02/02/1848: Hiệp ước Guadalupe Hidalgo được ký kết

Nguồn: Treaty of Guadalupe Hidalgo is signed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1848, Hiệp ước Guadalupe Hidalgo đã được ký, chấm dứt Chiến tranh Mexico-Mỹ theo hướng có lợi cho Mỹ. Hiệp ước này đã thêm một vùng đất rộng gần 1,4 triệu km2 vào lãnh thổ Mỹ, bao gồm khu vực sẽ trở thành các tiểu bang Texas, California, Nevada, Utah, New Mexico, và Arizona, cũng như một phần của Colorado và Wyoming. Tranh cãi trong và sau chiến tranh đã khiến Tổng thống James K. Polk rơi vào cuộc chiến chính trị với hai tổng thống tương lai: Zachary Taylor và Abraham Lincoln. Continue reading “02/02/1848: Hiệp ước Guadalupe Hidalgo được ký kết”

Nhà Thanh trả lại đất biên giới cho Đại Việt dưới thời Lê Dụ Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng 2 năm Bính Ngọ, Bảo Thái thứ 7 [4/3-1/4/1726], tức năm Ung Chính thứ 4, cử hành lễ duyệt binh một cách trọng thể, có tế cờ đạo,[1] xong lễ lại cho lính về làm ruộng. Lúc ấy, lính mới tuyển ở các trấn tập hợp đến hơn vạn người, chúa Trịnh thấy hàng ngũ binh lính tề chỉnh, nên ban thưởng cho nhiều ít khác nhau. Từ đây về sau, mỗi năm cứ tháng hai cử hành lễ đại duyệt, việc này đặt thành lệ nhất định.

Tháng 8 [27/8-25/9/1726], bắt đầu đặt chức Tuần thủ ở các trấn. Bổ dụng Trung úy Nguyễn Khắc Xứng làm Tuần thủ trấn Sơn Nam. Còn các trấn Sơn Tây, Kinh Bắc và Hải Dương thì đều chọn một viên quan võ, người nào có thể làm nổi công việc bèn bổ dụng. Chức Tuần thủ lệ thuộc vào trấn ty, phân phối đi tuần địa điểm trọng yếu và kềm chế trộm cướp trong hạt, chức Tuần thủ được đặt ra bắt đầu từ đây. Continue reading “Nhà Thanh trả lại đất biên giới cho Đại Việt dưới thời Lê Dụ Tông”

01/02/2002: Nhà báo Daniel Pearl bị sát hại

Nguồn: Journalist Daniel Pearl is murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2002, nhà báo người Mỹ Daniel Pearl, 38 tuổi, trưởng văn phòng Đông Nam Á của tờ Wall Street Journal, đã bị một nhóm khủng bố ở Pakistan sát hại. Vài tuần sau, một đoạn băng ghi hình cảnh Pearl bị chặt đầu đã được công bố, gây sốc cho hàng triệu người và nhấn mạnh mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố chưa đầy một năm sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9 nhắm vào nước Mỹ.

Vào ngày 23/01/2002, Pearl, một người Do Thái, đang trên đường đến nơi mà ông nghĩ là một cuộc phỏng vấn với một nhà lãnh đạo tôn giáo Pakistan ở Karachi như một phần trong quá trình nghiên cứu của ông về các chiến binh Hồi giáo. Nhưng ông đã bị một nhóm khủng bố bắt cóc gần một khách sạn, những kẻ nói rằng ông là gián điệp. Nhóm này – tự xưng là Phong trào Quốc gia vì Sự Khôi phục Chủ quyền của Pakistan – đã yêu cầu Mỹ trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ vì tội khủng bố ở Pakistan. Continue reading “01/02/2002: Nhà báo Daniel Pearl bị sát hại”

DeepSeek và cuộc đua trí tuệ nhân tạo giữa Mỹ và Trung Quốc

Nguồn: James Palmer, “DeepSeek Doesn’t Signal an AI Space Race”,  Foreign Policy, 28/1/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Thành công của DeepSeek chưa hẳn là một lý do thuyết phục để chính phủ Trung Quốc phải đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào lĩnh vực này.

Tiêu điểm tuần này: Startup AI Trung Quốc DeepSeek gây xáo trộn thị trường Mỹ với mô hình ngôn ngữ lớn mới; Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế nặng đối với chất bán dẫn của Đài Loan; Các bác sĩ đầu ngành ở Trung Quốc lên tiếng cảnh báo về hiệu quả của thuốc generic nội địa. Continue reading “DeepSeek và cuộc đua trí tuệ nhân tạo giữa Mỹ và Trung Quốc”

Ba nữ chính trị gia dẫn dắt sự trỗi dậy của phe cực hữu ở châu Âu

Nguồn: Lưu Yến Đình, 刘燕婷: 三个女人,带领欧洲极右崛起, Guancha, 26/01/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Đối với phe cực hữu châu Âu, năm 2024 là một năm tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở Ý, Pháp và Đức.

Trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6/2024, số ghế cực hữu đã tăng từ 135 ghế vào năm 2019 (chiếm 18% tổng số ghế) lên 187 ghế (chiếm 26% tổng số ghế) vào năm 2024, trong đó bao gồm việc một số quốc gia đã không cử các nghị sĩ cực hữu tới Brussels vào năm 2019: Síp, Luxembourg, Bồ Đào Nha và Romania. Đảng Fratelli d’Italia (FdI) do Giorgia Meloni lãnh đạo đã tăng trưởng đáng kinh ngạc, với mức tăng từ 6,4% phiếu bầu vào năm 2019 lên 28,8% vào năm 2024. Continue reading “Ba nữ chính trị gia dẫn dắt sự trỗi dậy của phe cực hữu ở châu Âu”

30/01/1956: Nhà của Martin Luther King Jr. bị đánh bom

Nguồn: Martin Luther King Jr.’s home is bombed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, một kẻ khủng bố bị tình nghi là người ủng hộ chủ nghĩa da trắng thượng đẳng đã đánh bom nhà của Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr. tại Montgomery. Không ai bị thương, nhưng vụ nổ đã khiến cộng đồng phẫn nộ và là một thử thách lớn đối với cam kết kiên định của King về chủ nghĩa bất bạo động. Continue reading “30/01/1956: Nhà của Martin Luther King Jr. bị đánh bom”

Phương Nam toàn cầu đã hiểu sai về Trump?

Nguồn: Gideon Rachman, “What the global south gets wrong about Trump,” Financial Times, 27/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một thế giới không có luật lệ là nơi kẻ mạnh đi săn kẻ yếu.

Giống như một “người theo chủ nghĩa toàn cầu” thực thụ, tôi đã xem bài phát biểu nhậm chức của Donald Trump trên điện thoại của mình trong lúc bị kẹt xe ở Davos. Một giám đốc châu Âu, người đi chung chuyến xe buýt đưa đón của Diễn đàn Kinh tế Thế giới với tôi, đã vùi đầu vào tay mà than thở: “Tôi không thể tin điều này lại xảy ra.” Continue reading “Phương Nam toàn cầu đã hiểu sai về Trump?”

Việt Nam 2025: Cơ hội và thách thức  

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Năm Giáp Thìn vừa qua và năm Ất Tỵ đã tới. Tết đến, không khí càng ô nhiễm và giao thông càng ách tắc, chưa thấy giải pháp khả thi. Nhưng vấn nạn lãng phí và ách tắc về thể chế đang được tháo gỡ. Đó là quy luật “cùng tắc biến”. Muốn vươn mình trỗi dậy trong kỷ nguyên mới, phải tinh gọn bộ máy tổ chức. Muốn cất cánh phải thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” và tư duy cũ “không chịu phát triển”. Đến lúc Việt Nam phải chuyển mình, tháo gỡ ách tắc về thể chế để phát triển trước khi quá muộn.

Nước Mỹ thời Trump 2.0 cũng đang thay đổi khó lường, ít nhất là bốn năm tới. Đó là một sự trùng hợp, chứng tỏ kỷ nguyên mới đòi hỏi phải thay đổi. Nhiều người Mỹ không thích Trump, nhưng cử tri Mỹ vẫn bầu cho ông, vì Trump khéo mỵ dân và hứa hẹn thay đổi. Không phải ngẫu nhiên mà Trump đã thắng cử. Người Mỹ cũng như người Việt không chấp nhận hiện trạng, và đang đòi hỏi thay đổi. Việt Nam phải từ bỏ chủ nghĩa đặc thù (exceptionalism) và chủ nghĩa tiệm tiến (gradualism) thì mới có thể bứt phá để cất cánh. Continue reading “Việt Nam 2025: Cơ hội và thách thức  “

28/01/1958: Cặp đôi tuổi teen trở thành sát nhân hàng loạt

Nguồn: Teenage killers murder three people, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1958, Charles Starkweather, một học sinh trung học 19 tuổi bỏ học đến từ Lincoln, Nebraska, và bạn gái 14 tuổi của cậu ta, Caril Ann Fugate, đã giết một doanh nhân thuộc dòng họ Lincoln, vợ ông, và người giúp việc của họ, trong một vụ giết người hàng loạt bắt đầu một tuần trước đó và cuối cùng khiến 11 người thiệt mạng.

Chuyến đi chết chóc của cặp đôi sát nhân – vốn thu hút sự chú ý của giới truyền thông và dẫn đến một cuộc truy lùng lớn – đã kết thúc vào ngày hôm sau, khi Starkweather và Fugate bị bắt gần Douglas, Wyoming. Tội ác của chúng sau đó đã truyền cảm hứng cho một loạt sách, phim, và nhạc, bao gồm bộ phim “Badlands” năm 1973 của Terence Malick, với sự tham gia của Martin Sheen và Sissy Spacek, và bài hát “Nebraska” năm 1982 của Bruce Springsteen. Continue reading “28/01/1958: Cặp đôi tuổi teen trở thành sát nhân hàng loạt”

Chào mừng đến với Weimar 2.0

Nguồn: Robert D. Kaplan, “Welcome to Weimar 2.0,” Foreign Policy, 17/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các cường quốc toàn cầu ngày nay đang trở thành một mô phỏng kỳ lạ của nền cộng hòa yếu kém và bất ổn từng cai trị nước Đức trước Thế chiến II.

Ngày nay, Trung Quốc, Nga, và Mỹ, chưa kể đến các cường quốc tầm trung và nhỏ hơn, đều đang trở thành một mô phỏng kỳ lạ về Cộng hòa Weimar: một chế độ chính trị yếu kém và bất ổn đã cai trị nước Đức trong 15 năm từ đống tro tàn của Thế chiến I cho đến khi Adolf Hitler lên nắm quyền. Continue reading “Chào mừng đến với Weimar 2.0”

Thế giới hôm nay: 27/01/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Israel tuyên bố sẽ không cho phép hàng trăm nghìn người Palestine trở về bắc Gaza cho đến khi một nữ thường dân bị bắt làm con tin, người dự kiến được trả tự do vào thứ Bảy, được phóng thích. Trong khi đó, tổng thống Donald Trump gọi Dải Gaza là một “khu vực bị phá hủy” và kêu gọi Ai Cập và Jordan tiếp nhận người tị nạn Palestine. Hamas phản đối mạnh mẽ gợi ý này. Hôm thứ Bảy Hamas đã trả tự do cho bốn con tin Israel, tất cả đều là nữ binh sĩ; đổi lại Israel thả 200 tù nhân Palestine.

Các công tố viên Hàn Quốc đã buộc tội tổng thống Yoon Suk Yeol về tội nổi loạn vì ra lệnh thiết quân luật vào ngày 3 tháng 12. Ông Yoon từ chối hợp tác với các công tố viên, lập luận rằng họ không có thẩm quyền pháp lý đối với ông. Hiện Tòa án Hiến pháp vẫn đang quyết định xem có nên giữ nguyên điều khoản luận tội và cách chức ông hay không. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/01/2025”

Trump mong đợi Tập giúp chấm dứt chiến tranh ở Ukraine bằng cách nào?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “How Trump expects Xi to help end war in Ukraine,” Nikkei Asia, 23/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự tham gia của Bắc Kinh có thể ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-Trung trong kỷ nguyên mới.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Donald Trump, người vừa tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 47 của Mỹ vào thứ Hai ngày 20/01, đã nhiều lần trao đổi quan điểm một cách nghiêm túc trong hơn hai tháng rưỡi qua, kể cả ở đằng sau hậu trường.

Cuộc trao đổi đã diễn ra bất chấp niềm tin phổ biến rằng cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ chỉ leo thang trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Trump. Continue reading “Trump mong đợi Tập giúp chấm dứt chiến tranh ở Ukraine bằng cách nào?”

26/01/1905: Viên kim cương lớn nhất thế giới được tìm thấy

Nguồn: World’s largest diamond found, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, trong một cuộc kiểm tra thường kỳ tại Mỏ Premier ở Pretoria, Nam Phi, một quản lý mỏ đã khám phá ra một vật thể cực kỳ lấp lánh: một viên kim cương 3106 carat. Nặng khoảng 600g và được đặt tên là “Cullinan,” đây là viên kim cương lớn nhất từng được tìm thấy.

Giám đốc Frederick Wells đang ở độ sâu 5.5m dưới mặt đất khi ông phát hiện ra một tia sáng ẩn trong bức tường ngay phía trên mình. Ngay trong buổi chiều hôm đó, phát hiện của ông đã được trình bày với Ngài Thomas Cullinan, chủ sở hữu khu mỏ. Sau đó, Cullinan đã bán viên kim cương cho chính quyền tỉnh Transvaal, những người đã tặng viên đá cho Vua Edward VII của Anh như một món quà sinh nhật. Lo lắng rằng viên kim cương có thể bị đánh cắp trong quá trình vận chuyển từ Châu Phi đến London, Edward đã sắp xếp để gửi một viên kim cương giả lên một con tàu hơi nước chở đầy thám tử như một chiến thuật đánh lạc hướng. Trong khi con tàu chở mồi nhử từ từ di chuyển từ Châu Phi, Cullinan thật lại được gửi đến Anh trong một chiếc hộp đơn giản. Continue reading “26/01/1905: Viên kim cương lớn nhất thế giới được tìm thấy”

Cuộc tranh luận về TikTok có thể gây ra xung đột trong Nhà Trắng

Nguồn: James Palmer, “TikTok Debate Could Stir White House Clash”,  Foreign Policy, 21/1/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Đề nghị còn mơ hồ về mặt pháp lý của Trump nhằm gia hạn thêm thời gian cho TikTok tìm người mua đã để quyền quyết định vào tay Bắc Kinh.

Tiêu điểm tuần này: Đề nghị gia hạn thời gian để TikTok tìm người mua mới của tổng thống Trump khiến tương lai của ứng dụng này phụ thuộc vào Trung Quốc; Đài Loan đối mặt với khủng hoảng hiến pháp sau ba dự luật gây tranh cãi được thông qua hồi tháng 12; Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm với Tổng thống Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Continue reading “Cuộc tranh luận về TikTok có thể gây ra xung đột trong Nhà Trắng”

25/01/1961: Tổng thống Mỹ đầu tiên họp báo trực tiếp trên truyền hình

Nguồn: JFK becomes first president to hold live television news conference, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên tổ chức họp báo trực tiếp trên truyền hình.

Từ bục phát biểu tại khán phòng Bộ Ngoại giao, Kennedy đã đọc một tuyên bố được chuẩn bị sẵn về nạn đói ở Congo, việc thả hai phi công Mỹ khỏi nhà tù Nga, và các cuộc đàm phán sắp diễn ra về hiệp ước cấm thử hạt nhân. Sau đó, ông chuyển sang phần hỏi đáp của phóng viên, trả lời các câu hỏi về nhiều chủ đề khác nhau bao gồm quan hệ với Cuba, quyền bỏ phiếu, và viện trợ lương thực cho người nghèo ở Mỹ. Continue reading “25/01/1961: Tổng thống Mỹ đầu tiên họp báo trực tiếp trên truyền hình”

Mối đe dọa từ Trump đối với ngành tình báo Mỹ

Nguồn: Peter Schroeder, “Trump’s Threat to U.S. Intelligence,” Foreign Affairs, 17/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự gián đoạn và yêu cầu lòng trung thành sẽ làm suy yếu an ninh quốc gia.

Vào ngày 21/01/2017, một ngày sau lễ nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến thăm Trụ sở Cục Tình báo Trung ương (CIA) tại Langley, Virginia. Đây là một trong những sự kiện chính thức đầu tiên của ông trong tư cách là tổng thống và cũng là cơ hội để thiết lập lại quan hệ với cộng đồng tình báo. Chỉ mười ngày trước đó, ông đã cáo buộc các cơ quan tình báo làm rò rỉ một báo cáo tuyên bố rằng các điệp viên Nga có thông tin cá nhân và tài chính của ông. Continue reading “Mối đe dọa từ Trump đối với ngành tình báo Mỹ”

Thế giới hôm nay: 24/01/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump chào mời các công ty quốc tế với mức thuế “thuộc hàng thấp nhất thế giới” nếu họ sản xuất hàng hóa tại Mỹ — và cảnh báo ông sẽ áp thuế nếu họ không làm vậy. Trong một bài phát biểu từ xa tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, ông Trump cũng kêu gọi Ả Rập Saudi và OPEC hạ giá dầu, trước khi yêu cầu các ngân hàng trung ương trên thế giới hạ lãi suất “ngay lập tức.”

Các nhà lập pháp Ireland đã bầu Micheál Martin làm thủ tướng sau một ngày bế tắc. Chính phủ liên minh trung hữu đang chuẩn bị đối mặt căng thẳng thương mại với Mỹ. Ông Trump đang đe dọa tăng thuế doanh nghiệp và áp thuế đối với Ireland, nước đang là trụ sở của nhiều công ty đa quốc gia. Ông Martin đã cam kết bảo vệ mô hình kinh tế của đất nước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/01/2025”

Trump và cuộc cạnh tranh giữa hai tầm nhìn về nền dân chủ

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump and the contest between two visions of democracy,” Financial Times, 20/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Trump trở lại nắm quyền được thúc đẩy bởi niềm tin của nhiều người Mỹ rằng hệ thống chính trị của họ đã thất bại.

“Lúc 2 giờ 24 phút chiều, khi đang ngồi một mình, ông Trump đã đăng một dòng tweet tấn công ông Pence và kích động bạo loạn… Một phút sau, Cơ quan Mật vụ Mỹ buộc phải sơ tán ông Pence đến một địa điểm an toàn tại Điện Capitol. Khi một cố vấn tại Nhà Trắng nghe tin này, ông đã vội vã đến phòng và thông báo cho ông Trump, người đã đáp lại, ‘Thì sao?’” Continue reading “Trump và cuộc cạnh tranh giữa hai tầm nhìn về nền dân chủ”

Việt Nam vừa muốn Mỹ giúp ở Biển Đông, vừa muốn Trung Quốc giúp về an ninh chế độ

Nguồn: Sheena Chestnut Greitens và Isaac B. Kardon, “Vietnam Wants U.S. Help at Sea and Chinese Help at Home”,  Foreign Policy, 13/1/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Washington không nên đánh giá quá cao sức ảnh hưởng của mình đối với Hà Nội.

Trong bốn năm qua, chính quyền Biden đã đầu tư đáng kể nhằm mở rộng và làm sâu sắc mối quan hệ quốc phòng với Việt Nam. Những nỗ lực này đã đạt đến một tầm cao mới khi hai bên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Joe Biden tới Hà Nội vào tháng 9 năm 2023.

Đối với Mỹ, thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam là một phương thức quan trọng để hiện thực hóa “lợi ích an ninh chung” ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhất là để đối phó với các hoạt động của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp. Điều này được nhấn mạnh rõ trong cuộc gặp giữa Biden và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm tại New York vào tháng 9 năm ngoái. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về việc “hợp tác để đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” và “tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, đặc biệt là tại Biển Đông”. Continue reading “Việt Nam vừa muốn Mỹ giúp ở Biển Đông, vừa muốn Trung Quốc giúp về an ninh chế độ”

23/01/1907: Người Mỹ bản địa đầu tiên được bầu vào Thượng viện

Nguồn: Charles Curtis of Kansas becomes the first Native American elected to the U.S. Senate, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1907, Charles Curtis đến từ tiểu bang Kansas đã trở thành người Mỹ bản địa đầu tiên được bầu vào Thượng viện Mỹ. Sau này, khi trở thành Phó tổng thống của Herbert Hoover, ông cũng trở thành người Mỹ bản địa có cấp bậc cao nhất từng phục vụ trong chính phủ liên bang. Continue reading “23/01/1907: Người Mỹ bản địa đầu tiên được bầu vào Thượng viện”