Thế giới hôm nay: 03/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính phủ Đức cho biết Alexei Navalny, nhà lãnh đạo đối lập Nga bị ốm trên chuyến bay từ Siberia hồi tháng trước, đã bị đầu độc bằng chất độc thần kinh  Novichok. Ông Navalny vẫn hôn mê ở Berlin. Novichok cũng từng được dùng để đầu độc Sergei Skripal, một cựu điệp viên Nga, và con gái ông  ở Anh năm 2018. Các bác sĩ Nga đã nhiều lần phản bác cáo buộc ông Navalny bị đầu độc.

Macy’s báo cáo khoản lỗ ròng 431 triệu đô la trong ba tháng kết thúc vào ngày 1 tháng 8. Doanh số bán hàng tại chuỗi cửa hàng thời trang Mỹ giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 3,6 tỷ đô la, mặc dù doanh số bán hàng trực tuyến giúp giảm suy thoái, với khoản tăng trưởng 53% so với quý trước. Kết quả này dù không lạc quan nhưng vẫn tốt hơn nhiều dự đoán. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/09/2020”

Liệu TQ có dùng nguyên liệu dược phẩm làm vũ khí phản kích Mỹ?

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc là nước xuất khẩu nguyên liệu dược phẩm lớn nhất thế giới. Nạn dịch COVID-19 đã hé lộ tình trạng Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc về dược phẩm, do đó Tổng thông Trump và ông Biden, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, đều hứa sẽ giải quyết vấn đề này, kể cả việc chuyển về Mỹ các xí nghiệp sản xuất dược phẩm quan trọng.

Tờ “Nam Hoa Tảo báo” [South China Morning Post, SCMP] ở Hong Kong hôm 26/8 đưa tin:  Ông Lý Đạo Quỳ (Li Daokui), giáo sư Viện Quản lý kinh tế Đại học Thanh Hoa , Ủy viên thường vụ Chính Hiệp toàn quốc Trung Quốc, mới đây có nói rằng Mỹ phụ thuộc cao độ vào xuất khẩu nguyên liệu dược phẩm của Trung Quốc, từ vitamin tới thuốc kháng sinh, hơn 90% nguyên vật liệu đều do Trung Quốc sản xuất, nước Mỹ trong một thời gian ngắn không thể sản xuất được. Continue reading “Liệu TQ có dùng nguyên liệu dược phẩm làm vũ khí phản kích Mỹ?”

02/09/1885: Người Trung Quốc bị người da trắng thảm sát ở Wyoming

Nguồn: Whites massacre Chinese in Wyoming Territory, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1885, 150 thợ mỏ da trắng ở Rock Springs, Wyoming, đã tấn công dã man các đồng nghiệp người Trung Quốc, giết chết 28 người, làm bị thương 15 người khác và khiến hàng trăm người phải rời khỏi thị trấn.

Trước đó, các thợ mỏ làm việc tại mỏ than Union Pacific đã cố gắng tập hợp lại và đình công suốt nhiều năm để đòi điều kiện làm việc tốt hơn. Nhưng lúc nào công ty đường sắt đầy quyền lực này đều luôn chiến thắng. Vì muốn tìm người để đổ lỗi, các thợ mỏ giận dữ đã trút giận vào người Trung Quốc. Các thợ khai thác than người Trung Quốc là những công nhân chăm chỉ, song ban đầu Union Pacific đã đưa nhiều người trong số họ tới Rock Springs để làm người phản đối đình công, và họ tỏ ra không mấy quan tâm đến công đoàn của các thợ mỏ tại đây. Continue reading “02/09/1885: Người Trung Quốc bị người da trắng thảm sát ở Wyoming”

Hợp tác Việt – Mỹ trong Cách mạng Tháng Tám 1945

Tác giả: Lê Vinh Quốc

Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 với sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mãi mãi là một trang sử vàng chói lọi của dân tộc Việt Nam. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc cách mạng vĩ đại này, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề mà đông đảo công chúng ít được biết tới, trong đó có vấn đề về quan hệ Việt-Mỹ trong quá trình cách mạng. Dưới đây là một số sự kiện chủ yếu về mối quan hệ đó.                                                        

Bối cảnh cách mạng

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định “đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng, để giành lấy độc lập dân tộc”[1] là đường lối của Đảng. Năm 1940, nước Pháp đầu hàng phát xít Đức và Nhật Bản kéo vào Đông Dương, Đảng chủ trương đánh Pháp đuổi Nhật để giành độc lập. Continue reading “Hợp tác Việt – Mỹ trong Cách mạng Tháng Tám 1945”

01/09/1983: Máy bay của Korean Airlines bị Liên Xô bắn rơi

Nguồn: Korean Airlines flight shot down by Soviet Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, máy bay chiến đấu của Liên Xô đã chặn đường một chuyến bay chở khách của hãng Korean Airlines trên không phận nước này, sau đó bắn rơi máy bay, khiến 269 hành khách cùng phi hành đoàn thiệt mạng. Vụ việc đã làm gia tăng đáng kể căng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ.

Ngày hôm ấy, chuyến bay số hiệu 007 của Korean Airlines (KAL) đang trên chặng cuối cùng của hành trình từ Thành phố New York đến Seoul, chuyển tiếp tại Anchorage, Alaska. Khi đến gần điểm hạ cánh, máy bay bắt đầu chệch hướng ra xa so với đường bay thông thường. Trong chốc lát, chiếc 007 đã lạc vào không phận Liên Xô và băng qua bán đảo Kamchatka, nơi có một số cơ sở quân sự tối mật của Liên Xô. Continue reading “01/09/1983: Máy bay của Korean Airlines bị Liên Xô bắn rơi”

Thế giới hôm nay: 01/09/2020

 

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỹ vượt mốc 6 triệu ca nhiễm covid-19 chính thức. Tuy nhiên, tin tốt là số ca mới trong ngày đã giảm ở các bang miền nam và miền tây. Con số trung bình một tuần, vốn xuống dưới mức 42.000 ca trong sáu ngày liên tiếp, hồi cuối tuần giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng Sáu.

Kinh tế Ấn Độ giảm 23,9% theo năm trong quý hai. Quý này chứng kiến đợt phong tỏa nghiêm ngặt nhằm hạn chế covid-19 lây lan. Nhưng phong tỏa đã không hiệu quả, dù làm mất tới 140 triệu việc làm. Ấn Độ hiện đang ghi nhận nhiều ca nhiễm mới hơn bất kỳ nước nào khác. Gần 80.000 ca nhiễm mới đã được xác nhận trong 24 giờ qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/09/2020”

Shinzo Abe và cuộc đấu với Tập Cận Bình

Nguồn: Gideon Rachman, “Shinzo Abe and his struggle with Xi Jinping”, Financial Times, 31/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Thời đại Shinzo Abe cũng là thời đại Tập Cận Bình. Hai nhà lãnh đạo hiện tại của Nhật Bản và Trung Quốc lên nắm quyền chỉ cách nhau vài tuần. Ông Abe được bầu làm thủ tướng Nhật vào tháng 12 năm 2012 ở tuổi 58. Chỉ một tháng trước đó, ông Tập đã được bầu làm tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ở tuổi 59.

Đây không chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên về thời gian. Nhiệm vụ trọng tâm của ông Abe – như lời các cố vấn thân cận nhất của ông mô tả – là củng cố Nhật Bản để đối phó với một Trung Quốc ngày càng hùng mạnh và chuyên chế. Continue reading “Shinzo Abe và cuộc đấu với Tập Cận Bình”

31/08/1935: Tổng thống Franklin D. Roosevelt ký Đạo luật Trung lập

Nguồn: FDR signs Neutrality Act, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1935, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký ban hành Đạo luật Trung lập, hay Nghị quyết Chung số 173 của Thượng viện. Ông gọi đó là “sự thể hiện mong muốn ngăn chặn bất cứ hành động nào có thể khiến [Hoa Kỳ] tham chiến.” Việc ký ban hành đạo luật diễn ra vào thời điểm các chính phủ phát xít mới thành lập ở châu Âu đang bắt đầu chuẩn bị khởi động chiến tranh.

Trong một tuyên bố công khai cùng ngày, Roosevelt nói rằng luật mới sẽ yêu cầu các tàu của Mỹ phải có giấy phép nếu muốn mang vũ khí, đồng thời hạn chế người Mỹ đi trên những tàu đến từ các quốc gia thù địch và áp đặt lệnh cấm bán vũ khí cho các quốc gia “hiếu chiến”. Hầu hết các nhà quan sát cho rằng từ “hiếu chiến” được dùng để ám chỉ Đức dưới sự lãnh đạo của Adolf Hitler và nước Ý của Benito Mussolini. Continue reading “31/08/1935: Tổng thống Franklin D. Roosevelt ký Đạo luật Trung lập”

Thế giới hôm nay: 31/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ấn Độ lập kỷ lục thế giới mới về số ca nhiễm covid-19 mới trong ngày được xác nhận bằng xét nghiệm. Cả nước đã ghi nhận 78.761 ca mới vào thứ Bảy, vượt kỷ lục trong ngày trước đó của Mỹ hồi giữa tháng 7. Theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins, số ca nhiễm chính thức trên toàn cầu hiện đã vượt quá 25 triệu.

Biểu tình bùng nổ ở một số thủ đô châu Âu phản đối các hạn chế do chính phủ áp đặt nhằm kiểm soát covid-19. Tại Berlin, hơn 38.000 người đã biểu tình. Một số người biểu tình cực hữu đã cố gắng đột nhập vào tòa nhà quốc hội. Các biện pháp chống coronavirus đang được áp dụng trở lại ở nhiều nước khi châu Âu chứng kiến làn sóng ca nhiễm mới thứ hai. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/08/2020”

Về khả năng xung đột quân sự tại eo biển Đài Loan

Nguồn:China’s war games raise fears for Taiwan’s security”, The Economist, 30/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ cái họ gọi là quyền “thống nhất” Đài Loan bằng vũ lực nếu các biện pháp hòa bình bị cản trở. Vì vậy, quân đội cả hai bên đều phải chuẩn bị cho chiến tranh, dù điều đó có vẻ xa vời. Số lượng các cuộc tập trận hải quân mà Trung Quốc tiến hành gần đây là đáng báo động – càng đáng ngại hơn vào thời điểm quan hệ Mỹ – Trung ngày càng xấu đi trên một số mặt, bao gồm cả chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Hiện trạng mong manh, trong đó Trung Quốc khẳng định Đài Loan là một phần lãnh thổ của họ nhưng hòn đảo này lại hoạt động như một quốc gia độc lập, đang bị rạn nứt. Như Thời báo Hoàn cầu, một tờ báo lá cải của chính quyền Trung Quốc, đã nói: “Khả năng tái thống nhất hòa bình đang giảm mạnh”. Rất may điều đó không có nghĩa là chiến tranh sắp  xảy ra. Continue reading “Về khả năng xung đột quân sự tại eo biển Đài Loan”

30/08/1776: Washington từ chối thư của Howe

Nguồn: Washington refuses Howe’s letter, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Tướng George Washington đã giải trình trước Hội nghị New York ba lý do giải thích việc quân Mỹ rút lui khỏi Long Island. Cùng ngày hôm đó, ông từ chối lá thư hòa giải thứ hai của Tướng William Howe của Anh.

Khi Howe và lực lượng vượt trội của Anh đổ bộ vào Long Island, họ đã khiến Quân đội Lục địa phải chịu thất bại nhục nhã trong trận Brooklyn Heights vào ngày 27/08, Washington đưa ra những lý do cho quyết định rút lui của mình: sự cần thiết phải hợp nhất lực lượng, sự mệt mỏi rã rời của lính Mỹ, và tình trạng thiếu nơi trú ẩn thích hợp trước thời tiết khắc nghiệt. Continue reading “30/08/1776: Washington từ chối thư của Howe”

Nga mới là nỗi lo lớn của Trung Quốc ở Biển Đông?

Tác giả: Xie Litai (2011) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sự chuyển dịch chiến lược của Mỹ tại Biển Đông

Tháng 7 năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố nhấn mạnh các nước phải dùng biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Các phát biểu sau đó của Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đều nhất trí với quan điểm này, trở thành chính sách Mỹ lựa chọn đối với các tranh chấp ở Biển Đông, nhằm bảo đảm hòa bình và an ninh trong vùng này.

Sau đó Mỹ, Nga, Nhật, Ấn Độ, Australia và các nước khác đều tỏ thái độ đối với vấn đề Biển Đông. Continue reading “Nga mới là nỗi lo lớn của Trung Quốc ở Biển Đông?”

29/08/1949: Liên Xô thử thành công bom nguyên tử

Nguồn: Soviets explode atomic bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, tại một bãi thử ở Semipalatinsk, Kazakhstan, Liên Xô đã kích nổ thành công quả bom nguyên tử đầu tiên của mình, có biệt danh là “First Lightning” (Tia chớp đầu tiên). Để đo lường tác động của vụ nổ, các nhà khoa học Liên Xô đã cho xây dựng các tòa nhà, cầu đường và nhiều cấu trúc dân sự khác trong khu vực lân cận. Họ cũng đặt động vật trong những chiếc lồng ở gần đó để có thể kiểm tra tác động của bức xạ hạt nhân đối với động vật có vú giống như con người. Vụ nổ ở mức 20 kiloton, tương đương với “Trinity,” quả bom hạt nhân đầu tiên của Mỹ, và đã phá hủy hoàn toàn các cấu trúc dân sự và thiêu rụi mọi động vật. Continue reading “29/08/1949: Liên Xô thử thành công bom nguyên tử”

Bài học từ hoạch định chính sách biển của một số nước trên thế giới

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy những quốc gia nào biết khai thác tiềm năng của biển đều trở thành các cường quốc đại dương có nền kinh tế phát triển phồn thịnh, trong số đó có một số quốc gia tiêu biểu như: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nga, Nhật Bản, Mỹ v.v… Trong thời gian gần đây, một số quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới đã tiến hành hoạch định chính sách quốc gia về biển với tầm nhìn dài hạn với phương châm tiến ra biển, biết khai thác tiềm năng của biển, đã có những bước tiến nhanh trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc gia nói chung và kinh tế biển nói riêng. Dưới đây là khảo sát một số nét cơ bản về chính sách biển của một số cường quốc về hàng hải trong khu vực và trên thế giới. Continue reading “Bài học từ hoạch định chính sách biển của một số nước trên thế giới”

28/08/1917: Tổng thống Wilson bị người biểu tình chặn đường

Nguồn: President Woodrow Wilson picketed by women suffragists, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917, Tổng thống Woodrow Wilson đã bị chặn đường bởi những người ủng hộ quyền bầu cử của phụ nữ trước Nhà Trắng, những người muốn ông ủng hộ việc sửa đổi Hiến pháp để đảm bảo phụ nữ có quyền bầu cử.

Wilson từng có quá khứ ủng hộ quyền bầu cử của phụ nữ, mặc dù ông thường hứa suông trước những yêu cầu của người ủng hộ trong các chiến dịch chính trị và lịch sự chào hỏi những người biểu tình ôn hòa trước kia tại Nhà Trắng. Ông cũng từng làm giáo viên tại trường nữ sinh và là cha của hai cô con gái tự xem mình là “những người ủng hộ quyền bầu cử của phụ nữ.” Continue reading “28/08/1917: Tổng thống Wilson bị người biểu tình chặn đường”

Thế giới hôm nay: 28/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bão Laura tạo ra sức gió 150 dặm/giờ, lũ lụt và thiệt hại trên diện rộng tại khu vực Bờ Vịnh Mexico của Mỹ. Nửa triệu người bị mất điện ở Louisiana và Texas, và một cô gái 14 tuổi tử vong vì cây đổ đè lên nhà, một trong số ít nhất bốn nạn nhân đã thiệt mạng ở Louisiana. Cơn bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi di chuyển vào đất liền.

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ báo hiệu một sự thay đổi chính sách nhằm khôi phục việc làm và trợ giúp nền kinh tế bị tàn phá bởi coronavirus. Chủ tịch Fed Jerome Powell thông báo ngân hàng trung ương đang áp dụng chính sách “nhắm mục tiêu lạm phát trung bình”, cho phép lạm phát ở mức hơn 2% trong một thời gian nếu điều đó là cần thiết để giữ cho nền kinh tế phát triển. Sự thay đổi này khẳng định Fed có thể sẽ giữ lãi suất thấp trong một thời gian tới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/06/2020”

Tình hình sức khoẻ Abe Shinzo và các kịch bản kế nhiệm

Nguồn:Speculation about the health of Japan’s prime minister is rampant”, The Economist, 28/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đối với Abe Shinzo, ngày 24 tháng 8 lẽ ra là một dịp để ăn mừng. Đó là ngày thứ 2.799 liên tục ông giữcương vị thủ tướng Nhật Bản, đưa ông trở thành người tại vị lâu nhất trong lịch sử đất nước, vượt qua kỷ lục do ông họ của ông, Sato Eisaku, thiết lập. Thay vào đó, ông Abe đã mất cả buổi chiều nằm tại Bệnh viện Đại học Keio ở Tokyo để kiểm tra y tế và bác bỏ những thông tin cho rằng ông sắp từ chức.

Sức khoẻ yếu từ lâu đã ám ảnh ông Abe. Nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên của ông kết thúc đột ngột vào năm 2007 sau một năm đầy biến động, cùng với đó là sự bùng phát của bệnh viêm loét đại tràng, một bệnh đường ruột mãn tính. Một loại thuốc mới đã giúp ông Abe kiểm soát các triệu chứng kể từ khi ông tiếp tục công việc vào năm 2012. Continue reading “Tình hình sức khoẻ Abe Shinzo và các kịch bản kế nhiệm”

27/08/1955: Sách kỷ lục Guinness ra mắt

Nguồn: “The Guinness Book of Records” debuts, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, ấn bản đầu tiên của Sách Kỷ lục Guinness đã được xuất bản tại Vương quốc Anh và nhanh chóng nhận được sự quan tâm mạnh mẽ. Hiện được gọi là Sách Kỷ lục Guinness Thế giới, ấn phẩm thường niên này ghi nhận nhiều cái nhất thế giới liên quan đến con người và động vật.

Cảm hứng cho cuốn sách kỷ lục có thể đã bắt nguồn từ tháng 11/1951, trong một chuyến đi săn ở Ireland của Sir Hugh Beaver, giám đốc điều hành Nhà máy bia Guinness (thành lập tại Dublin năm 1759). Sau khi bắn hụt một con chim choi choi vàng, Beaver và các thành viên trong nhóm săn của mình đã tranh luận liệu sinh vật này có phải là loài chim nhanh nhất Châu Âu hay không, nhưng họ chẳng thể tìm ra một cuốn sách có chứa câu trả lời. Continue reading “27/08/1955: Sách kỷ lục Guinness ra mắt”

Thế giới hôm nay: 27/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một thanh niên 17 tuổi bị bắt sau khi ba người bị bắn, trong đó hai người chết, trong đêm bạo lực thứ ba ở Kenosha, Wisconsin. Các nhân viên cảnh sát đã dùng đạn cao su và hơi cay chống lại đám đông vốn bất chấp lệnh giới nghiêm trên toàn thành phố. Tình trạng bất ổn bùng lên từ vụ cảnh sát bắn Jacob Blake, một người đàn ông da đen, hôm Chủ nhật. Cha của Blake cho biết con trai ông bị liệt từ thắt lưng trở xuống.

Phil Hogan, ủy viên thương mại của EU, sẽ từ chức vì tham dự một bữa ăn tối chơi golf ở quê nhà Ireland của ông, vi phạm quy định chống coronavirus của nước này. Sự ra đi của ông có nghĩa là Ireland sẽ phải đề cử một ủy viên mới. Không rõ liệu họ có giữ lại chính sách thương mại hiện tại hay không, một quyết định thuộc về Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban châu Âu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/08/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (01/07/20): Đằng sau sự sùng bái Tập Cận Bình

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm nay, ngày 1 tháng 7, đánh dấu kỷ niệm 23 năm ngày Hồng Kông được Anh bàn giao lại cho Trung Quốc. Nhưng năm nay không như mọi năm – luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh, theo đó cấm hoạt động bất đồng chính kiến ​​ở Hồng Kông, có hiệu lực từ 11 giờ đêm tối hôm qua.

Đối với nhiều người, sự kiện này sẽ được ghi nhớ là thời điểm Hồng Kông đánh mất quyền tự chủ. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (01/07/20): Đằng sau sự sùng bái Tập Cận Bình”