị.[1] Dù có nhiều ý kiến cho rằng Công Giáo ít phân mảnh hơn Phật Giáo trên tư cách một khối chính trị,[2] nhưng họ không đơn thuần là một khối thống nhất. Có nhiều nhóm có đường hướng đối lập nhau, được hình thành giữa những năm 1960 trong một loạt các đảng phái và nhóm chính trị khác nhau trong bộ máy lập pháp. Một vài nhóm có tính cục bộ, bắt nguồn từ việc trung thành với một linh mục nhất định. Năm 1965, có hai nhóm rất quyền lực, cả hai đều chống cộng mạnh mẽ. Một nhóm được dẫn đầu bởi cha Hoàng Quỳnh, người đứng đầu một giáo xứ quan trọng là Phát Diệm ở tỉnh Ninh Bình trước khi di cư. Nhóm còn lại được dẫn đầu bởi các cha Trần Đức Huynh và Mai Ngọc Khuê, người đứng đầu giáo xứ Bùi Chu ở tỉnh Nam Định trước 1954.[3] Ngoài ra còn có những nhóm quy tụ các trí thức Công Giáo gắn với các tờ báo khác nhau, như Sống ĐạoHành Trình.[4] Continue reading “Hoạt động chính trị của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975”

Hoạt động cứu trợ của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975

Nguồn: Nguyen-Marshall, V. (2009). “Tools of Empire? Vietnamese Catholics in South Vietnam”, Journal of the Canadian Historical Association20 (2), 138–159.

Biên dịch: Lê Văn Luận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ở Việt Nam, các hoạt động nhân đạo không mới mẻ và cũng không phải là đặc quyền của Kitô Giáo. Lòng nhân từ chiếm một vị trí quan trọng trong Nho Giáo và Phật Giáo. Vì vậy, công tác bác ái được đề cao như là một hành vi xã hội lẫn tôn giáo. Những nỗ lực làm từ thiện ở thời tiền thực dân ở Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ từ nhà nước và cộng đồng địa phương.[1] Trong suốt thời Pháp thuộc, các tổ chức bác ái Kitô Giáo, Phật Giáo và dân sự đã tồn tại. Nhiều dòng tu Công Giáo khác nhau đã thành lập và điều hành các tổ chức bác ái như trường học, bệnh viện, cô nhi viện. Rất nhiều những tổ chức này đã nhận được các khoản trợ cấp từ chính phủ thuộc địa Pháp. Sau 1954, một số tổ chức này vẫn còn hoạt động, vài tổ chức ở miền Bắc đưa cơ sở của mình vào miền Nam. Một số tổ chức bác ái Công Giáo được lập trước 1954 bao gồm :[2] Continue reading “Hoạt động cứu trợ của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975”

Công Giáo miền Nam Việt Nam có phải là công cụ của đế quốc?

Nguồn: Nguyen-Marshall, V. (2009). “Tools of Empire? Vietnamese Catholics in South Vietnam”, Journal of the Canadian Historical Association, 20 (2), 138–159.

Biên dịch: Lê Văn Luận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tóm tắt: Bài viết này khảo sát những hoạt động xã hội và chính trị của người Công Giáo Việt Nam tại Nam Việt (Việt Nam Cộng hòa) trong khoảng thời gian những năm 1950 – 1970. Sự tham gia của người Công Giáo trong môi trường công, từ việc dấn thân vào các tổ chức bác ái xã hội đến việc tổ chức các cuộc biểu tình, chứng tỏ rằng họ có tính tổ chức cao và rất chủ động để thay đổi môi trường chính trị xã hội của mình lúc đó. Tuy người Công Giáo chia sẻ một số quan điểm và mục tiêu chính trị với chính quyền Nam Việt và Hoa Kỳ, họ cũng theo đuổi những mục tiêu riêng của mình, tham gia vào hoạt động chính trị ở cấp quốc gia và địa phương, phê bình các chính sách của chính phủ, và giữ một mức độ độc lập đáng kể so với quyền lực và ảnh hưởng của nhà nước. Continue reading “Công Giáo miền Nam Việt Nam có phải là công cụ của đế quốc?”

Về “Thuyết đấu tranh” với tôn giáo của Lenin

Tác giả: Mâu Chung Giám (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Có mấy lý do cần phải nhận thức lại quan điểm tôn giáo của chủ nghĩa Marx.

Thứ nhất, quan điểm tôn giáo của chủ nghĩa Marx là cơ sở lý luận và tư tưởng chỉ đạo công tác tôn giáo của chúng ta [tức Trung Quốc] hiện nay. Nếu có chỗ nào sai lệch với quan điểm đó thì công tác tôn giáo của chúng ta sẽ không lành mạnh. Bởi thế cần phải luôn luôn học tập và nhận thức quan điểm tôn giáo của chủ nghĩa Marx.

Thứ hai, công tác tôn giáo của Trung Quốc thời gian qua tuy có thành tích lớn song đồng thời cũng đã xuất hiện những vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt trong thời kỳ Cách mạng văn hóa chúng ta từng đòi tiêu diệt tôn giáo, từng mặc ý phá hoại văn hóa tôn giáo – sai lầm đó có liên quan tới nhận thức cực tả về quan điểm tôn giáo của chủ nghĩa Marx. Cái gì thực tiễn chứng tỏ là đúng thì ta cần tiếp tục; cái gì thực tiễn chứng tỏ là sai thì cần chỉnh đốn. Continue reading “Về “Thuyết đấu tranh” với tôn giáo của Lenin”