Thế giới hôm nay: 21/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giá dầu thô Mỹ lần đầu tiên xuống mức âm. Tuần trước OPEC và các đồng minh đã hứa sẽ cắt giảm sản lượng. Nhưng nhu cầu năng lượng đã sụp đổ vì các nền kinh tế hiện phải phong tỏa nhằm hạn chế coronavirus lây lan. Với các kho dự trữ đã dần đầy  và thời hạn kết thúc hợp đồng tương lai tháng 5 sắp đến, giá đã bị ép về âm.

Thủ tướng Israel Binyamin NetanyahuBenny Gantz, đối thủ của ông, đã đồng ý thành lập một chính phủ liên minh khẩn cấp. Theo các điều khoản của thỏa thuận, ông Netanyahu, lãnh đạo đảng Likud cánh hữu, sẽ giữ chức thủ tướng trước khi ông Gantz, lãnh đạo đảng trung dung Xanh Trắng, tiếp quản vào tháng 10 năm 2021. Cả hai đảng đều không giành đa số trong ba cuộc bầu cử, gần đây nhất là vào tháng 3. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/04/2020”

20/04/1777: New York thông qua hiến pháp mới

Nguồn: New York adopts state constitution, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1777, Hội nghị Đại biểu bang New York đã chính thức thông qua hiến pháp đầu tiên của bang tại một cuộc họp ở thị trấn Kingston, phía bắc New York.

Bản hiến pháp mở đầu bằng việc tuyên bố khả năng hòa giải giữa Anh và các thuộc địa của nước này ở Mỹ là điều xa vời và không chắc chắn, do đó cần phải thành lập một chính phủ New York mới để duy trì hòa bình, hiệu quả và trật tự nội bộ. Continue reading “20/04/1777: New York thông qua hiến pháp mới”

Thế giới hôm nay: 20/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hàn Quốc chỉ ghi nhận 8 ca nhiễm covid-19 mới, lần tăng một chữ số đầu tiên kể từ khi nước này trở thành tâm dịch với vụ bùng phát tại một cộng đồng tôn giáo ở Daegu. Thành công của họ trong việc ngăn chặn căn bệnh lây lan – với giãn cách xã hội và đặc biệt là xét nghiệm rộng khắp mà không cần phong tỏa – đã được nghiên cứu rộng rãi bởi nhiều nước khác.

Jimmy Lai (trong hình), ông trùm truyền thông Hồng Kông sở hữu Apple Daily, tờ báo thường xuyên chỉ trích chính quyền Hong Kong và Trung Quốc đại lục, đã bị bắt cùng các nhà hoạt động khác bao gồm các nhà lập pháp và luật sư. Năm ngoái, sự phản đối đạo luật dẫn độ đã biến thành những cuộc biểu tình liên tục ủng hộ dân chủ. Ông Lai và những người khác bị bắt vì tổ chức và tham gia vào các hoạt động tụ tập trái phép. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/04/2020”

Lịch sử lực lượng dân quân biển Trung Quốc và hàm ý cho tương lai

Nguồn: Derek Grossman & Logan Ma, “A Short History of China’s Fishing Militia and What it May Tell Us”, Maritime Issues, 05/04/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nếu lịch sử là một cách tốt để dự báo những điều sẽ xảy ra trong tương lai, thì Bắc Kinh rất có khả năng sẽ tăng cường lực lượng dân quân biển trong mọi viễn cảnh khả dĩ. Điều đó đồng nghĩa với việc lực lượng này sẽ trở thành một lực lượng đáng gờm trong những năm tới.

Lực lượng dân quân – ngư dân có vũ trang của Trung Quốc – hay còn được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ gọi chính thức là Dân quân Biển thuộc Lực lượng Vũ trang Nhân dân (PAFMM) – đóng vai trò chủ đạo trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm áp đặt tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. PAFMM là lực lượng ngư dân có vũ trang được chính phủ Trung Quốc bảo trợ, chưa rõ quân số, nằm dưới sự chỉ huy và kiểm soát trực tiếp của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA). Lực lượng này đã tồn tại trong nhiều thập niên và hỗ trợ lực lượng Hải cảnh Trung Quốc (CCG) và Hải quân Trung Quốc (PLAN) trong việc triển khai các hoạt động trong khu vực. Continue reading “Lịch sử lực lượng dân quân biển Trung Quốc và hàm ý cho tương lai”

19/04/1897: Cuộc đua Boston Marathon đầu tiên được tổ chức

Nguồn: First Boston Marathon held, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1897, John J. McDermott người New York đã giành chiến thắng trong cuộc đua Boston Marathon đầu tiên với thành tích là 2 giờ 55 phút 10 giây.

Boston Marathon là đứa con tinh thần của các thành viên Hiệp hội Điền kinh Boston cùng người quản lý tuyển Olympic Mỹ, John Graham, người được truyền cảm hứng từ cuộc đua marathon tại Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên ở Athens năm 1896. Với sự hỗ trợ của doanh nhân người Boston, Herbert H. Holton, nhiều tuyến đường khác nhau đã được đưa vào xem xét, trước khi một đoạn đường dài 24,5 dặm từ Irvington Oval ở Boston đến Metcalf’s Mill tại Ashland được chọn để tổ chức cuộc đua. Continue reading “19/04/1897: Cuộc đua Boston Marathon đầu tiên được tổ chức”

Horatio Kitchener: Bộ trưởng Chiến tranh Anh trong Thế chiến I

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Horatio Kitchener (1850 – 1916) là một chỉ huy quân sự và chính khách người Anh. Ông từng là Bộ trưởng Chiến tranh trong những năm đầu của Thế chiến I và từng tập hợp quân đội ở quy mô lớn chưa từng có. Kitchener cũng xuất hiện trên tấm áp phích tuyển quân nổi tiếng nhất của Anh từng được xuất bản.

Horatio Kitchener sinh ngày 24/06/1850 tại Hạt Kerry, Ireland, từng du học tại Thụy Sĩ và theo học tại Học viện Quân Sự Hoàng gia ở Woolwich. Năm 1871, ông gia nhập lực lượng Kỹ sư Hoàng gia. Kitchener từng tham gia một chiến dịch bất thành nhằm giải cứu Tướng Charles Gordon tại Khartoum những năm 1884 – 1885, và được bổ nhiệm làm Toàn quyền Đông Sudan vào năm 1886. Sáu năm sau, ông trở thành tổng tư lệnh của quân đội Anh  tại Ai Cập. Năm 1896, Kitchener bắt đầu tái chiếm Sudan trong cuộc đối đầu với lực lượng al-Mahdi, đỉnh điểm là Trận Omdurman và việc chiếm lại Khartoum vào năm 1898. Kitchener sau đó đã trở thành Toàn quyền Sudan và một anh hùng dân tộc. Continue reading “Horatio Kitchener: Bộ trưởng Chiến tranh Anh trong Thế chiến I”

18/04/1521: Martin Luther ra trình diện trước Hội đồng Worms

Nguồn: Martin Luther defiant at Diet of Worms, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1521, Martin Luther, người khởi xướng đạo Tin lành, đã thách thức Hoàng đế La Mã Thần thánh Charles V khi từ chối rút lại các tác phẩm thần học của mình. Ông đã được triệu tới Worms, Đức, để trình diện trước Hội đồng của Đế chế La Mã Thần thánh và trả lời các cáo buộc về tội dị giáo. Continue reading “18/04/1521: Martin Luther ra trình diện trước Hội đồng Worms”

Sự sụp đổ chưa từng có của thị trường dầu mỏ thế giới

Nguồn: Daniel Yergin, “The Oil Collapse“, Foreign Affairs, 02/04/2020.

Giới thiệu: Minh Anh

Đại dịch COVID-19 và một cuộc chiến về giá đã đẩy các thị trường năng lượng thế giới rơi vào khủng hoảng. Trong lịch sử, thị trường dầu mỏ toàn cầu chưa bao giờ sụp đổ đột ngột như hiện nay.

Nền công nghiệp dầu khí, cung cấp hơn 60% năng lượng cho toàn thế giới, đã chìm trong một cuộc khủng hoảng kép mà có lẽ chưa ai từng nghĩ có thể xảy ra vào đầu năm nay. Một cuộc chiến giá cả, trong đó các quốc gia sản xuất dầu mỏ tranh giành thị phần, đã dẫn đến việc thị trường này bị tổn hại nặng nề khi vấp phải một cuộc khủng hoảng lớn hơn do dịch COVID-19 gây ra và sắp tới nhiều khả năng sẽ là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Điều đó sẽ dẫn tới nhu cầu của thị trường giảm mạnh chưa từng thấy trong bất cứ cuộc khủng hoảng nào kể từ khi dầu mỏ trở thành mặt hàng toàn cầu. Giá dầu đã giảm 2/3 kể từ đầu năm 2020 và sẽ còn tiếp tục lao dốc. Chỉ trong tháng 4, mức giảm tiêu thụ của toàn cầu gấp 7 lần so với mức giảm sâu nhất tính theo quý sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. Ở những khu vực không còn khả năng chứa dầu và mất thị trường, giá của một thùng dầu có thể giảm xuống mức bằng 0. Continue reading “Sự sụp đổ chưa từng có của thị trường dầu mỏ thế giới”

17/04/1941: Nam Tư đầu hàng Đức Quốc xã

Nguồn: Yugoslavia surrenders to the Nazis, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, trong Thế chiến II, đại diện của các khu vực khác nhau ở Nam Tư đã ký hiệp ước đình chiến với Đức Quốc xã tại Belgrade, chấm dứt 11 ngày kháng cự cuộc xâm lược của quân đội Đức một cách vô ích. Hơn 300.000 sĩ quan và binh lính Nam Tư đã bị bắt làm tù binh, trong khi đó, chỉ 200 người Đức thiệt mạng trong cuộc chinh phục Nam Tư.

Ngày 27/03/1941, hai ngày sau khi chính phủ Nam Tư ký hiệp ước gây tranh cãi với các cường quốc phe Trục, các sĩ quan không quân Nam Tư – với sự hỗ trợ của các đặc vụ Anh – đã lật đổ chế độ ủng hộ phe Trục. Continue reading “17/04/1941: Nam Tư đầu hàng Đức Quốc xã”

Thế giới hôm nay: 17/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số liệu mới cho thấy có thêm 5,2 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào tuần trước, giữa lúc hậu quả của đại dịch tác động khắp cả nước. Điều này đưa tổng số việc làm bị mất trong bốn tuần lên khoảng 22 triệu. Trước đại dịch, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất 5 thập niên là 3,5%. Tỉ lệ này có thể lên tới 15% trong tháng này, hoặc thậm chí cao hơn.

Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo mở rộng tình trạng khẩn cấp ra tất cả 47 đơn vị hành chính của đất nước. Chính quyền khu vực sẽ kêu gọi mọi người ở nhà để làm chậm sự lây lan của virus, nhưng họ không có quyền phạt những người bỏ qua hướng dẫn. Các biện pháp sẽ kéo dài đến ít nhất ngày 6 tháng 5. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/04/2020”

Covid-19 sẽ làm biến đổi nền kinh tế thế giới như thế nào?

Nguồn: Neil Irwin, “It’s the End of the World Economy as We Know It”, The New York Times, 16/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi các sự kiện kinh tế gây biến động lớn xảy ra, các hệ lụy có xu hướng phải mất nhiều năm mới thể hiện hết, và diễn tiến theo những hướng không thể đoán trước được.

Ai có thể nghĩ rằng một cuộc khủng hoảng bắt đầu bằng các vụ vỡ nợ thế chấp ở vùng ngoại ô Mỹ năm 2007 sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp năm 2010? Hay sự sụp đổ thị trường chứng khoán New York năm 1929 sẽ góp phần dẫn tới sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít ở châu Âu trong những năm 1930? Continue reading “Covid-19 sẽ làm biến đổi nền kinh tế thế giới như thế nào?”

16/04/1943: Phát hiện khả năng gây ảo giác của LSD

Nguồn: Hallucinogenic effects of LSD discovered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, tại Basel, Thụy Sĩ, TS Albert Hofmann, một nhà hóa học đang làm việc tại phòng thí nghiệm nghiên cứu dược phẩm Sandoz, đã vô tình uống LSD-25, một loại thuốc tổng hợp mà ông đã tạo ra vào năm 1938 trong một nghiên cứu về giá trị dược liệu của các hợp chất axit lysergic. Sau khi dùng thuốc, có tên gọi chính thức là lysergic acid diethylamide, Hofmann đã có những cảm giác bất thường và ảo giác. Trong ghi chú của mình, ông viết lại trải nghiệm như sau: Continue reading “16/04/1943: Phát hiện khả năng gây ảo giác của LSD”

Thế giới hôm nay: 16/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen vạch ra những điều kiện mà các nước thành viên cần đạt được trước khi dỡ bỏ phong tỏa. Chúng bao gồm: giảm đáng kể sự lây lan của virus, đủ khả năng chăm sóc y tế và xét nghiệm quy mô lớn. Trong khi đó, thủ tướng Đức Angela Merkel đã đồng ý với các thủ hiến bang gia hạn các biện pháp phong tỏa cho đến ít nhất là đầu tháng 5. Số ca nhiễm covid-19 được xác nhận trên toàn thế giới đã vượt quá 2 triệu.

Số liệu bán lẻ mới nhất của Mỹ cho thấy tác động lớn của đại dịch lên thói quen tiêu dùng. Theo Bộ Thương mại Mỹ, so với tháng 2, chi tiêu của người dân giảm 9% trong tháng 3 đối với một loạt các mặt hàng khác nhau tại các cửa hàng trực tuyến lẫn truyền thống, trong quán bar và nhà hàng, cũng như đối với chi tiêu cho xe hơi và xăng dầu. Đây là mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ khi số liệu này bắt đầu được công bố từ năm 1992. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/04/2020”

Tiêu chuẩn mở chứ không phải trừng phạt mới giúp Mỹ đánh bại Huawei

Nguồn: Open standards, not sanctions, are America’s best weapon against Huawei”, The Economist, 08/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Công nghệ là sức mạnh. Bất cứ ai kiểm soát cơ sở hạ tầng kỹ thuật số toàn cầu sẽ kiểm soát thế giới. Đó là lý do tại sao Mỹ rất lo lắng về việc Trung Quốc nổi lên như một siêu cường công nghệ. Đó cũng là nguyên nhân Mỹ áp dụng mọi biện phạp, thậm chí cả việc sử dụng chính sách công nghiệp theo phong cách châu Âu, để kiềm chế Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu của Trung Quốc. Công ty này dẫn đầu thế giới về công nghệ 5G, thế hệ mạng di động tiếp theo, dự kiến ​​sẽ trở thành hệ thống thần kinh trung ương của nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, dù xét trên phương diện nào thì Mỹ cũng đang thua trong cuộc chiến chống lại Huawei, cũng như trong điều mà Tổng thống Donald Trump, vốn chìm đắm trong tư duy “một mất một còn”, gọi là “cuộc đua 5G”. Huawei tiếp tục phát triển; việc triển khai 5G ở Trung Quốc tiếp tục tăng tốc; và hầu hết các đồng minh của Mỹ cho đến nay đã làm ngơ các yêu cầu của Mỹ đòi cấm cửa thiết bị Huawei khỏi mạng 5G quốc gia của họ vì lý do an ninh. Continue reading “Tiêu chuẩn mở chứ không phải trừng phạt mới giúp Mỹ đánh bại Huawei”

15/04/1865: Tổng thống Abraham Lincoln qua đời

Nguồn: President Lincoln dies, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1865, lúc 7 giờ 22 phút sáng, Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ là Abraham Lincoln đã qua đời vì bị bắn vào đêm trước đó bởi John Wilkes Booth, một diễn viên và là người ủng hộ Hợp bang miền Nam. Tổng thống Lincoln qua đời chỉ sáu ngày sau khi Tướng Robert E. Lee của Hợp bang miền Nam và quân đội của ông ta đầu hàng tại Appomattox, chính thức chấm dứt Nội chiến Hoa Kỳ.

Booth đã ở lại miền Bắc trong suốt nội chiến dù là người ủng hộ phe miền Nam. Ban đầu, Booth đã lên kế hoạch bắt cóc và đưa Tổng thống Lincoln đến Richmond, thủ đô của Hợp bang miền Nam. Tuy nhiên, vào ngày 20/03/1865, ngày dự định thực hiện vụ bắt cóc, Lincoln đã không xuất hiện tại nơi mà Booth và sáu kẻ bắt cóc khác đã chờ sẵn. Continue reading “15/04/1865: Tổng thống Abraham Lincoln qua đời”

Thế giới hôm nay: 15/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số ca nhiễm covid-19 được xác nhận trên toàn cầu đạt mốc 2 triệu, và số ca tử vong cũng tăng lên trên 120.000. Trong khi một số chính phủ (Pháp và Ấn Độ) tăng cường phong tỏa, số khác cho rằng đã vượt qua đỉnh dịch và đang mở cửa trở lại nền kinh tế của họ. Một số doanh nghiệp ở Áo và Ý đã hoạt động trở lại, và một số người Tây Ban Nha cũng đã đi làm lại.

Xuất khẩu của Trung Quốc vào tháng 3 giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước, ít hơn nhiều mức giảm 14% mà các nhà phân tích dự đoán. Trong khi đó nhập khẩu giảm 0,9%; so với mức giảm dự đoán là 9,5%. Các dấu hiệu này cho thấy nền kinh tế có thể đã bắt đầu hồi phục sau đại dịch, khiến các sàn giao dịch phấn chấn. Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc ở phiên đóng cửa tăng 1,9%; Phố Wall và thị trường châu Âu cũng tăng vào hôm thứ Ba. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/04/2020”

Covid-19 và bầu cử Mỹ: Donald Trump “trong họa có phúc”?

Tác giả: Liu Qiudi | Giới thiệu: Minh Anh

Với sự lây lan nhanh chóng cùng sự gia tăng tỷ lệ tử vong bởi đại dịch COVID-19, liệu cơ hội giành chiến thắng của Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới đây bắt đầu bị đe dọa?

Nước Mỹ đang hoảng loạn dưới sự tấn công của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2). Đây là cuộc khủng hoảng toàn diện lớn nhất mà Donald Trump phải đối mặt kể từ khi lên cầm quyền đến nay, bao gồm khủng hoảng y tế, kinh tế, xã hội, và cũng có thể trở thành một cuộc khủng hoảng chính trị quy mô rất lớn.

Tính đến sáng 30/3, số người mắc COVID-19 ở thành phố New York là 36.221 người, trong đó 790 ca tử vong. Bang New York ghi nhận tổng cộng 66.479 người được xác định mắc COVID-19 và số người tử vong là 1.218, trong khi dịch vẫn chưa đạt đỉnh. Continue reading “Covid-19 và bầu cử Mỹ: Donald Trump “trong họa có phúc”?”

14/04/1975: Chiến dịch “Không vận Trẻ em” kết thúc

Nguồn: Operation “Baby Lift” concludes after flying 2,600 South Vietnamese orphans to the U.S., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, cuộc không vận mà người Mỹ thực hiện nhằm đưa trẻ mồ côi Việt Nam đến Mỹ đã kết thúc sau khi 2.600 trẻ hạ cánh an toàn trên đất Mỹ.

Chiến dịch bắt đầu trong thảm khốc vào ngày 04/04, khi một máy bay vận chuyển của Không Lực Mỹ gặp sự cố ngay sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn. Hơn 138 hành khách, chủ yếu là trẻ em, đã thiệt mạng. Continue reading “14/04/1975: Chiến dịch “Không vận Trẻ em” kết thúc”

Thế giới hôm nay: 14/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trung Quốc ghi nhận số ca nhiễm coronavirus mới trong ngày tăng cao nhất trong hơn một tháng, nhiều người trong số này là các công nhân trở về từ Nga. Sáu mươi người trên chuyến bay từ Moskva đã xét nghiệm dương tính sau khi hạ cánh ở Thượng Hải vào ngày 10 tháng 4. Biên giới đất liền với Nga vẫn đang đóng cửa.

Một số người Tây Ban Nha trở lại làm việc vì chính phủ đã dỡ bỏ các hạn chế đối với các lĩnh vực không tiếp xúc với người dân và không cần thiết. (Các lĩnh vực có tiếp xúc với người dân vẫn đóng cửa; lao động thiết yếu chưa bao giờ ngưng làm việc). Quyết định mở cửa lại đất nước được đưa ra bất chấp những lo ngại từ ủy ban chuyên gia covid-19 của nước này. Song bộ trưởng y tế nói rằng Tây Ban Nha đã qua đỉnh dịch. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/04/2020”

Alfred Nobel: Cha đẻ của thuốc nổ và Giải Nobel

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Alfred Nobel (1833 – 1896) là một nhà hóa học người Thụy Điển và là người phát minh ra thuốc nổ, đồng thời là người đã khai sinh ra Giải Nobel.

Alfred Nobel sinh ngày 21/10/1833 tại Stockholm, Thụy Điển, có cha là một kỹ sư và nhà phát minh. Năm 1842, gia đình của Nobel chuyển đến Nga, nơi cha ông đã mở một công ty kỹ thuật chuyên cung cấp thiết bị cho quân đội của Sa hoàng. Năm 1850, cha của Nobel đã gửi ông ra nước ngoài để theo học ngành kỹ thuật hóa học. Trong vòng hai năm, Nobel đã tới thăm Thụy Điển, Đức, Pháp và Hoa Kỳ. Ông cùng cha trở về Thụy Điển vào năm 1863 sau khi công ty gia đình phá sản. Continue reading “Alfred Nobel: Cha đẻ của thuốc nổ và Giải Nobel”