09/02/1960: Người thừa kế hãng bia Coors bị bắt cóc

Nguồn: Coors brewery heir is kidnapped, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, Adolph Coors đã biến mất khi đang lái xe đi làm từ nhà mình ở Morrison, Colorado. Cháu trai của người sáng lập hãng Coors đồng thời là chủ tịch của nhà máy bia tại Golden, Colorado, đã bị bắt cóc và đòi tiền chuộc trước khi bị bắn chết. Bằng chứng xung quanh vụ việc đã dẫn đến một trong những cuộc truy lùng lớn nhất của FBI: cuộc truy lùng Joe Corbett.

Corbett, một học giả Fulbright tại Đại học Oregon, đang chuẩn bị theo học trường y thì vào năm 1951, anh ta vướng vào một vụ gây lộn với một trung sĩ Không quân. Trong lúc ẩu đả, anh đã bắn chết người đàn ông kia và cuối cùng phải nhận tội giết người cấp độ hai. Corbett bị giam vài năm ở nhà tù San Quentin trước khi được chuyển đến một cơ sở có an ninh tối thiểu, nơi anh ta dễ dàng trốn thoát và bắt đầu sống dưới tên giả là Walter Osborne. Continue reading “09/02/1960: Người thừa kế hãng bia Coors bị bắt cóc”

Thế giới hôm nay: 09/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giá trị bitcoin lên cao kỷ lục sau khi có thông tin Tesla đã đầu tư 1,5 tỷ đô la vào loại tiền điện tử này. Nhà sản xuất ô tô điện của Elon Musk cũng sẽ chấp nhận bitcoin làm phương thức thanh toán mua xe của họ, một trong những tuyên bố hậu thuẫn bitcoin lớn nhất cho đến nay bởi một công ty Mỹ nổi tiếng.

Trong khi đó, cổ phiếu Hyundai và công ty con Kia mất giá sau khi nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc thừa nhận họ “không đàm phán” hợp tác với Apple để cùng nhau sản xuất xe hơi. Cổ phiếu của hai công ty đã tăng vọt hồi tháng 1 do tin đồn gã khổng lồ công nghệ Mỹ đang xem xét hợp tác với họ nhằm phát triển và sản xuất xe điện tự hành. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/02/2021”

Thách thức chờ đón thủ tướng tiếp theo của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Các mục tiêu mới, đầy tham vọng cho kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Và việc đề bạt ông Phạm Minh Chính đảm nhiệm vị trí thủ tướng tiếp theo nhằm góp phần biến những kế hoạch này thành hiện thực – bất chấp việc ông không có nhiều kinh nghiệm quản lý kinh tế ở cấp quốc gia.

Đây là những kết quả đáng chú ý của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) bế mạc vào thứ Hai tuần trước.

Đại hội đã thông qua kế hoạch đầy tham vọng là đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và một nền kinh tế phát triển thu nhập cao vào năm 2045. Ngoài ra, đảng cũng đặt mục tiêu đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình từ 6,5 đến 7% trong năm năm tới. Continue reading “Thách thức chờ đón thủ tướng tiếp theo của Việt Nam”

Thế giới hôm nay: 08/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hàng chục nghìn người đã xuống đường ở Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, và các nơi khác để phản đối cuộc đảo chính quân sự gần đây lật đổ bà Aung San Suu Kyi, nhà lãnh đạo trên thực tế của đất nước. Các cuộc biểu tình phần lớn vẫn diễn ra trong hòa bình, với những người tham gia mặc đồ đỏ và giơ ba ngón tay thể hiện ủng hộ Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Suu Kyi.

Khoảng 125 người mất tích và có nguy cơ thiệt mạng sau khi một tảng băng trượt lở đâm vào một con đập ở bang Uttarakhand, miền bắc Ấn Độ, khiến nó bị sập. Vụ vỡ đập có thể đã giết chết khoảng 50 người làm việc tại đây và làm ngập các ngôi làng ở hạ lưu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/02/2021”

‘Thời đại Đông Á’ của khoa học kỹ thuật đang tới nhanh

Tác giả: Akito Arima | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong tương lai không xa, các nước vùng Đông Á như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, nhất là Trung Quốc, sẽ xuất hiện nhiều nhà khoa học và cán bộ kỹ thuật tài giỏi, hơn nữa, nhất định sẽ giành được nhiều giải Nobel – một thời đại như thế đang tiến nhanh tới chúng ta.

Trong cuốn “Lịch sử khoa học kỹ thuật Trung Quốc” của Needham, tác giả có đưa ra “Câu hỏi Needham” nổi tiếng: Vì sao từ thời cổ cho tới thế kỷ 15, khoa học kỹ thuật Trung Quốc đi trước Tây Âu, nhưng vào khoảng trước sau thế kỷ 16, khoa học kỹ thuật cận đại lại không phát sinh ở nước này ? Nói cách khác, vì sao Galileo Galilei lại không xuất hiện tại Trung Quốc? Continue reading “‘Thời đại Đông Á’ của khoa học kỹ thuật đang tới nhanh”

07/02/2002: Tổng thống Bush công bố ‘các sáng kiến dựa trên tín ngưỡng’

Nguồn: President George W. Bush announces plan for “faith-based initiatives”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2002, Tổng thống George W. Bush công bố kế hoạch tài trợ cho “các sáng kiến dựa trên tín ngưỡng” (faith-based initiatives).

Bush bắt đầu tại sự kiện Sáng Cầu nguyện Quốc gia (National Prayer Breakfast) được tổ chức trong phòng khiêu vũ của khách sạn Washington Hilton, nơi ông giải thích triết lý cơ bản đằng sau kế hoạch của mình. Ông nói, khi phục vụ người khác, chúng ta sẽ nhận ra cảm giác thỏa mãn sâu sắc trong mình. Và khi các hành động phục vụ được nhân lên, đất nước sẽ trở nên tốt lành hơn. Cuối ngày hôm đó, từ Phòng Bầu dục, ông đã thông báo chính sách mới trước sự chứng kiến của các thành viên hàng đầu của Quốc hội cùng báo giới. Continue reading “07/02/2002: Tổng thống Bush công bố ‘các sáng kiến dựa trên tín ngưỡng’”

Nhật ký Bắc Kinh (19/10/20): Viện Khổng Tử trong đối đầu Mỹ – Trung

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đức Thắng Môn (Deshengmen) ở phía bắc Bắc Kinh được xây dựng từ thế kỷ 15 và được thiết kế để không thể bị xuyên thủng. Công trình kiến ​​trúc từ thời nhà Minh còn được gọi là “cổng quân sự” vì quân đội triều đình sẽ xuất quân từ đây mỗi khi ra trận đánh giặc.

Gần đó là trụ sở chính của Viện Khổng Tử – các cơ sở giáo dục được chính phủ Trung Quốc thiết lập khắp thế giới để thúc đẩy việc giảng dạy tiếng Trung.

Trái ngược với Đức Thắng Môn, tòa nhà trụ sở Viện Khổng Tử trông hiện đại hơn. Và không giống như nhiều văn phòng chính phủ Trung Quốc khác, nó không có sự hiện diện an ninh nghiêm ngặt để khiến dân thường xa lánh. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (19/10/20): Viện Khổng Tử trong đối đầu Mỹ – Trung”

06/02/1943: Mussolini sa thải con rể của mình

Nguồn: Mussolini fires his son-in-law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, lo lắng về thái độ phản chiến ngày càng tăng của Bá tước Galeazzo Ciano, con rể của mình, Benito Mussolini đã quyết định loại Ciano khỏi vị trí người đứng đầu bộ ngoại giao Ý và tự mình đảm nhận nhiệm vụ này.

Ciano đã trung thành với chủ nghĩa phát xít kể từ những ngày đầu khi tham gia vào cuộc tuần hành ở Rome vào năm 1922, đánh dấu sự kiện phe Áo đen lên nắm quyền ở Ý. Ông tốt nghiệp Đại học Rome với bằng luật, rồi trở thành một nhà báo. Ngay sau đó, ông bắt đầu sự nghiệp trong đoàn ngoại giao của Ý, làm tổng lãnh sự tại Trung Quốc. Ông kết hôn với con gái của Mussolini, Edda, vào năm 1930; và kể từ đó Ciano nhanh chóng leo lên nấc thang chính trị: từ Trưởng Văn phòng Báo chí thành thành viên của Đại Hội đồng Phát xít, nhóm cố vấn nội bộ của Mussolini. Continue reading “06/02/1943: Mussolini sa thải con rể của mình”

Đại Việt dưới thời vua Trần Anh Tông (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 2 năm Hưng Long thứ 5 [1297], định rõ lại quy chế binh lính. Tuyển dân đinh người nào khỏe mạnh phải suốt đời làm lính, theo như phép cũ, không được làm quan. Các châu, quận chỗ nào trước gọi là giáp, nay đổi thành hương.

Nước Ai Lao đem quân xâm phạm, chiếm giữ sông Chàng Long, nhà vua sai Phạm Ngũ Lão kéo quân đến đánh úp, quân Ai Lao thua chạy. Tin thắng trận báo về triều, vua ban cho Ngũ Lão vân phù.[1]

Tháng 4, bổ dụng Trần Kiến làm Đại an phủ sứ ở kinh sư, kiêm chức quan Kiểm pháp: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Trần Anh Tông (P2)”

Thế giới hôm nay: 05/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi trả tự do cho nhà lãnh đạo Myanmar, Aung San Suu Kyi, người đã bị quân đội nước này phế truất vào hôm thứ Hai – nhưng không gọi sự can thiệp của quân đội là đảo chính hoặc lên án nó. Từ ngữ của bản tuyên bố chung dường như được thiết kế để Trung Quốc và Nga không phủ quyết. Ở Myanmar, các lãnh đạo quân đội đã chặn quyền truy cập Facebook để thúc đẩy “sự ổn định”.

Sau khi đảng Cộng hòa Mỹ từ chối trừng phạt Marjorie Taylor Greene, một nữ nghị sĩ nhiệm kỳ đầu từ Georgia, người lan truyền các thuyết âm mưu thù hận, đảng Dân chủ giờ quyết định hành động. Họ đã lên lịch bỏ phiếu một nghị quyết nhằm loại bà khỏi hai ủy ban quốc hội mà bà là thành viên. Và chỉ cần đa số tối thiểu để thông qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/02/2021”

Chính quyền Biden bước đầu thể hiện sự cứng rắn với Trung Quốc

Nguồn: Biden shows his hawkish side on China”, Financial Times, 31/01/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Sau nhiều tháng Đảng Cộng hòa lo ngại rằng Joe Biden sẽ mềm mỏng với Bắc Kinh, tân Tổng thống Mỹ đã nhận được lời khen ngợi bất ngờ từ một nhân vật diều hâu chống Trung Quốc hàng đầu sau chưa đầy hai tuần ở Nhà Trắng.

Robert O’Brien, cố vấn an ninh quốc gia cuối cùng của Donald Trump phát biểu tại một sự kiện của Viện Hòa bình Hoa Kỳ với người kế nhiệm, Jake Sullivan, rằng “Tổng thống Biden [và nhóm của ông] đang có một khởi đầu tuyệt vời trong vấn đề Trung Quốc”.

Sau bốn năm chính sách đầy biến động, các thành viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa kỳ vọng sẽ có một cách tiếp cận mang tính cấu trúc hơn dưới thời Biden. Tuy nhiên, các chuyên gia đang theo dõi sát sao các dấu hiệu cho thấy ông sẽ có thái độ diều hâu đến đâu trong mối quan hệ song phương quan trọng nhất của Hoa Kỳ. Continue reading “Chính quyền Biden bước đầu thể hiện sự cứng rắn với Trung Quốc”

04/02/1826: “Người Mohican Cuối cùng” được xuất bản

Nguồn: “The Last of the Mohicans” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1826, The Last of the Mohicans (Người Mohican Cuối cùng) của James Fenimore Cooper đã chính thức được xuất bản. Là một trong những cuốn tiểu thuyết sớm nhất viết về nước Mỹ, cuốn sách là phần thứ hai trong bộ năm tiểu thuyết được gọi chung là Leatherstocking Tales (Chuyện về những người hoang dã)

Cooper sinh năm 1789 tại New Jersey. Năm ông một tuổi, cả gia đình chuyển đến sống ở ngoại ô New York, nơi cha ông thành lập thị trấn biên giới Coopersville. Cooper theo học tại Yale nhưng đã quyết định gia nhập Hải quân sau khi bị đuổi khỏi trường vì một trò đùa. Khi Cooper khoảng 20 tuổi, cha ông qua đời, buộc ông phải tự nuôi lấy thân mình. Continue reading “04/02/1826: “Người Mohican Cuối cùng” được xuất bản”

Thế giới hôm nay: 04/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mario Draghi (trong hình), cựu thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu, chấp nhận lời đề nghị của Tổng thống Ý để thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc. Giuseppe Conte, người vừa từ chức thủ tướng vào tháng trước, đã không thể tập hợp được một chính phủ mới. Liên minh của cựu thủ tướng sụp đổ sau khi Matteo Renzi rời đi cùng đảng Italia Viva của ông. Ông Draghi giờ phải xây dựng được thế đa số ở nghị viện.

Trung Quốc từ chối thông qua nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án cuộc đảo chính ở Myanmar. Với tư cách ủy viên thường trực, Trung Quốc có quyền phủ quyết các nghị quyết. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc cho rằng họ ủng hộ hoặc chấp thuận cuộc đảo chính, khi quân đội Myanmar hạ bệ chính phủ dân sự của đất nước với lý do cuộc bầu cử tháng 11 không hợp pháp. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/02/2021”

Trung Quốc đồng hóa các dân tộc thiểu số qua giáo dục như thế nào?

Nguồn: Assimilation of Chinese minorities is not just a Uyghur thing”, The Economist, 30/01/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Đôi khi những chiến thắng dễ dàng lại nói lên nhiều điều nhất. Rất nhiều chính phủ sẵn sàng ra tay tàn nhẫn khi đối mặt với khủng bố hoặc các mối đe dọa thực sự đối với an ninh quốc gia. Tuy nhiên, khi một chế độ sử dụng toàn bộ sức mạnh của mình để áp đặt ý chí lên một nhóm không có khả năng phản kháng, thì đó là thời điểm làm lộ rõ nhiều điều. Một cuộc đối đầu không cân sức như vậy hiện đang diễn ra trên những khu đồi núi của châu tự trị Diên Biên (Yanbian) của dân tộc Triều Tiên, nằm gần biên giới giữa Trung Quốc với Triều Tiên. Continue reading “Trung Quốc đồng hóa các dân tộc thiểu số qua giáo dục như thế nào?”

Thế giới hôm nay: 03/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhóm pháp lý của Donald Trump lẫn phe Dân chủ tại Hạ viện Mỹ đang truy tố ông trong phiên tòa luận tội vào tuần tới đều đã nộp các bản tóm tắt lên Thượng viện. Các nghị sĩ Dân chủ cho rằng ông Trump đã kích động những người ủng hộ trở nên “điên cuồng” vào ngày 6 tháng 1, muốn “họ xông đến Điện Capitol” và yêu cầu họ “thể hiện sức mạnh”. Ông Trump phủ nhận cáo buộc; các luật sư của ông sẽ lập luận ông chỉ đơn giản thực hiện quyền tự do ngôn luận được quy định bởi hiến pháp.

Một thẩm phán Moskva phán quyết rằng Alexei Navalny, nhân vật đối lập hàng đầu của Nga, đã vi phạm các điều khoản của bản án treo 3 năm rưỡi kể từ 2014, và đã ra án tù cho ông. Vi phạm của ông Navalny là đã không quay về Nga ngay lập tức từ Đức, nơi ông hồi phục sau một vụ đầu độc, vụ việc mà Navalny và nhiều người khác nói là do tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ đạo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/02/2021”

Những vấn đề nào có thể làm quan hệ Việt – Mỹ chệch đường ray?

Nguồn: Derek Grossman, “How US-Vietnam Ties Might Go Off the Rails”, The Diplomat, 01/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Giờ đây, khi Hoa Kỳ và Việt Nam đã có dàn lãnh đạo mới, hai nước cần phải xem xét các bước tiếp theo trong quan hệ song phương. Trong bốn năm qua, chính quyền Trump đã tận dụng động lực được vun đắp bởi các chính quyền trước để làm sâu sắc hơn “quan hệ đối tác toàn diện” giữa Washington với Hà Nội, bao gồm cả trong lĩnh vực an ninh. Sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc trong những năm gần đây trên Biển Đông, nơi Việt Nam có tranh chấp chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc, càng giúp củng cố hơn nữa quan hệ đối tác Việt – Mỹ, biến mối quan hệ này thành một trong những điểm sáng tiêu biểu nhất trong chính sách đối ngoại của chính quyền Trump. Continue reading “Những vấn đề nào có thể làm quan hệ Việt – Mỹ chệch đường ray?”

02/02/1812: Người Nga thành lập Pháo đài Ross ở California

Nguồn: Russians establish Fort Ross in California, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1812, với hy vọng làm giàu từ miền Viễn Tây, người Nga đã cho thành lập Pháo đài Ross trên bờ biển phía bắc San Francisco.

Là một đế chế đang phát triển với đường bờ biển dài dọc theo Thái Bình Dương, Nga dường như có đủ khả năng dẫn đầu trong phong trào thuộc địa của phương Tây. Người Nga đã bắt đầu bành trướng sang lục địa Bắc Mỹ kể từ năm 1741, với một cuộc thám hiểm khoa học lớn tại Alaska. Trở về với tin tức về nguồn rái cá dồi dào, các nhà thám hiểm đã mở đầu cho khoản đầu tư của Nga vào ngành buôn bán lông thú Alaska và một số khu định cư lâu dài. Đầu thế kỷ 19, công ty do chính phủ làm chủ một phần, Russian-American Company (Công ty Nga-Mỹ), đã tích cực cạnh tranh với các công ty buôn bán lông thú của Anh và Mỹ xa đến tận phía nam bờ biển California – nơi nằm dưới quyền kiểm soát của Tây Ban Nha. Continue reading “02/02/1812: Người Nga thành lập Pháo đài Ross ở California”

Thế giới hôm nay: 02/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các chính phủ trên khắp thế giới, bao gồm Mỹ, đã lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar và kêu gọi thả bà Aung San Suu Kyi, nhà lãnh đạo trên thực tế của đất nước, cùng các thành viên khác trong đảng của bà. Biểu tình phản đối đảo chính cũng nổ ra ở một số thành phố nước ngoài. Hôm qua, các tướng lĩnh Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm và cắt liên lạc ở các thành phố lớn, với lý do cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái.

Israel đã giao 2.000 liều vắc xin covid-19 của Moderna cho người Palestine ở Bờ Tây bị chiếm đóng. Israel đang dẫn đầu trong vấn đề tiêm chủng khi gần 20% dân số nước này đã được tiêm cả hai mũi Pfizer-BioNTech. Nhưng không có chương trình tiêm chủng nào ở Bờ Tây hay ở Gaza. Israel đã hứa chia sẻ 5.000 liều, dù lãnh thổ Palestine có dân số hơn 4 triệu người. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/02/2021”

Đảo chính ở Myanmar làm đảo ngược một nền dân chủ mong manh

Nguồn: Myanmar coup reverses a fragile democracy”, Financial Times, 02/02/2021.

Người dịch: Phan Nguyên

Cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar là một sự đảo ngược đáng buồn đối với con đường dân chủ ở một trong những đất nước nghèo nhất châu Á và toàn cầu. Chắc chắn, quá trình chuyển đổi hướng tới các quyền tự do chính trị lớn hơn trong thập niên qua ở đây còn nhiều thiếu sót và chưa hoàn thiện. Hình ảnh quốc tế của lãnh đạo nước này, Aung San Suu Kyi, đã bị làm hoen ố bởi bà bảo vệ cuộc đàn áp quân sự năm 2017 chống lại người Hồi giáo Rohingya. Tuy nhiên, dường như đi ngược lại xu hướng ở những nơi khác, Myanmar dường như là một trong số ít nơi mà bước tiến của dân chủ vẫn tiếp tục – bao gồm cả trong cuộc bầu cử quốc hội mới nhất diễn ra vào tháng 11 năm ngoái. Nhưng khi năm 2021 mới chỉ trôi qua được một tháng, tiến trình này đã bị chặn đứng. Continue reading “Đảo chính ở Myanmar làm đảo ngược một nền dân chủ mong manh”

Thế giới hôm nay: 01/02/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lực lượng an ninh Nga đã bắt giữ hơn 5.000 người trên khắp nước này vì biểu tình phản đối vụ bắt giữ Alexei Navalny. Navalny gần đây đã bị bắt sau khi trở về từ bệnh viện ở nước ngoài. Ông bị đầu độc bằng chất độc thần kinh và cáo buộc các điệp viên chính phủ Nga làm việc này. Trong khi đó, các nhà lập pháp Na Uy đề cử ông Navalny cho giải Nobel Hòa bình năm nay.

Anh sẽ đánh dấu kỷ niệm một năm đầu tiên rời EU bằng việc đăng ký tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết việc tham gia vào thỏa thuận sẽ chứng minh nước này vẫn là “một bên đấu tranh nhiệt tình cho thương mại tự do toàn cầu”. Song những người phản đối nói việc tham gia khối  thương mại gồm 11 nước – bao gồm Úc, Canada và Nhật Bản – khó mang lại cho họ lợi ích kinh tế ngay lập tức. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/02/2021”