Trận Mậu Thân có thực sự là một bất ngờ?

Nguồn: Tom Glenn, “Was the Tet Offensive Really a Surprise?”, The New York Times, 03/11/2017.

Người dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng 

Tôi đã học được bài học cay đắng trong Chiến tranh Việt Nam, rằng khi tình báo bị bỏ qua, sẽ có người phải thiệt mạng. Tôi dành phần lớn thời gian cuộc chiến trong hàng ngũ Cục An ninh Quốc gia (NSA), thường là bí mật. Hết lần này đến lần khác, tôi và các đồng nghiệp của mình cảm thấy chúng tôi chính là Cassandra, công chúa thành Troy có năng lực tiên tri nhưng lại bị nguyền rủa để không một ai tin lời nàng. Một ví dụ là Trận Đắk Tô. 

Đến thời điểm năm 1967, phần lớn giao tranh ở miền Nam Việt Nam đều tập trung ở Tây Nguyên, khu vực miền núi dọc biên giới Lào – Campuchia bao gồm các tỉnh Kon Tum, Pleiku và Đắk Lắk. Lực lượng quân sự Mỹ đã bị lôi kéo đến khu vực này vì hai lý do. Continue reading “Trận Mậu Thân có thực sự là một bất ngờ?”

30/09/1889: Hiến pháp Wyoming trao quyền bầu cử cho phụ nữ

Nguồn: Wyoming legislators write the first state constitution to grant women the vote, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1889, hội nghị toàn bang Wyoming đã thông qua hiến pháp với một điều khoản cho phép phụ nữ được quyền bầu cử. Chính thức gia nhập liên bang Hoa Kỳ vào năm 1890, Wyoming đã trở thành bang đầu tiên trong lịch sử nước này cho phép công dân nữ của mình bỏ phiếu.

Việc Wyoming – một tiểu bang miền tây xa xôi – trở thành nơi đầu tiên chấp nhận quyền bầu cử của phụ nữ là một điều bất ngờ. Các nhà vận động hàng đầu như Susan B. Anthony và Elizabeth Cady Stanton là công dân của các bang phía Đông, và họ cho rằng bang của mình – vốn tiến bộ hơn – sẽ là một trong những bang đầu tiên hưởng ứng cuộc vận động vì quyền bầu cử bình đẳng. Tuy nhiên, người dân và các chính trị gia của ngày càng nhiều bang phía Tây lại tỏ ra ủng hộ hơn so với các bang phía Đông. Continue reading “30/09/1889: Hiến pháp Wyoming trao quyền bầu cử cho phụ nữ”

Thế giới hôm nay: 30/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Xung đột giữa ArmeniaAzerbaijan leo thang khi cả hai đều tuyên bố đã bắn qua biên giới và Armenia nói một máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh của Azerbaijan, đã bắn hạ bởi một trong các máy bay chiến đấu của họ trên không phận Armenia. Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan phủ nhận. Vụ việc xảy ra trong bối cảnh các cuộc đụng độ giữa Armenia và Azerbaijan ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh, nơi gần 100 người đã chết những ngày gần đây. Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ Azerbaijan trong cuộc xung đột; Nga kêu gọi ngừng bắn.

Sheikh Sabah al-Ahmad al-Sabah, quốc vương Kuwait, qua đời ở tuổi 91. Ông giữ chức ngoại trưởng trong gần 40 năm, thường làm hòa giải trong các tranh chấp ở khu vực, trước khi trở thành quốc vương vào năm 2006. Em trai cùng cha khác mẹ của ông, Sheikh Nawaf al-Ahmed, 83 tuổi, được cho là sẽ kế nhiệm ông. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/09/2020”

Liệu phong trào sinh viên Thái Lan có thể thành công?

Nguồn: Duncan Mccargo, Can Thailand’s Protest Movement Broaden Its Appeal?, Foreign Policy, 25/9/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Muốn thành công, người biểu tình sẽ phải vượt qua sự cách biệt về giai cấp và vùng miền; và một khó khăn mới nữa, đó là khoảng cách giữa các thế hệ.

Sau khi tổ chức cuộc tuần hành lớn nhất trong nhiều năm qua tại Thái Lan vào hai ngày 19 và 20 tháng Chín; hôm thứ Năm, các sinh viên biểu tình tiếp tục di chuyển đến trụ sở Quốc hội để yêu cầu cải cách dân chủ.

Vài giờ sau, một thoả thuận với các đảng đối lập của chính phủ đương nhiệm, vốn có liên hệ mật thiết với quân đội đã cầm quyền ở Thái Lan trong suốt giai đoạn 2014-2019, đã sụp đổ. Continue reading “Liệu phong trào sinh viên Thái Lan có thể thành công?”

29/09/2005: Phóng viên Judith Miller ra tù

Nguồn: Reporter Judith Miller released from prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2005, phóng viên Judith Miller của tờ The New York Times đã được thả khỏi một trung tâm giam giữ liên bang ở Alexandria, Virginia, sau khi đồng ý ra làm chứng trong cuộc điều tra về vụ rò rỉ danh tính của đặc vụ CIA ngầm Valerie Plame. Miller đã bị giam kể từ ngày 06/07/2005 vì từ chối tiết lộ nguồn tin bí mật của mình, cũng như không đồng ý ra làm chứng trước một bồi thẩm đoàn đang xem xét Vụ án Plame (Plame Affair). Cô chỉ quyết định làm chứng sau khi nguồn tin mà cô đang bảo vệ, I. Lewis “Scooter” Libby, chánh văn phòng của Phó Tổng thống Dick Cheney, ký giấy đồng ý cho phép cô tiết lộ thông tin. Continue reading “29/09/2005: Phóng viên Judith Miller ra tù”

Thế giới hôm nay: 29/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Theo Đại học Johns Hopkins, Ấn Độ đã vượt ngưỡng 6 triệu ca nhiễm covid-19 chính thức, trong khi số người chết trên toàn cầu là gần 1 triệu. Hơn 33 triệu ca nhiễm đã được ghi nhận trên toàn thế giới. Hoa Kỳ có số người chết được xác nhận cao nhất, hơn 200.000, theo sau là Brazil, với hơn 140.000, và Ấn Độ, hơn 95.000. Nhiều nước châu Âu đang phải vật lộn để kiềm chế làn sóng ca nhiễm thứ hai.

Giao tranh gia tăng ở Nagorno-Karabakh, một khu vực tranh chấp ở Azerbaijan và là nơi sinh sống của người Armenia. Hàng chục binh sĩ đã thiệt mạng. Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố ủng hộ Azerbaijan, trong khi Nga kêu gọi ngừng bắn. Cuộc xung đột là di sản từ cuộc chiến tranh biên giới trong giai đoạn Liên Xô sụp đổ, mặc dù kể từ sau khi ngừng bắn năm  1994 đến nay, cuộc xung đột chủ yếu vẫn  nằm trong tình thế bế tắc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/09/2020”

Tại sao xung đột tái bùng phát giữa Armenia và Azerbaijan?

Nguồn: Armenia and Azerbaijan fight over Nagorno-Karabakh again”, The Economist, 28/09/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Armenia và Azerbaijan đang đứng trên bờ vực chiến tranh vào ngày 28 tháng 9 khi các cuộc đụng độ chết người tiếp tục xảy ra tại tỉnh tranh chấp Nagorno-Karabakh một ngày trước đó. Hàng chục người đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh vốn bao gồm các cuộc tấn công bằng pháo binh và không quân. Sự kiện này đánh dấu việc hai nước đối đầu nhau lần thứ hai trong vòng chưa đầy ba tháng.

Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau về vụ bạo lực, đánh thức ký ức về một cuộc chiến tàn phá khu vực trong thời kỳ Liên Xô sụp đổ và giờ đây có nguy cơ kéo theo hai cường quốc bên ngoài là Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Bộ ngoại giao Armenia đã công bố đoạn phim quay cảnh xe tăng bị lửa thiêu rụi và cho biết họ đã bắn rơi một máy bay trực thăng của Azerbaijan. Azerbaijan tuyên bố đã chiếm được một số ngôi làng ở Nagorno-Karabakh. Cả hai nước đã tuyên bố thiết quân luật và tổng động viên quân đội. Continue reading “Tại sao xung đột tái bùng phát giữa Armenia và Azerbaijan?”

28/09/1781: Trận Yorktown bắt đầu

Nguồn: Battle of Yorktown begins, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1781, Tướng George Washington – chỉ huy một lực lượng gồm 17.000 quân Pháp và quân Lục địa – đã bắt đầu cuộc bao vây tướng Charles Cornwallis và 9.000 quân Anh tại Yorktown, Virginia. Được gọi là Trận Yorktown, đây là trận đánh quan trọng nhất trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ.

Trước đó, hạm đội của Pháp do Francois, Bá tước xứ Grasse, chỉ huy đã rời St. Domingue (lúc đó là thuộc địa của Pháp và nay là Haiti) để đến Vịnh Chesapeake, còn Cornwallis đã chọn Yorktown – địa điểm nằm ở cửa vịnh Chesapeake – làm căn cứ của mình. Washington nhận ra đã đến lúc phải hành động. Ông đã ra lệnh cho Hầu tước Lafayette và 5.000 lính Mỹ chặn đường rút lui trên bộ của Cornwallis từ Yorktown, trong khi hạm đội hải quân Pháp chặn đường rút lui trên biển. Continue reading “28/09/1781: Trận Yorktown bắt đầu”

Thế giới hôm nay: 28/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump đề cử Amy Coney Barrett tham gia Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, lấp chỗ trống của Ruth Bader Ginsburg, người đã qua đời hồi đầu tháng. Ở tuổi 48, bà Barrett, một người bảo thủ trung thành, có thể làm tòa án nghiêng hẳn sang cánh hữu trong tương lai gần. Các thành viên đảng Dân chủ kêu gọi ông Trump đợi đến sau cuộc bầu cử tháng 11 mới bổ nhiệm thẩm phán mới.

ArmeniaAzerbaijan xung đột trong khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Armenia cáo buộc nước láng giềng tiến hành tấn công bằng không quân và pháo binh vào các khu vực dân sự, trong khi Azerbaijan nói họ đang đáp trả các cuộc pháo kích từ phía bên kia. Armenia đã tuyên bố thiết quân luật và huy động công dân tham gia chiến đấu. Nga kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/09/2020”

Kim Dung trong mắt nhà văn Vương Sóc

Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong khoảng 20 năm qua, giáo trình ngữ văn bậc phổ thông ngành giáo dục Trung Quốc (TQ) bỏ bớt dần tác phẩm của các nhà văn TQ trường phái hiện thực, thay bằng tác phẩm của Kim Dung,[1] nhà văn chuyên viết tiểu thuyết kiếm hiệp, rất nổi tiếng ở TQ và Việt Nam. Dư luận TQ đã có phản ứng về việc này. Một số nhà văn TQ đã phát biểu quan điểm. Dưới đây là bài viết của Vương Sóc.[2] Có người cho rằng đây là chủ nghĩa hiện thực phê phán chủ nghĩa lãng mạn. Bài này đã gây tranh cãi, Kim Dung đã có phản hồi.

Trước đây tôi không đọc những thứ của Kim Dung, chỉ biết ông là người Chiết Giang, ngụ tại Hồng Kông, viết kiếm hiệp.[3] Theo quan niệm kiêu ngạo ngu ngốc trước kia của tôi, những thứ của các tác gia Đài Loan, Hồng Kông đều không thuộc dòng văn học chính thống. Tác phẩm của họ chỉ có hai loại lớn: tình ái và kiếm hiệp. Một thì tình cảm ướt át tràn trề, một thì bịa đặt loạn xị ngậu. Nhất là kiếm hiệp, vốn là một loại tiểu thuyết cũ. Thập kỷ 1980, khi trào lưu tư tưởng mới đang rầm rộ đua nở, ai cũng sợ mình lạc hậu, đọc sách báo nào có loại nhân vật kiểu như mặc quần ống bó, đội mũ quả dưa thì trước tiên tự mình cảm thấy kém tư cách. Continue reading “Kim Dung trong mắt nhà văn Vương Sóc”

27/09/1938: Franklin D. Roosevelt kêu gọi Hitler giữ hòa bình

Nguồn: Franklin Roosevelt appeals to Hitler for peace, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1938, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt (FDR) đã viết thư cho Thủ tướng Đức Adolf Hitler về mối đe dọa chiến tranh ở châu Âu. Thủ tướng Đức từng đe dọa xâm lược Sudetenland của Tiệp Khắc, và trong bức thư, là bức thứ hai Roosevelt gửi cho Hitler trong vòng vài ngày, Roosevelt nhắc lại sự cần thiết phải tìm ra một giải pháp hòa bình cho vấn đề này.

Trước đó, FDR đã viết thư cho Hitler, kêu gọi đàm phán với Tiệp Khắc về mong muốn của Đức đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và công nghiệp của Sudetenland, thay vì dùng vũ lực. Hitler trả lời rằng người Đức có quyền trên khu vực này bởi cách thức “đáng xấu hổ” mà Hiệp ước Versailles, vốn chấm dứt Thế chiến I, đã biến Đức trở thành một “nước bị bài xích” trong cộng đồng quốc tế. Continue reading “27/09/1938: Franklin D. Roosevelt kêu gọi Hitler giữ hòa bình”

Nhật ký Bắc Kinh (15/07/20): Lưu Hiểu Ba và vấn đề Hồng Kông

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ba năm đã trôi qua kể từ khi nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc Lưu Hiểu Ba chết trong tù vào ngày 13 tháng 7 năm 2017. Và cũng đã 10 năm kể từ khi ông được trao giải Nobel Hòa bình khi đang ở tù.

Tuy nhiên, ngược lại mong muốn của Lưu, chính phủ Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo đã thẳng tay ban hành luật an ninh quốc gia mới cho Hồng Kông, trong nỗ lực chứng minh tính ưu việt của mô hình độc đảng so với mô hình dân chủ.

Tối ngày 8 tháng 10 năm 2010, tôi đứng chờ tin công bố người thắng giải Nobel Hòa bình năm đó cùng với gần 100 phóng viên của các tổ chức truyền thông nước ngoài trước tòa nhà chung cư ở Bắc Kinh, nơi ở của Lưu Hà, vợ Lưu Hiểu Ba. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (15/07/20): Lưu Hiểu Ba và vấn đề Hồng Kông”

Đại Việt dưới thời vua Trần Thánh Tông (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào tháng 2 năm Thiệu Long thứ 12 [1269]; Chiêm Thành dâng voi trắng.

Tháng 6, trời hạn hán rồi có mưa; mãi đến tháng 7, dân mới cày cấy được.

Tháng 9, phong Tĩnh Quốc Đại Vương Quốc Khang làm Vọng Giang phiêu kỵ đô thượng tướng quân.

Tháng 10, được mùa nhỏ.

Tháng 12, sứ nhà Nguyên Lung Hải Nha sang dụ về việc biên giới. Vua sai Lê Đà, Đinh Củng Viên sang Nguyên thương lượng.

Riêng Nguyên Sử chép vào tháng 11 Vua nước ta sai Sứ sang cống Nguyên: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Trần Thánh Tông (P2)”

26/09/1944: Lính Đồng minh bị quân Đức tàn sát tại Arnhem

Nguồn: Allies slaughtered by Germans in Arnhem, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Chiến dịch Market Garden, một kế hoạch của quân Đồng minh nhằm đánh chiếm các cây cầu ở thị trấn Arnhem của Hà Lan đã thất bại, khiến cho hàng nghìn quân Anh và Ba Lan bị giết, bị thương hoặc bị bắt làm tù binh.

Tướng Anh Bernard Montgomery đưa ra ý tưởng chiến dịch giành quyền kiểm soát các cây cầu bắc qua sông Rhine, từ Hà Lan sang Đức, như một chiến lược để tạo ra “một cuộc thọc sâu mạnh mẽ nhắm thẳng đến trái tim của nước Đức.” Kế hoạch này dường như đã bị xui xẻo ngay từ đầu. Nó được phát động vào ngày 17/09, khi lính dù đổ bộ xuống Arnhem. Dù đã cầm cự hết sức có thể để chờ quân tiếp viện, cuối cùng họ vẫn buộc phải đầu hàng. Continue reading “26/09/1944: Lính Đồng minh bị quân Đức tàn sát tại Arnhem”

Edward VII: Người thừa kế nước Anh từ Nữ hoàng Victoria

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Edward VII (1841 – 1910) là vua của nước Anh từ năm 1901 đến 1910, và ông là người thừa kế của Nữ hoàng Victoria trong gần 60 năm.

Edward sinh ngày 09/11/1841 tại London và là con trai cả của Victoria cùng vương phu của bà là Abert. Ngay từ khi còn nhỏ, Edward đã được nuôi dạy nghiêm khắc bởi cha mẹ của ông muốn đảm bảo rằng ông sẽ sẵn sàng để nối ngôi. Ông từng theo học cả Đại học Oxford và Cambridge, sau đó gia nhập quân đội trong một thời gian ngắn. Quan hệ của ông với một nữ diễn viên đã tạo ra một bê bối lớn cho Edward, và cha của ông là Hoàng thân Albert đã tới thăm con trai để khiển trách ông. Hai tuần sau, Albert qua đời và Victoria đã cho rằng Edward chịu một phần trách nhiệm cho cái chết của cha mình. Continue reading “Edward VII: Người thừa kế nước Anh từ Nữ hoàng Victoria”

25/09/1775: Ethan Allen, người sáng lập thuộc địa Vermont, bị bắt

Nguồn: Ethan Allen is captured, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1775, Đại tá của Quân đội Lục địa là Ethan Allen đã bị quân Anh bắt sau khi huỷ một cuộc tấn công được hoạch định sơ sài và sai thời điểm vào thành phố Montreal do Anh kiểm soát. Sau khi được xác định là sĩ quan của Quân đội Lục địa, Allen đã bị bắt giam và đưa đến Anh để hành quyết.

Mặc dù Allen cuối cùng đã thoát khỏi việc bị xử tử do chính phủ Anh lo sợ sự trả thù từ các thuộc địa Mỹ, song ông đã bị giam tại Anh hơn hai năm cho tới khi được đưa trở về Hoa Kỳ vào ngày 06/05/1778 trong một cuộc trao đổi tù binh. Sau đó, Allen trở lại Vermont và được phong thiếu tướng trong lực lượng dân quân Vermont. Continue reading “25/09/1775: Ethan Allen, người sáng lập thuộc địa Vermont, bị bắt”

Thế giới hôm nay: 25/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak công bố các biện pháp mới để hỗ trợ nền kinh tế trong đại dịch. Chính phủ sẽ bù phần tiền lương của những người bị buộc phải rút ngắn thời gian làm việc nhằm giúp họ giữ được việc làm. Thỏa thuận này, tương tự như Kurzarbeit của Đức, sẽ thay thế kế hoạch tài trợ tiền lương của Anh, vốn trả 80% tiền lương của những người lao động phải nghỉ việc.

Một số thành viên chủ chốt của đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ tuyên bố cam kết chuyển giao quyền lực trong hòa bình vào tháng 1 nếu Joe Biden chiến thắng, sau khi Donald Trump từ chối hứa chuyển giao. Mitch McConnell, lãnh đạo đa số tại Thượng viện, đã tweet: “Chuyển giao có trật tự như mỗi bốn năm một lần suốt kể từ 1792.” Các đảng viên Cộng hòa khác, bao gồm Thượng nghị sĩ Marco Rubio của Florida, cũng đưa ra tuyên bố tương tự. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/09/2020”

Tại sao hoà bình giữa Israel và các nước Ả Rập sẽ bền vững?

Nguồn: Michael Oren, “A Triumph for Peace Is a Humiliation for the ‘Peace Industry’”, WSJ, 23/09/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Hiệp định Abraham, được ký bởi Israel, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), là một thắng lợi lớn cho hòa bình ở Trung Đông và là một thất bại lớn cho “ngành công nghiệp hòa bình”. Gồm các viện nghiên cứu chính sách và các tổ chức phi chính phủ theo xu hướng tự do, hầu như toàn bộ giới học giả và truyền thông, và một nhóm các cựu quan chức, các nhà bình luận và nhà từ thiện, ngành công nghiệp này từ lâu đã khẳng định rằng không thể đạt được hòa bình giữa các nước Ả Rập và Israel nếu không có nhượng bộ lãnh thổ của Israel, việc ngừng  xây dựng khu định cư và thành lập một nhà nước Palestine. “Sẽ không có tiến bộ và các hòa ước riêng lẻ với thế giới Ả Rập nếu không có. . . hòa bình với Palestine,” Ngoại trưởng John Kerry đã nói như vậy với Viện Brookings vào năm 2016. “Đó là một thực tế khó khăn”. Continue reading “Tại sao hoà bình giữa Israel và các nước Ả Rập sẽ bền vững?”

24/09/1918: Bulgaria đàm phán ngừng bắn với phe Hiệp ước

Nguồn: Bulgaria seeks ceasefire with Allied powers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, chính phủ Bulgaria ra một tuyên bố chính thức thông báo rằng họ đã cử một phái đoàn đàm phán nhằm tìm kiếm một lệnh ngừng bắn với phe Hiệp ước, từ đó chấm dứt sự tham gia của Bulgaria vào Thế chiến I.

Sau khi được cả hai phe bí mật dụ dỗ trở thành đồng minh trong những tháng đầu của cuộc chiến, Bulgaria đã quyết định ủng hộ Đức và các cường quốc Liên minh Trung tâm vào tháng 10/1915. Continue reading “24/09/1918: Bulgaria đàm phán ngừng bắn với phe Hiệp ước”

Thế giới hôm nay: 24/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ít nhất 22 tiểu bang ở Mỹ đang ghi nhận số ca nhiễm covid-19 mới gia tăng, tăng gấp đôi số bang báo cáo  chỉ một tuần trước. Trong khi đó, nhiều nước châu Âu dường như đang tiến vào một “làn sóng thứ hai” đáng sợ. Tổ chức Lao động Quốc tế cho biết thu nhập từ công việc của mọi người đã giảm ước tính 10,7% trong chín tháng đầu năm 2020, làm mất đi 3,5 nghìn tỷ đô la thu nhập trên toàn cầu.

Hàng nghìn người tập trung về thủ đô Washington để bày tỏ lòng kính trọng đối với Ruth Bader Ginsburg, thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ qua đời hồi tuần trước. Sau lễ truy điệu, linh cữu của bà được đặt trên bậc thềm bên ngoài tòa án. Tổng thống Donald Trump sẽ công bố đề cử kế nhiệm bà vào cuối tuần này. Đảng Cộng hòa cho biết họ sẽ ủng hộ một cuộc bỏ phiếu nhanh chóng để tìm người thay thế bà. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/09/2020”