Thế giới hôm nay: 26/08/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hezbollah cho biết đã hoàn thành “giai đoạn đầu tiên” của cuộc tấn công vào Israel. Nhóm phiến quân được Iran hậu thuẫn đã bắn hàng trăm quả rocket về phía Israel trong đêm qua để đáp trả việc Israel giết một chỉ huy cấp cao của Hezbollah ở Lebanon hồi tháng trước. Hamas hoan nghênh chiến dịch này, mà họ cho biết đã tấn công vào “các mục tiêu quan trọng và mang tính chiến lược” ở Israel. Quân đội Israel cho biết các quả rocket gây ra “rất ít thiệt hại.”

Trong khi đó, thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu cảnh báo rằng đòn tấn công phủ đầu của nước này vào các mục tiêu của Hezbollah ở Lebanon hôm thứ Bảy “chưa phải là hồi kết của câu chuyện.” Ông đang triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với nội các an ninh. Bộ trưởng quốc phòng Lloyd Austin của Mỹ cho biết ông đã nói chuyện với Yoav Gallant, người đồng cấp Israel. Ông tái khẳng định “cam kết sắt đá” của Hoa Kỳ đối với Tel Aviv. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/08/2024”

Sự suy giảm năng lực ra quyết định chiến lược của Israel

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Dangerous Decline in Israeli Strategy,” Foreign Policy, 16/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau nhiều thập kỷ, dự án Phục quốc Do Thái đang dần thất bại trong việc tự bảo vệ mình.

Israel đang gặp rắc rối nghiêm trọng. Người dân nước này đang bị chia rẽ sâu sắc và tình trạng này khó có thể cải thiện. Họ cũng đang sa lầy vào một cuộc chiến bất phân thắng bại ở Gaza, với quân đội bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng, và một cuộc chiến rộng lớn hơn với Hezbollah hoặc Iran vẫn có khả năng xảy ra. Nền kinh tế Israel đang gặp khó khăn nặng nề, và tờ Times of Israel gần đây đưa tin rằng có tới 60.000 doanh nghiệp có thể phải đóng cửa trong năm nay. Continue reading “Sự suy giảm năng lực ra quyết định chiến lược của Israel”

Ấn Độ, thế giới và Trung Quốc

Nguồn: Trịnh Vĩnh Niên, 郑永年:印度、世界与中国, Aisixiang, 19/08/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Hai nước Trung Quốc và Ấn Độ không chỉ là láng giềng mà còn là hai nền văn minh cổ xưa gánh trên vai những trách nhiệm lớn lao đối với thế giới. Tôi sẽ bàn về ba vấn đề từ góc độ vĩ mô của quan hệ quốc tế.

Công cuộc hiện đại hóa của Ấn Độ sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài

Sau khi Thủ tướng Modi lên nắm quyền, công cuộc hiện đại hóa của Ấn Độ đã trải qua những thay đổi lớn lao. Sau cuộc bầu cử này, truyền thông phương Tây đã có thái độ tương đối tiêu cực đối với Ấn Độ, mà chủ yếu là chỉ trích ông Modi từ góc độ dân chủ và tự do, cho rằng ông độc tài, chuyên quyền và phản dân chủ. Continue reading “Ấn Độ, thế giới và Trung Quốc”

25/08/1958: Momofuku Ando tạo ra mì ăn liền đại trà đầu tiên

Nguồn: Momofuku Ando creates the first mass‑market instant ramen, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1958, nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực ở Nhật Bản sau Thế chiến II, nhà phát minh và doanh nhân Momofuku Ando đã phát triển Mì Gà (Chicken Ramen), loại mì ăn liền đầu tiên. Loại mì để được lâu này chỉ mất hai phút để nấu là có thể lấp đầy những cái bụng đói. Ngày nay, mì ăn liền là thức ăn nhanh phổ biến trên toàn cầu – và không chỉ ở trong ký túc xá đại học. Theo báo cáo của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới, hơn 100 tỷ khẩu phần mì đã được tiêu thụ hàng năm. Continue reading “25/08/1958: Momofuku Ando tạo ra mì ăn liền đại trà đầu tiên”

“Trục ma quỷ” đã bị thổi phồng quá mức

Nguồn: Daniel R. DePetris và Jennifer Kavanagh, “The ‘Axis of Evil’ Is Overhyped,” Foreign Policy, 14/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các đối thủ lớn nhất của Mỹ không phải là một mối đe dọa thống nhất.

Phát biểu tại Diễn đàn An ninh Aspen vào tháng 7, John McLaughlin, một quan chức tình báo lâu năm của Mỹ, đã mô tả mối đe dọa từ Trung Quốc, Iran, Triều Tiên, và Nga là “đặc điểm nổi bật của thế giới chúng ta hiện nay.” McLaughlin, người từng giữ quyền giám đốc CIA, còn cảnh báo rằng các đối thủ của Mỹ đã “thành lập một nhóm” và ngày càng hợp tác để chống lại Washington và các đồng minh. Continue reading ““Trục ma quỷ” đã bị thổi phồng quá mức”

Tại sao Mỹ vẫn chưa sẵn sàng cho các cuộc chiến tương lai?

Nguồn: Mark A. Milley và Eric Schmidt, “America Isn’t Ready for the Wars of the Future”, Foreign Affairs, 05/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trên chiến trường Ukraine, tương lai của chiến tranh đang nhanh chóng trở thành hiện thực. Hàng ngàn drone tràn ngập bầu trời. Những chiếc drone này và những người vận hành chúng đang sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo để tránh chướng ngại vật và xác định các mục tiêu tiềm năng. Các mô hình AI cũng đang giúp Ukraine dự đoán địa điểm tấn công. Nhờ các hệ thống này, binh lính Ukraine đang phá hủy xe tăng và triệt hạ máy bay địch với hiệu quả mang tính hủy diệt. Các đơn vị Nga liên tục bị giám sát và đường dây liên lạc của họ dễ bị đối phương làm gián đoạn – giống như của Ukraine. Cả Nga và Ukraine đang chạy đua để phát triển các công nghệ tiên tiến hơn nữa để có thể chống lại các cuộc tấn công không ngừng và vượt qua hệ thống phòng thủ của đối phương. Continue reading “Tại sao Mỹ vẫn chưa sẵn sàng cho các cuộc chiến tương lai?”

24/08/1914: Nhà thơ Alan Seeger tình nguyện tham gia quân đội Pháp

Nguồn: Poet Alan Seeger volunteers in French army, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, nhà thơ người Mỹ Alan Seeger đã tình nguyện phục vụ trong Binh đoàn Lê dương Pháp trong Thế chiến I.

Sinh ra tại Thành phố New York vào năm 1888, Seeger đã theo học tại Đại học Harvard, và những người bạn học nổi tiếng của ông trong Khóa 1910 bao gồm nhà thơ John Reed và nhà báo Walter Lippmann. Sau khi sống ở New York để viết thơ và làm việc tại tạp chí American do Reed biên tập, Seeger đã chuyển đến Paris vào năm 1912, nơi ông sống ở khu Tả ngạn Paris cùng với một nhóm người Mỹ xa xứ cho đến khi Thế chiến I nổ ra vào mùa hè năm 1914. Continue reading “24/08/1914: Nhà thơ Alan Seeger tình nguyện tham gia quân đội Pháp”

Vua Lê Thế Tông mất, Tiết chế Trịnh Tùng mở phủ chúa

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tái lập ngoại giao với nhà Minh, Vua Minh ban sắc phong cho Vua Lê Thế Tông, nhưng vẫn cho tàn dư nhà Mạc chiếm giữ đất Cao Bằng. Riêng Tiết chế  Trịnh Tùng được phong là Bình An Vương, bắt đầu mở phủ chúa, đặt quan, quyết đoán mọi việc chính sự, Vua Lê Thế Tông chỉ tượng trưng  làm vì, sau đó Vua mất, con là Lê Duy Tân lên thay.

Ngày 19 tháng 2 năm Quang Hưng thứ 20 [5/41597], tức Minh Vạn Lịch năm thứ 25, sai bọn quan hầu mệnh Đỗ Uông và Nguyễn Văn Giai lại lên Trấn Nam Quan thăm dò tin tức nhà Minh. Sai tướng Bắc đạo Thuần quận công Trần Đức Huệ cùng với bọn Hội quận công, Hoành quận công đem quân hộ tống. Khi đến thành Lạng Sơn đóng dinh, thì bọn Phúc Vương và Cao quốc công nhà Mạc đem quân đến đánh, giết Hội quận công tại trận. Bọn Thuần quận công và Hoành quận công đem quân chạy thoát, khi trở về Kinh đều bị tước binh quyền. Riêng Đỗ Uông, Nguyễn Văn Giai vào chiếm giữ vách núi, thoát được. Continue reading “Vua Lê Thế Tông mất, Tiết chế Trịnh Tùng mở phủ chúa”

220 năm quốc hiệu Việt Nam và đôi điều thảo luận

Tác giả: Trần Đức Anh Sơn

Tóm tắt: Năm 1804, vua Gia Long, người sáng lập ra vương triều Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam đã chọn hai chữ 越南 (Việt Nam) làm quốc hiệu. Tuy nhiên, trong thư tịch cổ Hán – Nôm của Việt Nam có nhiều tư liệu, văn bia, di vật ghi nhận hai chữ Việt Nam đã xuất hiện từ thế kỷ XIV và được sử dụng để chỉ lãnh thổ, cương vực của đất nước ta. Bài viết này dùng các nguồn sử liệu của triều Nguyễn (Việt Nam) và của nhà Thanh (Trung Hoa) để lý giải việc hai chữ 越南được chọn làm quốc hiệu vào năm 1804, đồng thời, dẫn ra những nguồn tư liệu Hán Nôm khác trong thư tịch cổ Việt Nam để giải thích vì sao hai chữ 越南đã xuất hiện từ trước năm 1804, và chúng được sử dụng với mục đích gì? Bài viết này cũng đặt ra giả thuyết việc chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 – 1725) sử dụng hai chữ 越南trong các thi phẩm do ông sáng tác hàm ý điều gì? Continue reading “220 năm quốc hiệu Việt Nam và đôi điều thảo luận”

Nguồn gốc của Chủ nghĩa Cộng sản

Nguồn: What Are the Origins of Communism,” Council on Foreign Relations, 01/08/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Khám phá các cách khác nhau mà Marx, Lenin, và Stalin đã diễn giải chủ nghĩa Cộng sản và đi sâu vào lịch sử của quá trình chuyển hóa một hệ tư tưởng thành chính sách.

Trong số những video TikTok phổ biến như các cụ ông cụ bà nhảy múa hay công thức làm món tráng miệng ngon mắt, một chủ đề khác gần đây đã thu hút hơn nửa tỷ lượt xem: #Chủ nghĩa Cộng sản.

Lướt qua hàng loạt video ngắn liên quan đến hashtag này sẽ thấy các đoạn clip tiểu sử về các nhà cách mạng cộng sản, video deepfake của Joseph Stalin hát nhép theo các bản hit nhạc pop, hay thậm chí cả các hướng dẫn trang điểm theo chủ đề búa liềm. Continue reading “Nguồn gốc của Chủ nghĩa Cộng sản”

22/08/1962: de Gaulle sống sót sau khi bị ám sát hụt

Nguồn: Citroen helps de Gaulle survive assassination attempt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Tổng thống Charles de Gaulle của Pháp đã sống sót sau một trong số nhiều vụ ám sát nhắm vào ông nhờ hiệu suất vượt trội của chiếc xe hơi dành cho tổng thống: Chiếc Citroen DS 19 bóng bẩy, với thiết kế khí động học, được gọi là La Deesse (Nữ thần).

Citroen DS đã có màn ra mắt gây chấn động tại Triển lãm Xe hơi Paris năm 1955; hình dáng thanh thoát, giản dị đã giúp nó nổi bật giữa những chiếc xe có cánh đuôi và mạ crôm phổ biến vào thời đó. Khác xa với chiếc 2CV nổi tiếng của Citroen (thường được gọi là “vịt con xấu xí”), DS có động cơ 1,9 lít và hệ thống sang số, ly hợp, lái và phanh trợ lực. Continue reading “22/08/1962: de Gaulle sống sót sau khi bị ám sát hụt”

Thế giới hôm nay: 22/08/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ukraine đã tiến hành “một trong những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái lớn nhất từ ​​trước đến nay” vào Moscow, theo thị trưởng thủ đô Nga, Sergei Sobyanin. Bộ quốc phòng Nga cho biết lực lượng phòng không đã bắn hạ 11 máy bay không người lái trên thành phố và các khu vực xung quanh, với tổng cộng 45 máy bay không người lái bị đánh chặn trên lãnh thổ Nga. Những cuộc tấn công như vậy rất hiếm khi xảy ra — vì Ukraine chủ yếu nhắm vào các cơ sở hạ tầng quan trọng như sân bay và nhà máy lọc dầu.

Barack Obama cho biết nước Mỹ đã “sẵn sàng cho một chương mới” với Kamala Harris làm tổng thống, khi ông có bài phát biểu quan trọng vào thứ Ba tại Đại hội Toàn quốc của đảng Dân chủ. Cựu tổng thống cũng chỉ trích việc Donald Trump sử dụng “những biệt danh trẻ con và các thuyết âm mưu điên rồ” cũng như “tâm lý ám ảnh kỳ lạ về quy mô đám đông” của ông. Trước đó, cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama đã có bài phát biểu tại đại hội và mô tả bà Harris là “một trong những người đủ tiêu chuẩn nhất” từng tranh cử tổng thống. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/08/2024”

Tại sao chế độ Putin bền bỉ đến vậy?

Nguồn: Julian G. Waller, “Putin the Resilient,” Foreign Affairs, 14/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc dự đoán sự sụp đổ chế độ ở Nga là suy nghĩ viển vông.

Chế độ chính trị mà Tổng thống Vladimir Putin lãnh đạo ngày hôm nay khác với chế độ khi ông bắt đầu cuộc chiến vào năm 2022. Nga đã là một quốc gia chuyên chế suốt nhiều năm, với các cuộc bầu cử quốc gia nghiêng hẳn về đảng của Putin, và giới tinh hoa cầm quyền được kết nối thông qua mạng lưới những người bảo trợ lâu năm. Nhưng kể từ cuộc xâm lược Ukraine, Nga đã trở thành một chế độ chuyên chế theo chủ nghĩa cá nhân thực sự, với quyền lực không được kiểm soát nằm gọn trong tay một người – Putin – trong khi các thể chế chính trị còn lại của đất nước bị đẩy xuống các vị trí phụ thuộc trong hệ thống phân cấp chuyên chế. Continue reading “Tại sao chế độ Putin bền bỉ đến vậy?”

Thế giới hôm nay: 21/08/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Qatar để tiếp tục đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza. Trước đó, ông Blinken đã gặp tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi tại bờ biển Địa Trung Hải của nước này. Qatar và Ai Cập đã đàm phán trực tiếp với Hamas, bên vẫn chưa đồng ý với “đề xuất bắc cầu” để đưa đến lệnh ngừng bắn và trả lại các con tin Israel – mà ông Blinken cho biết Israel đã chấp nhận. Trong khi đó, Lực lượng Phòng vệ Israel đã thu hồi được thi thể của sáu con tin bị Hamas bắt giữ ở thành phố Khan Younis phía nam Gaza, trong một chiến dịch kéo dài qua đêm. Chỉ một người sống sót. Cho tới nay khoảng 109 người bị bắt làm con tin trong vụ 7 tháng 10 vẫn đang bị giam cầm.

Ủy ban châu Âu công bố mức thuế mới đối với xe điện Tesla sản xuất tại Trung Quốc. Khối này sẽ áp dụng mức thuế 9%, thấp hơn mức 20,8% đề xuất hồi tháng 7. EU cáo buộc trợ cấp của Trung Quốc giúp nước này xuất khẩu xe điện và các hàng hóa khác với giá thấp, đe dọa các nhà sản xuất EU. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/08/2024”

Giới học giả Trung Quốc đang phủ nhận thực tế về cuộc chiến ở Ukraine

Nguồn: Jude Blanchette, “China Is in Denial About the War in Ukraine,” Foreign Affairs, 13/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao các học giả Trung Quốc lại đánh giá thấp cái giá phải trả của sự đồng lõa trong cuộc xâm lược của Nga.

Trong những tuần sau khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022, chính phủ Trung Quốc đã thận trọng bày tỏ quan điểm ủng hộ Moscow. Người phát ngôn của chính phủ Trung Quốc liên tục nhấn mạnh rằng Nga có quyền quản lý công việc của mình theo cách mà họ thấy phù hợp, cáo buộc rằng “xâm lược” là cách giải thích các sự kiện của phương Tây, và cho rằng Mỹ đã khiêu khích Tổng thống Nga Vladimir Putin bằng cách ủng hộ mở rộng NATO. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thậm chí còn bày tỏ sự đồng cảm với “những lo ngại chính đáng” của Nga. Continue reading “Giới học giả Trung Quốc đang phủ nhận thực tế về cuộc chiến ở Ukraine”

20/08/1833: Ngày sinh Benjamin Harrison

Nguồn: Benjamin Harrison is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1833, Benjamin Harrison, tổng thống tương lai của nước Mỹ, đã chào đời tại North Bend, Ohio.

Chính trị từ lâu đã là một truyền thống của gia đình Harrison. Vào thời điểm ông được sinh ra, cha của Harrison đang là hạ nghị sĩ đại diện cho Ohio, trong khi ông nội của ông, William Henry Harrison, đang phục vụ với tư cách là thượng nghị sĩ của Indiana và sẽ trở thành tổng thống thứ chín của Mỹ chỉ sau tám năm nữa. Ông cố của ông, và cũng là người mà ông được đặt tên theo, Benjamin Harrison, thì từng là thống đốc thuộc địa Virginia và là một trong những người ký Tuyên ngôn Độc lập. Continue reading “20/08/1833: Ngày sinh Benjamin Harrison”

Thế giới hôm nay: 20/08/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu đã chấp nhận một “đề xuất bắc cầu” để đưa đến lệnh ngừng bắn và thả các con tin Israel. Ông Blinken kêu gọi Hamas làm theo. Trước đó, Hamas đã nói đề xuất này quá gần với lập trường của Israel. Ông Blinken, hiện đang ở Tel Aviv, mô tả các cuộc đàm phán tuần này giữa Israel và Hamas “có thể là cơ hội tốt nhất” và “có lẽ là cơ hội cuối cùng” để thống nhất về một thỏa thuận ngừng bắn.

Chủ sở hữu người Nhật của 7-Eleven, chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới, cho biết họ đã nhận được đề xuất mua lại từ Alimentation Couche-Tard, một đối thủ đến từ Canada. Seven & i Holdings (chủ quản của 7-Eleven) cho biết một “ủy ban đặc biệt” đang phân tích lời đề nghị không ràng buộc này; và nếu họ đồng ý bán thì đây sẽ là thương vụ mua lại lớn nhất từ ​​trước đến nay từ bên ngoài đối với một công ty Nhật Bản. Cổ phiếu của công ty đã tăng giá, đưa vốn hóa thị trường lên 39 tỷ đô la. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/08/2024”

Liệu Việt Nam có đi theo con đường của Trung Quốc?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 3 tháng 8 năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhất trí bầu Chủ tịch nước Tô Lâm làm Tổng Bí thư mới của Đảng, đánh dấu một bước ngoặt trong nền chính trị Việt Nam. Sự thay đổi lãnh đạo quan trọng này đã làm dấy lên nhiều đồn đoán về tương lai của nền chính trị đất nước. Một số nhà quan sát Việt Nam đã đặt câu hỏi liệu ông Lâm, một tướng an ninh và cựu bộ trưởng công an, có áp dụng các khuynh hướng chuyên chế và đưa đất nước đi theo con đường tương tự như của Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình hay không. Continue reading “Liệu Việt Nam có đi theo con đường của Trung Quốc?”

Thế giới hôm nay: 19/08/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Israel để thúc đẩy lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas. Ngay sau khi ông đến, Hamas đưa ra tuyên bố cho rằng đề xuất chấm dứt giao tranh mới là quá gần với lập trường của Israel. Theo cơ quan y tế địa phương, lực lượng vũ trang Israel đã giết chết ít nhất 21 người trong các cuộc không kích vào Gaza hôm Chủ Nhật.

Không quân Ukraine cho biết đã phá hủy một cây cầu thứ hai ở tỉnh Kursk. Động thái này là nhằm gây khó khăn cho nỗ lực tăng viện của Nga, sau khi Ukraine vượt biên đánh vào Kursk hôm 6 tháng 8. Trước đó, Volodymyr Zelensky cho biết quân đội Ukraine đang “tăng cường” và “mở rộng” các vị trí của họ trên lãnh thổ địch. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/08/2024”

Lý do Thủ tướng Fumio Kishida từ chức và triển vọng chính trị Nhật Bản

Nguồn: Linda Sieg, “Japan’s Public Didn’t Buy Fumio Kishida’s New Capitalism,” Foreign Policy, 15/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thêm một thủ tướng khác từ chức và kỷ nguyên liên tục thay đổi lãnh đạo có thể sẽ quay trở lại.

Khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida rời nhiệm sở vào tháng tới, ông sẽ để lại một Nhật Bản có liên minh chặt chẽ hơn với Mỹ và quan hệ nồng ấm hơn với Hàn Quốc. Nhưng di sản trong nước của ông lại không vững chắc như vậy, vì công chúng đã nổi giận với cách ông điều hành nền kinh tế và vẫn còn những câu hỏi chưa được giải đáp về cách để tài trợ cho khoản chi ông đã hứa nhằm củng cố quân đội và vực dậy tỷ lệ sinh đang giảm sút. Continue reading “Lý do Thủ tướng Fumio Kishida từ chức và triển vọng chính trị Nhật Bản”