11/01/1964: Công bố mối liên hệ chắc chắn giữa hút thuốc và ung thư

Nguồn: U.S. Surgeon General announces definitive link between smoking and cancer, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, Tổng Y sĩ Hoa Kỳ (United States Surgeon General), Tướng Luther Terry, đã chính thức công bố báo cáo chấn động của mình. Ông cố ý chọn phát hành báo cáo vào một ngày thứ bảy để hạn chế những ảnh hưởng tức thời đến thị trường chứng khoán: Thay mặt cho Chính phủ Mỹ, Terry đã khẳng định rằng có mối liên hệ chắc chắn giữa việc hút thuốc và bệnh ung thư.

Người ta vốn dĩ từ lâu đã nghi ngờ rằng liên kết này có tồn tại. Các bằng chứng không chính thức luôn chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của việc hút thuốc, và vào thập niên 1930, các bác sĩ đã nhận thấy đúng là có sự gia tăng các trường hợp ung thư phổi. Các nghiên cứu y tế đầu tiên chỉ ra mối lo ngại nghiêm trọng đã được xuất bản ở Anh vào cuối những năm 1940. Continue reading “11/01/1964: Công bố mối liên hệ chắc chắn giữa hút thuốc và ung thư”

Thế giới hôm nay: 11/01/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sau cuộc gặp nhiều tiếng đồng hồ với người đồng cấp Mỹ ở Geneva, thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết “không có tiến bộ” nào xoay quanh việc Nga yêu cầu NATO cam kết không kết nạp thêm các nước như Ukraine hay Georgia. Dù vậy ông cũng nói “chưa hết hy vọng” đàm phán – đồng thời tái khẳng định Nga sẽ không xâm lược Ukraine. Wendy Sherman, đại diện của Mỹ, nói cuộc họp đã diễn ra “thẳng thắn” song “không hẳn là một cuộc đàm phán.”

Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin ca ngợi vai trò của lực lượng Nga trong cuộc đàn áp biểu tình chống chính phủ ở Kazakhstan, nói rằng “chúng tôi sẽ không để bất kỳ ai gây bất ổn ngay trong nhà chúng tôi.” Chính phủ Kazakhstan cho biết đến nay có gần 8.000 người đã bị bắt và hơn 160 người thiệt mạng do tình hình bất ổn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/01/2022”

Putin xù lông để che đậy thế yếu của mình?

Nguồn: Gideon Rachman, “Putin’s threats disguise a weakening position”, Financial Times, 10/01/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nước Nga đang bị bao vây. Kẻ thù của Nga đã tiến đến sát biên giới. Liên minh thù địch NATO hiện đang đe dọa kết nạp Ukraine – vốn là một phần về mặt lịch sử và tinh thần của Nga. Giờ đây tất cả phụ thuộc vào Vladimir Putin – với tư cách là người thừa kế của Peter Đại đế, Alexander Đệ Nhất và Joseph Stalin – trong việc lãnh đạo nước Nga từ Điện Kremlin chống lại các mối đe dọa trên.

Nói chung, đây là luận điệu mà chính phủ Nga đang tuyên truyền, tại thời điểm bắt đầu một tuần hội đàm quan trọng với phương Tây. Nga đã tăng cường binh lính ở biên giới với Ukraine, đe dọa xâm lược nước láng giềng phía tây, nhưng tuyên bố đây là một phản ứng phòng thủ trước sự bành trướng của NATO. Dmitri Trenin, giám đốc Trung tâm Carnegie Matxcơva, giải thích rằng đối với Putin “Ukraine là chốt chặn cuối cùng”. Continue reading “Putin xù lông để che đậy thế yếu của mình?”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P6)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(2) Trên mặt quản lý Đảng một cách toàn diện nghiêm minh

Sau cải cách mở cửa, Đảng kiên trì yêu cầu Đảng phải quản lý Đảng, phải điều hành Đảng nghiêm ngặt, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng để đạt được những kết quả rõ rệt. Đồng thời, do một thời gian xuất hiện vấn đề quản lý Đảng lỏng lẻo, kém nghiêm minh, một số đảng viên, cán bộ xuất hiện khủng hoảng nghiêm trọng về niềm tin chính trị, tác phong chọn người dùng người ở một số địa phương, ban ngành tỏ ra không đúng đắn, tệ nạn hình thức chủ nghĩa, quan liêu, hưởng lạc, xa hoa lãng phí tràn lan khắp nơi, phổ biến tồn tại tư tưởng đặc quyền và hiện tượng đặc quyền. Đặc biệt là có hiện tượng chỉ chọn người thân, bài xích người không cùng phe cánh, có hiện tượng kéo bè kết cánh, có hiện tượng vu cáo nặc danh, tung tin đồn nhảm, có hiện tượng mua chuộc lòng người và lôi kéo phiếu bầu, có hiện tượng hứa hẹn cho chức tước, ban phát bổng lộc, có hiện tượng cố chấp không nghe lời người khác, ngoài mặt ủng hộ, trong lòng chống đối, Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P6)”

Khủng hoảng Kazakhstan: Nguyên nhân, diễn biến và triển vọng

Nguồn:Kasachstan: Was steckt hinter den Protesten – und wie geht es weiter?” WELT, 08/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Kazakhstan không yên tĩnh: Trong cuộc bạo loạn tồi tệ nhất trong nhiều năm qua, quân đội đã hành động chống lại người biểu tình, hàng chục người đã thiệt mạng. Sau đây là một số hỏi đáp về tình hình ở quốc gia lớn thứ chín thế giới này.

Các sự kiện ở Cộng hòa Kazakhstan vùng Trung Á thuộc Liên Xô cũ diễn ra dày đặc và nhanh chóng: Biểu tình ở khắp nơi phản đối tăng giá khí đốt đã biến thành bạo loạn nghiêm trọng với nhiều người chết và bị thương. Nhiều người biểu tình xuống đường một cách ôn hòa chống lại sự lãnh đạo độc tài, nhưng các đám đông có vũ trang cũng lao vào các cuộc giao tranh với lực lượng an ninh. Continue reading “Khủng hoảng Kazakhstan: Nguyên nhân, diễn biến và triển vọng”

09/01/1952: Truman cảnh báo về các mối nguy hiểm của Chiến tranh Lạnh

Nguồn: President Truman warns of Cold War dangers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Harry S. Truman cảnh báo người Mỹ rằng họ đang “trải qua một thời kỳ nguy hiểm” và kêu gọi hành động mạnh mẽ nhằm đối phó với mối đe dọa từ chủ nghĩa cộng sản.

Mặc dù mức độ tín nhiệm của Truman đã giảm dần trong 18 tháng trước đó do những phàn nàn về cách ông xử lý Chiến tranh Triều Tiên, bài phát biểu của Tổng thống đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt từ các nghị sĩ Quốc hội và khách mời đặc biệt là Thủ tướng Winston Churchill. Continue reading “09/01/1952: Truman cảnh báo về các mối nguy hiểm của Chiến tranh Lạnh”

Chiến tranh có nguy cơ nổ ra ở đâu trong năm 2022?

Nguồn: “Konfliktherde: Wo in diesem Jahr Krieg droht”, WELT, 1/1/2022.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Bị đại dịch làm giảm sự chú ý, nhưng một số cuộc xung đột trên thế giới đã trở nên gay gắt. Một số nơi nguy cơ chiến tranh là rõ ràng. Một vài trong số đó có thể nổ ra ngay ở cửa ngõ Châu Âu. Nhưng ngay cả những cuộc khủng hoảng ở xa hơn cũng có thể đe dọa chúng ta.

Ở châu Âu, nguy cơ leo thang chiến tranh diễn ra ở hai khu vực. Trong cả hai trường hợp đều có sự tham gia của Moskva. Nga muốn ngăn NATO mở rộng về phía đông. Ukraine lo ngại về một cuộc tấn công của quân đội Nga. Ngoài ra, các xung đột cũng có nguy cơ bùng phát trở lại ở Balkan. Ở châu Á cũng có thể xảy ra xung đột quân sự có sự tham gia của phương Tây. Trước cửa ngõ châu Âu, Israel đang phải đối mặt với những mối đe dọa ngày càng rõ hơn từ Iran. Nước này đang tiến gần hơn tới mục tiêu có vũ khí hạt nhân sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân. Continue reading “Chiến tranh có nguy cơ nổ ra ở đâu trong năm 2022?”

08/01/1916: Phe Hiệp ước rút lui khỏi Gallipoli

Nguồn: Allies retreat from Gallipoli, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, lực lượng Hiệp ước đã rút lui hoàn toàn khỏi Bán đảo Gallipoli ở Thổ Nhĩ Kỳ, kết thúc một cuộc đổ bộ thảm khốc vào Đế chế Ottoman. Chiến dịch Gallipoli đã gây ra 250.000 thương vong cho phe Hiệp ước và làm suy giảm đáng kể uy tín của bộ chỉ huy Hiệp ước. Thương vong về phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng vào khoảng tương đương.

Đầu năm 1915, chính phủ Anh quyết định giúp giảm bớt áp lực của Thổ Nhĩ Kỳ lên người Nga ở mặt trận Kavkaz bằng cách giành quyền kiểm soát Eo biển Dardanelles, Bán đảo Gallipoli và sau cùng là Istanbul. Từ đó, họ có thể gây áp lực lên Áo-Hung, buộc các cường quốc phê Liên minh Trung tâm phải di chuyển quân khỏi mặt trận phía tây. Bộ trưởng Hải quân lúc bấy giờ, Winston Churchill, đã ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch này, và sang tháng 02/1915, các tàu của Pháp và Anh bắt đầu bắn phá các pháo đài phòng vệ Dardanelles. Continue reading “08/01/1916: Phe Hiệp ước rút lui khỏi Gallipoli”

Báo cáo thường niên 2021 và Kêu gọi tài trợ năm 2022

Download toàn văn báo cáo (PDF) tại đây: Du an Nghiencuuquocte-Annual report 2021

II. Hoạt động năm 2021

Trong năm 2021, Dự án xuất bản tổng cộng 852 bài, đạt trung bình 2,33 bài mỗi ngày. Tổng số lượt đọc của trang đạt hơn 5,83 triệu lượt trong cả năm.

Chất lượng của Dự án vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy. Nhiều bài bám sát các sự kiện thời sự trong và ngoài nước, thu hút được sự quan tâm lớn của độc giả. Continue reading “Báo cáo thường niên 2021 và Kêu gọi tài trợ năm 2022”

Top 25 bài được đọc nhiều nhất năm 2021

Sau đây là danh sách 25 bài xuất bản trong năm 2021 trên Nghiencuuquocte.org được đọc nhiều nhất trong năm qua. Nhân đây, Ban Biên tập xin gửi tới Quý độc giả và các Cộng tác viên lời chúc mừng năm mới 2022 An khang, Thịnh vượng, và Thành công! Continue reading “Top 25 bài được đọc nhiều nhất năm 2021”

Triều đại Hồ Quý Ly sụp đổ, nhà Minh đặt ách cai trị

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi thua trận tại Hàm Tử, cha con Hồ Quí Ly chạy về Tây Đô vùng Lỗi Giang,[1] huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá; quân Minh truy kích bén gót, bấy giờ lòng người suy sụp, dựa vào thành hiểm cũng vô ích, không đánh mà tan:

Ngày 23 tháng 4 [30/5/1407], quân Minh đánh vào Lỗi Giang, quân Hồ không đánh mà tan.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 9.

Mấy hôm sau, quân Minh chiếm cửa biển Điển Canh tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa; quân nhà Hồ phải bỏ thuyền chạy bộ; định đến đóng tại Thâm Giang, tức sông Ngàn Sâu, Hà Tĩnh, nhưng việc không thành: Continue reading “Triều đại Hồ Quý Ly sụp đổ, nhà Minh đặt ách cai trị”

Thế giới hôm nay: 07/01/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hàng chục người biểu tình và 13 cảnh sát được ghi nhận thiệt mạng trong các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Kazakhstan. Lính dù Nga đã được gọi đến sau khi tổng thống Kazakhstan Kassym-Zhomart Tokayev tuyên bố tình trạng khẩn cấp, một phần của sứ mệnh “gìn giữ hòa bình” giữa sáu nước Liên Xô cũ. Giá nhiên liệu tăng gây ra biểu tình lớn dẫn đến chiến dịch lật đổ cựu tổng thống Nursultan Nazarbayev, người cầm quyền cùng với ông Tokayev.

Tổng thống Joe Biden đã sử dụng bài phát biểu kỷ niệm một năm bạo loạn Đồi Capitol để công kích những thủ phạm. Dù không trực tiếp nhắc tên người tiền nhiệm, ông Biden cáo buộc Donald Trump đã phát tán một “hệ thống lời dối trá” sau khi thất cử, gây nguy hiểm cho nền dân chủ. Ông Trump phản pháo lại, nói “Lời nói dối lớn là chính cuộc bầu cử”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/01/2022”

Lý giải việc Trung Quốc chặn nông sản Việt Nam ở biên giới

Tác giả: Mỹ Hằng p/v Ngô Tuyết Lan

Việc Trung Quốc chặn hàng hóa Việt Nam ở biên giới đã diễn ra vài tuần nay nhưng Việt Nam vẫn chưa thể tìm ra giải pháp nào khác ngoài những lời kêu gọi ‘giải cứu’ trong cộng đồng.

Trong bối cảnh Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục chặn hàng hóa Việt Nam trong nhiều tháng nữa, câu hỏi được đặt ra là đâu là nguyên nhân thực sự phía sau thực trạng này và giải pháp cho Việt Nam là gì.

BBC News Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu Trung Quốc, thạc sĩ Ngô Tuyết Lan về vấn đề này.

BBC: Có thể có những nguyên nhân thực sự nào phía sau việc Trung Quốc chặn hàng Việt Nam ở biên giới, thưa bà?

Continue reading “Lý giải việc Trung Quốc chặn nông sản Việt Nam ở biên giới”

06/01/1412: Ngày sinh Joan d’Arc

Nguồn: Joan of Arc is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày này năm 1412 được tin là ngày sinh của Joan d’Arc hay Thiếu nữ xứ Orléans (La Pucelle d’Orléans). Dù chỉ sống vỏn vẹn 19 năm, nhưng Joan sẽ sớm trở thành một vị thánh Công giáo La Mã đồng thời là nữ anh hùng dân tộc của Pháp nhờ vai trò quan trọng trong Chiến tranh Trăm Năm.

Joan sinh ra trong gia đình của Jacques d’Arc và Isabelle Romée, tại một thị trấn nhỏ miền đông bắc nước Pháp. Vào thời điểm cô chào đời, nước Anh và các đồng minh của mình đã kiểm soát phần lớn nước Pháp, bao gồm cả Paris, Bordeaux và Reims. Ngoài mối đe dọa từ người Anh, phe trung thành với Công tước Bourgogne cũng đang thách thức quyền thừa kế ngai vàng nước Pháp của Thái tử Charles d’Orléans. Continue reading “06/01/1412: Ngày sinh Joan d’Arc”

Thế giới hôm nay: 06/01/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy biến thể omicron chỉ gây triệu chứng tương đối nhẹ. Dù vậy Trung Quốc vẫn cho phong tỏa hoàn toàn Vũ Châu, một thành phố 1,1 triệu dân, sau khi phát hiện ba ca nhiễm không triệu chứng. Ngược lại, thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết ông hy vọng “vượt qua” làn sóng dịch hiện tại mà không phải ra các hạn chế. Trong khi đó tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố chiến lược của ông là gây khó dễ cho những người chưa tiêm chủng ở nước ông.

Chính phủ Kazakhstan từ chức sau các cuộc biểu tình bạo lực trên toàn quốc xoay quanh vấn đề tăng giá nhiên liệu. Biểu tình khiến 95 cảnh sát bị thương và làm kích hoạt tình trạng khẩn cấp ở nhiều nơi trên đất nước, vốn khởi đầu từ hôm Chủ nhật khi chính quyền dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát giá khí hóa lỏng, một loại nhiên liệu ô tô phổ biến. Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev đã ra lệnh cho chính phủ lâm thời khôi phục các biện pháp kiểm soát giá và mở rộng chúng sang các mặt hàng “quan trọng về mặt xã hội” khác. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/01/2022”

Nguyễn Công Trứ trong trật tự quyền lực của Minh Mệnh

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Có nhiều cách thức khác nhau để đánh giá vai trò của Nguyễn Công Trứ trong lịch sử Việt Nam. Dù là cách nào đi nữa thì dấu ấn và đóng góp của ông cho diễn trình lịch sử sơ kỳ hiện đại là không thể phủ nhận. Bài này gợi ra một góc nhìn khác về vai trò của ông trong cuộc chơi quyền lực và định hình chính trị ở Việt Nam đầu thế kỷ XIX: Nguyễn Công Trứ trên bàn cờ quyền lực của Minh Mệnh.

Đây là câu chuyện về quyền lực và thực hành chính trị ở Việt Nam đầu thế kỷ XIX. Câu chuyện phản ánh cách thức sự thay đổi vương triều dẫn đến việc tái cấu trúc quyền lực ở tầng bậc cao nhất của nhà nước, làm thay máu hệ thống quan liêu trung ương và thay đổi cách thức điều hành nền hành chính. Nhà vua Minh Mệnh lên ngôi năm 1820 với tham vọng tập trung hóa quyền lực, ổn định xã hội, thống nhất lãnh thổ và hệ thống cai trị vùng miền. Nỗ lực này thách thức giới quan liêu địa phương và các tướng lĩnh quân sự đầy quyền lực từng phụng sự Gia Long, vì thế Minh Mệnh cần những gương mặt mới cho trật tự quyền lực mà ông đang xác lập. Trong khung cảnh đó, ông tìm thấy Nguyễn Công Trứ. Continue reading “Nguyễn Công Trứ trong trật tự quyền lực của Minh Mệnh”

Thế giới hôm nay: 05/01/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số người di cư băng qua Eo biển Manche trong năm 2021 tăng gấp ba lần so với 2020 lên hơn 28.000 người, theo phân tích dữ liệu của Press Association. Thái độ thiếu hợp tác và tin tưởng nhau giữa Anh và Pháp, cũng như xu hướng dùng người di cư làm vũ khí chính trị, đã khiến việc xử lý vấn đề trở nên khó khăn, đôi khi thậm chí gây chết người.

OPEC+ sẽ tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày trong tháng 2 – cùng tốc độ tăng đang duy trì từ tháng 8 năm ngoái – bất chấp việc Mỹ kêu gọi đẩy mạnh sản xuất. Năm ngoái nhóm thống nhất đạt mức sản xuất tiền đại dịch vào tháng 9. Nhóm dự đoán tác động của biến thể Omicron là nhẹ và chỉ ngắn hạn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/01/2022”

Hồi ức và cảm nghĩ về Thuỷ quân Đoan Hùng

Tác giả: Phan Phác

Cách đây bốn mươi lăm năm, ngày 8 tháng 3 năm 1949, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia và Dân quân Tự vệ Việt Nam thời bấy giờ, quyết định thành lập Ban Nghiên cứu Thuỷ quân Việt Nam trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, đánh dấu một bước phát triển mới về chiến cuộc chống thực dân xâm lược Pháp cũng như về xây dựng lực lượng vũ trang.

Từ sau chiến thắng Việt Bắc, Thu Đông năm 1947, hưởng ứng phong trào Thi đua yêu nước, quân và dân ta phát huy cao độ tinh thần tự lực tự cường ra sức rèn cán luyện quân, đánh giặc lập công, nên đến mùa hè năm 1949 đã đánh bại một bước kế hoạch bình định lấn chiếm của địch, phát triển chiến tranh du kích rộng khắp, củng cố căn cứ địa Việt Bắc và xây dựng lực lượng vũ trang thành 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Trong bộ đội chủ lực, ngoài bộ binh ra, cũng đã xây dựng được một số đơn vị: pháo binh, công binh, thông tin… Continue reading “Hồi ức và cảm nghĩ về Thuỷ quân Đoan Hùng”

04/01/1913: Chiến lược gia người Đức Alfred von Schlieffen qua đời

Nguồn: German military strategist Alfred von Schlieffen dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1913, Thống chế Alfred Graf von Schlieffen– người thiết kế chiến lược quân sự hiếu chiến mà quân Đức sẽ sớm sử dụng với một ít chỉnh sửa vào buổi đầu Thế chiến I – đã qua đời tại Berlin.

Là con trai của một vị tướng người Phổ, Schlieffen nhập ngũ năm 1854 và đã tham gia cả Chiến tranh Bảy tuần với Áo năm 1866 lẫn Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870-1871. Trong những thập niên tiếp theo, ông nhanh chóng thăng tiến và trở thành thành viên của Bộ Tổng tham mưu (Großer Generalstab), một đội ngũ ưu tú gồm khoảng 650 sĩ quan đóng vai trò tham mưu chiến lược cho quân đội Phổ. Ông trở thành người đứng đầu cơ quan này vào năm 1891. Continue reading “04/01/1913: Chiến lược gia người Đức Alfred von Schlieffen qua đời”

Thế giới hôm nay: 04/01/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một bồi thẩm đoàn liên bang ở California đã kết tội Elizabeth Holmes bốn tội danh lừa đảo và âm mưu lừa đảo nhà đầu tư. Bà được trắng án về 4 tội danh liên quan đến lừa đảo bệnh nhân; và ba tội danh khác không thể định đoạt bởi bồi thẩm đoàn. Tất cả tội danh bà bị kết án đều có mức tối đa 20 năm tù. Trước khi sụp đổ, công ty khởi nghiệp xét nghiệm máu Theranos của bà được định giá 9 tỷ USD.

Giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán của Apple có thời điểm vượt 3 nghìn tỷ đô la trong thứ Hai — công ty đầu tiên trên thế giới vượt con số này. Cổ phiếu của nhà sản xuất iPhone tăng 40% kể từ đầu năm 2021, giúp họ vươn lên chiếm gần 7% trong rổ chỉ số S&P 500. Apple mất 42 năm để đạt được mốc 1 nghìn tỷ đô la vào tháng 8 năm 2018. Họ tăng gấp ba lần giá trị chỉ trong hơn ba năm qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/01/2022”