Liệu Síp có thể được tái thống nhất không?

Nguồn:Will Cyprus be reunified?“, The Economist, 15/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đảo Síp bắt đầu bị chia cắt từ sau cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1974, sau một cuộc đảo chính bắt nguồn từ Hy Lạp nhằm tiến đến thống nhất Síp với Hy Lạp (hay còn được biết đến là enosis). Kể từ đó Síp đã bị phân chia thành nước cộng hòa Síp của người Hy Lạp ở miền Nam, một quốc gia có tư cách thành viên đầy đủ của Liên Hợp Quốc (UN) và Liên minh châu Âu (EU); và một quốc gia tự xưng là Cộng hoà Bắc Síp của người Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ được công nhận bởi Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Liệu Síp có thể được tái thống nhất không?”

Đảng Nhân dân Campuchia gia tăng chuyên chế

Nguồn: Kheang Un, “Cambodia gets an autocratic upgrade in 2016”, East Asia Forum 20/12/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các tiến triển về chính trị, kinh tế và quan hệ đối ngoại trong năm 2016 cho thấy Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đang tăng cường củng cố quyền lực. Đảng CPP đang theo đuổi một chiến lược ba mặt gồm làm suy yếu phe đối lập, thực hiện chương trình cải cách có ý nghĩa và chống lại sức ép của phương Tây trước thềm các cuộc bầu cử địa phương năm 2017 và bầu cử toàn quốc năm 2018. Thành tích của Đảng CPP trong các cuộc bầu cử này sẽ là một bài kiểm tra quan trọng mang tính quyết định trong việc đánh giá khả năng tiếp tục cầm quyền của đảng này ở Campuchia. Continue reading “Đảng Nhân dân Campuchia gia tăng chuyên chế”

08/02/1887: Tổng thống Cleveland ký ban hành Đạo luật Dawes

Nguồn: Cleveland signs devastating Dawes Act into law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1887, Tổng thống Grover Cleveland đã ký ban hành Đạo luật Dawes Severalty, cho phép chính phủ phân chia đất đai tại các khu dành riêng cho người bản địa (da đỏ) Mỹ thành nhiều phần nhỏ và chia lại cho từng cá nhân trong bộ lạc. Đạo luật này cũng được gọi là Luật Phân Đất (General Allotment Act) vì nó làm thay đổi tư cách pháp lý của người Mỹ bản địa, từ các thành viên của bộ lạc trở thành các cá nhân chịu sự điều chỉnh của luật liên bang. Ngoài ra, việc giải tán nhiều bộ lạc cũng đã gây ra một cú sốc lớn lên chủ quyền bộ lạc.

Mục đích của Cleveland là nhằm khuyến khích người Mỹ bản địa hòa nhập vào nền văn hóa nông nghiệp Mỹ. Cleveland – người đã từng nói rằng: dù người dân ủng hộ chính phủ, chính phủ không nên hỗ trợ người dân – là người đứng đầu một chính phủ cải cách xã hội, nhưng vẫn còn bảo thủ về tài chính và không tin vào việc phân phát phúc lợi. Continue reading “08/02/1887: Tổng thống Cleveland ký ban hành Đạo luật Dawes”

Mổ xẻ quan hệ với Nga của nội các Trump

Nguồn: Nina Khrushcheva, “The Manchurian Cabinet”, Project Syndicate, 14/12/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự chuyển tiếp của Donald Trump từ vị trí Tổng thống đắc cử sang tiếp quản quyền lực thực tế gợi nhớ nhiều nhất về một thể loại phim Hollywood bị lãng quên: tâm lý hoang tưởng. Có lẽ bộ phim hay nhất của thể loại này là bộ phim The Manchurian Candidate (Ứng viên Mãn Châu), đề cập đến một mưu đồ cộng sản trong việc sử dụng người con trai bị tẩy não của một gia đình cánh hữu hàng đầu nhằm lật đổ hệ thống chính trị Mỹ. Với sự mến mộ mà dường như Trump và các quan chức được ông chỉ định dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, thực tế cuộc sống có thể sẽ bắt chước theo, nếu không muốn nói là vượt xa, cả nghệ thuật. Continue reading “Mổ xẻ quan hệ với Nga của nội các Trump”

07/02/1965: Máy bay Mỹ tấn công trả đũa Bắc Việt Nam

Nguồn: U.S. jets conduct retaliatory raids, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, trong một phần của Chiến dịch Hỏa Tiêu (Operation Flaming Dart), 49 máy bay phản lực của Hải quân Mỹ từ hai tàu sân bay Coral Sea và Hancock thuộc Hạm đội 7 đã thả bom và bắn tên lửa vào các doanh trại và các trạm dừng chân tại Đồng Hới – một khu huấn luyện du kích ở miền Bắc Việt Nam. Sau đó, được hộ tống bởi các máy bay phản lực của Mỹ, máy bay ném bom của quân đội miền Nam cũng đã tấn công vào trung tâm thông tin liên lạc quân sự của miền Bắc.

Đây là đòn trả đũa cho đợt tấn công của phe cộng sản vào Trại Holloway và Sân bay Pleiku ở Tây Nguyên, khiến 8 lính Mỹ thiệt mạng, 109 người khác bị thương, và 20 máy bay bị hư hỏng hoặc bị phá hủy hoàn toàn. Continue reading “07/02/1965: Máy bay Mỹ tấn công trả đũa Bắc Việt Nam”

Người Nhật phát triển Hán ngữ hiện đại

Tác giả: Nguyễn  Hải Hoành

Việt Nam, Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hóa Trung Quốc (TQ), thời xưa đều từng mượn chữ Hán của người TQ làm chữ viết cho nước mình trong nhiều nghìn năm, làm nên Vành đai văn hóa Hán ngữ. Nhưng người Nhật không chỉ vay mượn một chiều mà từ cuối thế kỷ 19 còn dùng chữ Hán để sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới tương ứng với các khái niệm khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội-nhân văn hiện đại trong văn minh phương Tây. Những từ ngữ chưa từng có trong Hán ngữ ấy lại du nhập về TQ, trở thành một phần quan trọng trong Hán ngữ hiện đại của người TQ, được người TQ, Việt Nam, Triều Tiên/Hàn Quốc sử dụng một cách phổ biến và quen thuộc tới mức rất nhiều người không biết đó là những từ ngữ đến từ Nhật mà vẫn tưởng là của TQ. Continue reading “Người Nhật phát triển Hán ngữ hiện đại”

06/02/1985: Học thuyết Reagan được công bố

Nguồn: The “Reagan Doctrine” is announced, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã nêu ra một số khái niệm quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình và tạo nên cái được gọi là Học thuyết Reagan (Reagan Doctrine.) Học thuyết này đã trở thành nền tảng cho sự ủng hộ của chính quyền Reagan dành cho “các chiến binh vì tự do” (freedom fighters) trên toàn cầu.

Reagan bắt đầu bình luận về chính sách đối ngoại của mình bằng một tuyên bố mạnh mẽ: “Tự do không phải là đặc quyền của một vài người được chọn; đó là quyền phổ quát của tất cả những ai là con Thiên Chúa.” Nhiệm vụ của nước Mỹ là nuôi dưỡng và bảo vệ tự do và dân chủ. Cụ thể hơn, Reagan tuyên bố rằng, “Chúng ta phải ủng hộ các đồng minh dân chủ của mình. Chúng ta không được phá vỡ niềm tin của những người đang mạo hiểm cuộc sống của họ – ở mọi châu lục, từ Afghanistan tới Nicaragua – để chống lại những đợt xâm lược do Liên Xô hỗ trợ và để bảo vệ những quyền mà chúng ta đã có từ khi sinh ra.” Ông kết luận: “Hỗ trợ cho các chiến binh tự do chính là tự phòng thủ.” Continue reading “06/02/1985: Học thuyết Reagan được công bố”

Cuộc chiến Mùa đông là gì?

Nguồn:What was the Winter War?“, History, 30/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chưa đầy hai năm trước khi Liên Xô đối đầu với phát xít Đức trong Thế chiến II, quốc gia này đã tiến hành một cuộc chiến tranh đẫm máu với một kẻ thù khác: đất nước Phần Lan bé nhỏ. Mối thù của Nga với nước láng giềng Bắc Âu của mình bắt đầu từ năm 1939, khi lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin mong muốn mở rộng ảnh hưởng của mình sang Đông Âu. Lấy cớ là quan ngại về một cuộc tấn công tiềm tàng của Đức, Stalin yêu cầu rằng biên giới giữa Phần Lan với Nga phải được đẩy lùi về phía Phần Lan 16 dặm dọc theo Eo đất Karelia để tạo ra một vùng đệm xung quanh thành phố Leningrad. Continue reading “Cuộc chiến Mùa đông là gì?”

Tại sao những người học cao thường có tư tưởng tự do?

Nguồn: Neil Gross, “Why Are the Highly Educated So Liberal?The New York Times, 13/05/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1979, trong một cuốn sách ngắn có nhan đề The Future of Intellectuals and the Rise of the New Class (Tương lai của giới trí thức và sự trỗi dậy của giai cấp mới), nhà xã hội học Alvin Gouldner giải quyết một câu hỏi được các nhà phân tích xã hội tranh luận sôi nổi lúc bấy giờ: Có phải các phong trào sinh viên trong những năm 1960 là dấu hiệu cho thấy những người có trình độ giáo dục cao đang trên đường trở thành một lực lượng chính trị lớn trong xã hội Mỹ?

Câu trả lời của tiến sĩ Gouldner là đúng thế. Là một người tả khuynh, ông có nhiều cảm xúc lẫn lộn với diễn biến này, bởi ông nghĩ giới tri thức có thể sẽ muốn đặt những quyền lợi của riêng mình lên trên quyền lợi của những nhóm ngoài lề mà họ thường tự nhận là đại diện. Continue reading “Tại sao những người học cao thường có tư tưởng tự do?”

05/02/1960: Việt Nam CH yêu cầu Mỹ tăng viện trợ

Nguồn: South Vietnam requests more support, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã yêu cầu Washington tăng gấp đôi số sĩ quan thuộc Phái bộ Cố vấn Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (Military Assistance and Advisory Group, MAAG-Vietnam), từ 342 lên 685 người.

Nhóm cố vấn này được thành lập vào ngày 01/11/1955 để hỗ trợ về quân sự cho miền Nam Việt Nam. Nó đã thay thế cho Phái bộ Cố vấn Quân sự Hoa Kỳ tại Đông Dương (MAAG-Indochina), vốn đã và đang cung cấp viện trợ quân sự cho “lực lượng của Pháp và các nước liên quan ở Đông Dương” (là Campuchia, Lào và Việt Nam) theo mệnh lệnh của Tổng thống Harry S. Truman vào ngày 27/06/1950. Continue reading “05/02/1960: Việt Nam CH yêu cầu Mỹ tăng viện trợ”

Tranh cãi về kế hoạch K5 của Việt Nam tại Campuchea

K5 đầy tranh cãi

Các tranh cãi xoay quanh sự can thiệp quân sự của Việt Nam trong cuộc chiến giúp Campuchea đánh đuổi Khmer Đỏ, sau 38 năm, vẫn chưa nguôi lặng.

Mới đây, lãnh tụ đảng đối lập của Campuchea công khai tố cáo rằng Việt Nam đã chỉ đạo cho giới lãnh đạo Campuchea trong giai đoạn cuối thập niên 70, đầu những năm 80 sát hại chính đồng bào của họ.

Ông Sam Rainsy, hiện đang sống lưu vong tại Pháp, mấy ngày qua đã lên Facebook nhắc lại thời kỳ lịch sử sau khi Khmer Đỏ sụp đổ năm 1979, cáo buộc kế hoạch K5 của Việt Nam lúc đó đã cướp đi thêm nhiều sinh mạng của dân Campuchea thời hậu Pol Pot. Continue reading “Tranh cãi về kế hoạch K5 của Việt Nam tại Campuchea”

04/02/1789: Cử tri Đoàn nhất trí bầu Washington làm Tổng thống

Nguồn: Washington unanimously elected by Electoral College to first and second terms, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1789, George Washington trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên và duy nhất giành được toàn bộ phiếu Cử tri Đoàn. Ông đã lập lại kỳ tích này trong lần tranh cử thứ hai vào năm 1792.

Nét đặc trưng trong bầu cử Tổng thống Mỹ ở thời kỳ đầu là dù Washington đã chiến thắng tuyệt đối trong kỳ bầu cử thì vẫn có một “người về thứ hai” là John Adams, người giữ chức Phó Tổng thống trong cả hai nhiệm kỳ của Washington. Thành viên Cử tri Đoàn bấy giờ phải bỏ phiếu để chọn ra hai lựa chọn cho vị trí Tổng thống. Mỗi người trong số họ đều bỏ hai phiếu mà không cần phân biệt giữa vị trí Tổng thống và Phó Tổng thống. Washington đã nhận được phiếu từ tất cả các đại cử tri, do đó ông được xem là thắng tuyệt đối. Ngoài ra, trong số những người khác có tên trên phiếu bầu của đại cử tri, Adams là người được nhiều phiếu nhất và trở thành Phó Tổng thống. Continue reading “04/02/1789: Cử tri Đoàn nhất trí bầu Washington làm Tổng thống”

Ứng xử của một số Nhà nước đối với các Phong trào Tôn giáo mới

Tác giả: Hoàng Văn Chung

Giới thiệu

Kể từ khi xuất hiện những năm 50-60 của thế kỉ XX ở Châu Mỹ và Châu Âu, các phong trào tôn giáo mới, ngày nay được gọi chung là New Religious Movements[1], đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Những khó khăn các phong trào này phải đối mặt không chỉ đến từ phía các giáo hội của các tôn giáo có trước, từ phía các tổ chức xã hội được lập ra để chống “giáo phái”, từ phía các phương tiện truyền thông đại chúng vốn chú ý nhiều vào việc đưa tin giật gân, từ các chính trị gia, mà còn là phản ứng từ phía các chính phủ với các công cụ luật pháp trong tay. Trải qua một thời gian dài, cho tới nay, phản ứng của các nhà nước khác nhau trước một hiện tượng mới nảy sinh trong đời sống văn hóa và tôn giáo này đã thu hút rất nhiều các công trình nghiên cứu, nằm trong một tổng thể nghiên cứu học thuật đa chiều về các phong trào tôn giáo mới. Một số điểm cần làm rõ ở đây: đâu là các thách thức cơ bản mà các phong trào tôn giáo mới trong quá trình phát sinh và phát triển đã đặt ra buộc các nhà nước phải có phương sách ứng xử? Các nhà nước đã giải quyết các thách thức đó như thế nào? và Tương lai của mối quan hệ giữa các nhà nước với các phong trào tôn giáo mới sẽ ra sao? Continue reading “Ứng xử của một số Nhà nước đối với các Phong trào Tôn giáo mới”

03/02/1950: Bắt điệp viên tiết lộ về bom nguyên tử cho Liên Xô

Nguồn: Klaus Fuchs arrested for passing atomic bomb information to Soviets, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Klaus Fuchs, một nhà khoa học Anh sinh ra ở Đức, người đã giúp phát triển bom nguyên tử, đã bị bắt tại Anh vì tội tiết lộ các thông tin tuyệt mật về vũ khí cho Liên Xô. Sự kiện này là khởi đầu cho hàng loạt vụ việc có liên quan đến một đường dây gián điệp, mà đỉnh điểm là vụ bắt giữ và xử tử Julius và Ethel Rosenberg.

Năm 1933, Fuchs và gia đình rời Đức để tránh sự khủng bố của Đảng Quốc xã. Họ đến Vương quốc Anh, nơi Fuchs giành được học vị Tiến sĩ Vật lý. Trong suốt Thế chiến II, chính phủ Anh đã sớm nhận ra khuynh hướng thiên tả của Fuchs và cha mình. Tuy nhiên, vì khả năng chuyên môn nên cuối cùng Fuchs vẫn được mời tham gia chương trình phát triển bom nguyên tử của Anh (Dự án “Tube Alloys.”) Continue reading “03/02/1950: Bắt điệp viên tiết lộ về bom nguyên tử cho Liên Xô”

Putin, Trump, Tập và sự trở lại của các quân vương

Nguồn: Akhilesh Pillalamarri, “Trump, Putin, Xi and the return of Kingship”, The Diplomat, 19/01/2017.

Biên dịch: Lê Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một bài viết đăng trên tờ Wall Street Journal vào cuối năm 2016 đã trích dẫn một số nguồn người Trung Quốc nói rằng Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình muốn “tiếp tục (điều hành đất nước) sau năm 2022 và tìm hiểu về một hệ thống lãnh đạo như mô hình của Putin.”

Sau chiến thắng bầu cử của Donald Trump ở Mỹ và Rodrigo Duterte ở Philippines, và sự củng cố quyền lực của Recep Tayyip Erdoğan ở Thổ Nhĩ Kỳ,  có thể thấy rõ một số cường quốc đang dần dần tiến tới hiện tượng chính trị được biết đến là “Chủ nghĩa Putin” (“Putinism”), đôi khi được gọi là “Chủ nghĩa Trump” (“Trumpism”). Hiện tượng này xảy ra ở Châu Á và các nước không thuộc Phương Tây khác, nơi mà dân chủ tự do có nguồn gốc còn non trẻ, lẫn ở cả Phương Tây. Continue reading “Putin, Trump, Tập và sự trở lại của các quân vương”

02/02/1962: Tai nạn máy bay đầu tiên của Mỹ ở Việt Nam

Nguồn: First U.S. Air Force plane crashes in South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1962, Không quân Mỹ đã mất chiếc máy bay đầu tiên tại miền Nam Việt Nam. Chiếc C-123 đã bị rơi trong khi phun chất làm rụng lá lên một điểm phục kích của Việt Cộng.

Chiếc máy bay này là một phần trong Chiến dịch Ranch Hand, một chiến dịch chống tiếp cận (area-denial) nhằm triệt hạ những con đường mà Việt Cộng dùng để ẩn náu và ngụy trang. Trong giai đoạn 1962 – 1971, lính Mỹ đã phun gần 19 triệu gallon chất diệt cỏ làm rụng lá lên khoảng 10% – 20% lãnh thổ Nam Việt Nam và một vài khu vực thuộc Lào. Chất độc da cam, có tên gọi bắt nguồn từ màu cam của bình chứa, là loại được sử dụng thường xuyên nhất. Continue reading “02/02/1962: Tai nạn máy bay đầu tiên của Mỹ ở Việt Nam”

Đỉnh Everest được đặt theo tên ai?

Nguồn:Who is Mount Everest named after“, History, 30/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm 1852, Dự án Khảo sát Lượng giác Vĩ đại (Great Trigonometrical Survey) do Anh tài trợ, với mục đích lập bản đồ tiểu lục địa Ấn Độ từ đầu những năm 1800, đã xác định ngọn núi cao nhất thế giới nằm trải dài giữa Nepal và Tây Tạng trên dãy Himalaya. Người Anh ban đầu gọi đỉnh núi cao 29.035 ft (tương đương 8.848 m) là Đỉnh XV cho đến khi Andrew Waugh, Tổng Trắc địa Ấn Độ, kiến nghị đặt nó theo tên của người tiền nhiệm ông, Sir George Everest. Continue reading “Đỉnh Everest được đặt theo tên ai?”

Vai trò toàn cầu mới của Đức

Nguồn: Frank-Walter Steinmeier, “Germany’s New Global Role,” Foreign Affairs, 13/06/2016.

Biên dịch: Vũ Thành Nam & Vũ Hồng Trang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai thập niên qua, vai trò của Đức trên thế giới đã trải qua một sự biến đổi đáng kể. Sau sự thống nhất hòa bình năm 1990, Đức đã trên đà trở thành người khổng lồ kinh tế với chính sách đối ngoại không có gì đáng nói. Tuy nhiên, nước Đức ngày nay là một cường quốc châu Âu thu hút không ít lời khen tiếng chê. Điều này đúng cả về cách nước Đức ứng phó với lượng người tị nạn tăng vọt gần đây – nước này đã đón nhận hơn một triệu người trong năm ngoái – lẫn việc xử lý khủng hoảng đồng euro.

Khi sức mạnh gia tăng, Đức càng có nhu cầu để giải thích chính sách đối ngoại một cách rõ ràng hơn. Lịch sử gần đây của nước Đức là chìa khóa để hiểu cách Đức nhìn nhận vị thế của mình trên thế giới. Từ năm 1998, tôi đã phục vụ đất nước với tư cách là thành viên của bốn nội các và lãnh đạo phe đối lập trong Quốc hội. Trong suốt thời gian đó, Đức không hề tìm kiếm vai trò mới trên trường quốc tế. Continue reading “Vai trò toàn cầu mới của Đức”

01/02/1951: LHQ lên án Trung Quốc gây hấn tại Triều Tiên

Nguồn: U.N. condemns PRC for aggression, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 44 – 7, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết lên án chính quyền cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) vì hành vi gây hấn trên bán đảo Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên kể từ khi thành lập vào năm 1945, Liên Hiệp Quốc đã lên án một quốc gia là kẻ xâm lược.

Tháng 6/1950, lực lượng cộng sản Bắc Triều Tiên xâm chiếm Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) với mục tiêu thống nhất đất nước vốn đã bị chia cắt kể từ năm 1945. Khi đó, sau khi quân Nhật đầu hàng, quân Liên Xô đã chiếm đóng miền Bắc, còn quân Mỹ thì tiến vào miền Nam. Cuối năm 1950, hàng trăm ngàn quân Trung Quốc đã vượt biên sang Triều Tiên để chống lại lực lượng của Mỹ, bởi trước đó quân Mỹ đã cố gắng đẩy lùi quân Bắc Triều Tiên ra khỏi Nam Triều Tiên. Tính đến năm 1951, Mỹ ngày càng lún sâu tại bán đảo này, với hàng ngàn lính đóng quân và hàng triệu USD viện trợ cho Nam Triều Tiên. Continue reading “01/02/1951: LHQ lên án Trung Quốc gây hấn tại Triều Tiên”

Trump sẽ làm đảo lộn quan hệ Mỹ – Trung?

Nguồn: Yasheng Huang, “A bull named Trump in a shop called China,” Project Syndicate, 03/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong số những công kích nguy hiểm nhất của tổng thống đắc cử Donald Trump thì có một số là nhằm vào Trung Quốc. Ông cáo buộc nước này đã “cưỡng hiếp” Hoa Kỳ bằng các chính sách thương mại của mình, bịa ra sự ấm lên toàn cầu như một “trò lừa bịp” nhằm làm suy yếu khả năng cạnh tranh của Mỹ. Vậy thì tại sao nhiều cố vấn chính sách và nhà bình luận của Trung Quốc lại rất lạc quan về tương lai của quan hệ Trung-Mỹ?

Lý giải dường như nằm ở việc Trump là một doanh nhân, và diễn đạt theo ý của Tổng thống Hoa Kỳ Calvin Coolidge thì việc kinh doanh với Trung Quốc chính là việc kinh doanh của Mỹ. Theo lối suy nghĩ này, Trung Quốc có thể dễ dàng hợp tác với một người làm ăn bốc đồng như Trump hơn so với một người được cho là thiên về “ý thức hệ” như Hilary Clinton. Continue reading “Trump sẽ làm đảo lộn quan hệ Mỹ – Trung?”