Huawei và bài toán lựa chọn an ninh quốc gia và kinh tế

Nguồn: Anthony Glees, “Is Huawei’s 5G national security threat or economic opportunity?”, East Asia Forum, 06/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hồi tháng Giêng, chỉ vài tuần trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát gây chết người ở Anh, Hội đồng An ninh Quốc gia đã trao cho công ty viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei một hợp đồng phát triển mạng 5G của Anh. Thủ tướng Anh, Boris Johnson, đã tuyên bố rằng đây là “một chiến thắng chiến lược rất quan trọng” sẽ thúc đẩy nền kinh tế, và hứa rằng nó sẽ “không gây hại cho cơ sở hạ tầng trọng yếu của quốc gia”.

Nhưng các cơ hội kinh tế có lớn hơn các rủi ro đối với an ninh quốc gia hay không? Liệu cuộc khủng hoảng COVID-19 có bổ sung thêm một khía cạnh mới và thậm chí đáng sợ hơn vào việc hợp tác với một công ty hàng đầu của Trung Quốc không? Continue reading “Huawei và bài toán lựa chọn an ninh quốc gia và kinh tế”

05/05/1862: Mexico đánh bại Pháp trong Trận Puebla

Nguồn: Outnumbered Mexican army defeats French at Battle of Puebla, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, trong Chiến tranh Pháp-Mexico (1861-1867), đội quân Mexico bị áp đảo về số lượng đã đánh bại lực lượng xâm lược hùng mạnh của Pháp tại Puebla. Hành động rút lui của lính Pháp trong Trận Puebla đã tượng trưng cho một chiến thắng lớn về mặt tinh thần cho người dân Mexico, cho khả năng của đất nước này trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước ngoại bang hùng mạnh. Continue reading “05/05/1862: Mexico đánh bại Pháp trong Trận Puebla”

Thế giới hôm nay: 05/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu và tám quốc gia đã đồng tổ chức một hội nghị cam kết quốc tế online với mục đích huy động 7,5 tỷ euro (8,2 tỷ đô la) tài trợ ban đầu để tìm ra vắc-xin chống covid-19. Vắc-xin, có thể mất 12-18 tháng để phát triển, có lẽ là cách duy nhất để mọi thứ trở lại bình thường. Các nhà lãnh đạo cũng tuyên bố ủng hộ WHO hoàn toàn, kể cả khi tổ chức này bị Mỹ chỉ trích nặng nề vì cách xử lý đại dịch của mình.

Tổng thống Donald Trump tăng con số người chết dự kiến vì covid-19 ​​của Mỹ lên 100.000, từ con số trước đó của ông là khoảng 60.000. Điều chỉnh được đưa ra trong một cuộc họp online với cử tri nhằm khởi động lại chiến dịch tái tranh cử của ông. Ông Trump thừa nhận đã được thông báo về virus từ tháng 1 và đề nghị cung cấp hỗ trợ cho những người Mỹ phản đối lệnh phong tỏa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/05/2020”

Hoạt động cứu trợ của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975

Nguồn: Nguyen-Marshall, V. (2009). “Tools of Empire? Vietnamese Catholics in South Vietnam”, Journal of the Canadian Historical Association20 (2), 138–159.

Biên dịch: Lê Văn Luận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ở Việt Nam, các hoạt động nhân đạo không mới mẻ và cũng không phải là đặc quyền của Kitô Giáo. Lòng nhân từ chiếm một vị trí quan trọng trong Nho Giáo và Phật Giáo. Vì vậy, công tác bác ái được đề cao như là một hành vi xã hội lẫn tôn giáo. Những nỗ lực làm từ thiện ở thời tiền thực dân ở Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ từ nhà nước và cộng đồng địa phương.[1] Trong suốt thời Pháp thuộc, các tổ chức bác ái Kitô Giáo, Phật Giáo và dân sự đã tồn tại. Nhiều dòng tu Công Giáo khác nhau đã thành lập và điều hành các tổ chức bác ái như trường học, bệnh viện, cô nhi viện. Rất nhiều những tổ chức này đã nhận được các khoản trợ cấp từ chính phủ thuộc địa Pháp. Sau 1954, một số tổ chức này vẫn còn hoạt động, vài tổ chức ở miền Bắc đưa cơ sở của mình vào miền Nam. Một số tổ chức bác ái Công Giáo được lập trước 1954 bao gồm :[2] Continue reading “Hoạt động cứu trợ của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975”

04/05/1990: Các bang tìm cách thay thế tử hình bằng ghế điện

Nguồn: Electric chair malfunctions in Florida, leading states to change execution methods, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1990, Jesse Tafero đã bị tử hình ở Florida bằng ghế điện với ba lần giật, khiến lửa tóe trên đầu anh ta. Cái chết của Tafero đã làm dấy lên một cuộc tranh luận về các phương pháp tử hình nhân đạo. Nhiều tiểu bang đã ngừng sử dụng ghế điện mà thay vào đó là tiêm thuốc độc cho án tử hình. Continue reading “04/05/1990: Các bang tìm cách thay thế tử hình bằng ghế điện”

Francisco Goya: Danh họa Tây Ban Nha thế kỷ 18

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Francisco Goya (1746 – 1828) là một họa sĩ và nhà điêu khắc sáng tạo, và là một trong những bậc thầy vĩ đại của hội họa Tây Ban Nha.

Francisco Jose de Goya y Lucientes sinh ngày 30/03/1746 tại một nơi gần Saragossa, Aragon, và có cha là một họa sĩ. Goya bắt đầu theo học nghệ thuật chính thức vào năm 14 tuổi khi ông tập sự tại phòng vẽ của một họa sĩ địa phương. Năm 1763, Goya tới Madrid và làm việc cho một họa sĩ khác đến từ Aragon là Francisco Bayeu. Sau này, ông đã kết hôn với em gái của Bayeu. Continue reading “Francisco Goya: Danh họa Tây Ban Nha thế kỷ 18”

Thế giới hôm nay: 04/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tây Ban Nha ghi nhận số ca tử vong trong ngày do ​​covid-19 thấp nhất kể từ giữa tháng 3. Hôm Chủ nhật có 164 người chết, nâng tổng số lên 25.264 người. Đây là một tin đáng khích lệ  đối với một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trên thế giới, đặc biệt là khi phong tỏa bắt đầu được dỡ bỏ vào thứ Bảy. Người lớn đã được phép tập thể dục ngoài trời, lần đầu tiên sau bảy tuần.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo nhắc lại lời Tổng thống Donald Trump rằng coronavirus có thể bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, nơi khởi phát dịch covid-19. Ông Pompeo cho biết có “bằng chứng rất lớn” về vấn đề này, mặc dù không đưa ra bất kỳ  chi tiết nào. Ông cũng lặp đi lặp lại tuyên bố chính phủ Trung Quốc đã che đậy sự thật. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/05/2020”

Chiến lược trỗi dậy về văn hóa của Trung Quốc

Tác giả: Lý Hồng Phong (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Dưới đây là nội dung chính trong bài nói chuyện của ông Lý Hồng Phong tại Trường Đảng Trung ương Trung Quốc (12/2009) dưới đầu đề “Sự chuẩn bị văn hóa của nước lớn trỗi dậy”. Lý Hồng Phong là Ủy viên Ủy ban Kỷ luật TƯ ĐCSTQ khóa XVII, Ủy viên Đảng bộ, Bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ Văn hóa Trung Quốc.

Các nhà chiến lược học phương Tây cho rằng Trung Quốc (TQ) trỗi dậy trở thành cường quốc sẽ là một trong những xu thế phát triển rõ nhất trong hệ thống quan hệ quốc tế thế kỷ 21. Đúng vậy, TQ đang trỗi dậy, đang hoàn thành công cuộc phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa. Continue reading “Chiến lược trỗi dậy về văn hóa của Trung Quốc”

03/05/1942: Trận chiến Biển San Hô

Nguồn: The Battle of the Coral Sea begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, ngày đầu tiên của trận giao chiến hải quân hiện đại đầu tiên trong lịch sử, được gọi là Trận chiến Biển San hô (Battle of the Coral Sea), lực lượng xâm lược Nhật Bản đã chiếm đóng thành công đảo Tulagi thuộc Quần đảo Solomon trong một trận đánh mở rộng vành đai phòng thủ.

Sau khi giải mã thành công các bức điện mật của Nhật và biết trước về cuộc xâm lược sắp xảy ra tại Tulagi và Port Moresby, người Mỹ đã cố gắng ngăn chặn hạm đội Nhật Bản. Bốn ngày giao tranh giữa các hàng không mẫu hạm của hai bên đã khiến 70 máy bay chiến đấu của Nhật và 66 máy bay của Mỹ bị phá hủy. Continue reading “03/05/1942: Trận chiến Biển San Hô”

Công Giáo miền Nam Việt Nam có phải là công cụ của đế quốc?

Nguồn: Nguyen-Marshall, V. (2009). “Tools of Empire? Vietnamese Catholics in South Vietnam”, Journal of the Canadian Historical Association, 20 (2), 138–159.

Biên dịch: Lê Văn Luận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tóm tắt: Bài viết này khảo sát những hoạt động xã hội và chính trị của người Công Giáo Việt Nam tại Nam Việt (Việt Nam Cộng hòa) trong khoảng thời gian những năm 1950 – 1970. Sự tham gia của người Công Giáo trong môi trường công, từ việc dấn thân vào các tổ chức bác ái xã hội đến việc tổ chức các cuộc biểu tình, chứng tỏ rằng họ có tính tổ chức cao và rất chủ động để thay đổi môi trường chính trị xã hội của mình lúc đó. Tuy người Công Giáo chia sẻ một số quan điểm và mục tiêu chính trị với chính quyền Nam Việt và Hoa Kỳ, họ cũng theo đuổi những mục tiêu riêng của mình, tham gia vào hoạt động chính trị ở cấp quốc gia và địa phương, phê bình các chính sách của chính phủ, và giữ một mức độ độc lập đáng kể so với quyền lực và ảnh hưởng của nhà nước. Continue reading “Công Giáo miền Nam Việt Nam có phải là công cụ của đế quốc?”

02/05/1924: Găng tay cao su trở thành thiết bị tiêu chuẩn tại hiện trường án mạng

Nguồn: A grisly murder makes rubber gloves standard equipment at crime scenes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, Patrick Mahon đã bị bắt vì bị tình nghi là hung thủ giết người sau khi hắn xuất hiện tại nhà ga xe lửa Waterloo ở London để nhận lại chiếc túi của mình. Mahon nhanh chóng thừa nhận rằng con dao còn dính máu cùng các hộp đựng bên trong túi có liên quan đến cái chết của Emily Kaye, tình nhân của hắn. Tên sát nhân sau đó đã chỉ cho các thám tử Scotland Yard  cảnh tượng đặc biệt khủng khiếp trong một ngôi nhà gỗ ở Sussex, nơi họ tìm thấy các mảng thi thể của Kaye bị giấu giữa các hộp đựng mũ, thân cây và hộp bánh quy. Continue reading “02/05/1924: Găng tay cao su trở thành thiết bị tiêu chuẩn tại hiện trường án mạng”

Ba kịch bản địa chính trị châu Á sau Covid-19

Nguồn: Michael J. Green, “Geopolitical Scenarios for Asia after COVID-19“, CSIS, 31/03/2020.

Giới thiệu: Minh Anh

Tác động dài hạn của đại dịch COVID-19 đối với địa chính trị châu Á là gì? Vài tuần sau khi khủng hoảng bắt đầu, các dự báo ban đầu nhìn chung lạc quan về chủ nghĩa cơ hội bá quyền của Trung Quốc và bi quan về tương lai vị trí lãnh đạo của Mỹ trong khu vực. Washington chắc chắn sẽ phải trả giá đắt về sinh mạng và uy tín sau những thất bại ban đầu của mình ở trong và ngoài nước, trong khi Bắc Kinh tích cực nỗ lực củng cố các lợi ích ngoại giao sau khi hồi phục từ cú sốc ban đầu ở Vũ Hán. Tuy nhiên, còn quá sớm để dự đoán rằng một cú sốc ngắn hạn đối với nền kinh tế toàn cầu theo cách nào đó sẽ đưa Trung Quốc lên vị trí lãnh đạo khu vực hoặc toàn cầu trong một thời gian dài. Continue reading “Ba kịch bản địa chính trị châu Á sau Covid-19”

01/05/1997: Công Đảng trở lại nắm quyền ở Anh

Nguồn: Labour Party returns to power in Britain, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1997, sau 18 năm Đảng Bảo thủ nắm quyền, Công Đảng do Tony Blair lãnh đạo đã chiến thắng trong cuộc bầu cử nghị viện Anh. Với thành tích gây thất vọng nhất của Đảng Bảo thủ kể từ năm 1832, Thủ tướng John Major đã thất bại trước Blair – một người gốc Scotland, 43 tuổi, và là thủ tướng trẻ nhất của Anh trong vòng hơn một thế kỷ.

Blair từng học luật tại Oxford và gia nhập Công Đảng vào năm 1975. Năm 1983, ông được bầu làm nghị sĩ đại diện cho Sedgefield, sau đó trở thành phát ngôn viên của đảng về các vấn đề tài chính vào năm 1985, và sau đó là về các vấn đề thương mại và công nghiệp vào năm 1987. Continue reading “01/05/1997: Công Đảng trở lại nắm quyền ở Anh”

Edward Jenner: Cha đẻ của vaccine và miễn dịch học

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Edward Jenner (1749 – 1823) là một bác sĩ người Anh, người tiên phong về tiêm phòng bệnh đậu mùa và là cha đẻ của miễn dịch học.

Edward Jenner sinh ngày 17/05/1749 tại Berkeley, Gloucestershire, và là con trai của một cha xứ. Lên 14 tuổi, ông thực tập tại phòng khám của một bác sĩ phẫu thuật địa phương và sau đó được đào tạo ở London. Năm 1772, Jenner trở về Berkeley và dành phần lớn thời gian còn lại của sự nghiệp để làm bác sĩ ở quê nhà. Continue reading “Edward Jenner: Cha đẻ của vaccine và miễn dịch học”

30/04/1897: J.J. Thomson tuyên bố phát hiện ra electron

Nguồn: British physicist J.J. Thomson announces the discovery of electrons, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1897, nhà vật lý người Anh J.J. Thomson tuyên bố khám phá rằng nguyên tử được tạo nên từ các thành phần nhỏ hơn. Phát hiện này đã cách mạng hóa cách mà các nhà khoa học nghĩ về nguyên tử, đồng thời tạo ra sự phân nhánh lớn trong ngành vật lý. Mặc dù Thompson gọi chúng là “hạt” (corpuscle), những gì ông tìm thấy ngày nay thường được gọi là điện tử (electron).

Ở thời điểm đó, nhân loại đã phát hiện ra dòng điện và khai thác thành công hiệu quả của nó, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa quan sát được cấu thành nguyên tử. Thomson, một giáo sư uy tín tại Cambridge, đã xác định sự tồn tại của electron thông qua nghiên cứu các tia âm cực. Ông kết luận rằng các hạt tạo thành các tia sáng nhẹ hơn 1.000 lần so với nguyên tử nhẹ nhất, điều đó chứng minh rằng có tồn tại thứ vật chất nhỏ hơn cả nguyên tử. Thomson đã ví thành phần của nguyên tử với món bánh pudding mận, với các “hạt” tích điện âm nằm rải rác trong một trường tích điện dương. Continue reading “30/04/1897: J.J. Thomson tuyên bố phát hiện ra electron”

Việt Nam cần ứng phó ra sao tại Biển Đông?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

“Một dân tộc tìm cách né tránh chiến tranh bằng cách chịu nhục, thì dân tộc ấy sẽ lãnh đủ cả hai thứ: cả chiến tranh và sự nhục nhã” -Winston Churchill

Câu hỏi “Trung Quốc định làm gì ở Biển Đông” và “Việt Nam có thể làm gì tại Biển Đông” đã được đặt ra từ sau khủng hoảng Biển Đông “lần thứ nhất” (5/2014) và “lần thứ hai” (7-10/2019). Nay câu hỏi đó lại được đặt ra trong bối cảnh nhóm tàu khảo sát HD-8 và nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh vào Biển Đông, đe dọa gây ra khủng hoảng “lần thứ ba”.

Bối cảnh mới

Năm ngoái, tàu khảo sát HD-8 và các tàu hải cảnh Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính và biển Miền Trung (7-10/2019), sử dụng căn cứ hậu cần tại Trường Sa để tiếp liệu. Họ vừa khảo sát vừa ngăn cản Việt Nam và các đối tác thăm dò dầu khí, và chỉ rút sau khi Nhật rút giàn khoan Hakuryu khỏi mỏ Lan Đỏ (lô 06-1). Continue reading “Việt Nam cần ứng phó ra sao tại Biển Đông?”

29/04/1945: Adolf Hitler và Eva Braun kết hôn

Nguồn: Adolf and Eva marry, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào đêm ngày 28, rạng sáng ngày 29/04/1945, Adolf Hitler và Eva Braun đã kết hôn – chỉ vài giờ trước khi họ tự sát.

Braun đã gặp Hitler khi được tuyển vào làm trợ lý cho nhiếp ảnh gia của ông. Xuất thân từ tầng lớp trung lưu và theo Công giáo, Braun đã ở bên Hitler một cách kín đáo và thường tự mình đi trượt tuyết, bơi lội. Bà không có ảnh hưởng rõ nét lên sự nghiệp chính trị của Hitler, mà thay vào đó thường chăm lo cho đời sống cá nhân của vị quốc trưởng. Kiên quyết theo Hitler đến cùng, Braun đã từ chối rời khỏi boong ke nằm bên dưới phủ thủ tướng ở Berlin khi quân đội Liên Xô áp sát. Continue reading “29/04/1945: Adolf Hitler và Eva Braun kết hôn”

Thế giới hôm nay: 29/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe tuyên bố nước này sẽ bắt đầu gỡ phong tỏa từ 11 tháng 5. Ông Philippe cảnh báo rằng Pháp, nước có số ca tử vong cao thứ tư do covid-19 ở mức trên 23.000 ca, sẽ phải “học cách sống chung” với virus. Trên thế giới, số ca nhiễm được xác nhận đã vượt qua 3 triệu.

HSBC báo cáo lợi nhuận giảm 48% trong quý đầu năm so với cùng kỳ 2019. Ngân hàng này đã tăng các khoản dự phòng để trang trải cho nợ xấu giữa lúc khách hàng phải vật lộn để trả nợ trong đại dịch. HSBC đã để dành 3 tỷ đô la, tăng từ mức 585 triệu đô la của năm trước. Họ cũng tạm hoãn kế hoạch cắt giảm 35.000 lao động cho đến khi khủng hoảng qua đi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/04/2020”

Cần khoa học khi nhận định về nguồn gốc dân tộc Việt

Tác giả: Nguyễn Trần Hoàng

Tác giả Nguyễn Hải Hoành vừa có bài viết “Bàn thêm về nước Nam Việt của Triệu Đà và lịch sử Việt Nam” với kết luận: “khẳng định một sự thực lịch sử: Người Kinh-Việt Nam không phải là hậu duệ của người Bách Việt hoặc Lạc Việt”.

Bỏ qua nội dung bàn về Triệu Đà, phần bàn luận về nguồn gốc người Việt của tác giả rất mơ hồ và không có bằng chứng xác đáng. Các lập luận này tập trung vào vấn đề nguồn gốc dân tộc, địa lý, ngôn ngữ và tên dân tộc.

Tuy nhiên, các nghiên cứu gen, nhân chủng, ngôn ngữ, khảo cổ, địa lý cho thấy các lập luận trên là không chính xác. Bài viết này sẽ phản biện các quan điểm của tác giả Nguyễn Hải Hoành theo từng vấn đề nêu trên. Continue reading “Cần khoa học khi nhận định về nguồn gốc dân tộc Việt”

28/04/1970: Nixon chấp thuận cho quân Mỹ xâm nhập Campuchia

Nguồn: President Nixon approves Cambodian incursion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Tổng thống Richard Nixon đã chính thức chấp thuận cho lính tác chiến của Mỹ phối hợp với các đơn vị của Việt Nam Cộng hòa tấn công các căn cứ của lực lượng cộng sản ở Campuchia.

Bộ trưởng Ngoại giao William Rogers và Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird, những người đã liên tục ủng hộ việc giảm bớt lực lượng Mỹ tại Việt Nam, đã bị loại khỏi quyết định sử dụng quân đội Mỹ tại Campuchia. Tướng Earle Wheeler, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Trưởng Liên quân, đã điện cho Tướng Creighton Abrams, chỉ huy cấp cao của Mỹ tại Sài Gòn, thông báo cho ông về quyết định “cấp trên đã cho phép một số hành động quân sự nhằm bảo vệ lực lượng của Mỹ đang hoạt động ở miền Nam Việt Nam.” Continue reading “28/04/1970: Nixon chấp thuận cho quân Mỹ xâm nhập Campuchia”