21/02/1918: Quân Đồng minh Hiệp ước đánh chiếm Jericho

Nguồn: Allied troops capture Jericho, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rạng sáng ngày này năm 1918, lực lượng Đồng minh Hiệp ước gồm lục quân Anh và kỵ binh Úc đã chiếm được thành phố Jericho ở Palestine sau trận chiến kéo dài ba ngày với quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Được chỉ huy bởi Tướng Anh Edmund Allenby, quân Hiệp ước bắt đầu cuộc tấn công vào thứ Ba, ngày 19/02, ở ngoại ô Jerusalem. Mặc dù chiến đấu với điều kiện thời tiết bất lợi và phải đối đầu với kẻ thù là người Thổ đầy quyết tâm, họ vẫn có thể di chuyển gần 20 dặm về phía Jericho chỉ trong vòng ba ngày. Continue reading “21/02/1918: Quân Đồng minh Hiệp ước đánh chiếm Jericho”

Nhật ký Bắc Kinh (26/10/20): TQ khơi dậy tinh thần ‘Kháng Mỹ viện Triều’

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm Chủ nhật (25/10/2020), tôi đến Bảo tàng Quân sự Cách mạng Nhân dân Trung Hoa ở tây Bắc Kinh để xem một cuộc triển lãm mới.

Buổi triển lãm tập trung vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày cử chí nguyện quân Trung Quốc sang tham gia Chiến tranh Triều Tiên. Tôi có đặt vé và đến trước giờ mở cửa lúc 10 giờ sáng, nhưng người ta đã xếp hàng dài mấy trăm mét. Lần đầu tiên tôi phải xếp hàng dài kể từ khi coronavirus bùng phát.

“Hãy thể hiện tinh thần ‘Kháng Mỹ Viện Triều’ vĩ đại và nỗ lực vì công cuộc tái thiết vĩ đại của dân tộc Trung Hoa.” Một tấm biển khổng lồ mang khẩu hiệu này được đặt ngay trước bảo tàng, thu hút sự chú ý của du khách. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (26/10/20): TQ khơi dậy tinh thần ‘Kháng Mỹ viện Triều’”

20/02/1864: Trận Olustee trong Nội chiến Hoa Kỳ

Nguồn: Battle of Olustee, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, trong Trận Olustee, cuộc xung đột lớn nhất diễn ra ở Florida trong Nội chiến, một lực lượng của phe Hợp bang miền Nam dưới quyền Tướng Joseph Finegan đã đánh bại một đội quân do Tướng Truman Seymour chỉ huy. Chiến thắng đã giúp quân miền Nam kiểm soát vùng nội địa Florida trong suốt thời gian còn lại của cuộc chiến.

Olustee là cao trào trong cuộc xâm lược của Liên minh miền Bắc vào Florida vài tuần trước đó. Tướng Quincy Gilmore, tư lệnh Bộ chỉ huy miền Nam của phe Liên minh, điều động Seymour đến Jacksonville vào ngày 07/02. Quân đội của Seymour đã chiếm được thị trấn và bắt đầu gửi kỵ binh đột kích đến Lake City và Gainesville. Theo ngay sau đoàn quân là John Hay, thư ký riêng của Tổng thống Abraham Lincoln. Hay bắt đầu ban hành lời tuyên thệ trung thành cho cư dân trong nỗ lực thành lập một chính phủ Cộng hòa mới tại tiểu bang, để kịp cử đại biểu tham dự đại hội đảng năm 1864. Theo kế hoạch tái thiết của tổng thống, một chính phủ tiểu bang mới có thể được thành lập khi 10% dân số trong độ tuổi bỏ phiếu trước chiến tranh của tiểu bang đã tuyên thệ trung thành với đảng. Continue reading “20/02/1864: Trận Olustee trong Nội chiến Hoa Kỳ”

Đại Việt dưới thời vua Trần Anh Tông (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng, năm Hưng Long thứ 13 [26/1-23/2/1305], lập con là Mạnh làm Đông cung thái tử:

Trước đây, những người con do phi tần hậu cung sinh ra, phần nhiều không nuôi được. Đến khi sinh con thứ tư tên là Mạnh, nhà vua nhờ Thụy Bảo công chúa nuôi giúp, Thụy Bảo lại ký thác Trần Nhật Duật nuôi, Nhật Duật hết lòng nuôi nấng. Nay lập làm Đông cung thái tử, nhà vua thân làm bài “Dược thạch châm[1] ban cho.” Cương Mục, Chính Biên, quyển 8.

Tháng 6, năm Hưng Long thứ 14 [11/7-9/8/1306], gả Huyền Trân công chúa cho chúa Chiêm Thành là Chế Mân, Chế Mân đem dâng đất châu Ô và châu Lý [Quảng Trị, Thừa Thiên]: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Trần Anh Tông (P3)”

Thế giới hôm nay: 19/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nhà lập pháp Dân chủ đã trình chương trình nhập cư của Tổng thống Joe Biden ra Quốc hội. Kế hoạch này sẽ tạo ra con đường trở thành công dân cho nhiều người trong số 11 triệu người nhập cư không giấy tờ đang sống ở Mỹ, giúp họ dễ dàng hòa nhập với các thành viên gia đình khác đã ổn định và cho phép nhiều người nước ngoài đến làm việc hơn. Cần có mười phiếu ủng hộ từ đảng Cộng hòa để luật có thể được Thượng viện thông qua.

Dự kiến một xe tự hành có tên Perseverance sẽ đáp xuống sao Hỏa vào lúc 20:55 GMT ngày 18 tháng 2 để nghiên cứu các mẫu đất đá của hành tinh này. Chiếc xe, có biệt danh “Percy”, đã vượt hành trình dài 470 triệu km sau khi được NASA phóng lên vũ trụ vào tháng 7 năm 2020. Các sứ mệnh sao Hỏa tương tự của UAE và Trung Quốc cũng được phóng vào năm ngoái. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/02/2021”

Chính quyền Biden cần làm gì để đáp lại chiến lược BRI của Trung Quốc?

Nguồn: Jim Webb, “An American Belt and Road Initiative?”, WSJ,  17/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Tổng thống Biden tuần trước đã thông báo thành lập một nhóm công tác thuộc Lầu Năm Góc nhằm xem xét lại chính sách quân sự đối với Trung Quốc, tuyên bố rằng Mỹ sẽ “đối mặt với thách thức Trung Quốc” và “giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh trong tương lai.” Nếu xét thành phần của nhóm, rõ ràng nhóm sẽ tìm cách chuyển chính sách của Hoa Kỳ theo hướng chú trọng hơn vào các giải pháp ngoại giao. Nhưng khi xác định chiến lược quốc gia tương lai của Mỹ, chính quyền mới nên tiến thêm một bước nữa.

Chiến lược dài hạn của Trung Quốc vượt ra ngoài các vấn đề về chính sách thương mại, cạnh tranh nước lớn, phổ biến vũ khí hạt nhân và mở rộng quân sự. Điều quan trọng nhất trong cuộc tranh luận mở là việc Trung Quốc theo đuổi các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ ở các nước đang phát triển, nơi họ tìm cách củng cố các mối quan hệ lâu dài. Các mối quan hệ kinh tế và ngoại giao này là sự mở rộng quyền lực — trong đó sự can dự của quân đội và an ninh Trung Quốc được biện minh là nhằm bảo vệ lợi ích của nước này. Continue reading “Chính quyền Biden cần làm gì để đáp lại chiến lược BRI của Trung Quốc?”

18/02/2010: WikiLeaks bắt đầu công bố các tài liệu mật

Nguồn: WikiLeaks publishes the first documents leaked by Chelsea Manning, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2010, một trang web khi ấy còn tương đối ít nổi tiếng tên là WikiLeaks đã công bố một bức điện ngoại giao bị rò rỉ, trong đó ghi lại chi tiết các cuộc thảo luận giữa các nhà ngoại giao Mỹ và các quan chức chính phủ Iceland. Vụ rò rỉ tài liệu “Reikjavik13” hầu như không được công chúng biết đến, nhưng nó chỉ mới là văn bản đầu tiên trong số gần 750.000 tài liệu nhạy cảm do Chelsea Manning (trong hình) gửi tới WikiLeaks. Manning hiện được coi là một trong những “người tố giác” nhiều nhất và quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ, khi những rò rỉ của cô làm sáng tỏ những hành động tàn bạo của lực lượng vũ trang Mỹ, vẽ nên một bức tranh toàn cảnh ảm đạm về cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan và làm xấu mặt rất nhiều giới chức ngoại giao của Mỹ. Continue reading “18/02/2010: WikiLeaks bắt đầu công bố các tài liệu mật”

Thế giới hôm nay: 18/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

EU đồng ý mua 150 triệu liều vắc xin covid-19 của Moderna trong năm 2021, với tùy chọn mua thêm 150 triệu liều nữa trong năm 2022. Thỏa thuận này, vốn có thể giúp tăng gấp ba lần số 160 triệu liều vắc xin Moderna đã mua, được đưa ra sau khi khối bị chỉ trích vì chậm triển khai vắc-xin và vì vụ tranh cãi với Pfizer xoay quanh vấn đề chậm trễ phân phối vắc-xin Pfizer-BioNTech.

Các tay súng đã đột kích vào một trường nội trú ở miền bắc Nigeria. Theo các quan chức nhà nước, nhóm này đã giết chết một trẻ em và bắt cóc ít nhất 26 học sinh cùng một chục người lớn. Vẫn chưa rõ động cơ của họ, mặc dù các vụ bắt cóc đòi tiền chuộc không phải là hiếm ở Nigeria, và trường học thường xuyên là mục tiêu. Tổng thống Muhammadu Buhari đã triển khai lực lượng an ninh đến hỗ trợ các nỗ lực giải cứu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/02/2021”

Việt Nam Cộng hòa đã tự chuốc lấy thất bại như thế nào?

Nguồn: Sean Fear, How South Vietnam Defeated Itself, The New York Times, 23/02/2018

Người dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rạng sáng ngày 30/01/1968, những quả tên lửa đầu tiên của lực lượng Cộng sản bất ngờ đánh vào các tỉnh lỵ trên khắp miền Nam Việt Nam. Rất nhanh sau đó, một cuộc tấn công trên bộ nổ ra trên khắp cả nước, và đến sáng hôm sau, phần lớn các đô thị miền Nam đã bị bao vây, bao gồm Đài Phát thanh Sài Gòn, Bộ Chỉ huy Quân lực Việt Nam Cộng hòa và thậm chí cả Đại sứ quán Mỹ. Trên các tờ báo địa phương, “Năm của Cát” (Year of Sand) – theo hình ảnh các bao cát chặn trước cửa nhà hay cửa sổ – đã thực sự bắt đầu.

Tại Mỹ, đợt tấn công, được gọi là trận Tết Mậu Thân, thường được nhớ đến như một bước ngoặt tâm lý, thời điểm mà Tổng thống Johnson được cho là đã đánh mất niềm tin của phát thanh viên đài CBS, Walter Cronkite – và nói rộng hơn, là niềm tin của toàn thể công chúng Mỹ. Thật vậy, dù phe Cộng sản bị tổn thất đáng kể về nhân lực và tinh thần, mâu thuẫn giữa những lời hứa hão huyền của giới chức Mỹ và hình ảnh cuộc tấn công đẫm máu xuất hiện trên truyền hình đã chẳng bao giờ được hóa giải. Tuy nhiên, tác động chính trị của Tết Mậu Thân lên Việt Nam Cộng hòa cũng giữ vai trò quan trọng không kém trong việc xác định kết quả sau cùng của cuộc chiến. Continue reading “Việt Nam Cộng hòa đã tự chuốc lấy thất bại như thế nào?”

Thế giới hôm nay: 17/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quân đội Myanmar đưa ra một lời buộc tối mới đối với bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo chính phủ dân cử của nước này, và là người bị lật đổ trong một cuộc đảo chính hai tuần trước, tại một phiên tòa trực tuyến được tổ chức bí mật. Bà bị cho là đã vi phạm luật phòng chống thiên tai của đất nước. Cáo buộc trước đó liên quan đến tội danh nhập khẩu trái phép máy bộ đàm.

Hai nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Hồng Kông nhận tội liên quan đến các cuộc biểu tình chống việc chính phủ Trung Quốc gia tăng kiểm soát lãnh thổ này hồi tháng 8 năm 2019. Bảy người khác, bao gồm nhà tài phiệt truyền thông Jimmy Lai, không nhận tội. Tất cả chín người đều đối mặt tội danh tổ chức và cố ý tham gia tụ tập trái phép. Mỗi tội danh có mức án tù tối đa năm năm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/02/2021”

Tìm hiểu tục đa thê từ góc độ tôn giáo

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Đầu tháng 4/2008, dư luận Mỹ xôn xao trước tin chính quyền bang Texas tiến hành điều tra nạn lạm dụng tình dục trẻ em trong trang trại của giáo phái Fundamentalist Church of Latter Day Saints (FLDS) ở thị trấn El Dorado. Cảnh sát đã xông vào trang trại này sau khi nhận được yêu cầu xin giải cứu của một em gái 16 tuổi vừa sinh con với lão chồng 50 tuổi mà cô bé bị ép lấy (theo luật của bang Texas, phụ nữ dưới 16 tuổi không được phép kết hôn, dù được cha mẹ đồng ý). Họ giải cứu được 439 em gái dưới 18 tuổi và 60 phụ nữ, và tạm giữ 400 tín đồ để thẩm vấn.

Chủ trại là Warren Jeffs, trùm giáo phái FDLS, tháng 8/2006 từng bị Toà án bang Utah kết án 10 năm tù vì tội đồng loã hiếp dâm khi ép một cô gái 14 tuổi phải kết hôn với người anh họ 19 tuổi, gã này còn đang hầu toà ở bang Arizona về các tội khác. Viện cớ là “hậu duệ” của Chúa Jesus và Josepth Smith (người sáng lập đạo Mormon), do đó phải có nhiều vợ để bảo tồn “dòng máu linh thiêng”, Jeffs mới ngoài 50 tuổi đã có 70 vợ và hơn 100 con. Dư luận cho rằng lâu nay chính quyền địa phương đã làm ngơ để Jeffs công khai thực thi chế độ đa thê bất hợp pháp; họ đòi cấm giáo phái này. Năm 2011, Warren Jeffs bị kết án tù chung thân. Continue reading “Tìm hiểu tục đa thê từ góc độ tôn giáo”

16/02/1878: Mỹ quay lại đúc tiền bằng bạc

Nguồn: Silver dollars made legal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1878, với sự ủng hộ mạnh mẽ từ các công ty mỏ và nông dân miền Tây, Đạo luật Bland-Allison – đạo luật mở đường cho việc đúc tiền bạc trở lại – đã chính thức được ban hành thành luật.

Xung đột và tranh cãi xung quanh việc đúc tiền bằng bạc là điều khó hiểu đối với hầu hết người Mỹ hiện đại, nhưng vào cuối thế kỷ 19, đó là một chủ đề nhận được sự quan tâm về cả chính trị và kinh tế. Ngày nay, giá trị của đồng đô la Mỹ về cơ bản được bảo đảm bằng niềm tin vào sự ổn định của chính phủ, nhưng trong suốt thế kỷ 19, tiền thường được neo giữ bởi các giá trị thực tế bằng bạc và vàng, được gọi là chế độ “song bản vị”. Người Mỹ cho đúc cả tiền vàng và tiền bạc. Continue reading “16/02/1878: Mỹ quay lại đúc tiền bằng bạc”

Tại sao đồng đô la Mỹ giảm giá giữa đại dịch?

Nguồn: Why has the dollar weakened during the pandemic?”, The Economist, 04/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Kể  từ khi lên đỉnh cao nhất vào tháng 3 năm 2020, đồng đô la Mỹ đã mất hơn một phần mười giá trị so với đồng euro, cũng như giảm giá so với các đồng tiền nổi bật khác (như đồng yên Nhật và bảng Anh). Điều gì giải thích cho sự sụt giảm này trong khi các tài sản khác của Mỹ, đặc biệt là cổ phiếu, đã hoạt động rất tốt?

Giá trị của đồng đô la được quan tâm bên ngoài Hoa Kỳ vì nó vẫn là đồng tiền thống trị thế giới. Khoảng một nửa hàng hóa xuất khẩu của thế giới được lập hóa đơn bằng đồng đô la Mỹ mặc dù Mỹ chỉ chiếm một phần mười thương mại quốc tế. Các ngân hàng trung ương trên thế giới giữ hơn 60% dự trữ ngoại hối của họ bằng đô la Mỹ. Quan trọng hơn, khoảng một nửa số khoản vay ngân hàng xuyên biên giới và một phần tương tự trái phiếu quốc tế được định danh bằng đồng đô la. Continue reading “Tại sao đồng đô la Mỹ giảm giá giữa đại dịch?”

14/02/1943: Trận Đèo Kasserine

Nguồn: Battle of the Kasserine Pass, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Tướng Đức Erwin Rommel và Quân đoàn Phi Châu (Afrika Korps) của ông đã phát động một cuộc tấn công nhằm vào phòng tuyến của Đồng Minh ở Tunisia, Bắc Phi. Đèo Kasserine là địa điểm chứng kiến thất bại lớn đầu tiên của Mỹ trong Thế chiến II.

Tướng Erwin Rommel được cử đến Bắc Phi vào tháng 02/1942 cùng Quân đoàn Phi Châu mới thành lập để giúp Italia – đồng minh phe Trục – không bị mất thêm lãnh thổ trong khu vực vào tay người Anh. Bất chấp kỹ năng quân sự của mình, cho đến thời điểm đó, Rommel đã không thể làm gì hơn ngoài việc xoay sở rút lui để bảo toàn lực lượng của mình, nhưng Trận Đèo Kasserine cuối cùng đã thể hiện khả năng chiến lược thiên tài của “Cáo Sa mạc.” Continue reading “14/02/1943: Trận Đèo Kasserine”

Trung Quốc có thực sự phạm tội ‘diệt chủng’ ở Tân Cương?

Nguồn: “Genocide” is the wrong word for the horrors of Xinjiang”, The Economist, 13/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi Ronald Reagan kêu gọi “hãy phá bỏ bức tường này”, mọi người đều biết ý của ông là gì. Có một bức tường ở đó. Nó đã giam cầm người dân Đông Đức. Nó đã phải bị dỡ xuống. Rồi đến một ngày, điều đó đã xảy ra. Trong cuộc đấu tranh giữa dân chủ và độc tài, điều cốt yếu là các nền dân chủ phải nói lên sự thật bằng một ngôn ngữ đơn giản. Các chế độ độc tài sẽ luôn dối trá và ngụy tạo để che giấu bản chất thật của họ. Còn các nền dân chủ có thể nói đúng thực tế. Hãy nhớ tới điều này khi quyết định nên gọi cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc là gì. Vào ngày cuối cùng tại vị, Ngoại trưởng của Donald Trump, Mike Pompeo, đã gọi đó là “diệt chủng”. Mặc dù Joe Biden đã không sử dụng thuật ngữ đó trong tuần này khi nói chuyện lần đầu tiên với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng chính quyền của ông đã lặp lại từ đó và các nhà lập pháp ở Anh cũng đang định làm như vậy. Nhưng thuật ngữ đó có chính xác không? Continue reading “Trung Quốc có thực sự phạm tội ‘diệt chủng’ ở Tân Cương?”

13/02/1984: Chernenko trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô

Nguồn: Chernenko becomes general secretary, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, sau cái chết của Yuri Andropov bốn ngày trước đó, Konstantin Chernenko đã chính thức trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, vị trí có quyền lực tối thượng ở nước này. Chernenko là người cuối cùng trong số những lãnh đạo cộng sản Nga chủ trương áp dụng đường lối “cứng rắn” trước khi Mikhail Gorbachev lên nắm quyền vào năm 1985.

Trước khi trở thành Tổng bí thư, Chernenko ít được biết đến bên ngoài Liên Xô. Sinh năm 1911, ông hoạt động trong các tổ chức cộng sản ở Nga vào cuối những năm 1920. Năm 1931, ông chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô. Ông trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực tuyên truyền và từng giữ một số chức vụ cấp thấp trong chính phủ trong thập niên 1940. Vận may của ông thay đổi đáng kể sau khi ông quen Leonid Brezhnev vào những năm 1950. Continue reading “13/02/1984: Chernenko trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô”

Nhật ký Bắc Kinh (23/10/20): Khách sạn lưu giữ nhiều bí mật của TQ

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khách sạn Jingxi (Kinh Tây), nằm cách Thiên An Môn khoảng 8 km về phía tây, đang được canh gác bởi binh sĩ trong trang phục rằn ri và được bao quanh bởi những bức tường cao có dây kẽm gai. Đây có lẽ là khách sạn được bảo vệ nghiêm ngặt nhất ở Trung Quốc.

Khi lái xe qua đây vào chiều thứ Tư (21/10/2020), tôi thấy có nhiều cảnh sát hơn mọi khi, bên cạnh các binh sĩ. Chắc chắn họ đang bảo vệ ai đó quan trọng. Tôi không thấy được nhiều, nhưng ít nhất tôi đọc được những tấm biển lớn treo ở lối vào phía trước. “Đảng Cộng sản Trung Quốc muôn năm” và “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muôn năm.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (23/10/20): Khách sạn lưu giữ nhiều bí mật của TQ”

Giới sử học Trung Quốc nói gì về nguồn gốc người Việt?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Giới sử học Trung Quốc xưa nay đều quan tâm vấn đề nguồn gốc dân tộc Kinh Việt Nam. “Học báo Đại học Dân tộc Quảng Tây” số tháng 10/2008 có đăng bài của Hoàng Thế Kiệt viết về các nhầm lẫn trong nghiên cứu vấn đề trên. Nói chung báo Trung Quốc rất hiếm bài viết về Việt Nam, vì thế chúng tôi xin giới thiệu tóm lược bài này. Các phần ghi trong ngoặc vuông là của người dịch. Tác giả Hoàng Thế Kiệt (1968-) người dân tộc Hán, là Nghiên cứu viên Đại học Dân tộc Quảng Tây, thuộc nhóm giữ quan điểm cho rằng người Kinh Việt Nam có nguồn gốc là người Lạc Việt cổ ở Trung Quốc – là quan điểm đang được tranh cãi. Ngoài ra, do nhiều lý do, không ít người Trung Quốc hiện nay còn hiểu sai về lịch sử và con người Việt Nam. Continue reading “Giới sử học Trung Quốc nói gì về nguồn gốc người Việt?”

11/02/1970: Nhật Bản phóng vệ tinh đầu tiên

Nguồn: Japan launches its first satellite, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, từ Trung tâm Vũ trụ Kagoshima trên bờ biển phía đông của Bán đảo Ohsumi, Ohsumi, vệ tinh đầu tiên của Nhật Bản, đã được phóng thành công vào quỹ đạo Trái đất. Thành tựu này đã đưa Nhật Bản trở thành cường quốc vũ trụ thứ tư trên thế giới, sau Liên Xô năm 1957, Hoa Kỳ năm 1958 và Pháp năm 1965. Continue reading “11/02/1970: Nhật Bản phóng vệ tinh đầu tiên”

Một số tài liệu tham khảo về tư duy đối ngoại Việt Nam

Lời giới thiệu: Để tìm hiểu chính sách đối ngoại của một quốc gia, việc phân tích các bài viết, tuyên bố, phát biểu, trả lời phỏng vấn… của các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của quốc gia đó đóng một vai trò rất quan trọng. Để giúp độc giả nắm bắt rõ hơn tư duy đối ngoại của Việt Nam hiện nay, chúng tôi tổng hợp và chia sẻ lại một số bài viết như vậy của các lãnh đạo, nhà ngoại giao chủ chốt của Việt Nam hiện nay để bạn đọc tiện tham khảo. Continue reading “Một số tài liệu tham khảo về tư duy đối ngoại Việt Nam”