Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về đối ngoại quốc phòng và tình hình Biển Đông

Tác giả: Tô Lan Hương p/v Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

“Nhiều người nghĩ quân đội mà chăm chăm hoạt động phi quân sự là thiếu dũng cảm. Nhưng thế giới bây giờ luyện quân để không phải đánh, mua vũ khí để không phải bắn”, Thượng tướng, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn VnExpress.

– Ông vừa bàn giao nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng cho người kế nhiệm. 12 năm đảm nhiệm cương vị này, điều gì là đáng nhớ nhất đối với ông?

– Trước khi đảm nhiệm vị trí Thứ trưởng phụ trách đối ngoại quốc phòng vào 12 năm trước, tôi làm tình báo. Và cũng vì thế, tôi được chứng kiến giai đoạn trăn trở, tìm tòi để đổi mới tư duy về bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới cuối những năm 1990, chúng ta tuyên bố với thế giới “Việt Nam mong muốn là bạn của tất cả các nước, là thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế”. Nhưng suốt nhiều năm, chúng ta quan niệm rằng một quốc gia là bạn khi họ hoàn toàn đứng về phía mình, ngược lại tức là thù. Tư duy này vào năm 2000 cơ bản đã lỗi thời, lý do quan trọng nhất là bức màn sắt đã bị gỡ bỏ, thế cục hai phe trên thế giới không còn nữa. Continue reading “Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về đối ngoại quốc phòng và tình hình Biển Đông”

01/06/1942: Tin tức về Thảm sát Holocaust lần đầu được công khai

Nguồn: News of Holocaust death camp killings becomes public for first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, “Lữ đoàn Tự do” (Liberty Brigade), một tờ báo ngầm ở Warsaw, đã công khai tin tức về việc hàng chục nghìn người Do Thái bị sát hại tại Chelmno, một trại tử thần do Đức Quốc Xã điều hành ở Ba Lan – gần bảy tháng sau khi các tù nhân bắt đầu bị giết chết.

Một năm trước đó, nước Đức phát xít bắt đầu phát triển phương tiện thực hiện cái gọi là “Giải pháp Cuối cùng” (Final Solution) nhằm tiêu diệt hàng loạt người Do Thái ở châu Âu: 700 người Do Thái đã bị sát hại khi khói độc tràn vào chiếc xe tải được sử dụng để đưa họ đến làng Chelmno, ở Ba Lan. “Chuyến xe Tử thần” (gas van) này sau đó đã trở thành nơi thi hành án tử cho tổng cộng 360.000 người Do Thái từ hơn 200 cộng đồng tại Ba Lan. “Ưu điểm” của cách hành hình này là nó được tiến hành thầm lặng và vô hình. Continue reading “01/06/1942: Tin tức về Thảm sát Holocaust lần đầu được công khai”

Thế giới hôm nay: 01/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra một loạt các biện pháp nhằm xử lý tình trạng già hóa dân số nhanh chóng, bao gồm cho phép sinh con thứ ba. Ban lãnh đạo đảng cũng quyết định tăng tuổi nghỉ hưu của đất nước để ngăn suy giảm lực lượng lao động của Trung Quốc, đồng thời cải thiện lương hưu và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

OECD đã tăng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay từ 4,2% lên 5,8%. Nếu năm sau thế giới tăng trưởng tiếp 4,4% thì GDP của hầu hết các nước sẽ khôi phục được mức tiền đại dịch vào cuối năm 2022. Tổ chức này cũng khuyên các chính phủ chuyển các chương trình kích thích khẩn cấp thành các chương trình đầu tư dài hạn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/06/2021”

Trung Quốc: Hệ thống giáo dục ngày càng bất công với người nghèo

Nguồn: “Education in China is becoming increasingly unfair to the poor”, The Economist, 29/05/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Phương thức quản lý các gia đình bằng hộ khẩu ở Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng ở quốc gia này.

Sau khi trở thành thí sinh có điểm số cao nhất thủ đô trong kỳ thi tuyển sinh đại học ở Trung Quốc vào năm 2017, Xiong Xuan’ang đã được giới truyền thông Bắc Kinh phỏng vấn. Là con trai của hai nhà ngoại giao, anh Xiong thừa nhận rằng bản thân được nuôi dạy trong điều kiện lý tưởng không phải ai cũng có được. “Tất cả những thí sinh có điểm số thuộc hàng cao nhất hiện nay đều xuất thân từ các gia đình giàu có”, anh nói. “Học sinh đến từ những vùng nông thôn rất khó để vào được các trường đại học tốt”. Chia sẻ chân thật của Xiong nhận được nhiều lời khen ngợi trên mạng. Continue reading “Trung Quốc: Hệ thống giáo dục ngày càng bất công với người nghèo”

Thế giới hôm nay: 31/5/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng đương nhiệm của Israel, Binyamin Netanyahu, có thể sắp phải mãn nhiệm. Sau khi ông không thể thắng đa số ghế quốc hội trong cuộc bầu cử tháng 3 vừa rồi, một người từng được ông bảo trợ, Naftali Bennett, sắp tập hợp được một liên minh rộng lớn nhưng nhiều mầm mống chia rẽ để lập chính phủ mới. Ông Netanyahu gọi tuyên bố của ông Bennett là “vụ lừa đảo thế kỷ”.

Cơ quan lập pháp Texas sắp thông qua một đạo luật bỏ phiếu mới cực kỳ hạn chế. Dự luật đã thông qua Thượng viện của bang chiến trường này vào sáng Chủ nhật và bây giờ sẽ được bỏ phiếu tại Hạ viện có đa số Cộng hòa trước khi được chuyển sang Thống đốc Greg Abbott, người dự kiến ​​sẽ ký nó thành luật. Tổng thống Joe Biden từng gọi dự luật này là “một cuộc tấn công vào nền dân chủ”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/5/2021”

Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung nhìn từ khía cạnh nhân khẩu học

Nguồn: Nicholas Eberstadt, “America Hasn’t Lost Its Demographic Advantage”, Foreign Affairs, 24/05/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ưu thế toàn cầu của Hoa Kỳ dựa rất nhiều vào yếu tố nhân khẩu học. Sau sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô, Hoa Kỳ trở thành quốc gia đông dân thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ. So với các nước phát triển khác, Hoa Kỳ duy trì mức sinh và nhập cư cao bất thường — một hiện tượng mà tôi gọi là “chủ nghĩa biệt lệ Hoa Kỳ về nhân khẩu học” trong một bài trên tạp chí này hồi năm 2019. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, tổng dân số Hoa Kỳ và số lượng những người trong độ tuổi lao động (từ 20 đến 64 tuổi) đã tăng nhanh hơn so với các nước phát triển khác — và cũng nhanh hơn so với các đối thủ là Trung Quốc và Nga. Dân số trong độ tuổi lao động gia tăng thúc đẩy năng suất quốc gia ở các nền kinh tế nơi chính phủ có thể phát triển và khai thác thành công nguồn nhân lực. Đối với các quốc gia phúc lợi hiện đại, tốc độ già hóa dân số chậm hơn cũng giúp kéo dãn gánh nặng tài chính vốn được gây ra bởi các dàn xếp hiện tại. Continue reading “Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung nhìn từ khía cạnh nhân khẩu học”

30/05/1868: Ngày Tưởng niệm được tổ chức tại Mỹ

Nguồn: Civil War dead honored on Decoration Day, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1868, theo tuyên bố của Tướng John A. Logan thuộc Đại Quân Cộng hòa (Grand Army of the Republic), Ngày Tưởng niệm (Memorial Day) lớn đầu tiên sẽ được tổ chức nhằm vinh danh những người đã hy sinh “để bảo vệ đất nước của họ trong cuộc nổi loạn mới đây.” Một số người gọi đây là Ngày Trang trí (Decoration Day) xuất phát từ việc những người tham dự buổi lễ tôn vinh người chết trong Nội chiến Hoa Kỳ bằng cách trang trí mộ phần của họ bằng hoa. Trong Ngày trang trí đầu tiên, Tướng James Garfield đã có bài phát biểu tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, sau đó 5.000 người tham dự đã đặt hoa trên phần mộ của hơn 20.000 binh sĩ Nội chiến được chôn cất tại nghĩa trang. Continue reading “30/05/1868: Ngày Tưởng niệm được tổ chức tại Mỹ”

Nhật ký Bắc Kinh (18/01/21): Nhìn lại chuyến Nam tuần của Đặng Tiểu Bình

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ở phía bắc Công viên Cảnh Sơn của Bắc Kinh, ngay cạnh Tử Cấm Thành nơi các hoàng đế từng sinh sống, có một khu phố theo phong cách Trung Quốc truyền thống.

Ngày 17 tháng 1 năm 1992, một chiếc ô tô có cảnh sát hộ tống đã rời khỏi một căn nhà nổi tiếng ở cuối con hẻm nhỏ này, trên xe là nhà lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình, khi ấy 87 tuổi.

Như tạp chí Nan Feng Chuang (Nam Phong Song) của Trung Quốc kể lại, đoàn xe đi về phía nam rồi rẽ trái trên Đại lộ Trường An, một con đường lớn chạy hướng đông tây cắt mặt Thiên An Môn. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (18/01/21): Nhìn lại chuyến Nam tuần của Đặng Tiểu Bình”

Tam quốc diễn nghĩa: Vì sao đề cao Lưu Bị, hạ thấp Tào Tháo?

Vì sao Tam quốc diễn nghĩa, tiểu thuyết của La Quán Trung, tập trung ca ngợi Lưu Bị, Quan Vũ, Gia Cát Lượng, châm biếm Tào Tháo, nghiêng hẳn về nhà Thục Hán?

Có thể nói một lý do trụ cột là quan niệm về tính “chính thống” được các trí thức thời Tống, đặc biệt là Chu Hy, cổ vũ trong bối cảnh Trung Quốc bị chia năm xẻ bảy, và “ngoại tộc” đe dọa.

Tam quốc diễn nghĩa mô tả cục diện phân tranh một thế kỷ tại Trung Quốc, từ đời Hán Linh Đế (184) đến năm thứ nhất đời Vũ đế (Tư Mã Viêm) Tây Tấn (280).

Continue reading “Tam quốc diễn nghĩa: Vì sao đề cao Lưu Bị, hạ thấp Tào Tháo?”

29/05/1780: Đại tá Tarleton tàn sát lính Ái Quốc tại South Carolina

Nguồn: British Colonel Tarleton gives “quarter” in South Carolina, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1780, cách hành xử của Đại tá Anh Banastre Tarleton và toán lính Trung Quân của ông với các tù nhân của phe Ái Quốc đã dẫn đến sự ra đời của một cụm từ lên án sự tàn bạo của người Anh trong suốt phần còn lại của Chiến tranh giành độc lập của Mỹ: Tarleton’s Quarter (nghĩa đen: “Lòng Nhân từ của Tarleton”).

Sau khi Charleston đầu hàng vào ngày 12/05 – và Trung đoàn Virginia Số 3, do Đại tá Abraham Buford chỉ huy, trở thành lực lượng duy nhất của phe Ái Quốc còn sót lại ở South Carolina –Tarleton nhận nhiệm vụ tiêu diệt bất kỳ đợt kháng cự nào của cư dân thuộc địa. Tại Waxhaws, biên giới với North Carolina, một đội kỵ binh do người của Tarleton phụ trách đã đè bẹp 350 lính Ái Quốc còn lại dưới quyền của Buford. Tarleton và các thành viên Trung Quân dưới quyền của ông vẫn lạnh lùng bắn vào những người Ái Quốc ngay cả khi họ đã đầu hàng, một hành động đã dẫn đến sự ra đời của cụm từ “Lòng Nhân từ của Tarleton” – đối với phe Ái Quốc, nó mang nghĩa là cái chết tàn bạo dưới tay của một kẻ thù hèn nhát. Continue reading “29/05/1780: Đại tá Tarleton tàn sát lính Ái Quốc tại South Carolina”

Vì sao chính sách liên minh của Trung Quốc và Việt Nam khác nhau?

Tác giả: Ngô Di Lân

Bất chấp những nét tương đồng, sẽ là sai lầm nếu cho rằng Trung Quốc và Việt Nam có chính sách liên minh giống nhau.

Chính sách liên minh trong bối cảnh không có Mỹ rõ ràng là một chủ đề còn ít được nghiên cứu. Vì thế, chúng ta nên hoan nghênh bài viết gần đây của Khang Vũ trên tạp chí The Diplomat về sự giống nhau trong chính sách liên minh của Trung Quốc và Việt Nam.

Nói như thế không có nghĩa rằng tôi đồng ý với kết luận của anh ấy. Trong khi Việt Nam và Trung Quốc có định hướng đối ngoại giống nhau do những tương đồng về hệ tư tưởng và văn hóa, sẽ là sai lầm nếu cho rằng họ có chính sách liên minh giống nhau. Trên thực tế, hiếm khi việc so sánh chính sách liên minh của một nước nhỏ với một cường quốc là hợp lý. Continue reading “Vì sao chính sách liên minh của Trung Quốc và Việt Nam khác nhau?”

Thế giới hôm nay: 28/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các Thượng nghị sĩ Cộng hòa đã phản đối 1,7 nghìn tỷ đô la mà Tổng thống Joe Biden yêu cầu cho dự luật cơ sở hạ tầng của ông (con số ban đầu là 2,3 nghìn tỷ), và thay vào đó đề nghị gói nhỏ hơn trị giá 928 tỷ đô la. Đã nhiều tháng trôi qua kể từ khi ông Biden công bố dự luật, nhưng triển vọng thỏa thuận còn rất xa vời. Đặt trong bối cảnh đó, phần còn lại trong ngân sách của ông Biden – được cho là trị giá 6 nghìn tỷ đô la cho năm 2022 – có lẽ cũng sẽ gặp khó ở Quốc hội.

Hàng chục nghìn người đã phải sơ tán khỏi Goma, Congo, vì lo ngại núi Nyiragongo có thể phun trào trở lại. Ít nhất 32 người đã chết và hàng nghìn người mất nhà cửa khi núi lửa bắt đầu phun trào vào thứ Bảy. Hiện người ta e ngại về một vụ phun trào CO2, khi dung nham làm cho carbon dioxide hòa tan trong hồ tạo ra đám mây khí độc và có khả năng tạo sóng thần. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/05/2021”

Đình chỉ bảo hộ bằng sáng chế vắc-xin Covid-19: Hiểu thế nào cho đúng?

Nguồn: Dalindyebo Shabalala, “US support for waiving COVID-19 vaccine patent rights puts pressure on drugmakers – but what would a waiver actually look like?”, The Conversation, 10/05/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Mỹ và Châu Âu đang tranh luận về việc đình chỉ bảo hộ bằng độc quyền sáng chế đối với vắc-xin Covid-19, một động thái có thể cho phép nhiều công ty tham gia sản xuất vắc-xin hơn trên phạm vi toàn thế giới. Tuy vậy, vấn đề này không đơn giản như chúng ta nghĩ.

Ngày 5 tháng 5 năm 2021, Hoa Kỳ tuyên bố họ ủng hộ ý tưởng tạm thời dừng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin Covid-19, mặc dù tuyên bố này còn khá mơ hồ. Một số nước châu Âu vẫn phản đối đề xuất này ngay cả khi phạm vi của nó đã được thu hẹp.

164 thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ phải mất nhiều tuần đàm phán để có thể đạt được bất cứ một thỏa thuận nào và sau đó cần thêm nhiều tháng nữa để bắt đầu quá trình sản xuất. Continue reading “Đình chỉ bảo hộ bằng sáng chế vắc-xin Covid-19: Hiểu thế nào cho đúng?”

27/05/1905: Trận Eo biển Tsushima

Nguồn: The Battle of Tsushima Strait, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, trong Chiến tranh Nga-Nhật, Hạm đội Baltic của Nga đã gần như bị tiêu diệt hoàn toàn trong trận Eo biển Tsushima (Eo biển Đối Mã). Trận đánh mang tính quyết định này, với chỉ 10 trong số 45 tàu chiến Nga trốn thoát đến nơi an toàn, đã thuyết phục các nhà lãnh đạo Nga rằng việc tiếp tục chống lại mưu đồ ở Đông Á của Đế quốc Nhật Bản là vô vọng.

Ngày 08/02/1904, sau khi bị Nga bác bỏ kế hoạch nhằm phân chia Mãn Châu và Triều Tiên thành các vùng ảnh hưởng, người Nhật đã phát động một cuộc tấn công hải quân bất ngờ nhắm vào Cảng Arthur, một căn cứ hải quân của Nga ở Trung Quốc. Đây là trận đánh lớn đầu tiên của thế kỷ 20, và hạm đội Nga đã bị phá hủy nặng nề. Sau khi chiến tranh nổ ra, Nhật đã giành được một loạt chiến thắng quyết định trước Nga, những người đánh giá thấp tiềm lực quân sự của đối thủ ‘không phải phương Tây’ này. Continue reading “27/05/1905: Trận Eo biển Tsushima”

Thế giới hôm nay: 27/5/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Amazon đồng ý chi 8,45 tỷ USD để mua Metro-Goldwyn-Mayer (MGM), một studio Hollywood. Đây là thương vụ mua lại lớn thứ hai từ trước đến nay của Amazon, và sẽ cho phép họ tiếp cận khoảng 4.000 bộ phim, gồm loạt phim James Bond và 17.000 chương trình truyền hình. Danh mục phim cũ của MGM sẽ rất có ích cho dịch vụ phát trực tuyến của Amazon, Prime Video, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các hãng khác như Netflix và Disney+.

Ủy ban châu Âu (EC) yêu cầu AstraZeneca phải bồi thường 10 euro (12 đô la) mỗi ngày cho mỗi liều vắc-xin covid-19 chưa được phân phối nếu công ty không giao thêm 20 triệu liều vào cuối tháng Sáu. EC đã đệ một đơn kiện pháp lý chống lại công ty dược phẩm này vì chỉ nhận được một phần nhỏ số vắc-xin trong hợp đồng. AstraZeneca cho biết đã thực hiện “những nỗ lực hợp lý nhất” để hoàn thành các mục tiêu giao hàng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/5/2021”

Thấy gì từ sự kiện Belarus bắt cóc máy bay trên không phận mình?

Nguồn: Victor Mallet, “Belarus hijack echoes events in Libya 50 years ago”, Financial Times, 26/05/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Ngay sau khi Belarus buộc một chuyến bay của hãng Ryanair đang trên đường bay đến Litva phải hạ cánh ở Minsk trong tuần này để nhà chức trách có thể bắt giữ nhà báo và nhà hoạt động đối lập Roman Protasevich và bạn đời của ông, một người nào đó đã hỏi trên Twitter: “Đã có tiền lệ nào về việc một quốc gia buộc máy bay dân dụng bay qua không phận của họ phải hạ cánh để bắt giữ một người bất đồng chính kiến chưa?”

Tôi biết câu trả lời là có, bởi vì tôi đã có mặt trên một chuyến bay cách đây 50 năm khi một hành động bắt cóc máy bay do nhà nước tổ chức tương tự đã xảy ra. Chuyến bay 045 của hãng BOAC đang bay từ London đến Khartoum nối chuyến ở Rome vào ngày 22 tháng 7 năm 1971 thì được lệnh phải hạ cánh xuống Benghazi bởi chính quyền Libya Muammar Gaddafi khi nó đang băng qua không phận nước này. Continue reading “Thấy gì từ sự kiện Belarus bắt cóc máy bay trên không phận mình?”

Thế giới hôm nay: 26/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin sẽ gặp nhau tại một hội nghị thượng đỉnh ở Geneva, Thụy Sĩ, vào tháng tới. Họ đã có một vài tháng quan hệ lạnh nhạt. Ông Biden chỉ trích hành động gân hấn của Nga với Ukraine, vụ bắt giữ nhà lãnh đạo đối lập Alexei Navalny, và việc nước này can thiệp các cuộc bầu cử Mỹ. Tháng trước, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt sâu rộng đối với Nga.

Svetlana Tikhanovskaya, một lãnh đạo đối lập Belarus lưu vong, nói một đoạn video quay Roman Protasevich, nhà báo vừa bị bắt cóc theo lệnh của Alexander Lukashenko, là bằng chứng cho thấy ông bị tra tấn. Trong video, ông Protasevich nhận tội tổ chức biểu tình phản đối chế độ bất hợp pháp của tổng thống Belarus. EU đã kêu gọi các hãng hàng không bỏ qua không phận nước này, và nhiều hãng đã làm theo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/05/2021”

Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số: Tác động chính trị và chiến lược

Nguồn: Dylan MH Loh và Karyn Liow, “Digital Yuan: Politicisation of China’s CBDC”, RSIS Commentary, 21/05/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sức hút của tiền kỹ thuật số trên toàn cầu cũng như sự phát triển của tiền số tư nhân đã khiến các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới xem xét phát triển các loại tiền kỹ thuật số quốc gia. Hiện nay Trung Quốc đang dẫn đầu với đồng nhân dân tệ kỹ thuật số. Cuộc chạy đua để ra mắt đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (central bank digital currency, hay CBDC) lớn đầu tiên trên thế giới và sự chính trị hóa loại tiền tệ này là hồi chuông báo hiệu khởi đầu một cuộc cạnh tranh mới giữa các nền kinh tế lớn.

Đại dịch COVID-19 đã tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi mạnh từ tiền mặt sang các phương thức thanh toán kỹ thuật số. Trong bối cảnh tiền điện tử dần trưởng thành, điều này khiến các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới phải suy nghĩ nghiêm túc về việc phát hành các loại tiền kỹ thuật số của riêng họ. Continue reading “Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số: Tác động chính trị và chiến lược”

25/05/1977: “Chiến tranh giữa các vì sao” ra rạp

Nguồn: “Star Wars” opens in theaters, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, ngày cuối tuần trong kỳ nghỉ lễ Ngày Tưởng niệm đã mở màn với một vụ nổ “chấn động thiên hà” khi phần đầu tiên trong loạt phim bom tấn “Chiến tranh giữa các vì sao” (Star War) của George Lucas ra rạp tại Mỹ.

Thành công đáng kinh ngạc của Chiến tranh giữa các vì sao – bộ phim đã nhận được bảy giải Oscar, đồng thời có doanh thu đạt 461 triệu đô la tại Mỹ và tổng cộng gần 800 triệu đô la trên toàn thế giới – bắt nguồn từ chiến dịch tiếp thị sâu rộng mà Lucas và hãng phim, 20th Century Fox, cho thực hiện vài tháng trước ngày phát hành bộ phim. “Nó không giống như một phần phim mở màn,” nữ diễn viên Carrie Fisher, người đóng vai Công chúa Leia, thủ lĩnh phiến quân, đã nói với tạp chí Time. “Nó giống như một trận động đất.” Continue reading “25/05/1977: “Chiến tranh giữa các vì sao” ra rạp”

Thế giới hôm nay: 25/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Angela Merkel kêu gọi đình chỉ các chuyến bay qua Belarus. Thủ tướng Đức sẽ gặp các nhà lãnh đạo EU khác tại cuộc họp của Hội đồng châu Âu, nơi họ sẽ bàn cách phản ứng lại việc Belarus lấy lý do máy bay có bom — và điều máy bay chiến đấu — để buộc một máy bay thương mại đang trên đường bay tới Litva phải hạ cánh. Sau đó, nước này bắt giữ Roman Protasevich, một nhà báo thường xuyên chỉ trích Alexander Lukashenko, tổng thống Belarus từ năm 1994, người đã gian lận bầu cử hồi năm ngoái và đàn áp người biểu tình bằng vũ lực. Bà Merkel gọi lý do Belarus ép một máy bay thương mại hạ cánh là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.

Nửa triệu người đã được sơ tán khỏi đường đi của Bão Yaas, dự kiến ​​ đổ bộ vào miền đông Ấn Độ vào thứ Tư. Ấn Độ đang chịu đủ mọi khó khăn. Hồi tuần trước, không chỉ Bão Tauktae tấn công miền Tây Ấn Độ khiến ít nhất 155 người thiệt mạng, mà nước này còn ghi nhận số người chết vì covid-19 vượt quá 300.000 người vào ngày hôm qua (con số thực còn cao hơn). Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/05/2021”