Thế giới hôm nay: 28/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thượng viện Brazil mở một cuộc điều tra về cách chính phủ xử lý đại dịch covid-19. Tổng thống Jair Bolsonaro vốn luôn lớn tiếng chỉ trích các biện pháp phong tỏa, quảng cáo cho các phương pháp chữa bệnh lạ lùng và triển khai vắc-xin tệ hại. Hiện tỷ lệ tử vong trên 100.000 người vì covid-19 của Brazail là cao thứ ba thế giới. Cuộc điều tra này có thể dẫn tới các cáo buộc đáng xấu hổ kéo dài hàng tháng ngay trước thềm cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào tháng 10 năm 2022.

Số lỗ của các ngân hàng toàn cầu do Archegos Capital Management, một công ty đầu tư vừa phá sản tháng trước, đã vượt 10 tỷ đô la. Song dù mất 774 triệu đô la vì có làm ăn với Archegos, ngân hàng Thụy Sĩ UBS vẫn báo lợi nhuận tăng 14%. Trong khi đó, HSBC báo cáo lợi nhuận ròng 5,8 tỷ đô la trong quý đầu năm 2021, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước, thời điểm mảng kinh doanh châu Á nhiều lợi nhuận của ngân hàng bị thiệt hại nặng vì covid-19. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/04/2021”

Ảnh hưởng gia tăng của Quân đội trong chính trị Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), kết thúc vào đầu tháng 2/2021, đã dẫn đến một số sắp xếp nhân sự bất ngờ. Một trong số đó là việc bầu Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) kiêm Thứ trưởng Quốc phòng, và Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN, vào Bộ Chính trị. Đây là lần đầu tiên sau 20 năm hai đại diện của Quân đội cùng được bầu vào Bộ Chính trị. Ngoài ra, số lượng đại biểu quân đội trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng tăng từ 20 lên 23, củng cố thêm vị trí khối bỏ phiếu lớn nhất trong Trung ương Đảng của các đại biểu quân đội.

Điều gì giải thích cho việc Quân đội tăng cường đại diện trong các cấp lãnh đạo hàng đầu của ĐCSVN và theo đó là ảnh hưởng ngày càng tăng của Quân đội? Xu hướng này có ý nghĩa như thế nào đối với triển vọng chính trị, kinh tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam? Continue reading “Ảnh hưởng gia tăng của Quân đội trong chính trị Việt Nam”

27/04/4977 TCN: Ngày Vũ trụ được tạo ra, theo Kepler

Nguồn: Universe is created, according to Kepler, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 27/04/4977 TCN được cho là ngày mà vũ trụ được tạo ra, theo các tính toán của nhà toán học và thiên văn học người Đức Johannes Kepler, người được coi là cha đẻ của nền khoa học hiện đại. Ngày nay, Kepler được biết đến nhiều nhất với lý thuyết giải thích cách chuyển động của các hành tinh.

Kepler sinh ngày 27/12/1571, tại Weil der Stadt, Đức. Khi còn là sinh viên đại học, ông đã nghiên cứu lý thuyết trật tự các hành tinh của nhà thiên văn học người Ba Lan Nicolaus Copernicus. Theo Copernicus (1473-1543) thì Mặt Trời, không phải Trái Đất, mới là trung tâm của Hệ Mặt Trời, một lý thuyết mâu thuẫn với quan điểm phổ biến thời bấy giờ rằng Mặt Trời quay quanh Trái Đất. Continue reading “27/04/4977 TCN: Ngày Vũ trụ được tạo ra, theo Kepler”

Thế giới hôm nay: 27/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ủy ban Châu Âu đã bắt đầu các thủ tục pháp lý chống lại AstraZeneca vì cáo buộc vi phạm hợp đồng. Mấu chốt của vụ kiện là việc hãng dược này không cung cấp đủ 100 triệu liều vắc xin covid-19 cho khối trong quý đầu năm 2021; cụ thể chỉ phân phối được khoảng một phần ba. Hoạt động tiêm chủng ở EU chậm hơn so với Mỹ và Anh.

Mỹ sẽ bắt đầu chia sẻ kho dự trữ vắc-xin AstraZeneca của họ với thế giới sau khi các cuộc thanh tra an toàn của liên bang hoàn tất. Chính quyền không nêu rõ lô thuốc này, có khả năng lên tới 60 triệu liều, sẽ được chuyển tới nước nào, nhưng được biết Mỹ đưa ra cam kết trên ngay sau cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Joe Biden và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/04/2021”

‘Ngoại giao bán dẫn’: TSMC và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung

Nguồn: How TSMC has mastered the geopolitics of chipmaking”, The Economist, 26/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Công nghệ của các nhà sản xuất chip có vẻ kỳ diệu. Họ sử dụng ánh sáng để dập các thiết kế phức tạp trên một đĩa silicon tinh thể có kích thước bằng đĩa ăn tối, tạo thành các bảng mạch điện. Sau khi được cắt ra khỏi đĩa, từng mảng nhỏ được gọi là một con chip. Công việc của chip là vận chuyển các electron theo một cơ chế toán học do mã máy tính quy định. Chúng làm các phép toán giúp vận hành thế giới kỹ thuật số, từ Twitter và TikTok cho đến đồ chơi và xe tăng. Nếu không có chúng, toàn bộ ngành công nghiệp không thể hoạt động bình thường, như các nhà sản xuất ô tô nhận thấy khi họ hiện đang phải tạm dừng sản xuất do thiếu chip.

Công ty quan trọng nhất trong lĩnh vực này là Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC). Công ty này kiểm soát 84% thị phần của những chip có bảng mạch nhỏ nhất, hiệu quả nhất mà các thương hiệu công nghệ lớn nhất thế giới, từ Apple ở Mỹ đến Alibaba ở Trung Quốc, dựa vào đó để làm cho các sản phẩm và dịch vụ hấp dẫn của họ trở nên khả thi. Khi nhu cầu về những con chip tiên tiến nhất tăng cao nhờ sự mở rộng của các mạng thông tin nhanh và điện toán đám mây, TSMC đang đổ thêm một khoản tiền lớn vào việc mở rộng sự thống trị của mình. Continue reading “‘Ngoại giao bán dẫn’: TSMC và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung”

Nhật ký Bắc Kinh (21/12/20): Trung Quốc bội ước về Hồng Kông

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chuyện gì đã xảy ra cách đây 36 năm vào ngày 19 tháng 12? Ấn tượng của tôi là rất ít người Trung Quốc có thể nhanh chóng trả lời câu hỏi này. Vào ngày đó năm 1984, Trung Quốc và Anh ký tuyên bố chung mở đường cho việc bàn giao Hồng Kông về cho đại lục.

Thủ tướng Anh vào thời điểm đó, Margaret Thatcher, đã cùng tham dự lễ ký kết tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh với người đồng cấp Trung Quốc Triệu Tử Dương. Ngoài ra còn có lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình, người đã dẫn đầu chính sách khai phóng và rất mong muốn lấy lại thuộc địa này từ tay Anh.

Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984 quy định hệ thống tư bản hiện tại và lối sống của Hồng Kông sẽ không thay đổi trong 50 năm sau chuyển giao năm 1997 – tức là cho đến 2047. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (21/12/20): Trung Quốc bội ước về Hồng Kông”

Thế giới hôm nay: 26/04/021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số ca mắc covid-19 toàn cầu ghi nhận hàng ngày tiếp tục đạt mức cao mới. Bị ảnh hưởng nặng nhất là Ấn Độ, nước báo cáo hơn 349.000 ca mắc mới và 2.700 ca tử vong chỉ trong ngày Chủ nhật (điều tệ hơn là số liệu thực còn cao hơn). Quốc gia này đang phải hứng chịu làn sóng dịch thứ hai rất nghiêm trọng do biến thể mới của virus, trong bối cảnh thiếu hụt bệnh viện tồi tệ đến mức chính phủ đang phải huy động không quân để vận chuyển oxy y tế. Còn ở Mỹ, Michigan tiếp tục là một trong những điểm nóng coronavirus của nước này, với số bệnh nhân trẻ tuổi nhập viện cao gấp đôi so với mức đỉnh hồi mùa thu năm ngoái.

Robot do Singapore cho mượn đã gửi về các hình ảnh dưới nước xác nhận chiếc tàu ngầm quân sự của Indonesia với thủy thủ đoàn 53 người đã bị vỡ làm ba phần và chìm ngoài khơi đảo Bali. KRI Nanggala-402 mất tích từ thứ Tư sau khi yêu cầu cho phép lặn trong một cuộc diễn tập phóng ngư lôi. Lực lượng vũ trang Indonesia đã chính thức thừa nhận tất cả thành viên trên tàu đã thiệt mạng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/04/021”

Học giả Trung Quốc: Quan hệ Mỹ – Nga bước vào thời kỳ ‘tối như hũ nút’

Tác giả: Ngô Đại Huy (Trung Quốc)* | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Gần đây, Mỹ và các nước châu Âu ngày càng tăng cường gây sức ép chính trị và trừng phạt kinh tế lên Nga. Việc Mỹ dẫn đầu gây ra vụ trục xuất các quan chức ngoại giao Nga đã dẫn đến tình trạng phương Tây và Nga trục xuất lẫn nhau các quan chức ngoại giao của mỗi bên. Điều đó làm cho thế giới cảm nhận được mùi vị bầu không khí của cuộc chiến trục xuất với quy mô lớn các nhà ngoại giao giữa phương Đông và phương Tây trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Một ngày trước đó, Sứ quán Mỹ tại Nga tuyên bố rằng Đại sứ Sullivan sẽ không rời Nga [để về Mỹ báo cáo tình hình], thế nhưng ngày 20 giờ địa phương, Sứ quán Mỹ bất ngờ ra thông báo cho biết ông Sullivan sẽ về Mỹ trong tuần này để trực tiếp trao đổi về mối quan hệ Mỹ – Nga với các lãnh đạo cao nhất của Chính phủ Biden. Cho đến nay, đại sứ của hai bên đều đã về tới nước mình. Continue reading “Học giả Trung Quốc: Quan hệ Mỹ – Nga bước vào thời kỳ ‘tối như hũ nút’”

25/04/2014: Khủng hoảng nguồn nước tại thành phố Flint bắt đầu

Nguồn: The Flint water crisis begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2014, các quan chức tại Flint, Michigan đã chuyển nguồn cấp nước của thành phố sang sông Flint như một biện pháp cắt giảm chi phí cho thành phố đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, khi làm vậy, họ đã vô tình đưa nước nhiễm độc chì đến các nhà dân, khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng rất lớn.

Vấn đề nảy sinh khi các quan chức quyết định chuyển nguồn cung cấp nước từ Sở Cấp Thoát Nước Detroit sang Cơ quan Cấp nước Karegnondi để tiết kiệm ngân sách cho thành phố đang gặp khó khăn về kinh tế. Trước khi hệ thống đường ống kết nối được xây dựng, thành phố đã sử dụng sông Flint làm nguồn nước tạm thời. Đến tháng 5, đã có rất nhiều người dân phàn nàn rằng thứ nước màu nâu được cấp cho họ trông và có mùi rất lạ, nhưng nhóm dân đa số là người Mỹ gốc Phi và người nghèo này đã bị giới chức phớt lờ. Sang tháng 8, vi khuẩn E.coli và coliform đã được phát hiện trong nước sông Flint. Continue reading “25/04/2014: Khủng hoảng nguồn nước tại thành phố Flint bắt đầu”

Cập nhật về chính sách đối ngoại của chính quyền Biden

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Tiếp theo loạt bài Dự báo Chính sách Đối ngoại của chính quyền Biden (31/12-3/1/2021) và Tuần trăng mật của Biden: Vai trò Bộ Tứ và Xoay trục 2.0 (29/3/2021) trên trang Nghiên cứu Quốc tế, bài này cập nhật tiếp về các bước triển khai chính sách đối ngoại của chính quyền Biden với Trung Quốc và khu vực Indo-Pacific.

Ngay khi còn đang tranh cử, Joe Biden đã chú trọng đến vấn đề nhân sự. Chiến dịch của ông đã tập hợp được hàng ngàn chuyên gia giỏi, được bố trí vào các tiểu ban như “túi càn khôn”. Tuy Joe Biden đã 78 tuổi, đi lại hay vấp cầu thang, và có tật nói lắp nên rất ít khi họp báo, nhưng ông là một chính trị gia lão luyện. Với hơn ba thập niên hoạt động nghị trường, tám năm làm phó tổng thống thời Obama, và bốn năm quan sát chính quyền Trump, nay ngồi vào ghế tổng thống thứ 46 của Mỹ, chắc ông thừa biết phải làm gì và làm như thế nào. Continue reading “Cập nhật về chính sách đối ngoại của chính quyền Biden”

24/04/1953: Winston Churchill được phong tước Hiệp sĩ

Nguồn: Winston Churchill knighted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, Winston Leonard Spencer Churchill, nhà lãnh đạo đã đưa Vương quốc Anh và quân Đồng minh vượt qua cuộc khủng hoảng của Thế chiến II, đã được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước hiệp sĩ.

Sinh ra tại Cung điện Blenheim vào năm 1874, Churchill gia nhập Lữ đoàn Kỵ binh Số 4 của Anh sau cái chết của cha mình vào năm 1895. Trong vòng 5 năm tiếp theo, ông đã có một sự nghiệp quân sự lừng lẫy, phục vụ ở Ấn Độ, Sudan và Nam Phi, và đã có nhiều màn thể hiện nổi bật trên chiến trường. Năm 1899, ông rời khỏi quân đội để tập trung vào sự nghiệp văn học và chính trị, đến năm 1900 thì được bầu vào Nghị viện với tư cách là nghị sĩ Đảng Bảo thủ đại diện khu Oldham. Năm 1904, ông gia nhập Đảng Tự do, đảm nhiệm một số chức vụ quan trọng trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Hải quân vào năm 1911. Trong vị trí này, ông đã chuẩn bị Hải quân Anh sẵn sàng cho cuộc chiến mà ông đã lường trước. Continue reading “24/04/1953: Winston Churchill được phong tước Hiệp sĩ”

Nhà Trần dưới thời Vua Trần Nghệ Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Thiệu Khánh: 1370-1372

Tháng 11 năm Thiệu Khánh thứ nhất [19/11-18/12/1370] (Minh Hồng Vũ năm thứ 3). Cung định vương Phủ lên ngôi Vua tại phủ Kiến Hưng [Nam Định], miếu hiệu là Nghệ Tông, mang quân về thành Thăng Long, vào thành bái yết nhà Thái miếu, nhà vua nói:

Việc ngày nay thật vượt ngoài ý tôi định liệu. Chỉ vì cớ nghĩ đến xã tắc, nên không thể từ chối được. Xét mình lỗi đạo hiếu trung, lòng những hãi hùng hổ thẹn. Vậy xin giảm bỏ sự cao sang để gọi là đáp lại sơ tâm đôi chút“. Cương Mục, Chính Biên, quyển 10.

Vua bèn ra lệnh: phàm các xe kiệu và đồ dùng đều sơn đen, không được trang sức bằng vàng son, châu báu và màu đỏ. Nhà vua lại dụ bảo quần thần rằng: Continue reading “Nhà Trần dưới thời Vua Trần Nghệ Tông”

Thế giới hôm nay: 23/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã ra lệnh rút quân khỏi biên giới với Ukraine. Ông Sergei Shoigu nói mục tiêu điều động binh lính, được cho là có hơn 100.000 binh sĩ và gây ra căng thẳng địa chính trị nhiều tuần nay, đã “hoàn thành”. Nhưng người ta vẫn quan ngại. BBC đưa tin Nga đang có kế hoạch phong tỏa các khu vực trên Biển Đen, điều sẽ ảnh hưởng đến các cảng của Ukraine.

Jordan đã trả tự do cho 16 người bị giam giữ vì tội “gây rối” vài tuần sau khi nhà chức trách cho biết họ đã tiêu diệt một âm mưu gây mất ổn định vương quốc. Những người này được thả theo yêu cầu của Vua Abdullah II, người cai trị Jordan. Hai nghi phạm chủ chốt, cựu bộ trưởng phụ trách hoàng gia và cựu đặc phái viên tại Ả Rập Saudi, tiếp tục bị giam. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/04/2021”

Tranh chấp về cách diễn giải điều 51 UNLCOS giữa Indonesia và Singapore

Nguồn: Aristyo Darmawan, “Resolving Indonesia and Singapore’s UNCLOS dispute”, East Asia Forum, 07/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong mấy năm qua, Indonesia và Singapore đã có tranh chấp về cách diễn giải Điều 51 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) – cụ thể là việc Singapore có hay không quyền truyền thống để tiến hành các cuộc tập trận quân sự trong vùng nước quần đảo của Indonesia.

Điều 51 quy định rằng “Quốc gia quần đảo có nghĩa vụ tôn trọng các điều ước hiện hành đã được  ký kết với các quốc gia khác và thừa nhận các quyền đánh bắt hải sản truyền thống và các hoạt động chính đáng của các quốc gia kế cận trong một số khu vực thuộc vùng nước quần đảo”. Singapore lập luận rằng quyền tập trận quân sự truyền thống được bao hàm trong thuật ngữ “những hoạt động chính đáng” và Indonesia có nghĩa vụ cho Singapore quyền được tiến hành các hoạt động này. Continue reading “Tranh chấp về cách diễn giải điều 51 UNLCOS giữa Indonesia và Singapore”

22/04/1997: Khủng hoảng con tin tại đại sứ quán Nhật ở Peru kết thúc

Nguồn: Peruvian President Fujimori orders assault on Japanese ambassador’s home, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, tại Lima, Peru, Tổng thống Alberto Fujimori đã ra lệnh cho biệt kích tấn công vào nhà của Đại sứ Nhật Bản với hy vọng giải thoát 72 con tin đang bị các thành viên vũ trang của phong trào phiến quân cánh tả Tupac Amaru giam giữ suốt hơn 4 tháng.

Ngày 16/12/1996, 14 tên khủng bố Tupac Amaru, cải trang thành bồi bàn và phục vụ, đã đột nhập vào nhà của Đại sứ Nhật Bản Morihisa Aoki, khi đó đang tổ chức tiệc chiêu đãi nhằm kỷ niệm ngày sinh của Nhật Hoàng. Những kẻ khủng bố có vũ trang này đã bắt 490 người làm con tin. Cảnh sát nhanh chóng cho bao vây khu nhà, và phiến quân đồng ý thả 170 khách là phụ nữ và người cao tuổi nhưng tuyên bố sẽ giết chết 220 người còn lại nếu yêu cầu của chúng không được đáp ứng. Continue reading “22/04/1997: Khủng hoảng con tin tại đại sứ quán Nhật ở Peru kết thúc”

Nhật ký Bắc Kinh (18/12/20): Mao và tinh thần tự cường của Trung Quốc

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hồi đầu tháng này, Nhật vui mừng đón tàu thăm dò tiểu hành tinh Hayabusa2 trở về, còn tàu vũ trụ Thường Nga-5 trở thành tâm điểm ở Trung Quốc.

Khoang của con tàu này vừa hạ cánh xuống khu vực Tứ Tử Vương Kỳ ở Khu Tự trị Nội Mông vào khoảng 2 giờ sáng giờ Bắc Kinh hôm thứ Năm. Nó mang về khoảng 2 kg vật chất lấy từ bề mặt mặt trăng.

Sứ mệnh này đưa các mẫu vật đất đá và không khí trở lại Trái đất để phân tích trong phòng thí nghiệm, điều đòi hỏi công nghệ phức tạp. Do đó Trung Quốc chỉ mới là nước thứ ba lấy được các mẫu vật mặt trăng sau Hoa Kỳ và Liên Xô cũ, những nước đã thực hiện sứ mệnh tương tự cách đây 44 năm. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (18/12/20): Mao và tinh thần tự cường của Trung Quốc”

Trung Quốc nghĩ gì về việc Mỹ và đồng minh bao vây Nga?

Tác giả: Hoàn Cầu Thời báo | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Mỹ đang lôi kéo các nước bè bạn ở châu Âu phát động một vòng mới trong chiến dịch trục xuất quan chức ngoại giao Nga và gây sức ép dư luận đối với Nga. Ngoài tình hình [căng thẳng] ở miền đông Ukraine, tin đồn về việc lãnh tụ đối lập Nga Navalny tuyệt thực trong tù gây “nguy hiểm tính mạng” cũng trở thành trọng điểm mới nhất để Mỹ và đồng minh dựa vào đó gây sức ép với Nga.

Điều đáng chú ý là trong gần một tháng qua, Cộng hoà Séc, Ba Lan, Ukraine, Bulgaria cũng đứng vào hàng ngũ các nước trục xuất quan chức ngoại giao Nga, phần lớn là với lý do các quan chức này đã tiến hành các “hoạt động không phù hợp với vai trò của họ”—đây là một lý do trục xuất có tính co giãn rất cao. Hiện nay các nước này thường xuyên hưởng ứng lời kêu gọi của Mỹ, đứng vào tuyến đầu chống Nga. Continue reading “Trung Quốc nghĩ gì về việc Mỹ và đồng minh bao vây Nga?”

Thế giới hôm nay: 21/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Chad Idriss Déby thiệt mạng trong một cuộc đụng độ giữa quân đội của ông và quân nổi dậy ở miền bắc đất nước, theo lời quân đội. Giao tranh đã bùng nổ từ sau cuộc bầu cử ngày 11 tháng 4, trong đó chính trị gia 68 tuổi này được tuyên bố chiến thắng. Quân đội cho biết 5 binh sĩ và 300 phiến quân cũng thiệt mạng. Chính phủ của Chad đã bị giải thể; một hội đồng quân sự do Mahamat Idriss Déby, con trai 37 tuổi của ông Déby, lãnh đạo sẽ điều hành nước này, một đồng minh của Mỹ và Pháp.

Tương lai của European Super League dường như đứng trên bờ vực sau khi Chelsea và Manchester City, hai trong số 12 câu lạc bộ tham gia, được cho là sẽ rút khỏi giải đấu. Người hâm mộ, quản trị viên, cựu cầu thủ, các câu lạc bộ khác, và cả các chính trị gia đều đã kịch liệt chỉ trích dự án này. Mấu chốt đó là các câu lạc bộ sáng lập được đảm bảo tham gia mỗi mùa – trái với truyền thống của bóng đá châu Âu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/04/2021”

Cuba hiện nay là quá khứ của Việt Nam

Tác giả: Trần Ngọc Bích

Tin Chủ tịch Raúl Castro từ chức Bí thư thứ nhất Đảng Cộng Sản Cuba, lần đầu tiên sau gần 60 năm đất nước được lãnh đạo bởi người không thuộc gia đình Castro được nhiều người chú ý.

Câu hỏi là liệu việc này có làm le lói một số tia hy vọng cho đảo quốc xinh đẹp ở Tây Bán Cầu?

Tôi nhớ tới chuyến du lịch tới Cuba cách đây hai năm và xin kể ra đây để chia sẻ một số cảm xúc, suy nghĩ về quốc gia ‘vừa lạ vừa quen’ này.

Chuyến bay từ thành phố Ft Lauderdale, Florida đến Havana mất một giờ hai lăm phút với chỉ khoảng mười phần trăm là khách du lịch, còn lại là người Cuba sống ở Mỹ mà tôi vẫn gọi vui là dân Cu Kiều.

Continue reading “Cuba hiện nay là quá khứ của Việt Nam”

Vai trò Chương trình Vay-Thuê của Mỹ trong Thế chiến II

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chương trình Cho vay-Cho thuê (Lend-Lease Program, sau đây viết là Chương trình Vay-Thuê) nhằm cung cấp vật tư thiết bị quân sự của Mỹ cho các nước Đồng minh trong Thế chiến II là một chủ trương đối ngoại sáng suốt do Chính phủ của Tổng thống F. D. Roosevelt đề xuất và thực hiện, từng góp phần quan trọng giúp phe Dân chủ đánh thắng phe Phát xít, đồng thời nâng cao đáng kể vị thế của nước Mỹ trên chính trường thế giới trong và sau Thế chiến II.

Ý tưởng của Chương trình Vay-Thuê ra đời trong hoàn cảnh rất khó khăn, khi đa số dân Mỹ hồi ấy tán thành quan điểm cho rằng chớ bao giờ để nước mình bị lôi cuốn vào các tranh chấp địa chính trị ở bên ngoài Tây bán cầu. Dưới sức ép của các nghị sĩ theo chủ nghĩa biệt lập được đông đảo cử tri hậu thuẫn, Quốc hội Mỹ đã lần lượt thông qua 3 Đạo luật Trung lập (Neutrality Acts) vào các năm 1935, 1936 và 1937, bất chấp một thực tế là trong thời kỳ đó ngọn lửa chiến tranh ở châu Âu do chủ nghĩa phát xít nhen nhóm đang bốc lên ngày một cao. Continue reading “Vai trò Chương trình Vay-Thuê của Mỹ trong Thế chiến II”