04/09/1969: Đài phát thanh Hà Nội đưa tin Hồ Chí Minh qua đời

Nguồn: Radio Hanoi announces the death of Ho Chi Minh, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Đài phát thanh Hà Nội đã đưa tin Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa qua đời trước đó hai ngày, tuyên bố rằng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ tạm dừng các hoạt động quân sự ở miền Nam trong ba ngày nhằm để tang Bác. Continue reading “04/09/1969: Đài phát thanh Hà Nội đưa tin Hồ Chí Minh qua đời”

Tình báo Việt Minh trong Chiến tranh Đông Dương qua tài liệu quân đội Pháp

Tác giả: RFI phỏng vấn Michel Bodin

Tình báo Việt Minh là một “mạng lưới tinh vi”, được “tổ chức chặt chẽ”, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng “theo khuôn mẫu của Liên Xô và Trung Quốc”. Một số tài liệu được giải mật của quân đội Pháp trong chiến tranh Đông Dương cho phép nhà sử học Michel Bodin kết luận như trên trong bài nghiên cứu Les services de renseignements Viet Minh (1945-1954) – Các cơ quan tình báo của Việt Minh (1945-1954) đăng trên tạp chí quân sự Guerres Mondiales et Conflits Contemporains – số 191/1998.

Theo các tài liệu của viện lưu trữ Ban Sử Học Lục Quân của Pháp (SHAT), Trung Quốc đã giúp Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành lập một lực lượng quân đội hiện đại và ngay cả trong ngành tình báo cũng đã có sự can thiệp của nước láng giềng sát cạnh phương bắc của Việt Nam. Trong mắt những người lính thuộc Lực Lượng Viễn Chinh của Pháp, tình báo Việt Minh đã trở thành một vũ khí “rất lợi hại”. Continue reading “Tình báo Việt Minh trong Chiến tranh Đông Dương qua tài liệu quân đội Pháp”

Thế giới hôm nay: 03/09/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ít nhất 29 người được ghi nhận thiệt mạng dọc bờ biển phía đông nước Mỹ sau khi cơn bão nhiệt đới Ida gây lũ lụt nghiêm trọng. Trận lụt gây ngập nước và khiến một số người bị mắc kẹt trong ô tô. Hơn 150.000 ngôi nhà bị mất điện ở New York, New Jersey và Pennsylvania. Hiện tình trạng khẩn cấp vẫn có hiệu lực trên toàn khu vực trong ngày thứ Năm. Người ta đã bị bất ngờ trước sức mạnh của cơn bão khi nó di chuyển lên phía bắc từ bờ Vịnh Mexico. Lượng mưa do nó gây ra ngay lập tức phá vỡ kỷ lục được thiết lập mới chỉ 11 ngày trước bởi một cơn bão nhiệt đới khác.

Hàng nghìn người xuống đường biểu tình ở Bangkok, Thái Lan, để yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức. Biểu tình đặc biệt dâng cao trong năm nay vì người dân bất mãn với cách chính phủ xử lý covid-19: hiện có hơn 11.000 người đã chết vì virus. Cuộc biểu tình hiện nay diễn ra đúng lúc ông Prayuth đối mặt bỏ phiếu bất tín nhiệm ở quốc hội. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/09/2021”

Trung Quốc im lặng về sự can thiệp trong Chiến tranh Đông Dương

Tác giả: RFI phỏng vấn Michel Bodin

“Nếu không được Trung Quốc giúp đỡ, Điện Biên Phủ đã không thành”, điều đã được các nhà sử học ghi nhận. Thái độ im lặng của tất cả các bên liên quan trong một thời gian dài về sự trợ giúp đó phản ánh hiềm khích lâu đời trong quan hệ Việt – Trung và bối cảnh địa chính trị của thế kỷ XX.  

Đảng Cộng Sản Trung Quốc trước khi giành được chính quyền năm 1949 đã quyết định giúp đỡ Việt Minh giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của Pháp. Đối với Pháp, sự cấu kết giữa đảng Cộng Sản Trung Quốc với Việt Minh là một bước ngoặt trong chiến tranh Đông Dương (1945-1954) và giải thích cho căng thẳng trong bang giao giữa Paris với Bắc Kinh. Continue reading “Trung Quốc im lặng về sự can thiệp trong Chiến tranh Đông Dương”

02/09/31 TCN: Octavian đánh bại Mark Antony và Cleopatra trong trận Actium

Nguồn: The Battle of Actium, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 31 TCN, trong trận Actium diễn ra ngoài khơi bờ biển phía tây Hy Lạp, nhà lãnh đạo La Mã Octavian đã giành chiến thắng quyết định trước liên minh của Tướng Mark Antony và Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra. Trước khi lực lượng của họ thảm bại, Antony và Cleopatra đã sớm vượt qua chiến tuyến của kẻ thù, chạy trốn đến Ai Cập, nơi cả hai sẽ tự sát một năm sau đó.

Sau khi Julius Caesar bị ám sát vào năm 44 TCN, La Mã rơi vào tình cảnh nội chiến. Để chấm dứt bạo loạn, một liên minh – Tam đầu chế thứ hai (Second Triumvirate) – đã được lập ra bởi ba trong số những chiến binh mạnh nhất. Đó là Octavian, cháu trai đồng thời là người thừa kế chính thức của Caesar; Mark Antony, một vị tướng quyền lực; và Lepidus, một chính khách. Ba người đã phân chia đế chế, và Antony được trao quyền kiểm soát các tỉnh phía đông. Continue reading “02/09/31 TCN: Octavian đánh bại Mark Antony và Cleopatra trong trận Actium”

Thế giới hôm nay: 02/09/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các chiến binh Taliban ở thành phố Kandahar, nơi khai sinh lực lượng này, đã đem các thiết bị quân sự thu được của chính phủ ra diễu binh, ngay khi Mỹ vừa hoàn tất rút khỏi Afghanistan. Tổng thống Joe Biden khẳng định cuộc sơ tán hỗn loạn khỏi sân bay Kabul là một “thành công phi thường.” Trước đó, đà tiến công của Taliban đã làm choáng váng các cường quốc phương Tây. Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết, tình báo nói Kabul sẽ không rơi vào tay Taliban trong năm nay.

Một báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết số lượng thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra đã tăng gấp 5 lần trong vòng 50 năm qua. Ngoài ra, báo cáo cũng nói những sự kiện liên quan đến thời tiết như vậy đã gây thiệt hại khoảng 3,64 nghìn tỉ USD và giết chết khoảng 2 triệu người, nhưng số người chết đang giảm do nhân loại đã có kế hoạch và chuẩn bị tốt hơn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/09/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (05/03/21): Đồng minh của Tập siết chặt Hồng Kông

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 03/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Kỳ họp thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (còn gọi là Nhân Đại, tức Quốc hội Trung Quốc), sẽ khai mạc vào sáng thứ Sáu tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Được chú ý nhất sẽ là việc cơ cấu lại hệ thống bầu cử Hồng Kông, nhằm loại trừ vĩnh viễn các lực lượng ủng hộ dân chủ khỏi hệ thống chính trị của thành phố này.

Hôm thứ Năm (04/03/2021), một nhân vật quan trọng trong vấn đề này đã xuất hiện tại hội trường buổi khai mạc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, hay còn gọi là Chính Hiệp, một cơ chế hoạch định chính sách chủ chốt khác của Trung Quốc. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (05/03/21): Đồng minh của Tập siết chặt Hồng Kông”

Thế giới hôm nay: 01/09/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Taliban giành quyền kiểm soát sân bay Kabul, nhưng giờ câu hỏi là họ sẽ điều hành nó ra sao. “Hôm nay sân bay không còn hoạt động nữa,” Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết hôm thứ Ba. Ông nói thêm là Taliban đang thảo luận với Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ về việc quản lý sân bay, để có thể mở lại các chuyến bay thương mại. Trong khi Taliban ăn mừng, một phát ngôn viên của họ đã lên tiếng hoan nghênh đầu tư nước ngoài và kêu gọi đoàn kết dân tộc. Còn Mỹ cho biết cơ quan đại diện ngoại giao của họ đã chuyển đến Qatar.

Nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng 20,1% so với cùng kỳ năm trước trong quý 2, nhờ hoạt động kinh doanh phục hồi mạnh từ mức suy thoái 24,4% của cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng ngành chế tạo là tốt hơn dự kiến ​​dù trùng với làn sóng covid-19 thứ hai tàn khốc. IMF dự đoán Ấn Độ sẽ là nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới trong năm nay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/09/2021”

Sài Gòn năm 1975 khác với Kabul năm 2021 như thế nào?

Nguồn: Nayan Chanda, “Saigon forged a new future; Kabul revives a dark past”, Asia Times, 31/08/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Việt Nam vừa đón phó tổng thống Hoa Kỳ. Còn Taliban liệu có bao giờ đón nhận một nhà máy của Mỹ ở Afghanistan?

Khi Taliban giành quyền kiểm soát Kabul, các bình luận trên truyền hình liên tục đưa ra những so sánh với sự thất thủ của Sài Gòn. Những bức ảnh về những đoàn người tuyệt vọng chờ lên trực thăng Hoa Kỳ ở Sài Gòn vào tháng 4 năm 1975, và trực thăng Chinook bay lượn trên Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Kabul vào tháng 8 năm 2021, thực sự tạo ra ấn tượng về một sự giống nhau rất đáng chú ý. Nhưng sự tương đồng chỉ gói gọn trong những hình ảnh đó, và nỗi đau khổ của con người mà họ đại diện. Continue reading “Sài Gòn năm 1975 khác với Kabul năm 2021 như thế nào?”

31/08/1897: Thomas Edison nhận bằng sáng chế cho Kinetograph

Nguồn: Thomas Edison patents the Kinetograph, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1897, Thomas Edison đã nhận được bằng sáng chế cho chiếc máy quay phim của mình, Kinetograph. Trước đó, Edison đã phát triển máy ảnh và thiết bị xem hình ảnh từ đầu thập niên 1890 và cũng từng tổ chức một số buổi xem thử.

Chiếc máy ảnh này dựa trên các nguyên tắc chụp ảnh mà những nhà tiên phong trong lĩnh vực chụp ảnh tĩnh Joseph Nicephone Niepce và Louis Daguerre của Pháp đề xuất. Năm 1877, nhà phát minh Edward Muybridge đã phát triển hình thức sơ khai của ảnh động sau khi Leland Stanford, thống đốc bang California, đề nghị ông phát triển các nghiên cứu bằng hình ảnh về động vật đang chuyển động. Continue reading “31/08/1897: Thomas Edison nhận bằng sáng chế cho Kinetograph”

Thế giới hôm nay: 31/08/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một vụ không kích bằng drone của Mỹ nhằm vào một phương tiện chở “nhiều kẻ đánh bom liều chết” ở Kabul đã giết chết 10 dân thường, trong đó có 6 trẻ em. Các chiến binh này do Nhà nước Hồi giáo (IS) tỉnh Khorasan (KP) cử đi tấn công cuộc di tản của người Mỹ ở sân bay. Nhóm này nhận trách nhiệm vụ đánh bom liều chết hôm thứ Năm khiến 13 quân nhân Mỹ và ít nhất 170 người Afghanistan thiệt mạng. Ngoài ra ISKP còn nhận trách nhiệm bắn rocket vào sân bay, vốn bị lực lượng phòng vệ Mỹ đánh chặn toàn bộ.

Gần 5.300 lính Vệ binh Quốc gia Mỹ đã được cử đến hỗ trợ các hoạt động cứu hộ sau bão Ida. Đến nay có khoảng 1 triệu người ở đông nam Louisiana bị mất điện. Một người đã thiệt mạng và thống đốc bang John Bel Edwards cho biết ông dự đoán con số sẽ còn tăng lên “đáng kể.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/08/2021”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 14 và hết)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trần Canh nói: Chưa giải quyết được vấn đề Đông Nam Á thì chết không nhắm được mắt

Bốn giờ chiều ngày 7/7/1950, Trần Canh đến Khai Viễn. Đoạn đường sắt phía Nam Khai Viễn đã bị dỡ bỏ chưa khôi phục, vì thế không thể đi bằng xe lửa được nữa. Tối hôm ấy, Trần Canh bắt đầu viết nhật ký trên cuốn sổ mới do phu nhân của ông là bà Phó Nhai tặng chồng trước hôm ông lên đường. Trước đây trong mỗi chuyến đi công tác hoặc chiến đấu, Trần Canh đều ngày ngày ghi nhật ký; hết chuyến đi, ông lại giao sổ nhật ký cho bà giữ. Vì thế mỗi lần ông chuẩn bị đi công tác, bà lại tặng ông một cuốn sổ ghi chép mới. Trong thời gian chiến tranh giải phóng, Trần Canh thường xuyên ra trận, cho nên Phó Nhai lưu giữ được nhiều sổ nhật ký của chồng. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 14 và hết)”

Thế giới hôm nay: 30/08/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một cuộc không kích của MỹAfghanistan đã đánh trúng một chiếc xe chở “nhiều kẻ đánh bom liều chết”, những người có thể đang trên đường đến tấn công cuộc di tản ở sân bay Kabul. Các chiến binh liều chết này được cho là có liên quan đến Nhà nước Hồi giáo (IS) tỉnh Khorasan (ISKP), tổ chức kẻ thù của cả Mỹ và Taliban. Vụ không kích diễn ra một ngày sau khi Tổng thống Joe Biden cảnh báo “có khả năng cao xảy ra” một cuộc tấn công vào sân bay. Hôm thứ Bảy Mỹ đã thực hiện một cuộc không kích bằng máy bay không người lái vào ISKP ở tỉnh Nangarhar nhằm đáp trả vụ đánh bom liều chết tại sân bay hôm thứ Năm, vốn khiến ít nhất 170 người Afghanistan và 13 lính Mỹ thiệt mạng. ISKP nhận trách nhiệm vụ đánh bom đó.

Mỹ tiếp tục cuộc di tản khỏi Afghanistan, với việc chính quyền Biden tuyên bố có thể sơ tán khoảng 300 công dân Mỹ còn ở nước này. Nhiều quốc gia châu Âu hiện đã cắt giảm sơ tán. Anh đặc biệt đã đóng cửa trung tâm xử lý hồ sơ xin tị nạn và đã tổ chức chuyến bay cuối cùng rời Kabul. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/08/2021”

Trung Quốc sẵn sàng chớp lấy cơ hội vàng tại Afghanistan

Tác giả: Châu Ba (Zhou Po), “中国已准备好抓住在阿富汗的黄金机会”, New York Times, 22/08/2021.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tốc độ và phạm vi Taliban tiếp quản Afghanistan làm cho các nước phương Tây phải tỉnh người suy nghĩ lại về chuyện rốt cuộc họ sai lầm ở chỗ nào, vì sao sau khi tiêu tốn mấy tỷ đô la vào cuộc chiến tranh kéo dài 20 năm họ lại dùng phương thức không vẻ vang như vậy để chấm dứt tất cả.

Nhưng Trung Quốc thì đang hướng về phía trước, họ chuẩn bị lấp khoảng trống Mỹ để lại sau khi vội vã rút quân, qua đó nắm lấy cơ hội vàng này.

Tuy Bắc Kinh chưa chính thức thừa nhận Taliban là chính quyền mới của Afghanistan, nhưng hôm Thứ Hai tuần trước, Trung Quốc đã ra tuyên bố họ “tôn trọng ý nguyện và sự lựa chọn của nhân dân Afghanistan”, và sẽ “phát triển mối quan hệ hữu hảo hợp tác láng giềng với Afghanistan”. Continue reading “Trung Quốc sẵn sàng chớp lấy cơ hội vàng tại Afghanistan”

29/08/2005: Bão Katrina đổ bộ vào Bờ biển Vịnh Mexico

Nguồn: Hurricane Katrina slams into Gulf Coast, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2005, bão Katrina – một cơn bão cấp 4 – đã đổ bộ gần New Orleans, Louisiana, Mỹ. Mặc dù chỉ là cơn bão mạnh thứ ba trong mùa bão năm 2005, Katrina là một trong những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Sau cơn bão, đã có hơn 50 con đê và tường chắn lũ bao quanh New Orleans cũng như các vùng ngoại ô của thành phố bị hư hỏng, từ đó dẫn đến lũ lụt trên diện rộng.

Một thời gian ngắn sau khi đổ bộ vào miền nam Florida vào ngày 25/08, lúc đó vẫn là một cơn bão cấp 1, Katrina đã mạnh dần lên trước khi đổ bộ vào Vịnh Mexico vào ngày 29/08. Không chỉ tàn phá New Orleans, cơn bão còn gây ra thiệt hại dọc theo bờ biển Mississippi và Alabama, cũng như các vùng khác của Louisiana. Continue reading “29/08/2005: Bão Katrina đổ bộ vào Bờ biển Vịnh Mexico”

Bản sắc ngoại giao Việt Nam: Một vài suy ngẫm nhìn từ lịch sử dân tộc

Tác giả: Trần Chí Trung[1]

Nhìn lại lịch sử nghìn năm của dân tộc, ngoại giao Việt Nam đồng hành cùng dân tộc dựng nước và giữ nước, thường xuyên chống thiên tai và phòng địch họa mà xây dựng nền văn hiến dài lâu. Bản sắc của dân tộc Việt Nam là bản lĩnh được tôi rèn qua trường kỳ vất vả và gian lao. Bản sắc đó đã giúp dân tộc Việt Nam vượt qua những thời khắc cam go nhất, để rồi “càn khôn đã bĩ mà lại thái, trời trăng mờ mà lại trong” – như Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô Đại cáo.

Một dân tộc muốn trường tồn, phát triển và khẳng định vị thế của mình cần phải có bản sắc. Bản sắc ấy được kết tụ qua hàng nghìn năm kế thừa và phát triển, được kiểm định bởi những thử thách khắc nghiệt của thực tiễn mà thành. Bản sắc ngoại giao Việt Nam là một phần của bản sắc dân tộc Việt Nam, hình thành theo lịch sử phát triển của triết lý và thuyền thống ngoại giao Việt Nam. Đó là những nhận thức, tư tưởng, tri thức được đúc kết, kế thừa, bổ sung và không ngừng hoàn thiện thông qua hoạt động ngoại giao của các thế hệ cha ông, với đỉnh cao là ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh. Continue reading “Bản sắc ngoại giao Việt Nam: Một vài suy ngẫm nhìn từ lịch sử dân tộc”

28/08/1955: Emmett Till bị sát hại

Nguồn: Emmett Till is murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, trong khi đến thăm gia đình người thân ở Money, Mississippi, Emmett Till, 14 tuổi, một cậu bé người Mỹ gốc Phi đến từ Chicago, đã bị sát hại dã man vì bị nghi ngờ đã tán tỉnh một phụ nữ da trắng bốn ngày trước đó.

Những kẻ tấn công cậu bé – chồng của người phụ nữ da trắng nọ và anh trai của anh ta – đã bắt Emmett vác một chiếc quạt tách bông cotton nặng khoảng 34kg đến bờ sông Tallahatchie và ra lệnh cho cậu cởi bỏ quần áo của mình. Hai tên này sau đó đánh cậu đến gần chết, khoét mắt cậu, bắn vào đầu, rồi dùng kẽm gai trói xác cậu vào chiếc quạt mà ném xuống sông. Continue reading “28/08/1955: Emmett Till bị sát hại”

Hợp tác nhóm: Lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý với đối ngoại đa phương VN

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng*– Lê Trung Kiên**

Tóm tắt: Trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn gia tăng, hợp tác đa phương toàn cầu gặp nhiều thách thức, nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống nổi lên gay gắt đòi hỏi các nước, trong đó có các nước nhỏ, tầm trung, phải sáng tạo, linh hoạt tìm cách mở rộng mạng lưới hợp tác, liên kết quốc tế nhằm huy động tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển, chung tay giải quyết các vấn đề quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Hợp tác nhóm ba-bốn bên đang nổi lên như một lựa chọn phổ biến của nhiều nước, dù lớn hay nhỏ trong quan hệ quốc tế, vượt ra các khuôn khổ địa lý để kết nối, hợp tác với nhau trong các khuôn khổ có tính thể chế hóa thấp, mục tiêu khiêm tốn tập trung vào một hoặc hai nội dung hợp tác cụ thể, nhất là liên quan đến phát triển kinh tế – xã hội, chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Theo tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ XIII, việc đầu tư thúc đẩy định hướng này sẽ góp phần huy động hiệu quả hơn các nguồn lực và kinh nghiệm bên ngoài phục vụ phát triển, gia tăng đan xen lợi ích, tạo thêm sự tin cậy với các đối tác, bổ trợ và làm phong phú thêm đối ngoại đa phương, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Bài viết đóng góp làm rõ khung phân tích lý thuyết về hợp tác nhóm, đánh giá thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế, từ đó bước đầu rút ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới. Continue reading “Hợp tác nhóm: Lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý với đối ngoại đa phương VN”

Thanh trừng đồng minh, Tập Cận Bình nhắm vào giới nhà giàu TQ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s leftward shift to a socialist China is for real”, Nikkei Asia, 26/08/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Việc Tập Cận Bình thanh trừng một đồng minh ở căn cứ quyền lực Chiết Giang khiến cả nước rùng mình.

Cú sốc làm rung chuyển Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, cũng như khắp Trung Quốc, rõ ràng là rất lớn.

Hôm thứ Bảy, cơ quan chống tham nhũng hàng đầu của Trung Quốc cho biết vị lãnh đạo cấp cao nhất của thành phố, Bí thư Thành ủy Hàng Châu Chu Giang Dũng (Zhou Jiangyong), đang bị điều tra vì nghi ngờ vi phạm nghiêm trọng các quy tắc và kỷ luật đảng. Continue reading “Thanh trừng đồng minh, Tập Cận Bình nhắm vào giới nhà giàu TQ”

26/08/1914: Trận Tannenberg trong Thế chiến I

Nguồn: Battle of Tannenberg begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 26/08/1914, trong những tuần mở đầu Thế chiến I, Tập đoàn quân số 8 của Đức, dưới sự chỉ huy của Paul von Hindenburg và Erich Ludendorff, đã giáng một đòn chí mạng vào Tập đoàn quân số 2 của Nga, khi ấy đang tiến công ở Đông Phổ theo sự hướng dẫn của tướng Aleksandr Samsonov.

Giữa tháng 8/1914, sớm hơn nhiều so với dự đoán, Nga đã đưa hai đạo quân của mình tiến vào Đông Phổ, trong khi người Đức, dựa theo chiến lược của mình, lại tập trung phần lớn lực lượng sang phía tây nhằm chống lại Pháp. Tập đoàn quân số 1 của Nga, dưới sự chỉ huy của tướng Pavel Rennenkampf, đã tiến đến phía đông bắc của Đông Phổ, trong khi Tập đoàn quân số 2 của Samsonov tiến về phía tây nam, dự kiến sẽ kết hợp với người của Rennenkampf, dùng thế gọng kìm đánh Tập đoàn quân số 8 của Đức, vốn áp đảo họ về quân số. Tuy nhiên, sau khi Nga giành chiến thắng trong trận Gumbinnen ngày 20/08, Rennenkampf đã tạm dừng để tập hợp lại lực lượng của mình. Continue reading “26/08/1914: Trận Tannenberg trong Thế chiến I”