15/02/1933: Tổng thống F.D. Roosevelt thoát mưu sát ở Miami

Nguồn: FDR escapes assassination attempt in Miami, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, một thợ làm gạch – khi ấy đang loạn trí và thất nghiệp – tên là Giuseppe Zangara đã hét lên “Có quá nhiều người đang chết đói!” và nã súng vào tổng thống Mỹ vừa đắc cử, Franklin D. Roosevelt.

Trên ghế sau của chiếc xe mui trần trong chuyến công du của mình, Roosevelt chỉ vừa mới kết thúc bài phát biểu ở Bayfront Park, Miami, thì Zangara đã nổ súng bắn ra sáu phát đạn. Đã có tổng cộng năm người trúng đạn. Tổng thống may mắn không gặp chấn thương, nhưng Thị trưởng Chicago, Anton Cermak, người cũng có mặt lúc đó, đã bị đạn găm vào bụng. Continue reading “15/02/1933: Tổng thống F.D. Roosevelt thoát mưu sát ở Miami”

Thế giới hôm nay: 15/02/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngoại trưởng Nga đã thúc giục  tổng thống Vladimir Putin tiếp tục đàm phán với phương Tây về vấn đề Ukraine. Trong một cuộc họp trên truyền hình, Sergei Lavrov nói “luôn có cơ hội” về một giải pháp ngoại giao. Trước đó Ukraine đã yêu cầu một cuộc họp với Nga xoay quanh việc hơn 100.000 quân Nga tập hợp ở biên giới hai nước. Cả Mỹ và Anh đều cảnh báo sắp có xâm lược, với thủ tướng Anh Boris Johnson vào hôm thứ Hai cho biết nó có thể xảy ra chỉ trong “48 giờ tới.” Trong khi đó, phải đến thứ Ba thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đến Nga.

Jio Platforms, một tập đoàn viễn thông khổng lồ của Ấn Độ, thông báo sẽ tung ra dịch vụ internet vệ tinh với sự hợp tác của hãng vệ tinh SES. Hiện thị trường này đang ngày càng chật chội: Airtel, một công ty viễn thông khác của Ấn Độ, hồi tháng trước cũng tuyên bố tham gia, trong khi Starlink của Elon Musk, hiện đang phục vụ khách hàng Mỹ và Anh, đang chờ giấy phép kinh doanh ở Ấn Độ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/02/2022”

Biden nên sử dụng bài học Chiến tranh Lạnh để ngăn chặn Putin tại Ukraine

Nguồn: Edward Luce, Biden should use cold war handbook to stop Putin’s Ukraine threat, Financial Times, 11/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính quyền của Jimmy Carter đã từng thành công khiến Liên Xô không xâm lược Ba Lan vào năm 1980.

Karl Marx từng nói, lịch sử lặp lại chính nó, trước là như một bi kịch, sau là như một trò hề. Nhưng đôi khi, nó đơn giản chỉ là sự lặp lại, như lời Mark Twain. Năm 1980, việc Liên Xô cho tập hợp nhiều sư đoàn ở biên giới với Ba Lan đã trở thành một bước leo thang chết người trong Chiến tranh Lạnh. Người Mỹ cảnh báo Moscow rằng một cuộc xâm lược vào Ba Lan sẽ giết chết giai đoạn hòa hoãn Mỹ-Xô (détente) – và nhiều khả năng còn hơn thế nữa. Ngày nay, việc Nga huy động quân ở biên giới với Ukraine – điều mà Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia của Joe Biden, cho là có thể dẫn tới một cuộc xâm lược “bất cứ khi nào” – cũng là một mối nguy tương tự. Nhưng Washington đã có sẵn một cuốn cẩm nang hữu ích. Continue reading “Biden nên sử dụng bài học Chiến tranh Lạnh để ngăn chặn Putin tại Ukraine”

Thế giới hôm nay: 14/02/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết Nga “khả năng cao” sẽ xâm lược Ukraine bất chấp các nỗ lực ngoại giao. Hôm thứ Bảy, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron rằng mọi suy đoán Nga xâm lược đều là “phỏng đoán mang tính khiêu khích.” Cũng trong ngày hôm đó, tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo mọi hành động xâm lược của Nga sẽ phải trả giá “nhanh chóng và nghiêm trọng.” Giờ đây tới lượt thủ tướng Đức Olaf Scholz đến gặp Putin. Ông sẽ thăm Ukraine vào thứ Hai và Nga vào thứ Ba.

Với việc Mỹ tiếp tục cảnh báo Nga sắp xâm lược Ukraine, các bên đang lên kế hoạch dự phòng. Các nước láng giềng của Ukraine đang chuẩn bị cho dòng người tị nạn trong khi một số hãng hàng không hủy hoặc chuyển hướng bay. Song Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi bình tĩnh, và cho biết không có tin tình báo nào cho thấy sắp có một cuộc tấn công. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/02/2022”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P10)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(12) Trên mặt kiên trì “Một nước hai chế độ” và thúc đẩy thống nhất Tổ quốc

Sau khi Hồng Kông và Macao trở về Tổ quốc, tái nhập hệ thống quản trị quốc gia, đi lên con đường rộng lớn bù đắp lẫn nhau với nội địa Tổ quốc về ưu thế phát triển chung, cùng phát triển, việc thực hiện “Một nước hai chế độ” đã giành được thành công được cả thế giới công nhận. Đồng thời, trong một thời gian, dưới tác động của nhiều nhân tố phức tạp bên trong và bên ngoài, các hoạt động “chống Trung Quốc hỗn loạn ở Hồng Kông” diễn ra rầm rộ, và tình hình Hồng Kông đã có lúc xuất hiện cục diện nghiêm trọng. Trung ương Đảng nhấn mạnh cần quán triệt phương châm “Một nước hai chế độ” toàn diện chính xác và kiên định không đổi, kiên trì và hoàn thiện hệ thống chế độ “Một nước hai chế độ”, kiên trì dựa luật pháp mà quản trị Hồng Kông và Macao, duy trì trật tự hiến chế của Đặc khu hành chính do Hiến pháp và Luật cơ bản xác định, thực hiện quyền quản trị toàn diện của chính quyền trung ương đối với Đặc khu hành chính, kiên định thực hiện “Người yêu nước quản trị Hồng Kông” và “Người yêu nước quản trị Ma Cao”. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P10)”

13/02/1920: Hội Quốc Liên công nhận sự trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ

Nguồn: League of Nations recognizes perpetual Swiss neutrality, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, Hội Quốc Liên – tổ chức quốc tế được thành lập tại hội nghị hòa bình Versailles sau Thế chiến I – đã chính thức công nhận tình trạng trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ.

Thụy Sĩ vẫn là một liên minh lỏng lẻo của các cộng đồng nói tiếng Đức, Pháp và Ý mãi cho đến năm 1798, khi người Pháp, dưới thời Napoléon Bonaparte, chinh phục và thống nhất đất nước với tên gọi Cộng hòa Helvetic, sau đó áp đặt một hiến pháp được thực thi bởi quân Pháp đang chiếm đóng. Luôn vấp phải sự căm phẫn của người dân Thụy Sĩ, sự chiếm đóng của Pháp đã kết thúc vào năm 1803, khi Napoléon đồng ý với một hiến pháp mới được Thụy Sĩ phê chuẩn và ra lệnh rút quân về nước. Hội nghị Vienna năm 1815 – sự kiện xác lập các đường biên giới của Châu Âu cho đến khi Thế chiến I bùng nổ gần một thế kỷ sau – đã công nhận sự trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ. Continue reading “13/02/1920: Hội Quốc Liên công nhận sự trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ”

Câu hỏi lớn xoay quanh những vũ khí biết tự quyết sẽ giết ai

Nguồn: Autonome Kampfmaschinen: Diese Waffen entscheiden allein, wen sie töten, WELT, 06/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Một cuộc cách mạng đang diễn ra trong nghệ thuật chiến tranh, vũ khí hiện đại không cần con người điều khiển, chúng tự nhận dạng và giết chết nạn nhân của mình. Các nhà nghiên cứu Đức đang kêu gọi cấm các loại robot giết người kiểu này. Nhưng điều đó không phù hợp với một số quốc gia.

Trong bộ phim “Kẻ hủy diệt” (Terminator) năm 1984, máy tính và cỗ máy chiến tranh thông minh đã giành quyền lực trong tương lai, Kẻ hủy diệt đưa một robot được lập trình để giết người vào cuộc chiến với hiệu quả cao. Người xem nghĩ đây là khoa học viễn tưởng thuần túy. Trong thực tế, kỷ nguyên của những cỗ máy chiến đấu biết “tư duy” đã diễn ra từ lâu, cho dù chúng chưa mang hình hài con người, mà mới ở dạng chó robot có khả năng chiến đấu. Continue reading “Câu hỏi lớn xoay quanh những vũ khí biết tự quyết sẽ giết ai”

12/02/1817: José de San Martín đánh bại lực lượng Tây Ban Nha ở Chile

Nguồn: Revolutionary leader José de San Martín routs Spanish forces in Chile, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1817, ngay từ rạng sáng, nhà cách mạng người Argentina, José de San Martín, đã dẫn quân của mình xuống sườn núi Andes, tiến về phía quân Tây Ban Nha đang bảo vệ Chile. Khi màn đêm buông xuống, người Tây Ban Nha đã bị đánh bại, và đất nước Chile còn non trẻ sẽ có một bước đi quan trọng để giành độc lập.

San Martín khi đó đã là một nhân vật nổi tiếng trên khắp Nam Mỹ, người giải phóng Argentina khỏi sự thống trị của Tây Ban Nha. Khi quân đội của ông di chuyển qua phần phía nam của lục địa, Simón Bolívar đã tiến hành một chiến dịch giải phóng tương tự ở phía bắc, và đến năm 1817, phần lớn lục địa đã giành được độc lập hoặc đang trong tình trạng nổi dậy. Bất chấp các đợt nổi dậy và tấn công du kích xảy ra khắp vùng đất hẹp giữa dãy Andes và Thái Bình Dương, Chile và các cảng của nó vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Tây Ban Nha. Continue reading “12/02/1817: José de San Martín đánh bại lực lượng Tây Ban Nha ở Chile”

Thế giới hôm nay: 11/02/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng 7,5% trong tháng 1 so với năm trước, qua đó ghi nhận mức tăng theo năm cao nhất kể từ 1982. Nguyên nhân là do giá thực phẩm, điện và nhà ở tăng cao. Trong khi nhiều ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất để chống lạm phát, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hiện chỉ mới công bố thời điểm sẽ tăng lãi suất.

NgaBelarus bắt đầu chuỗi tập trận quân sự kéo dài 10 ngày. Nga đã điều khoảng 30.000 quân – cùng tên lửa và máy bay chiến đấu – đến Belarus, sát biên giới với Ukraine. Có tin cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói binh sĩ sẽ rời Belarus ngay sau cuộc tập trận. Song bấy nhiêu là chưa đủ xoa dịu phương Tây về vấn đề Ukraine. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/02/2022”

Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P3)

Nguồn: Why Russia Has Never Accepted Ukrainian Independence, The Economist, 18/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài liên quan: Phần 1; Phần 2

Tháng 11/2021, Vladislav Surkov, nhà tư tưởng trung thành của Putin, đã chuyển sự chú ý sang câu hỏi về đế chế. “Nhà nước Nga, với tình hình nội tại nghiêm trọng và không linh hoạt, chỉ có thể tồn tại được nhờ sự mở rộng không mệt mỏi ra ngoài biên giới. Từ lâu, nó đã không còn biết cách làm thế nào để có thể tồn tại nếu không phải là một đế chế.” Ông lập luận, cách duy nhất để Nga có thể thoát khỏi sự hỗn loạn là xuất khẩu nó sang một quốc gia láng giềng. Nhưng điều ông không nói ra là, việc Putin xuất khẩu hỗn loạn và bạo lực để phục vụ mục đích ấy đã làm đứt gãy mối quan hệ giữa các quốc gia và các dân tộc Slavơ theo cách mà ngay cả sự sụp đổ của đế chế Xô-viết cũng không tạo ra. Continue reading “Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P3)”

10/02/1996: Vua cờ Garry Kasparov thua máy tính Deep Blue

Nguồn: World chess champion Garry Kasparov loses game to computer, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, sau ba giờ thi đấu, nhà vô địch cờ vua thế giới Garry Kasparov đã thua ván đầu tiên trong trận đấu sáu ván trước Deep Blue, một máy tính của IBM có khả năng đánh giá 200 triệu nước cờ mỗi giây. Tuy nhiên, sau cùng thì con người vẫn đánh bại máy móc: Kasparov đã thắng Deep Blue bằng ba ván thắng và hai ván hòa, mang về giải thưởng 400.000 đô la. Ước tính có khoảng 6 triệu người trên toàn thế giới đã theo dõi trận đấu trên Internet. Continue reading “10/02/1996: Vua cờ Garry Kasparov thua máy tính Deep Blue”

Thế giới hôm nay: 10/02/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Theo hãng dữ liệu khoa học sự sống Airfinity, đến nay chỉ mới có 65% trong số 1 tỷ liều vắc-xin covid-19 đã hiến tặng trên thế giới thực sự được sử dụng. Số còn lại đang trong kho lưu trữ hoặc hết hạn sử dụng. Hiện nay các nước đã cam kết quyên góp khoảng 3 tỷ liều. Song thái độ hoài nghi vắc-xin và các vấn đề hậu cần đã khiến tiêm chủng trở nên khó khăn.

Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Hagiuda Koichi nói Nhật sẽ nhường một phần khí đốt tự nhiên hóa lỏng nhập khẩu cho châu Âu để xoa dịu lo ngại Nga có thể hạn chế nguồn cung cho lục địa này. Ông không cho biết rõ số lượng. Bất chấp nỗ lực ngoại giao của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, căng thẳng giữa Nga và phương Tây xoay quanh vấn đề Ukraine tiếp tục leo thang. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/02/2022”

Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P2)

Nguồn: Why Russia Has Never Accepted Ukrainian Independence, The Economist, 18/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài liên quan: Phần 1

Năm 1994, sau ba năm suy thoái kinh tế khủng khiếp, hai trong số ba vị tổng thống trong buổi họp tại Viskuli đã phải rời nhiệm sở. Tại Belarus, Alexander Lukashenko, người từng điều hành một nông trại tập thể chuyên chăn nuôi heo, đã thắng cử trước Shushkevich. Lukashenko nói với người dân rằng mình sẽ giải quyết tình trạng kinh tế hỗn loạn bằng cách đưa nó trở lại trật tự trước đây. Cải cách bị dừng lại, và ở giai đoạn sau, trong 27 năm cầm quyền của Lukashenko, các cuộc bầu cử cạnh tranh và công bằng cũng bị chấm dứt. Quốc kỳ, vốn trước đó được đổi thành màu đỏ và trắng như cờ của nước Cộng hòa Belarus tồn tại ngắn ngủi hồi năm 1918, đã được chuyển lại thành một lá cờ giống như thời Liên Xô. Continue reading “Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P2)”

Thế giới hôm nay: 09/02/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông đã nhận được đảm bảo sẽ “không có chuyển biến xấu đi hoặc leo thang căng thẳng” ở Ukraine. Trước đó, vào thứ Hai ông trải qua gần sáu giờ hội đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Đáp lại, Nga nói “không đúng” khi cho rằng họ đã đảm bảo không leo thang. Ông Macron sau đó hội đàm tại Kyiv với tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào thứ Ba.

Thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ tăng 27% trong năm 2021 so với 2020, lên mức cao nhất lịch sử 859 tỷ đô la. Nguyên nhân là tăng chi tiêu thực phẩm và các mặt hàng công nghiệp như dầu mỏ trong giai đoạn đại dịch. Pháp cũng công bố mức thâm hụt kỷ lục 84,7 tỷ euro vào năm ngoái. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nói đây là một “vết đen” cho nền kinh tế, dù đã tăng trưởng 7%. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/02/2022”

Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P1)

Nguồn: Why Russia Has Never Accepted Ukrainian Independence, The Economist, 18/12/2021

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tám giờ tối Chủ nhật, ngày 08/12/1991, Mikhail Gorbachev, Tổng thống Liên Xô, nhận được một cuộc điện thoại bằng đường dây tối mật. Người ở đầu dây bên kia là Stanislav Shushkevich, một giáo sư vật lý khiêm tốn, người mà vài tháng trước đó, trong công cuộc cải tổ của Gorbachev, đã được giao đảm nhận chức vụ lãnh đạo Cộng hòa Belarus thuộc Liên Xô. Shushkevich gọi từ một cabin đi săn trong khu rừng Belovezh tươi đẹp để nói với nhà cải cách vĩ đại rằng, ông đã ‘mất việc’: Liên Xô đã kết thúc rồi.

Nhìn lại, dấu hiệu cáo chung đã xuất hiện từ tháng 8, khi KGB, những nhân vật Cộng sản cứng rắn và quân đội đã buộc Gorbachev chịu quản thúc tại gia, và tiến hành một cuộc đảo chính. Sau ba ngày kháng cự hòa bình, dẫn đầu bởi Boris Yeltsin, Tổng thống Cộng hòa Xô viết Nga, họ đã rút lui. Sự kiện đó đã loại trừ mọi khả năng quay trở lại một Liên Xô trong quá khứ. Nhưng Gorbachev vẫn nuôi hy vọng về một người kế nhiệm hậu Xô Viết theo chủ trương tự do, như một cách để có thể giữ, chí ít là, một số nước cộng hòa liên kết với nhau. Cuộc gọi của Shushkevich đã giết chết hy vọng cuối cùng đó. Continue reading “Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P1)”

08/02/1587: Nữ hoàng Mary của Scotland bị xử trảm

Nguồn: Mary, Queen of Scots beheaded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1587, sau 19 năm bị giam cầm, Nữ hoàng Mary của Scotland đã bị xử trảm tại Lâu đài Fotheringhay ở Anh, vì tội đồng lõa âm mưu sát hại Nữ hoàng Elizabeth I.

Năm 1542, khi mới 6 ngày tuổi, Mary đã được trao ngai vàng Scotland sau cái chết của cha mình, Vua James V. Mẹ của nữ hoàng quyết định gửi con đến nuôi dưỡng trong triều đình Pháp, và vào năm 1558, Mary kết hôn với Thái tử Pháp, người sẽ trở thành Vua Francis II vào năm 1559, nhưng không may qua đời chỉ một năm sau đó. Sau khi Francis băng hà, Mary trở lại Scotland để đảm nhận vai trò nữ vương. Continue reading “08/02/1587: Nữ hoàng Mary của Scotland bị xử trảm”

George Soros: Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với xã hội tự do

Nguồn: George Soros: Die größte Bedrohung der freien Gesellschaft ist China”, WELT, 02/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Không có quốc gia nào thu thập dữ liệu về công dân của mình ghê gớm như Trung Quốc, nước chủ nhà của Thế vận hội Mùa đông 2022. Trung Quốc làm được điều này là nhờ trí tuệ nhân tạo, điều sẽ định hình cuộc xung đột mang tính hệ thống với Hoa Kỳ. Nhưng Tập Cận Bình đang thất bại trong việc cố giành toàn quyền kiểm soát tuyệt đối.

Năm 2022 sẽ là một năm có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử thế giới. Trong vài ngày tới Trung Quốc, quốc gia độc tài quyền lực nhất thế giới, sẽ khai mạc Thế vận hội Mùa đông, và giống như nước Đức năm 1936, Trung Quốc sẽ tìm cách lợi dụng sự kiện này để tuyên truyền cho thắng lợi của hệ thống giám sát chặt chẽ của mình. Continue reading “George Soros: Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với xã hội tự do”

Thế giới hôm nay: 07/02/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nga vẫn tiếp tục dàn quân xung quanh Ukraine. Theo các quan chức Mỹ, Nga đang cử thêm 14 nhóm tiểu đoàn chiến thuật đến các vị trí gần biên giới Ukraine và đến nay đã bố trí được 70% lực lượng cần thiết cho một cuộc xâm lược toàn diện. Mỹ cũng cho biết sẽ gửi gần 3.000 binh sĩ đến các đồng minh NATO ở Đông Âu, dù Tổng thống Joe Biden nói các binh sĩ này không được triển khai để chiến đấu ở Ukraine.

Gần 50.000 người phải di dời và sáu người thiệt mạng ở Madagascar khi bão Batsirai ập vào bờ biển phía đông của hòn đảo. Sức gió trong bão đạt cực đại 146 dặm/giờ, gây lũ lụt trên diện rộng và thiệt hại lớn về tài sản. Chỉ mới hai tuần trước nước này đã hứng chịu Bão Ana vốn làm 55 người thiệt mạng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/02/2022”

Ai sáng chế ra chữ Hán?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chữ viết là một phát minh vĩ đại của loài người. Dân tộc nào làm ra được chữ viết thì dân tộc đó sẽ thoát ra khỏi thời kỳ tiền sử mông muội, tiến sang kỷ nguyên văn minh có sử sách ghi lại sự phát triển của dân tộc mình. Cho tới nay, một số dân tộc vẫn chưa làm được chữ viết. Chữ Hán thuộc loại chữ viết ra đời sớm. Theo nhà ngôn ngữ học Trung Quốc Châu Hữu Quang, chữ Hán chính thức thành hình và ra đời cách đây khoảng hơn 3300 năm, chỉ sau một vài loại chữ viết của vùng Trung Đông. Trong hàng nghìn loại chữ viết hiện có trên thế giới, chữ Hán nổi bật với hình dạng tổ hợp đường nét giới hạn trong một ô vuông, là loại chữ viết duy nhất có tính chất biểu ý (ghi ý), khác với các loại chữ viết còn lại đều có tính chất biểu âm (ghi âm). Continue reading “Ai sáng chế ra chữ Hán?”

06/02/1937: Tiểu thuyết “Of Mice and Men” được xuất bản

Nguồn: “Of Mice and Men” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1937, tiểu thuyết Of Mice and Men (Của Chuột và Người) của John Steinbeck, câu chuyện về sự gắn bó giữa hai người lao động nhập cư, đã được xuất bản. Steinbeck sau đó còn chuyển thể cuốn sách thành một vở kịch ba màn, công diễn cùng năm. Tác phẩm này đã khiến nước Mỹ phải chú ý đến Steinbeck, người chỉ mới được quan tâm kể từ năm 1935 với Tortilla Flat (Thị Trấn Tortilla Flat), tiểu thuyết thành công đầu tiên của ông.

Steinbeck sinh ra và lớn lên ở Thung lũng Salinas, có cha là một quan chức địa phương và mẹ là cựu giáo viên. Là một học sinh giỏi và thậm chí từng làm chủ tịch hội học sinh vào năm cuối trung học, Steinbeck đã theo học không liên tục tại Đại học Stanford vào đầu những năm 1920. Năm 1925, ông chuyển đến Thành phố New York, nơi ông vừa làm lao động chân tay vừa làm nhà báo, đồng thời vẫn sáng tác truyện và tiểu thuyết. Hai cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông đã không thành công. Continue reading “06/02/1937: Tiểu thuyết “Of Mice and Men” được xuất bản”